Thiết kế bài dạy tổng hợp các môn học lớp 5 - Tuần 13 năm 2018

I - MỤC TIÊU : HS biết:

- Nêu được tình hình phân bố của 1 số ngành công nghiệp.

- Sử dụng bản đồ, lược đồ để bước đầu nhận xét phân bố của công nghiệp.

- Chỉ 1 sô trung tâm công nghiệp lớn trên bản đồ : Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Bà Rịa - Vũng Tàu .

II – ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

III- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC

* Giới thiệu bài (1’): GV nêu mục tiêu tiết học – ghi đầu bài.

3. Phân bố các ngành công nghiệp.

Hoạt động 1( 12’) (làm việc cá nhân)

Bước 1: HS trả lời câu hỏi ở mục 3 trong SGK.

Bước 2: HS trình bày kết quả, chỉ trên bản đồ treo tường nơi phân bố của một số ngành công nghiệp.

 

doc39 trang | Chia sẻ: vudan20 | Lượt xem: 528 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Thiết kế bài dạy tổng hợp các môn học lớp 5 - Tuần 13 năm 2018, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
cố đọc thành tiếng - HS đọc các đoạn của bài Người gác rừng tí hon, trả lời các câu hỏi về nội dung bài. - GV nhận xét cách đọc và câu trả lời của HS. Giới thiệu bài ( 1’): Ở những vùng ven biển thường có gió to, bão lớn. Để bảo vệ đê biển, chống xói lở, chống vỡ đê khi có gió to, bão lớn, đồng bào sống ở ven biển đã biết cách tạo nên một lớp lá chắn - đó là trồng rừng ngập mặn. Tác dụng của trồng rừng ngập mặn lớn như thế nào, đọc bài văn các em sẽ hiểu rõ. Hoạt động 2( 10’): Hướng dẫn HS luyện đọc - Một đọc bài văn. - HS quan sát ảnh minh hoạ trong SGK. - Từng tốp 3 HS tiếp nối nhau đọc từng đoạn của bài - Đọc 2- 3 lượt (Xem mỗi lần xuống dòng là một đoạn). Khi HS đọc, GV kết hợp hướng dẫn các em tìm hiểu nghĩa các từ ngữ khó trong bài (rừng ngập mặn, quai đê, phục hồi). HS đặt câu với từ phục hồi để hiểu hơn nghĩa của từ. - HS luyện đọc theo cặp. - Một HS đọc lại cả bài. - GV đọc diễn cảm bài văn – giọng thông báo rõ ràng, rành mạch. Nhấn giọng các từ ngữ nói về tác dụng của việc trồng rừng ngập mặn. VD: không còn bị xói lở, lượng cua con, phát triển, hàng nghìn đầm cua, hàng trăm, lượng hải sản, tăng nhiều phong phú, phấn khởi, tưng thêm vững chắc Hoạt động 3( 10’): Tìm hiểu bài - HS đọc lướt bài văn và cho biết: - Nguyên nhân và hậu quả của việc phá rừng ngập mặn.? (Nguyên nhân: do chiến tranh, các quá trình quai đê lấn biển, làm đầm nuôi tôm.làm mất đi một phần rừng ngập mặn Hậu quả: lá chắn bảo vệ đê biển không còn, đê điều dễ bị xói lở, bị vỡ khi có gió, bão, sóng lớn). - GV chốt ý 1: Nguyên nhân khiến rừng ngập mặn bị tàn phá - Vì sao các tỉnh ven biển lại có phong trào trồng rừng ngập mặn.? (Vì các tỉnh này làm tốt công tác thông tin tuyên truyền để mọi người dân hiểu rõ tác dụng của rừng ngập mặn đối v ới việc bảo vệ đê điều) câu hỏi thêm: Em hãy nêu tên các ven biển có phong trào trồng rừng ngập mặn? (Minh hải, Bến tre, Trà vinh, Sóc trăng, Hà Tĩnh Nghệ An, Thái Bình, Hải Phòng, Quảng Ninh,) - HS nêu ý 2: Thành tích khôi phục rừng ngập mặn những năm qua. - Nêu tác dụng của rừng ngập mặn khi được phục hồi.? (Rừng ngập mặn được phục hồi đã phát huy tác dụng bảo vệ vững chắc đê biển; tăng thu nhập cho người dân nhờ lượng hải sản tăng nhiều; các loài chim nước trở nên phong phú.) - GV chốt ý 3: Tác dụng của rừng ngập mặn khi được phục hồi. - HS nêu nội dung, ý nghĩa bài