Khoa học: ( Lớp 4)
CÁC NGUỒN NHIỆT
I. MỤC TIÊU:
Sau bài học H có thể:
- Kể tên và nêu được vai trò các nguồn nhiệt thường gặp trong cuộc sống.
- Biết thực hiện một số biện pháp an toàn, tiết kiệm khi sử dụng các nguồn nhiệt.
- Có ý thực tiết kiệm khi sử dụng các nguồn nhiệt trong cuộc sống hằng ngày.
- GDKNS: xác định giá trị bản thân, kĩ năng lựa chọn, tìm kiếm và xử lí thông tin.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Tranh, ảnh và việc sử dụng các nguồn nhiệt trong sinh hoạt.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Bài cũ:
- Nêu một số vật cách nhiệt và vật dẫn nhiệt ?
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài:
b. Bài học:
Hoạt động 1. Nguồn nhiệt và vai trò của nguồn nhiệt:
- Làm việc theo nhóm đôi.
- H quan sát hình trang 106 SGK.
13 trang |
Chia sẻ: trang80 | Lượt xem: 610 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án các môn phụ Lớp 3, 4, 5 - Tuần 27, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
iều đồng bằng nhỏ, hẹp, nối với nhau tạo thành dải đồng bằng với nhiều đồi cát ven biển.
- Dựa vào bản đồ, lược đồ, chỉ và đọc tên các đồng bằng ở duyên hải miền Trung.
- Nhận xét lược đồ, ảnh, bảng số liệu để biết đặc điểm nêu trên.
- Chia sẻ với người dân miền Trung về những khó khăn do thiên tai gây ra.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Bản đồ địa lý tự nhiên VN.
- Aính thiên nhiên duyên hải miền Trung.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Bài cũ:
- Nêu sự khác nhau và giống nhau giữa 2 đồng bằng Bắc Bộ và đồng bằng Nam Bộ ?
- Vị trí địa lí của thành phố Cần Thơ như thế nào ?
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài:
b. Bài học:
1. Các đồng bằng nhỏ hẹp với nhiều cồn cát ven biển:
Hoạt động 1. Làm việc cả lớp và nhóm 2.
- GV chỉ trên bản đồ Địa lý tự nhiên VN tuyến đường sắt, đường bộ từ Hà Nội qua suốt dọc duyên hải miền Trung để đến thành phố Hồ Chí Minh; xác định dải đồng bằng duyên hải miền Trung ở phần giữa của lãnh thổ VN, phía bắc giáp đồng bằng Bắc Bộ; phía nam giáp đồng bằng Nam Bộ; phía tây là đồi núi thuộc dãy Trường Sơn; phía đông là biển đông.
- H quan sát lược đồ, ảnh trong SGK
+ Đọc tên của các đồng bằng ở duyên hải miền Trung theo thứ tự từ Bắc vào Nam ?
+ Em có nhận xét gì về các đồng bằng đó ?
( Các đồng bằng nhỏ, hẹp cách nhau bởi các dãy núi lan ra sát biển.)
- GV bổ sung: Các đồng bằng được gọi theo tên của tỉnh có đồng bằng đó...
- GV cho cả lớp quan sát một số tranh ảnh về đầm, phá, cồn cát được trồng phi lao ở duyên hải miền Trung và giới thiệu về những dạng địa hình phổ biến xen đồng bằng ở đây...
- GV giới thiệu ký hiệu núi lan ra biển trước khi đọc tên các đồng bằng để HS thấy
rõ thêm lý do vì sao các đồng bằng miền Trung lại nhỏ, hẹp.
2. Khí hậu có sự khác biệt giữa khu vực phía Bắc và phía Nam:
Hoạt động 2. Làm việc theo nhóm.
- H quan sát lược đồ 1 SGK:
+ Chỉ và nêu tên các dãy núi, đèo, TP ở lược đồ ? - 2 H thực hiện.
+ Quan sát hình 4 mô tả đèo Hải Vân ?
( ... nằm trên sườn núi, đường uốn lượn, 1 bên là sườn núi cao, 1 bên là vực sâu.)
- Dãy núi Bạch Mã “ bức tường “ chắn gió cho dãy đồng bằng duyên hải miền Trung.
- 2 H chỉ trên lược đồ đồng bằng duyên hải miền Trung.
- GV nói thêm cho H rõ về đường giao thông, sự khác biệt khí hậu giữa phía Bắc và phía Nam dãy Bạch Mã...
- 1 H đọc bài tập 2 - Gọi 1 số H nêu kết quả.
- Gv bổ sung => Kết quả: như SGV.
