Giáo án các môn phụ Lớp 3, 4, 5 - Tuần 34

 Lịch sử: (Lớp 4)

ÔN TẬP HỌC KỲ II

I. MỤC TIÊU:

Học xong bài này, H biết:

- Hệ thống được những sự kiện lịch sử tiêu biểu từ thời Hậ Lê - Thời Nguyễn

- Nhớ được các sự kiện, hiện tượng, nhân vật lịch sử tiêu biểu trong quá trình dựng nước và giữ nước của dân tộc ta từ thời Hùng Vương đến buổi đầu thời Nguyễn.

- Tự hào về truyền thống dựng nước và giữa nước của dân tộc.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- Phiếu học tập.

- Băng thời gian biểu thị các thời kỳ lịch sử trong SGK được phóng to.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

1. Bài cũ:

- Em hãy mô tả sơ lược quá trình xây dựng kinh thành Huế ?

2. Bài mới:

a. Giới thiệu bài:

 

docx7 trang | Chia sẻ: trang80 | Lượt xem: 715 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án các môn phụ Lớp 3, 4, 5 - Tuần 34, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 34 Thứ hai ngày 4 tháng 5 năm 2015 Địa lí (Lớp 4) ÔN TẬP I. MỤC TIÊU: Học xong bài này, H biết: - Chỉ trên bản đồ Địa lí tự nhiên Việt Nam vị trí dảy núi Hoàng Liên Sơn, đỉnh Phan - xi - păng, đồng bằng Bắc Bộ, dãy đồng bằng Nam Bộ, các đồng bằng duyên hải miền Trung, các cao nguyên ở tây nguyên và các thành phố đã học trong chương trình. - Trình bày một số đặc điểm tiêu biểu của các thành phố đã học. - Hệ thống tên một số dân tộc và hoạt động sản xuất chính ở các vùng II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Bản đồ Địa lí tự nhiên Việt Nam. - Bản đồ hành chính tự nhiên Việt Nam. - Phiếu học tập có in sẵn bản đồ trống Việt Nam. - Các bảng thống kê cho HS dùng. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1. Bài cũ: - Nêu những dẫn chứng cho thấy biển của chúng ta rất phong phú về hải sản? - Chỉ trên bản đồ Địa lí tự nhiên Việt Nam nơi khai thác dầu khí, vùng đánh bắt nhiều hải sản của nươc ta? 2. Bài mới: a. Giới thiệu bài: b. Ôn tập: Hoạt động 1: Làm việc cả lớp. - Gv treo bản đồ Địa lí tự nhiên Việt Nam. - H chỉ trên bản đồ Địa lí tự nhiên Việt Nam treo tường các địa danh: + Dãy núi Hoàng Liên Sơn, đỉnh phan - xi - păng, đồng bằng Bắc Bộ, đồng bằng Nam Bộ và các đồng bằng duyên hải biền Trung, các cao nguyên ở Tây nguyên. + Các thành phố lớn: Hà Nội, hải Phòng, Huế, Đà Nẳng, đà Lạt, Thành phố Hồ Chí Minh, Cần Thơ. + Biển Đông: quần đảo Trường Sa, Hoàng Sa, đảo Cát Bà, Côn đảo, Phú Quốc. Hoạt động 2: Làm việc theo nhóm. - GV chia lớp thành 8 nhóm và yêu cầu: - Nêu 1 số đặc điểm tiêu biểu của các thành phố ở trong bảng thống kê ? Tên thành phố Đặc điểm tiêu biểu Hà Nội Hải Phòng Huế Đà Nẳng Đà Lạt Tp Hồ Chí Minh Tp Cần Thơ Là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa, khoa học hàng đầu. Là TP cảng, là trung tâm công nghiệp đóng tàu và du lịch ... Là TP du lịch, được UNESCO công nhận di sản văn hóa thế giới Là TP cảng, là trung tâm công nghiệp và du lịch ... Là TP du lịch quanh năm mát mẽ, có nhiều hoa quả... Là TP và trung tâm CN lớn nhất đất nước ... Là trung tâm kinh tế văn hóa khoa học quan trọng .. - Đại diện nhóm trình bày kết quả hoạt động của nhóm mình. Lớp và GV nhận xét. Hoạt động 3: H làm việc cá nhân vào phiếu học tập - H tự làm câu hỏi 3, 4 trong SGK. Câu 3: Hãy kể tên một số dân tộc sống ở: a. Dãy núi Hoàng Liên Sơn. b.Tây Nguyên. c. Đồng bằng Bắc Bộ. d. Đồng bằng Nam Bộ. - Các đồng bằng duyên hải miền Trung. Câu 4: Chọn ý em