văn . Hoạt động 4( 12’): Luyện đọc lại - Ba HS tiếp nối nhau đọc 3 đoạn văn. - GV hướng dẫn HS đọc thể hiện đúng nội dung thông báo của từngđoạn văn. - GV hướng dẫn HS cả lớp đọc đoạn văn 3. ( Trình tự hướng dẫn: GV đọc mẫu – HS luyện đọc theo cặp – HS thi đọc đoạn văn) Hoạt động nối tiếp(2’): - HS trả lời câu hỏi: Bài văn cung cấp cho em thông tin gì? (Bài văn là một văn bản phổ biến khoa học giúpchúng ta hiểu trồng rừng ngập mặn có tác dụng bảo vệ vững chắc đê biển; tăng thu nhập cho người dân nhờ tăng sản lượng thu hoạch hải sản) - GV nhận xét tiết học. IV. LƯU Ý TRONG QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN TIẾT DẠY. .... TOÁN( TIẾT 63): CHIA MỘT SỐ THẬP PHÂN CHO MỘT SỐ TỰ NHIÊN I. MỤC TIÊU: Giúp HS: - Biết cách thực hiện phép chia một số thập phân cho một số tự nhiên. - Biết vận dụng trong thực hành tính. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Hoạt động 1( 13’): HD HS thực hiện phép chia 1 STP cho 1 STN - GV đọc đề toán và gọi HS nhắc lại. - GV đặt câu hỏi, dẫn dắt, gợi ý để HS nêu được phép chia 8,4 : 4 - HD HS tự tìm cách thực hiện phép chia 1 STP cho 1 số tự nhiên bằng cách chuyển về phép chia 2 STN( đôỉ đơn vị đo). Sau đó HD HS đặt tính rồi tính ( Như SGK) - VD 2 : Tiến hành tương tự - Cho HS nêu cách thực hiện phép chia 1 STP cho 1 STN (SGK). - 1 số HS nhắc lại. Hoạt động 2 ( 25’): Thực hành Bài 1. Rèn kĩ năng chia STP cho một STN -HS nêu yêu cầu bài tập - HS tự đặt tính rồi tính. - 2 HS lên bảng làm. HS – GV n/x. Bài 2. Củng cố kĩ năng tìm thành phần chưa biết của phép chia - HS nêu yêu cầu bài tập 2 - HS làm bài. 2HS chữa bài. N/x a) X x 3 = 8,4 b) 5 x X = 0, 25 X = 8,4 : 3 X = 0,25 : 5 X = 2,8 X = 0,05 Bài 3.Củng cố kĩ năng giải toán - HS nêu yêu cầu bài tập 3 - HS làm bài. GV quan sát n/x. Bài giải: Trung bình mỗi giờ người đi xe máy đi được là: 126, 54 : 3 = 42,18 ( km) Đáp số: 42,18 km Hoạt động nối tiếp( 2’) - 1 HS nhắc lại quy tắc chia. - GV n/x tiết học. - Dặn HS ghi nhớ quy tắc chia. IV. LƯU Ý TRONG QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN TIẾT DẠY. .... KHOA HỌC( TIẾT 25): NHÔM (MỨC ĐỘ TÍCH HỢP: LIÊN HỆ) I- MỤC TIÊU: Sau bài học, HS biết: - Nhận biết 1 số tính chất của nhôm. - Nêu được 1 số ứng dụng của nhôm trong đời sống và sản xuất. - Quan sát , nhận biết 1 số đồ dùng làm từ nhôm và nêu cách bảo quản chúng. - HS nhận biết việc khai thác tài nguyên cần hợp lí để tránh làm suy thoái nguồn tài nguyên và ô nhiễm môi trường. II- ĐỒ DÙNG HỌC TẬP Một số thìa nhôm hoặc đồ dùng khác bằng nhôm III- HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC Hoạt động 1( 10’): Làm việc với các thông tin, tranh ảnh, đồ vật sưu tầm được * Mục tiêu: HS kể được tên một số dụng cụ, máy móc, đồ dùng được làm bằng nhôm. * Cách tiến hành - HS kể tên những đồ dùng bằng nhôm mà các em biết. Kết luận: Nhôm được dùng rộng rãi trong sản xuất như chế tạo các dụng cụ làm bếp; làm vỏ của nhiều loại hộp; làm khung cửa và một số bộ phận của các phương tiện giao thông như tàu hoả, ô tô, máy bay, tàu thuỷ, Hoạt động 2 ( 13’): Làm việc với vật thật * Mục tiêu: HS quan sát và phát hiện một vài tính chất của nhôm * Cách tiến hành - Các nhóm 4 em quan sát thìa nhôm hoặc đồ dùng khác bằng nhôm được đem đến lớp và mô tả màu sắc, độ sáng, tính cứng, tính dẻo của các đồ dùng bằng nhôm đó. - GV đi đến các