3. Củng cố, dặn dò:
- Kể tên và nêu đặc điểm của đồng bằng duyên hải miền Trung ?
- GV nhận xét tiết học.
- Về nhà học thuộc bài.
****************************************
Địa lí: (Lớp 5)
CHÂU MỸ
I. MỤC TIÊU:
- Học xong bài này, HS biết:
- Mô tả sơ lược được vị trí và giới hạn lãnh thổ châu Mĩ: nằm ở bán cầu Tây, bao gồm Bắc Mĩ, Trung Mĩ và Nam Mĩ.
- Nêu được một số đặc điểm về địa hình, khí hậu:
+ Địa hình châu Mĩ từ Tây sang Đông: núi cao, đồng bằng, núi thấp và cao nguyên.
+ Châu Mĩ có nhiều đới khí hậu: nhiệt đới, ôn đới và hàn đới.
- Sử dụng quả địa cầu, bản đồ, lược đồ nhận biết vị trí, giới hạn lãnh thổ châu Mĩ.
- Chỉ và đọc tên một số dãy núi, cao nguyên, sông, đồng bằng lớn của châu Mĩ trên bản đồ, lược đồ.
- HS khá, giỏi: Giải thích nguyên nhân châu Mĩ có nhiều đới khí hậu : lãnh thổ kéo dài từ phần cực Bắc tới cực Nam.
- Quan sát bản đồ (lược đồ) nêu được: khí hậu ôn đới ở Bắc Mĩ và khí hậu nhiệt đới ẩm ở Nam Mĩ chiếm diện tích lớn nhất ở châu Mĩ.
- Dựa vào lược đồ trống ghi tên các đại dương giáp với châu Mĩ.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- SGK, quả địa cầu. Bản đồ tự nhiên châu Mĩ, tranh ảnh về rừng A-ma-dôn
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.:
1. Bài cũ:
- Kinh tế châu Phi có những đặc điểm gì ?
- Em hiểu biết gì về đất nước Ai Cập ?
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài:
b. Bài học:
1. Vị trí địa lí và giới hạn
Hoạt động 1. Làm việc theo nhóm đôi.
- GV chỉ trên quả ĐC cho HS biết đường phân chia bán cầu Đông và bán cầu Tây.
+ Những châu lục nào nằm ở bán cầu Đông, châu lục nào nằm ở bán cầu Tây?
+ Châu Mĩ giáp với những đại dương nào?
+ Châu Mĩ đứng thứ mấy về diện tích trong các châu lục trên thế giới?
- Đại diện các nhóm trả lời, cả lớp nhận xét, bổ sung, GV nhận xét.
- GV chốt lại: Châu Mĩ là châu lục duy nhất nằm ở bán cầu Tây, bao gồm Bắc Mĩ, Trung Mĩ và Nam Mĩ. Châu Mĩ có diện tích đứng thứ hai trong số các châu lục ...
- GV gọi một số HS lên bảng chỉ vị trí giới hạn của châu Mĩ.
2. Đặc điểm tự nhiên.
Hoạt động 2. Làm việc theo nhóm 4.
- GV chia nhóm yêu cầu HS quan sát SGK, thảo luận theo phiếu bài tập:
+ Qua sát hình 2, rồi tìm trên hình 1 các chữ a, b, c, d, đ, e và cho biết các ảnh đó được chụp Bắc Mĩ, Trung Mĩ hay Nam Mĩ ?
+ Nhận xét về địa hình châu Mĩ ?
+ Nêu tên và chỉ trên hình 1: Các dãy núi cao ở phía Tây châu Mĩ. Hai đồng bằng lớn của châu Mĩ. Các dãy núi thấp và cao nguyên ở phía Đông châu Mĩ. Hai con sông lớn ở châu Mĩ.
- HS trình bày kết quả. Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- HS chỉ trên bản đồ những dãy núi, đồng bằng, sông lớn ở châu Mĩ.
- GVKL: Địa hình châu Mĩ thay đổi từ Tây sang Đông : dọc bờ biển phía tây là hai dãy núi cao đồ sộ Coóc-đi-e và An-Đét ; ở giữa là những đồng bằng lớn, ...
3. Khí hậu.
Hoạt động 3. Làm việc nhóm đôi.
+ Châu Mĩ có những đới khí hậu nào ?
+ Tại sao châu Mĩ lại có nhiều đới khí hậu (HS khá, giỏi) ?
+ Nêu tác dụng của rừng A- ma-dôn ?
- Đại diện nhóm trình bày, cả lớp nhận xét, bổ sung.
- GV kết luận lại: Châu Mĩ có đủ các đới khí hậu từ nhiệt đới, ôn đới, hàn đới. Rừng rậm A-ma-dôn là vùng rừng rậm nhiệt đới lớn nhất thế giới.