cho là đúng: a. Cao nhất, có đỉnh tròn, sườn thoải. b. Cao nhất nước ta, có đỉnh tròn, sườn dốc. c. Cao thứ hai, có đỉnh nhọn, sườn dốc. d. Cao nhất nước ta, có nhiều đỉnh nhọn, sườn dốc. * Tây Ngyuên là xứ sở của: a. Các cao nguyên có độ cao sàn sàn bằng nhau. b.Các cao nguyên xếp tầng cao, thấp khác nhau. c.Các cao nguyên có nhiều núi cao, khe sâu. * Đồng bằng lớn nhất nước ta là: a. Đồng bằng Bắc Bộ. b. Đồng bằng Nam Bộ. c. Các đồng bằng duyên hải miền Trung. * Nơi có nhiều đất mặn, đất phèn nhất là: a. Đồng bằng Bắc Bộ. b. Đồng bằng Nam Bộ. c. Các đồng bằng duyên hải miền Trung. Câu 5: đọc và ghép các ý ở cột A với các ý ở cột B sao cho phù hợp. Câu 6: Em hãy kể một số hoạt động khai thác tài nguyên biển ở nước ta ? - H trao đổi kết quả, đại diện nhóm trình bày. - Lớp và GV nhận xét và bổ sung. Đáp án câu 4: d; b; b; b. đáp án: ghép 1 với b; 2 với c; 3 với a; 4 với d; 5 với e; 6 & đ.) 3. Củng cố, dặn dò: - GV nhận xét tiết học. - Dặn H tiết sau kiểm tra học kỳ. ******************************************* Địa lí: (Lớp 5B) ÔN TẬP HỌC KÌ II I. MỤC TIÊU: Học xong bài này, HS: - Tìm được các châu lục, đại dương và nước Việt Nam trên Bản đồ Thế giới. - Hệ thống một số đặc điểm chính về điều kiện tự nhiên (vị trí địa lí, đặc điểm thiên nhiên), dân cư, hoạt động kinh tế (một số sản phẩm công nghiệp, sản phẩm nông nghiệp) của các châu lục : châu Á, châu Âu, châu Phi, châu Mĩ, châu Đại Dương, châu Nam Cực. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Bản đồ thế giới và các châu lục. - Quả Địa cầu. - Giáo dục học sinh tích cực học tập để chuẩn bị kiểm tra học kì II. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1. Giới thiệu bài: 2. Ôn tập: * Hoạt động 1: Ôn lại kiến thức các bài ở học kì II ( Hoạt động nhóm ) - Các nhóm ôn bài theo hình thức lần lượt một em hỏi - cả nhóm cùng trả lời trong các bài học ở học kì II: Châu Á, Các nước láng giềng của Việt Nam, Châu Âu, Một số nước ở châu Âu, Châu Phi, Châu Mĩ, Châu Đại Dương và châu Nam Cực, Các đại dương trên thế giới. Các nhóm kết hợp quan sát bản đồ * Hoạt động 2: Thi ‘‘ Ai nhanh, ai đúng’’ (Hoạt động cả lớp) - GV lần lượt nêu từng câu hỏi, nhóm nào xung phong trả lời; nhóm nào xung phong trả lời nhanh, đúng là ghi được 1 điểm. Nhóm nào ghi được nhiều điểm hơn là nhóm đó thắng cuộc. - GV tổ chức cho học sinh tham gia chơi: - Dân cư châu Á tập trung đông đúc ở những vùng nào? - Vì sao khu vực Đông Nam Á lại sản xuất được nhiều lúa gạo? - Người dân châu Âu có đặc điểm gì? - Nêu những hoạt động kinh tế của các nước châu Âu? - Nêu đặc điểm tự nhiên của hoang mạc Xa-ha-ra và xa- van của châu Phi? - Dân cư châu Phi chủ yếu thuộc chủng tộc nào? - Kinh tế châu Phi có đặc điểm gì khác với châu Âu và châu Á? - Nêu đặc điểm của địa hình châu Mĩ? - Dân cư châu Mĩ có đặc điểm gì nổi bật? - Em biết gì về châu Đại Dương? - Châu Nam Cực có đặc điểm gì nổi bật? - Nêu tên và tìm 4 đại dương trên Bản đồ Tự nhiên Thế giới? - Mô tả từng đại dương theo trình tự: vị trí địa lí, diện tích và độ sâu trung bình? - GV tổng kết cuộc thi, tuyên dương những nhóm thắng cuộc. 3. Củng cố, dặn dò: - GV nhận xét giờ học - Về nhà ôn lại bài tiết sau kiểm tra. Thứ ba ngày 5 tháng 5 năm 2015 Kĩ thuật (Lớp 4) LẮP GHÉP MÔ HÌNH TỰ CHỌN I. MỤC TIÊU: - Chọn được các chi tiết để lắp ghép mơ hình tự chọn . - Lắp ghép được một mơ hình tự chọn. Mô hình lắp