nhóm giúp đỡ. - Đại diện từng nhóm trình bày kết quả quan sát và thảo luận của nhóm mình. Các nhóm khác bổ sung. Kết luận: Các đồ dùng bằng nhôm đều nhẹ , có màu trắng bạc, có ánh kim, không cứng bằng sắt và đồng. Hoạt động 3( 15’): Làm việc với SGK. * Mục tiêu: Giúp HS nêu được: - Nguồn gốc và một số tính chất của nhôm - Cách bảo quản một số đồ dùng bằng nhôm hoặc hợp kim của nhôm * Cách tiến hành - HS làm việc theo chỉ dẫn ở mục Thực hành trang 53 SGK và ghi lại các câu trả lời. - Nêu cách bảo quản một số đồ dùng bằng nhôm hoặc hợp kim của nhôm. - GV gọi một số HS trình bày bài làm của mình, các HS khác góp ý. Kết luận: - Nhôm là kim loại. - Khi sử dụng những đồ dùng bằng nhôm hoặc hợp kim của nhôm càn lưu ý không nên đựng những thức ăn có vị chua lâu, vì nhôm dễ bị a – xít ăn mòn. - HS liên hệ việc khai thác tài nguyên cần hợp lí để tránh làm suy thoái nguồn tài nguyên và ô nhiễm môi trường. Hoạt động nối tiếp( 2’): GV n/x tiết học . - Dặn HS ghi nhớ nội dung bài. IV. LƯU Ý TRONG QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN TIẾT DẠY. .... LỊCH SỬ( Tiết 13): “THÀ HI SINH TẤT CẢ CHỨ NHẤT ĐỊNH KHÔNG CHỊU MẤT NƯỚC” I - MỤC TIÊU Học xong bài này, HS biết: - Thực dân Pháp trở lại xâm lược. Toàn dân đứng lên kháng chiến chống Pháp: + Cách mạng tháng Tám thành công , nước ta giành được độc lập nhưng thực dân Pháp trở lại xâm lược nước ta. + Rạng sáng ngày 19 - 12 – 1946 ta quyết định phát động toàn quốc kháng chiến. + Cuộc chiến đấu đã diễn ra quyết liệt tại thủ đô Hà Nội và các thành phố khác trong toàn quốc. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC Hoạt động 1( 5’): Củng cố nội dung bài “Vượt qua tình thế hiểm nghèo” - 2 HS nêu nội dung bài. - Gv nhận xét . * Giới thiệu bài( 1’): GV nêu mục tiêu tiết học – ghi đầu bài. - GV nêu nhiệm vụ học tập cho HS: + Tại sao ta phải tiến hành kháng chiến toàn quốc? + Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh thể hiện điều gì ? + Thuật lại cuộc chiến đấu của quân và dân Thủ đô Hà Nội. + ở các địa phương, nhân dân đã kháng chiến với tinh thần như thế nào? + Nêu suy nghĩ của em sau khi học bài này. Hoạt động 2( 12’) (làm việc cả lớp) - GV dùng bảng thống kê các sự kiện và cho HS tìm hiểu nguyên nhân vì sao nhân dân ta phải tiến hành kháng chiến toàn quốc: Ngày 23 - 11 - 1946, quân Pháp đánh chiếm Hải Phòng; ngày 17-12-1946, quân Pháp bắn phá vào một số khu phố ở Hà Nội: ngày 18 - 12 - 1946, Pháp gửi tối hậu thư cho Chính phủ ta - GV hướng dẫn HS quan sát bảng thống kê và nhận xét thái độ của thực dân Pháp. - GV rút ra kết luận: Để bảo vệ nền độc lập dân tộc, nhân dân ta không còn con đường nào khác là buộc phải cầm súng đứng lên. - GV trích đọc một đoạn trong lời kêu gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh, sạu đó cho HS trả lời câu hỏi: Câu nào trong lời kêu gọi thể hiện tinh thần quyết tâm chiến đấu hi sinh vì độc lập dân tộc của nhân dân ta ? Hoạt động 3 ( 10’)(làm việc theo nhóm) - GV hướng dẫn để HS hiểu về những ngày đầu toàn quốc kháng chiến thông qua một số câu hỏi: + Tinh thần quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh của quân và dân Thủ đô Hà Nội thể hiện như thế nào? + Đồng bào cả nước đã thể hiện tinh thần kháng chiến ra sao ? (tiêu biểu là ở Huế, Đà Nẵng: liên hệ với địa phương) + Vì sao quân và dân ta lại có tinh thần