3. Củng cố, dặn dò:
- HS cả lớp đọc thầm bài học - 2 HS đọc to.
- HS lên bảng chỉ vị trí giới hạn châu Mĩ trên bản đồ.
- Nhận xét giờ học. CB hôm sau học tiếp.
Thứ ba ngày 17 tháng 3 năm 2015
Kĩ thuật (Lớp 4)
LẮP CÁI ĐU
I. MỤC TIÊU:
- Chọn đúng, đủ số lượng các chi tiết để lắp cái đu.
- Lắp được cái đu theo mẫu .
* Với HS khéo tay:
- Lắp được cái đu theo mẫu. Đu lắp được tương đối chắc chắn. ghế đu dao động nhẹ nhàng.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Bộ lắp gép mô hình kĩ thuật .
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Bài cũ:
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài:
b. Bài học:
Hoạt động 1.
- Cho học sinh quan sát nhận xét mẫu.
- Hướng dẫn học sinh quan sát từng bộ phận của cái đu sau đó trả lời câu hỏi.
+ Cái đu có những bộ phận nào? Có 3 bộ phận: Giá đỡ đu, ghế đu,trục đu.
+ Nêu tác dụng của cái đu thực tế?
- Ở trường mần non thường thấy các em nhỏ ngồi chơi.
Hoạt động 2: GV hướng dẫn thao tác kĩ thuật .
- GV hướng dẫn HS chọn các chi tiết để vào nắp hộp theo từng loại.
- Gọi HS lên chọn vài chi tiết cần lắp cái đu.
- Cho HS quan sát hình 2 lắp giá đỡ đu.
- Trong quá trình lắp GV đưa ra một số câu hỏi.
+ Để lắp được giá đỡ đu cần có những chi tiết nào?
+ Khi lắp cần chú ý đều gì?
* Lắp ghế đu: Cho HS quan sát hình 3
+ Chọn chi tiết nào để lắp ghế đu? Số lượng bao nhiêu?
- Lắp đu ghế đu ( Hình 4 )
- Gọi 1 HS lắp thử
- Để cố định trục đu, cần bao nhiêu vòng hãm?
* Lắp cái đu: HS thực hành lắp
- Tiến hành lắp các bộ phận để hồn thành cái đu, sau đó kiểm tra lại cái đu có dao động của cái đu.
* Tháo các chi tiết.
- Tháo từng bộ phận sau đó mới tháo từng chi tiết chi tiết nào lắp sau tháo trước và xếp gọn vào hộp.
3. Củng cố, dặn dò.
- Nhận xét giờ học.
- Chuẩn bị bài học sau.
********************************************
Lịch sử: (Lớp 4)
THÀNH THỊ Ở THẾ KỈ XVI - XVII
I. MỤC TIÊU:
- Miêu tả những nét cụ thể sinh động về 3 thành thị lớn: Thăng Long, Phố Hiến, Hội An ở thế kỉ XVI-XVII để thấy rằng thương nghiệp thời kì này rất phát triển.....
- Dùng lược đồ chỉ vị trí và quan sát tranh, ảnh về các thành thị này.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Phiếu học tập.
- Bản đồ Việt Nam.
- Tranh vẽ cảnh Thăng Long và Phố Hiến ở thế kỷ XVI - XVII.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Bài cũ:
- Trình bày khái quát tình hình nước ta từ sông Gianh đến Quảng Nam và từ Quảng Nam đến đồng bằng sông Cửu Long ?
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài:
b. Bài học:
+ Thành thị ở giai đoạn này như thế nào ?
( Thành thị ở giai đoạn này không những là nơi trung tâm chính trị, quân sự mà còn là nơi tập trung đông dân cư, công nghiệp và thương nghiệp phát triển.)
- GV treo bản đồ Việt Nam.
+ Xác định vị trí của 3 thành thị lớn Thăng Long, Phố Hiến, Hội An trên bản đồ ?
- 2 H lên chỉ trên bản đồ.
- H đọc thầm các nhận xét của người nước ngoài về các thành thị ở SGK.
- GV phát phiếu học tập - H làm bài và trình bày kết quả.
Đ điểm
Th thị
Số dân
Quy mô thành thị
Hoạt động buôn bán
Thăng Long
- Phố Hiến
- Hội An
- Đông dân hơn ở
thành thị Châu Á.
- Các cư dân ở nhiều nước đến ở.
- Các nhà buôn Nhật Bản và 1 số cư dân địa phương lập nên thành thị.
- Lớn bằng thị trấn ở một số nước Châu Á.