tương đối chắc chắn, sử dụng được * Với HS khéo tay : - Lắp ghép được ít nhất một mơ hình tự chọn. Mô hình lắp chắc chắn, sử dụng được II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : - Bộ lắp ghép mô hình kĩ thuật . III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1. Bài cũ. 2. Bài mới. a. Giới thiệu bài. b. Bài học. Hoạt động 1 : - Hs chọn mô hình lắp ghép - GV cho Hs tự chọn mô hình lắp ghép Hoạt động 2 : Chọn và kiểm tra các chi tiết . Hoạt động 3 : Hs thực hành lắp mô hình đã chọn . a. Lắp từng bộ phận b. Lắp ráp mô hình hồn chỉnh Hoạt động 4 : Đánh giá kết quả học tập . - Gv nêu tiêu chuẩn đánh giá sản phẩm thực hành : + Lắp đươc mô hình tự chọn + Lắp đúng kĩ thuật , đúng quy trình + Lắp được mô hình chắc chắn , không bị xộc xệch . - GV nhận xét đánh giá kết quảhọc tập qua sản phẩm của HS . - GV nhắc HS tháo các chi tiết và xếp gọn vào hộp 3. Củng cố, dặn dò. - Nhận xét về thái độ học tập , mức độ hiểu bài của HS . - Dặn HS về nhà xem lại bài và chuẩn bị bài sau . ***************************************** Lịch sử: (Lớp 4) ÔN TẬP HỌC KỲ II I. MỤC TIÊU: Học xong bài này, H biết: - Hệ thống được những sự kiện lịch sử tiêu biểu từ thời Hậ Lê - Thời Nguyễn - Nhớ được các sự kiện, hiện tượng, nhân vật lịch sử tiêu biểu trong quá trình dựng nước và giữ nước của dân tộc ta từ thời Hùng Vương đến buổi đầu thời Nguyễn. - Tự hào về truyền thống dựng nước và giữa nước của dân tộc. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Phiếu học tập. - Băng thời gian biểu thị các thời kỳ lịch sử trong SGK được phóng to. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1. Bài cũ: - Em hãy mô tả sơ lược quá trình xây dựng kinh thành Huế ? 2. Bài mới: a. Giới thiệu bài: b. Bài học: Làm việc cá nhân: - GV đưa ra băng thời gian, giải thích băng thời gian và yêu cầu H điền nội dung các thời kỳ, triều đại vào ô trống cho chính xác. - H dựa vào kiến thức đã học, làm bài theo yêu cầu của GV. * Làm việc cả lớp: - GV đưa ra một danh sách các nhân vật lịch sử: + Hùng Vương + Lý Thái Tổ + An Dương Vương + Lý Thường Kiệt + Hai Bà Trưng + Trần Hương Đạo + Ngô Quyền + Lê Thánh Tông + Đinh Bộ Lĩnh + Nguyễn Trãi + Lê Hoàn + Nguyễn Huệ - GV yêu cầu H ghi tóm tắt về công lao của các nhân vật lịch sử trên( khuyến khích các em tìm thêm các nhân vật lịch sử khác và kể về công lao của họ trong các giai đoạn lịch sử đã học ở lớp 4.) * Làm việc cả lớp: - GV đưa ra một số địa danh, di tích lịch sử, văn hóa có đề cập trong SGK như: + Lăng vua Hùng + Thành Cổ Loa + Sông Bạch Đằng + Thành Hoa Lư + Thành Thăng Long + Tượng Phật A-di-đà - GV gọi một số H điền thêm thời gian hoặc sự kiện lịch sử gắn liền với các điạ danh, di tích lịch sử, văn hóa đó ( động viên H bổ sung các di tích, địa danh trong SGK mà GV chưa đề cập tới ). 3. Củng cố, dặn dò: - GV nêu lại các kiến thức vừa ôn tập. - GV nhận xét tiết học. - Dặn H chuẩn bị giấy tiết sau kiểm tra học kỳ. Kĩ thuật (Lớp 5) LẮP GHÉP MÔ HÌNH TỰ CHỌN I. MỤC TIÊU: - Chọn được các chi tiết để lắp ghép mô hình tự chọn. - Lắp được mô hình tự chọn. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Bộ lắp ghép kĩ thuật. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC. * Hoạt động 2: Thực hành lắp ghép mo hình đã chọn a. Chọn chi tiết. b. Lắp từng bộ phận. c. Lắp ráp mô hình đã hoàn chỉnh. 