quyết tâm như vậy? - HS thảo luận và báo cáo kết quả thảo luận - GV kết luận Hoạt động 4( 10’) (làm việc cả lớp) - GV trích dẫn tư liệu tham khảo để HS những về tinh thần quyết tử của quân và dân Hà Nội (lưu ý sử dụng ảnh tư liệu trong SGK) - GV kết luận về nội dung bài học. - HS đọc kết luận SGK. Hoạt động nối tiếp ( 2’) . - GV n/x tiết học . - Dặn HS ghi nhớ nội dung bài. IV. LƯU Ý TRONG QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN TIẾT DẠY. .... KỂ CHUYỆN( TIẾT 13): KỂ CHUYỆN ĐƯỢC CHỨNG KIẾN HOẶC THAM GIA (Tích hợp ANQP) I- MỤC TIÊU: - Kể được một việc làm tốt hoặc hành động dũng cảm BVMT của bản thân hoặc những người xung quanh. - Giáo dục HS về ý thức BVMT. * ANQP: Nêu những tấm gương học sinh tích cực tham gia phong trào xanh, sách , đẹp ở địa phương, nhà trường. II - ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC Bảng lớp viết đề bài trong SGK. III- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC Hoạt động 1(5’):Củng cố cách kể câu chuyện Một HS kể lại một câu chuyện (hoặc một đoạn của câu chuyện) đã nghe hay đã đọc về bảo vệ môi trường. - GV nhận xét về câu chuyện của HS kể. Giới thiệu bài: GV nêu mục tiêu của tiết học Hoạt động 2( 8’) . Hướng dẫn HS kể chuyện - Một HS đọc 2 đề bài của tiết học. - GV nhắc HS: Câu chuyện các em kể phải là chuyện về một việc làm tốt hoặc một hành động dũng cảm bảo vệ môi trường của em hoặc những xung quanh. - HS đọc thầm các gợi ý 1-2 trong SGK. - GV mời một số HS tiếp nối nhau nói tên câu chuyện các em chọn kể. - HS chuẩn bị KC: tự viết nhanh dàn ý của câu chuyện. Hoạt động 3(25’). Thực hành kể chuyện và trao đổi về ý nghĩa câu chuyện - KC trong nhóm: Từngcặp HS kể cho nhau nghe câu chuyện của mình, cùng trao đổi về ý nghĩa câu chuyện. GV giúp đỡ các nhóm. - KC trước lớp: Đại diện các nhóm thi kể. - Cả lớp và GV nhận xét. Bình chọn câu chuyện hay nhất, người kể chuyện hay nhất trong tiết học. * ANQP: GV hỏi để HS nêu ở địa phương nơi em sinh sống có tổ chức dọn vệ sinh môi trường tập thể không? Và dọn vào thời gian nào? Ở trường chúng ta đang học có tổ chức dọn vệ sinh môi trường tập thể không? Và dọn vào thời gian nào? HS liên hệ và trả lời. Gv chốt lại ý đúng và nhắc HS nêu những tấm gương trong lớp, trong trường có ý thức giữ VSMT. Nhắc nhở các em có ý thức giữ VSMT lớp học và thực hiện dọn vệ sinh môi trường theo quy định của nhà trường và liên đội đề ra. Hoạt động nối tiếp(2’): - GV nhận xét tiết học. - Dặn HS về nhà kể lại câu chuyện vừa kể ở lớp cho người thân. IV. LƯU Ý TRONG QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN TIẾT DẠY. .... Thø n¨m ngµy 6 th¸ng 12 n¨m 2018 TẬP LÀM VĂN( TIẾT 25): LUYỆN TẬP TẢ NGƯỜI (Tả ngoại hình) I- MỤC TIÊU: 1. HS nêu được những chi tiết miêu tả ngoại hình của nhân vật và quan hệ của chíng với tính cách nhân vật trong bài văn, đoạn văn ( BT1). 2. Biết lập dàn ý cho bài văn tả một người thường gặp ( BT2). II – ĐỒ DÙNG DẠY HỌC III- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC Hoạt động 1( 5’): Củng cố cấu tạo của bài văn tả người. 