- trên 2000 nóc nhà.
- Phố cảng đẹp nhất, lớn nhất ở Đằng Trong.
- Thuyền bè ghé bờ khó, ngày phiên chợ người đông, buôn bán tấp nập.
- Nơi buôn bán tấp nập.
- Thương nhân ngoại quốc thường lui tới buôn bán.
+ Nhận xét chung về số dân, quy mô và hoạt động buôn bán trong các thành thị ở nước ta vào thế kỉ XVI - XVII? ( ... đông người, buôn bán rầm uất, ngành nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp phát triển mạnh, tạo ra nhiều sản phẩm để trao đổi, buôn bán.)
+ Theo em, hoạt động buôn bán ở các thành thị trên nói lên tình hình kinh tế ( nông nghiệp, thủ công nghiệp, thương nghiệp ) nước ta thời đó như thế nào? ( ... nông nghiệp tạo ra nhiều nông sản, tiểu thủ công nghiệp như làm gốm, kéo tơ, dệt lụa, làm đường rèn sắt, làm giấy, tạo điều kiện cho thương nhân nước ngoài vào nước ta buôn bán, ...)
- GV kết luận: Thành thị nước ta lúc đó tập trung đông người, quy mô hoạt động và buôn bán rộng lớn, sầm uất. Sự phát triển của thành thị phản ánh sự phát triển mạnh của nông nghiệp và thủ công nghiệp.
- GV kết hợp cho H quan sát tranh, ảnh của 3 thành thị trên.
3. Củng cố, dặn dò:
- H nêu lại các nội dung chính của bài học.
+ Thành thị nước ta vào thế kỉ XVI - XVII như thế nào ?
- GV nhận xét tiết học. Về nhà xem kĩ lại bài.
Thứ tư ngày 18 tháng 3 năm 2015
Kĩ thuật (Lớp 5)
LẮP MÁY BAY TRỰC THĂNG
I. MỤC TIÊU:
- Chọn đúng, đủ số lượng các chi tiết lắp máy bay trực thăng.
- Biết cách lắp và lắp được máy bay trực thăng theo mẫu. Máy bay lắp tương đối chắc chắn.
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
- Mẫu máy bay trực thang đã lắp sẵn.
- Bộ lắp ghép mô hình kĩ thuật.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Bài cũ.
2. Bài mới.
a. Giới thiệu bài.
b. Bài học.
Hoạt động 3: Hs thực hành lắp máy bay trực thăng
a) Chọn chi tiết
- Hs chọn đúng và đủ các chi tiết theo bảng trong SGK và xếp từng loại vào nắp hộp.
- Gv kiểm tra hs chọn các chi tiết.
b) Lắp từng bộ phận
- Trước khi hs thực hành, gv cần gội hs nhắc lại phần ghi nhớ để hs nắm vững quy trình lắp máy bay.
- Trong quá trình hs thực hành gv nhắc hs lưu ý một số điểm.
c) Lắp máy bay trực thăng.
- Hs lắp ráp theo các bước trong SGK.
3. Củng cố, dặn dò:
- Gv nhận xét tinh thần, thái độ học tập của hs.
- Tuyên dương những hs lắp máy bay tốt.
********************************************
Tự nhiên và xã hội: (Lớp 3)
CHIM.
I. MỤC TIÊU:
- Nêu được ích lợi của chim đối với con người.
- Quan sát hình vẽ hoặc vật thật và chỉ được các bộ phận bên ngoài của chim.
- HS khá, giỏi biết chim là động vật có xương sống. Tất cả các loài chim đều có lông vũ, có mỏ, hai cánh và hai chân.
- Nêu nhận xét cánh và chân của đại diện chim bay (đại bàng), chim chạy (đà điểu)
- HS nhận ra sự cần thiết phải bảo vệ loài chim.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Sưu tầm ảnh các loài chim.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Bài cũ:
- Gv gọi 2 em lên đọc bài và trả lời câu hỏi
+ Nêu đặc điểm của cá? Cá có ích lợi gì?
- Nhận xét.
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài.
b. Bài học.
Hoạt động 1: Quan sát và thảo luận.
Bước 1: Làm việc theo nhóm
- Quan sát hình các con chim trang 102,103 và ảnh sưu tầm được thảo luận nhóm.
- Nhóm trưởng điều khiển các bạn thảo luận theo gợi ý sau
+ Chỉ và nói tên các bộ phận bên ngoài của các con chim có trong hình. Bạn nhận xét gì về độ lớn của chúng. Loài nào biết bay, loài nào biết bơi,loài nào chạy nhanh nhất?
+ Bên ngoài cơ thể của chim thường có gì bảo vệ?