3. Nhận xét, đánh giá - Nhận xét giờ học. - Đánh giá bài làm. ***************************************** Khoa học: ( lớp 4) ÔN TẬP: THỰC VẬT VÀ ĐỘNG VẬT I/ Mục tiêu: - H củng cố và mở rộng hiểu biết về mối quan hệ giữa sinh vật và sinh vật thông qua quan hệ thức ăn trên cơ sở HS biết: -Vẽ và trình bày sơ đồ ( bằng chữ ) mối quan hệ về thức ăn của một nhóm sinh vật. - Phân tích được vai trò của con người với tư cách là một mắt xích của chuỗi thức ăn trong tự nhiên. II/ Chuẩn bị: - Hình trang 134, 135, 136, 137 SGK. - Giấy Ao, bút vẽ. III/ Lên lớp: 1/ Bài cũ: ? Nêu định nghĩa về chuỗi thức ăn ? 2/ Bài mới: a. Giới thiệu bài: b. Giảng bài: * Thực hành vẽ sơ đồ chuỗi thức ăn: - GV hướng dẫn H tìm hiểu các hình trạng 134, 135 SGK thông qua câu hỏi: ? Mối quan hệ thức ăn giữa các sinh vật được bắt đầu từ sinh vật nào ? - GV chia nhóm, phát giấy và bút vẽ cho các nhóm. - H làm việc theo nhóm, các em cùng tham gia vẽ sơ đồ mối quan hệ về thức ăn của một nhóm vật nuôi, cây trồng và động vật sống hoang dã bằng chữ. - Nhóm trưởng điều khiển các bạn lần lượt giải thích sơ đồ trong nhóm. - Các nhóm treo sản phẩm và cử đại diện trình bày trước lớp. ? So sánh sơ đồ mối quan hệ về thức ăn của một nhóm vật nuôi, cây trồng và động vật sống hoang dã với sơ đồ về chuỗi thức ăn đã học ở các bài trước, em có nhận xét gì ? - GV giảng: Trong sơ đồ mối quan hệ về thức ăn của một nhóm vật nuôi, cây trồng và động vật sống hoang dã ta thấy có nhiều mắt xích hơn. Cụ thể là:+ cây là thức ăn của nhiều loài vật. Nhiều loài vật khác nhau cùng là thức ăn của một số loài vật khác. + Trên thực tế, trong tự nhiên mối quan hệ về thức ăn giữa các sinh vật còn phức tạp hơn nhiều, tạo thành lưới thức ăn. Kết luận: Sơ đồ mối quan hệ về thức ăn của một nhóm vật nuôi, cây trồng và động vật sống hoang dã như SGV. 3/ Củng cố, dặn dò: - H nhắc lại các kiến thức đã ôn tập. - GV nhận xét tiết học. Dặn tiết sau học tiếp. Khoa học: (lớp 4) ÔN TẬP: ĐỘNG VẬT VÀ THỰC VẬT I/ Mục tiêu: - Vẽ và trình bày sơ đồ ( bằng chữ ) mối quan hệ về thức ăn của một nhóm sinh vật. - Phân tích được vai trò của con người với tư cách là một mắt xích của chuỗi thức ăn trong tự nhiên. II/ Chuẩn bị: - Hình trang 134, 135, 136, 137 SGK. - Giấy Ao, bút vẽ. III/ Lên lớp: 1/ Giới thiệu bài: 2/ Ôn tập: * Xác định vai trò của con người trong chuỗi thức ăn tự nhiên: + Làm việc theo cặp: - GV yêu cầu H quan sát các hình trang 136, 137 SGK. ? Kể tên những gì những gì được vẽ trong sơ đồ ? ? Dựa vào các hình trên, hãy nói về chuỗi thức ăn, trong đó có con người ? - GV kiểm tra và giúp đỡ các nhóm. + Hoạt động cả lớp: - GV gọi một số HS lên trả lời những câu hỏi đã gợi ý trên. ? Hiện tượng săn bắt thú rừng, phá rừng sẽ dẫn đến tình trạng gì ? ? Điều gì sẽ xảy ra nếu một mắt xích trong chuỗi thức ăn bị đứt ? ? Chuỗi thức ăn là gì ? ? Nêu vai trò của thực vật đối với sự sống trên Trái Đất ? Kết luận: - Con người cũng là một thành phần của tự nhiên. Vì vậy chúng ta phải có nghĩa vụ bảo vệ sự cân bằng trong tự nhiên. - Thực vật đóng vai trò cầu nối giữa các yếu tố vô sinh và hữu sinh trong tự nhiên. Sự sống trên Trái Đất được bắt đầu từ thực vật. Bởi vậy, chúng ta cần phải bảo vệ môi trường nước, không khí, bảo vệ thực vật đặc biệt là bảo vệ rừng. 3/ Củng cố, dặn dò: - H nhắc lại các nội dung đã ôn tập. - GV nhận xét tiết học. Dặn H tiết sau ôn tập.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxTUẦN 34.docx