2 HS nhắc lại cấu tạo của bài văn tả người. HS nhắc lại – GV nhận xét về câu trả lời của HS. Giới thiệu bài ( 1’): GV nêu yêu cầu của tiết học Hoạt động 2( 12’): Củng cố về tả đặc điểm ngoại hình Bài tập 1 : Củng cố về tả đặc điểm ngoại hình - Hai HS tiếp nối nhau đọc thành tiếng nội dung BT1. - GV giao một nửa lớp làm BT1a, nửa còn lại làm BT1b. - HS trao đổi theo cặp. - HS trình bày ý kiến của mình trước lớp. Bắt đầu là BT1a, sau là BT1b. - Cả lớp và GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng: GV kết luận: Khi tả ngoại hình nhân vật, cần chọn tả những chi tiết tiêu biểu. Những chi tiết miêu tả phải quan hệ chặt chẽ với nhau, bổ sung cho nhau, giúp khắc hoạ rõ nét hình ảnh nhân vật. Bằng cách tả như vậy, ta sẽ thấy không chỉ ngoại hình của nhân vật mà cả nội tâm nhân vật, tính tình vì những chi tiết tả ngoại hình cũng nói lên tính tình, nội tâm nhân vật. Hoạt động 3(20’): Củng cố cách lập dàn bài. Bài tập 2: Dàn ý chung của thể loại văn tả người - GV nêu yêu cầu của BT2. - HS xem lại kết quả quan sát một người mà em thường gặp – theo lời dặn của thầy (cô) sau tiết TLV trước. - GV mời 1 HS đọc kết quả ghi chép. - Cả lớp và GV nhận xét nhanh. - HS nêu dàn ý khái quát của một bài văn tả người: 1. Mở bài: giới thiệu người định tả. 2. Thân bài: a) Tả hình dáng (đặc điểm nổi bật về tầm vóc, cách ăn mặc, khuôn mặt, mái tóc, cặp mắt, hàm răng,) b) Tả tính tình, hoạt động (lời nói, cử chỉ, thói quen, cách cư xử với người khác) 3. Kết bài: nêu cảm nghĩ về người được tả. - GV nhắc HS chú ý tả đặc điểm ngoại hình nhân vật theo cách mà 2 bài văn, đoạn văn mẫu (Bà tôi, Em bé vùng biển) đã gợi ra. Sao cho các chi tiết vừa tả được về ngọai hình nhân vật, vừa bộc lộ phần nào tính cách nhân vật. - HS cả lớp lập dàn ý cho bài văn tả ngoại hình nhân vật dựa theo kết quả quan sát đã có. GV giúp đỡ. - HS nêu dàn ý đã lập trên . - Cả lớp và GV nhận xét. - GV đánh giá cao những dàn ý thể hiện được ý riêng trong quan sát, trong lời tả. Hoạt động nối tiếp( 2’): GV nhận xét tiết học. Dặn HS chuẩn bị cho tiết TLV – viết một đoạn văn tả ngoại hình dựa theo dàn ý đã lập. IV. LƯU Ý TRONG QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN TIẾT DẠY. .... TOÁN( TIẾT 64): LUYỆN TẬP I. MỤC TIÊU - Biết thực hiện phép chia 1 số thập phân cho 1 số tự nhiên. II . ĐỒ DÙNG DẠY HỌC III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Hoạt động 1 (5’): Củng cố cách chia 1 STP cho 1 STN - 2HS nêu quy tắc chia 1 STP cho 1 STN - GV nhận xét. Hoạt động 1( 10’) : Củng cố kĩ năng chia 1STP cho 1STN. Bài 1: Đặt tính rồi tính: - HS nêu yêu cầu bài tập 1 - HS tự đặt tính rồi tính. 2 HS chữa bài - HS – GV nhận xét và rút ra KL: a) 9,6 b) 0,86 c) 6,1 d) 5,203 Hoạt động 2( 12’): Củng cố kĩ năng chia 1STP cho 1STN kết hợp xác định số dư Bài 2. Củng cố kĩ năng chia 1STP cho 1STN kết hợp xác định số dư - HS nêu yêu cầu bài tập 2 - GV HD HS tìm hiểu câu a) SGK để xác định số dư . - HS làm phần b) - 1 số HS lần lượt nêu số dư . - Lớp n/x . Kết quả: Số dư là : 0,14 Hoạt động 2( 12’):Tiếp tục củng cố kĩ năng chia 1STP cho 1STN. Bài 3. Đặt tính rồi tính. - HS nêu yêu cầu bài tập 3 - HS làm bài cá nhân kết hợp q/s bài SGK để biết cách chia tiếp ( nếu còn dư) - 2 HS lên bảng làm. - Lớp nhận xét - GV nhắc HS chú ý cách chia của bài dạng này. Bài 4. Củng cố kĩ năng giải toán - HS nêu yêu cầu bài tập 4 - HS làm bài. - GV nhận xét và rút ra KL: Đáp số: 364,8 kg Hoạt động nối iếp( 1’) - GV n/x tiết học. - Dặn HS ghi nhớ quy tắc chia. IV. LƯU Ý TRONG QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN TIẾT DẠY. .... LUYỆN TỪ VÀ CÂU( TIẾT 26) LUYỆN TẬP VỀ QUAN HỆ TỪ ( MỨC ĐỘ TÍCH HỢP: TRỰC TIẾP) I- MỤC TIÊU: 1. Nhận biết các cặp quan hệ từ theo yêu cầu của BT1. 