+ Bên trong cơ thể chúng có xương sống không?
+ Mỏ chim có đặc điểm gì chung? Chúng dùng mỏ để làm gì?
Bước 2: Làm việc cả lớp.
- Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận .Các nhóm bổ sung.
- HS rút ra đặc điểm chung của chim
- GV kết luận:
Hoạt động 2: Làm việc với tranh ảnh sưu tầm được.
Bước 1: Làm việc theo nhóm.
- Các nhóm trưởng điều khiển các bạn phân loại những tranh ảnh các loài chim sưu tầm được theo các tiêu chí do nhóm tự đặt ra. VD: nhóm biết bay, nhóm biết bơi, nhóm có giọng hót hay...
- Thảo luận: Tại sao ta không nên săn bắt hoặc phá tổ chim?
Bước 2: Các nhóm trưng bày bộ sưu tập của nhóm mình, cử đại diện thuyết minh về những loài chim sưu tầm được.
- Thi diễn thuyết về đề tài: Bảo vệ các loài chim trong tự nhiên.
3. Củng cố, dặn dò:
- Nêu ích lợi của chim.
- GV nhận xét tiết học.
- Về nhà hoàn thành cho xong các bài tập, xem trước bài học hôm sau.
Thứ năm ngày 19 tháng 3 năm 2015
Khoa học: ( Lớp 4)
CÁC NGUỒN NHIỆT
I. MỤC TIÊU:
Sau bài học H có thể:
- Kể tên và nêu được vai trò các nguồn nhiệt thường gặp trong cuộc sống.
- Biết thực hiện một số biện pháp an toàn, tiết kiệm khi sử dụng các nguồn nhiệt.
- Có ý thực tiết kiệm khi sử dụng các nguồn nhiệt trong cuộc sống hằng ngày.
- GDKNS: xác định giá trị bản thân, kĩ năng lựa chọn, tìm kiếm và xử lí thông tin.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Tranh, ảnh và việc sử dụng các nguồn nhiệt trong sinh hoạt.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Bài cũ:
- Nêu một số vật cách nhiệt và vật dẫn nhiệt ?
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài:
b. Bài học:
Hoạt động 1. Nguồn nhiệt và vai trò của nguồn nhiệt:
- Làm việc theo nhóm đôi.
- H quan sát hình trang 106 SGK.
+ Những vật nào là nguồn tỏa nhiệt cho các vật xung quanh ? Hãy nói về vai trò của chúng ?
( Mặt trời: sấy khô, sưởi ấm, ..; Ngọn lửa: đun nấu...)
- GV: Khí bi-ô-ga là loại khí đốt, được tạo thành bởi cành cây, rơm, rạ, phân,...được ủ kín trong bể, thông qua quá trình lên men. Khí bi-ô-ga là nguồn năng lượng.
Hoạt động 2. Các rủi ro nguy hiểm khi sử dụng các nguồn nhiệt:
- H thảo luận theo nhóm trao đổi và ghi vào bảng sau:
Rủi ro nguy hiểm có thể xảy ra
Cách phòng tránh
- Gây hoả hoạn, ...
Cẩn thận khi sử dụng nguồn nhiệt....
- Đại diện nhóm trình bày.
- Lớp và GV nhận xét, bổ sung.
Hoạt động 3. Sử dụng tiết kiệm các nguồn nhiệt:
+ Khi dùng các nguồn nhiệt ta cần sử dụng như thế nào ?
( Sử dụng tiết kiệm các nguồn nhiệt.)
+ Nêu 1 vài ví dụ minh họa ? ( Tắt điện khi ra khỏi phòng, không để lửa quá to,... )
3. Củng cố, dặn dò:
+ Nêu lại các việc nên làm và không nên làm khi sử dụng nguồn nhiệt ?
- Về nhà học thuộc bài và làm theo những điều đã học được qua bài học.
- Chuẩn bị bài sau: Nhiệt cần cho sự sống.
**************************************
Tự nhiên và xã hội: (Lớp 3)
THÚ.
I. MỤC TIÊU:
- Nêu được ích lợi của thú đối với con người.
- QS hình vẽ hoặc vật thật và chỉ được các bộ phận bên ngoài của một số loài thú.
- HS khá, giỏi biết những động vật có lông mao, đẻ con, nuôi con bằng sữa được gọi là thú hay động vật có vú; Nêu được một số ví dụ về thú nhà và thú rừng.
- HS nhận ra sự đa dạng, phong phú của các loài thú, có ý thức BV các loài thú.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Các hình trong SGK trang 104,105.
- Tranh ảnh sưu tầm về các loài thú nhà.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Bài cũ:
- Gv gọi 2 em lên đọc bài và trả lời câu hỏi
+ Kể tên một số loài chim mà em biết.
+ Nêu một số cách bảo vệ loài chim?
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài.
b. Bài học.
Hoạt động 1: Quan sát và thảo luận.
Bước 1: Làm việc theo nhóm
- QS hình các loài thú nhà trong SGK trang 104, 105 và các hình sưu tầm được.
- Nhóm trưởng điều khiển các bạn thảo luận theo gợi ý sau
+ Kể tên các con thú mà bạn biết.
+ Trong số các con thú nhà đó:
- Con nào có mõm dài, tai vểnh, mắt híp?
- Con gì có thân hình vạm vở sừng cong như lưỡi liềm ?
- Con gì có thân hình to lớn, có sừng, vai u, chân cao?
+ Con nào đẻ con?
+ Thú mẹ nuôi con bằng gì?
Bước 2: Làm việc cả lớp.
- Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận .Các nhóm bổ sung.
- HS rút ra đặc điểm chung của thú
GV kết luận: Những ĐV có các đặc điểm như có lông mao, đẻ con nuôi con bằng sữa được gọi là thú hay ĐV có vú.
Hoạt động 2: Thảo luận cả lớp.
Bước 1: GV đặt vấn đề:
+ Nêu lợi ích của việc nuôi các loài thú như; lợn, trâu, bò, chó, mèo
+ Nhà em nuôi những con vật nào ? Em chăm sóc chúng ra sao ?
+ Em thường cho chúng ăn gì?
Bước 2: Trình bày
GV kết luận:
- Lợn là con vật nuôi chính ở nước ta. Thịt lợn là thức ăn giàu chất dinh dưỡng cho con người. Phân được dùng để bón ruộng
- Trâu, bò được dùng để kéo xe, kéo cày... phân trâu, bò được dùng để bón ruộng.
- Bò còn được nuôi để lấy thịt, lấy sữa. Các sản phẩm sửa bò như bơ, pho-mát cùng với thịt bò là những thức ăn ngon và bổ, cung cấp các chất đạm, chất béo cho cơ thể con người.
3. Củng cố, dặn dò.
- Em hãy nêu ích lợi của thú đối với dời sống con người.
- Nhận xét tiết học.
- GV gọi một vài HS đọc mục bạn cần biết
**************************************
Khoa học (Lớp 5)
CÂY CON MỌC LÊN TỪ HẠT
I. MỤC TIÊU:
Sau bài học, HS biết
- Quan sát, mô tả cấu tạo của hạt
- Nêu được điều kiện nấy mầm và quá trình phát triển thành cây của hạt.
- Giới thiệu kết quả thực hành gieo hạt đã làm ở nhà.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Hình trang 108, 109 SGK
- Chuân bị theo cá nhân:
Ươm một số hạt lạc (hoặc đậu xanh, dạu đen.....) vào bông ẩm (hoặc giấy thấm hay đát ẩm) khoản 3 - 4 ngày trước khi có bài học và đem đến lớp.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.
1. Bài cũ:
- Các loàn hoa thụ phấn nhờ đâu?
- Thế nào là sự thụ phấn?
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài.
b. Bài học.
Hoạt động 1: Thực hành tìm hiểu cấu tạo của hạt.
- HS sinh hoạt nhóm 4 :
Tách hạt lạc đã ươm ra làm đôi - chỉ đâu là vỏ, phôi chất dinh dưỡng.
- GV theo dõi hướng dẫn thêm.
- HS quan sát hình 2,3,4,5,6 - đọc thông tin 108, 109 SGK thực hành bài tập SGK.
- HS đại diện trình bày - HS nhóm khác nhận xét - bổ sung.
Kết luận: Hạt gồm: vỏ, phôi và chất dinh dưỡng dự trữ
Hoạt động 2: Thảo luận:
- HS làm việc theo nhóm:
HS giới thiệu kết quả gieo hạt của mình
Nêu điều kiện để hạt nẩy mầm.
- HS trình bày - GV kết luận: Điều kiện để hạt nẩy mầm là có độ ẩm và nhiệt độ.
Hoạt động 3: Quan sát
- Quan sát H7 SGK/109
- Mô tả quá trình phát triển của cây khế từ gieo hạt ra hoa, kết trái.
- HS trình bày, HS khác nhận xét
3. Củng cố, dặn dò.
- Cây con mọc lên từ hạt với những điều kiện nào?
- Nhận xét giờ học.