2. Biết sử dụng cặp quan hệ từ phù hợp BT2; bước đầu nhận biết được tác dụng của QHT qua việc so sánh 2 đoạn văn ( BT3). 3.Qua các ngữ liệu ở các BT giáo dục cho HS nâng cao ý thức BVMT. II – ĐỒ DÙNG DẠY HỌC III- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC * Giới thiệu bài ( 1’): GV nêu mục tiêu của tiết học Hoạt động 1( 10’). Rèn kỹ năng nhận biết quan hệ từ Bài tập 1: Tìm các cặp quan hệ từ trong các câu: HS đọc nội dung BT1, tìm cặp quan hệ từ trong mỗi câu văn; phát biểu ý kiến. - Cả lớp và GV nhận xét. - 1 HS lên bảng làm bài - GV chốt lại lời giải đúng Hoạt động 2(12’): Rèn kỹ năng sử dụng cặp từ chỉ quan hệ Bài tập 2: Rèn kỹ năng sử dụng cặp từ chỉ quan hệ - HS đọc nội dung của bài tập(đọc cả 2 đoạn văn a, b) - GV giúp HS hiểu yêu cầu của bài: mỗi đoạn văn a và b đều gồm 2 câu. Các em có nhiệm vụ chuyển 2 câu đó thành 1 câu bằng cách lựa chọn cho cặp quan hệ từ thích hợp (Vìnên hay chẳng nhữngmà..)để nối chúng. - HS làm việc theo cặp. - 1 HS làm bài trên bảng lớp và nói được mối quan hệ về nghĩa giữa các câu trong từng cặp câu để giải thích lí do chọn cặp quan hệ từ. - GV và cả lớp nhận xét, chốt lại lời giải đúng: + Cặp câu a: Mấy năm qua, vì chúng ta đãlàm tốt công tác thông tin, tuyên truyền để người dân thấy rõ.nên ở ven biển các tỉnh nhưđều có phong trào trồng rừng ngập mặn. + Cặp câu b: Chẳng những ở ven biển các tỉnh đều có phong trào trồng rừng ngập mặn mà rừng ngập mặn còn được trồng ở các đảo mới bồi ở ngoài biển. Hoạt động 3(15’): Rèn kỹ năng sử dụng cặp từ chỉ quan hệ Bài tập 3: Rèn kỹ năng sử dụng quan hệ từ - Hai HS đọc nội dung BT3 - GV nhắc các em trả lời lần lượt, đúng thứ tự các câu hỏi. - HS trao đổi cùng bạn. - HS phát biểu ý kiến. + So với đoạn a, đoạn b có thêm một số quan hệ từ ở các câu + Đoạn nào hay hơn? vì sao? ( Đoạn a hay hơn đoạn b. Vì các quan hệ từ và cặp quan hệ từ thêm vào các câu 6, 7, 8 ở đoạn b làm cho câu văn nặng nề). GV kết luận: Cần sử dụng các quan hệ từ đúng lúc, đúng chỗ. Việc sử dụng không đúng lúc, đúng chỗ các quan hệ từ và cặp quan hệ từ sẽ gây tác dụng ngược lại như đoạn b – BT3. Hoạt động nối tiếp( 2’) : - GV nhận xét tiết học. - Dặn HS xem lại những kiến thức đã học. IV. LƯU Ý TRONG QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN TIẾT DẠY. .... KĨ THUẬT( TIẾT 13): CẮT, KHÂU, THÊU TỰ CHỌN I - MỤC TIÊU: - Vận dụng kiến thức kĩ năng đã học để thực hành làm được 1 sản phẩm yêu thích. II - ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Một số sản phẩm khâu, thêu đã học. III- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC * Giới thiệu bài( 1’): GV nêu yêu cầu của tiết học – ghi đầu bài. Hoạt động 1( 25’). HS thực hành làm sản phẩm tự chọn - Kiểm tra sự chuẩn bị vật liệu và dụng cụ thực hành của HS. - GV nhận xét đánh giá và nêu yêu cầu đối với những em còn thiếu đồ dùng học tập: + Chọn nội dung phù hợp nhất với số đồ dùng hiện có. + Được phép mượn đồ dùng nhưng không được đi lại trong lớp và gây ồn ào. - HS nêu lại nội dung mình tự chọn để thực hành. - HS thực hành nội dung tự chọn. - GV quan sát HS thực hành và hướng dẫn thêm nếu HS còn lúng túng. Hoạt động 2( 12’). Đánh giá kết quả thực hành - Tổ chức cho các bàn đánh giá chéo theo