- HS chuẩn bị bài thực hành 109/SGK
Thứ sáu ngày 20 tháng 3 năm 2015
Khoa học: (Lớp 4)
NHIỆT CẦN CHO SỰ SỐNG
I. MỤC TIÊU:
H biết:
- Nêu ví dụ chứng tỏ mỗi loại sinh vật có nhu cầu về nhiệt khác nhau.
- Nêu vai trò của nhiệt đối với sự sống trên trái đất.
- Biết bảo vệ và tiết kiệm nguồn nhiệt.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Hình trang 108, 109 SGK.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Bài cũ:
- Kể tên các nguồn nhiệt mà em biết ?
- Nêu vai trò về các nguồn nhiệt ?
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài:
b. Bài học:
Hoạt động 1. Chơi trò chơi: Ai nhanh, ai đúng:
- Hoạt động nhóm: GV chia lớp thành 4 nhóm, cử 3 H làm giám khảo.
- GV phổ biến cách chơi và luật chơi.
- Các đội hội ý trước khi vào cuộc chơi.
- GV hội ý với ban giám khảo, phát cho 1 H 1 đáp án đúng, thống nhất cách đánh giá.
- GV đọc câu hỏi và điều khiển cuộc chơi:
+ Kể tên 3 con vật và 3 cây có thể sống ở xứ lạnh hoặc xứ nóng mà em biết ?
+ Thực vật phong phú, phát triển xanh tốt quanh năm sống ở vùng có khí hậu nào A. Sa mạc ; B. Nhiệt đới ; C. Ôn đới ; D. Hàn đới
+ Thực vật phong phú, nhưng có nhiều cây rụng lá về mùa đông sống ở vùng có khí hậu nào ? ( Ôn đới )
+ Vùng có nhiều loại động vật sinh sống nhất là vùng có khí hậu nào? (Nhiệt đới)
A. Sa mạc B. Nhiệt đới C. Ôn đới D. Hàn đới
+ Vùng có ít loài động vật và thực vật sinh sống là vùng có khí hậu nào? ( sa mạc và hàn đới ).
+ Một số động vật có vú sống ở khí hậu nhiệt đới có thể bị chết ở nhiệt độ nào? ( 00C )
A. Trên 00C B. 00C C. Dưới 00C
+ Động vật có vú sống ở vùng địa cực có thể bị chết ở nhiệt độ nào? ( Âm 300C )
A. Âm 200C B. Âm 300C C . Âm 400C
+ Nêu biện pháp chống nóng và chống rét cho cây trồng? ( tưới cây, che giàn, ủ ấm cho gốc cây bằng rơm rạ.)
+ Nêu biện pháp chống nóng và chống rét cho vật nuôi? ( cho uống nhiều nước, chuồng trại thoáng mát, cho ăn nhiều chất bột, chuồng trại kín gió...)
+ Nêu biện pháp chống nóng và chống rét cho con người?
( Trong một thời gian nhóm nào kể được nhiều là nhóm đó được nhiều điểm).
- GV nhận xét và kết luận: Như mục Bạn cần biết trang 108 SGK .
Hoạt động 2. Vai trò của nhiệt đối với sự sống trên trái đất:
+ Điều gì sẽ xảy ra nếu trái đất không được mặt trời sưởi ấm?
( gió sẽ ngừng thổi. trái đất sẽ trở nên lạnh giá. khi đó, nước trên trái đât sẽ ngừng chảy
và đóng băng, ...)
- Kết luận: Như mục Bạn cần biết trang 109 SGK .
3. Củng cố, dặn dò:
- 2 H đọc mục Bạn cần biết ở SGK.
- Nêu vai trò của nhiệt đối với sự sống trên Trái Đất ?
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn H chuẩn bị bài: Ôn tập.
*******************************************
Lịch sử: (Lớp 5)
LỄ KÍ HIỆP ĐỊNH PA-RI
I. MỤC TIÊU:
- Biết ngày 27-1-1973 Mĩ buộc phải kí hiệp định Pa-ri chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam:
+ Những điểm cơ bản của Hiệp định: Mĩ phải tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam; rút toàn bộ quân Mĩ và quân đồng minh ra khỏi Việt Nam; chấm dứt dính líu về quân sự ở Việt Nam; có trách nhiệm hàn gắn vết thương chiến tranh ở VN.
+ Ý nghĩa Hiệp định Pa-ri: Đế quốc Mĩ buộc phải rút quân khỏi VN, tạo điều kiện thuận lợi để nhân dân ta tiến tới giành thắng lợi hoàn toàn.
- HS khá, giỏi: Biết lí do Mĩ phải kí Hiệp định Pa-ri về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở VN: thất bại nặng nề ở cả hai miền Nam - Bắc trong năm 1972.
- Giáo dục HS lòng lòng yêu đất nước, tự hào dân tộc.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.