gợi ý đánh giá trong SGK . - HS báo cáo kết quả đánh giá. - GV nhận xét, đánh giá kết quả thực hành của các nhóm, cá nhân. Hoạt động nối tiếp( 2’) . - Nhận xét ý thức và kết quả thực hành của HS. - Hướng dẫn HS về tiếp tục thực hành . IV. LƯU Ý TRONG QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN TIẾT DẠY. .... ĐỊA LÝ ( TIẾT 13): CÔNG NGHIỆP (Tiếp theo) I - MỤC TIÊU : HS biết: - Nêu được tình hình phân bố của 1 số ngành công nghiệp. - Sử dụng bản đồ, lược đồ để bước đầu nhận xét phân bố của công nghiệp. - Chỉ 1 sô trung tâm công nghiệp lớn trên bản đồ : Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Bà Rịa - Vũng Tàu. II – ĐỒ DÙNG DẠY HỌC III- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC * Giới thiệu bài (1’): GV nêu mục tiêu tiết học – ghi đầu bài. 3. Phân bố các ngành công nghiệp. Hoạt động 1( 12’) (làm việc cá nhân) Bước 1: HS trả lời câu hỏi ở mục 3 trong SGK. Bước 2: HS trình bày kết quả, chỉ trên bản đồ treo tường nơi phân bố của một số ngành công nghiệp. Kết luận: - Công nghiệp phân bố tập trung chủ yếu ở đồng bằng, vùng ven biển. - Phân bố các ngành: + Khai thác khoáng sản: Than ở Quảng Ninh, a-pa-tit ở Lào Cai; dầu khí ở thềm lục địa phía Nam của nước ta. + Điện: Nhiệt điện ở Phả Lại, Bà Rịa-Vũng Tàuthuỷ điện ở Hoà Bình, Y-a-ly, Trị An Hoạt động 2 ( 12’) (làm việc theo cặp) - HS dựa vào SGK và hình 3, sắp xếp các ý ở cột A với cột B sao cho đúng. A- Ngành công nghiệp B - Phân bố 1. Điện (nhiệt điện) 2. Điện (thuỷ điện) 3. Khai thác khoáng sản. 4. Cơ khí, dệt may, thực phẩm a) ở nơi có khoáng sản. b) ở gần nơi có than, dầu khí c) ở nơi có nhiều lao động, nguyên liệu, người mua hàng. d) ở nơi có nhiều thác ghềnh 4. Các trung tâm công nghiệp lớn của nước ta. Hoạt động 3( 14’) (làm việc theo nhóm) Bước 1: HS làm các bài tập của mục 4 trong SGK. Bước 2 : HS trình bày kết quả, chỉ trên bản đồ các trung tâm công nghiệp lớn ở nước ta. Kết luận: - Các trung tậm công nghiệp lớn: Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Hải Phòng, Việt Trì, Thái Nguyên, Cẩm Phả, Bà Rịa - Vũng Tàu, Biên Hoà, Đồng Nai, Thủ Dầu Một. - Điều kiện để Thành phố Hồ Chí Minh trở thành trung tâm công nghiệp lớn nhất nước ta (như hình 4 trong SGK) Hoạt độngnối tiếp ( 1’). - GV nhận xét tiết học. - Dặn HS xem lại những kiến thức đã học. IV. LƯU Ý TRONG QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN TIẾT DẠY. .... KHOA HỌC ( TIẾT 26) ĐÁ VÔI( MỨC ĐỘ TÍCH HỢP: LIÊN HỆ) I- MỤC TIÊU: Sau bài học, HS biết: - Nêu được một số tính chất của đá vôi và công dụng của đá vôi . - Quan sát, nhận biết đã vôi. - Liên hệ nôi dung giáo dục môi trường : việc khai thác đá vôi nếu không hợp lí sẽ dẫn tới cạn kiệt tài nguyên núi đá vôi hoặc có thể dẫn tới tình trạng ô nhiễm môi trường. II – ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: III- HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC Hoạt động 1( 5’) Củng cố về tính chất của nhôm + Nêu tính chất của nhôm và cách bảo quản đồ dùng bằng nhôm? HS trả lời . GV n/x ghi điểm. * Giới thiệu bài( 1’): GV nêu mục tiêu tiết học – ghi đầu bài. Hoạt động 2( 15’): Làm việc với các thông tin và tranh ảnh sưu tầm được * Mục tiêu: HS kể được tên một số vùng núi đá vôi cùng hang động của chúng và nêu được ích lợi của đá vôi. * Cách tiến hành: - GV yêu cầu HS kể tên một số vùng núi đá vôi mà em biết. Kết luận: - Nước tacó nhiều vùng núi đá vôi với những hang động nổi tiếng như: Hương tích (Hà Tây), Bích động (Ninh Bình), Phong Nha (Quảng Bình ) và các hang động khác ở vịnh Hạ Long(Quảng Ninh), Ngũ Hành Sơn (Đà Nẵng), Hà tiên(Kiên Giang), - Có nhiều loại đá vôi, được dùng vào những việc khác nhau như: lát đường, xây nhà, nung vôi, sản xuất xi măng, tạc tượng, làm phấn viết, Hoạt động 3( 17’): Làm việc với mẫu vật hoặc quan sát hình * Mục tiêu: HS q/sát hình để phát hiện ra tính chất của đá vôi. * Cách tiến hành: Bước 1: Làm việc theo nhóm - Từng cặp HS quan sát hình 4,5 trang 55 SGK và ghi vào bảng Bước 2: Làm việc cả lớp - Đại diện từng nhóm báo cáo kết quả . - Nhóm khác và GV n/x chốt kết quả đúng. Kết luận: Đá vôi không cứng lắm. Dưới tác dụng của a-xit thì đá vôi bị sủi bọt. Kết thúc tiết học, GV yêu cầu một số HS trả lời 2 câu hỏi ở trang 55 SGK để củng cố các kiến thức đã học. - Liên hệ nôi dung giáo dục môi trường : việc khai thác đá vôi nếu không hợp lí sẽ dẫn tới cạn kiệt tài nguyên núi đá vôi hoặc có thể dẫn tới tình trạng ô nhiễm môi trường. Hoạt động nối tiếp( 2’) - GV nhận xét tiết học. - Dặn HS xem lại những kiến thức đã học. IV. LƯU Ý TRONG QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN TIẾT DẠY. .... Thø s¸u ngµy 7 th¸ng 12 n¨m 2018 TẬP LÀM VĂN ( TIẾT 26): LUYỆN TẬP TẢ NGƯỜI (Tả ngoại hình) I- MỤC TIÊU: HS viết được một đoạn văn tả ngoại hình của một người em thường gặp dựa vào dàn ý và kết quả quan sát đã có. II- ĐỒ DÙNG DẠY HỌC III - CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC Hoạt động 1(5’): Kiểm tra dàn ý h/s chuẩn bị ở nhà - HS trình bày dàn ý bài văn tả một người mà em thường gặp (đã sửa) - GV nhận xét dàn bài của HS. * Giới thiệu bài (1’): Trong tiết học trước, các em đã lập dàn ý chi tiết cho bài văn tả một người mà em thường gặp. Trong tiết học hôm nay, các em sẽ luyện tập chuyển phần tả ngoại hình nhân vật trong dàn ý thành một đoạn văn. Hoạt động 2( 33’): Hướng dẫn HS làm bài tập - Hai HS tiếp nối nhau đọc yêu cầu của đề bài và 4 gợi ý trong SGK. - Cả lớp theo dõi trong SGK. - 1 HS đọc phần tả ngoại hình trong dàn ý sẽ được chuyển thành đoạn văn: + Đoạn văn cần có câu mở đoạn. + Nêu được đủ, đúng, sinh động những nét tiêu biểu về ngoại hình của người em chọn tả. + Thể hiện được tình cảm của em với người đó. + Cách sắp xếp các câu trong đoạn hợp lí. - GV nhắc HS: Có thể viết một đoạn văn tả một số nét tiêu biểu về ngoại hình nhân vật. Cũng có thể viết một đoạn văn tả riêng một nét ngoại hình tiêu biểu (VD: tả đôi mắt hay tả mái tóc, dáng người) - HS xem lại phần tả ngoại hình nhân vật trong dàn ý, kết quả quan sát; - Viết đoạn văn; tự kiểm tra đoạn văn đã viết (theo gợi ý 4). - HS tiếp nối nhau đọc đoạn văn đã viết. - Cả lớp và GV nhận xét, đánh giá cao những đoạn viết có ý riêng, ý mới. - GV nhận xét những đoạn viết hay. Hoạt động nối tiếp( 1’) - GV nhận xét tiết học - Dặn HS chuẩn bị cho tiết TLV Luyện tập làm biên bản cuộc họp – xem lại thể thức trình bày một lá đơn (sách Tiếng Việt 5, tập một tr.60) để thấy những điểm giống và khác nhau giữa một biên bản với một lá đơn. IV. LƯU Ý TRONG QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN TIẾT DẠY. ..

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docGiao an Tuan 13 Lop 5_12498349.doc
Tài liệu liên quan