- Ảnh tư liệu về Lễ ký Hiệp định Pa - ri.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Bài cũ:
- Thuật lại cuộc chiến 81 ngày đêm bảo vệ Thành Cổ Quảng Trị.(2 HS)
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài:
b. Giảng bài:
Hoạt động 1: Vì sao Mĩ buộc phải kí hiệp định Pa-ri? Khung cảnh lễ kí hiệp định Pa-ri:
- GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, đọc SGK trả lời các câu hỏi sau:
+ Hiệp định Pa-ri được kí ở đâu? Vào ngày nào ? (...tại Tòa nhà Trung tâm hội nghi quốc tế ở phối Clê-be vào ngày 27-1-1973)
+ Vì sao từ thế lật lọng không muốn kí Hiệp định Pa-ri, nay Mĩ lại buộc phải kí Hiệp định Pa-ri về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam? (...do những thất bại nặng nề ở cả hai miền Nam-Bắc)
+ Hãy mô tả sơ lược khung cảnh lễ kí Hiệp định pa-ri ? (...dưới sự chứng kiến của các nhà ngoại giao và nhiều phóng viên quốc tế ...)
+ Hoàn cảnh của Mĩ năm 1973, giống gì với hoàn cảnh của Pháp năm 1954 ?
- GV: Giống như năm 1954, Việt Nam lại tiến đến mặt trận ngoại giao với tư thế của người chiến thắng trên chiến trường. Bước lại vết chân của Pháp, Mĩ buộc phải kí Hiệp định với những điều khoản có lợi cho dân tộc ta. Chúng ta cùng tìm hiểu những nội dung chủ yếu của Hiệp định.
Hoạt đông 2: Nội dung cơ bản và ý nghĩa của Hiệp định Pa-ri:
- GV yêu cầu HS làm việc theo nhóm, trao đổi trả lời câu hỏi: HS đọc SGK và thảo luận các câu hỏi sau:
+ Trình bày nội dung chủ yếu nhất của Hiệp định Pa-ri?
+ Nội dung Hiệp định Pa-ri cho ta thấy Mĩ đã thừa nhận điều quan trọng nào ?
+ Hiệp định Pa-ri có ý nghĩa như thế nào với lịch sử dân tộc ta ?
- GV cho đại diện nhóm trình bày kết quả, cả lớp nhận xét, bổ sung, GV kết luận những ý chính.
3. Củng cố, dặn dò:
- Cả lớp đọc thầm phần bài học - 2 HS đọc to.
- GV tổng kết bài học: Mặc dù cố tình lật lọng kéo dài thời gian đàm phán nhưng cuối cùng ngày 27-1-1973, đế quốc Mĩ vẫn phải kí hiệp định Pa-ri ...
- GV nhân xét tiết học, tuyên dương những HS tích cực thảo luận, tham gia xây dựng bài. Chuẩn bị : Tiến vào Dinh Độc Lập.
******************************************
Khoa học (Lớp 5)
CÂY CON CÓ THỂ MỌC LÊN TỪ
MỘT SỐ BỘ PHẬN CỦA CÂY MẸ
I. MỤC TIÊU:
Sau bài hoc học HS biết:
- Quan sát, tìm vị trí chồi ở một số cây khác nhau.
- Kể tên một số cây được mọc ra từ từ bộ phận của cây mẹ.
- Thưc hành trồng cây bằng một bộ phận của cây mẹ.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Hình trang 110, 111 SGK
- Chuẩn bị theo nhóm:
+ Vài ngọn mía, vài củ khoai tây, lá bỏng (sống đời), củ gừng, riềng, hành, tỏi.
+ Một thùng giấy (hoặc gỗ) to đựng đất (nếu nhà trường không có vườn trường chậu để trồng cây).
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.
1. Bài cũ:
- Điều kiệm để hạt nẩy mầm là gì?
- Kiển tra sự chuẩn bị của hoc sinh.
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài.
b. Bài mới.
Hoạt động 1: Quan sát.
- Quan sát hình vẽ SGK và vật thật của nhóm:
+ Tìm chồi của ngọn mía, củ khoai tây, lá bổng, cũ gừng, hành tỏi?
+ Chỉ vào hình 1 SKG/110 nói về cách trồng mía ?
- HS đại diện trình bày kết quả.
- HS nhóm khác bổ sung.
- HS kể tên một số cây khác có thể trồng bằng một bộ phận của cây me.
Kết luận: Ở thực vật, cây con có thể mọc lên từ hạt và mọc lên từ một số bộ phận của cây mẹ.
Hoạt động 2: Thực hành
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- TUẦN 27.docx