HS 1: Trồng cây khỏe. Là chọn trồng các giống cây mang gen kháng sâu, bệnh và chăm sóc để cây trồng sinh trưởng, phát triển tốt => Khả năng chống chịu sâu, bệnh cao.
HS 2: Bảo tồn thiên địch. Thiên địch là những kể thù tự nhiên của sâu, bệnh hại => Chúng khống chế sâu, bệnh phát triển.
HS 3: Thăm đồng thường xuyên. Phát hiện sâu, bệnh kịp thời để có biện pháp phòng trừ nhằm hạn chế sự gây hại của chúng.
HS 4: Nông dân trở thành chuyên gia. Nông dân được bồi dưỡng kiến thức về phòng trừ dịch hại để công tác phòng trừ dịch hại đạt hiệu quả cao.
6 trang |
Chia sẻ: binhan19 | Lượt xem: 688 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Công nghệ 10 tiết 19 bài 17: Phòng trừ tổng hợp dịch hại cây trồng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 19
Bài 17: PHÒNG TRỪ TỔNG HỢP DỊCH HẠI CÂY TRỒNG
I. Mục tiêu
1. Kiến thức:
Sau khi học xong bài này, học sinh phải
- Hiểu được thế nào là phòng trừ tổng hợp dịch hại cây trồng
- Hiểu được nguyên lí cơ bản và các biện pháp chủ yếu sử dụng trong phòng trừ tổng hợp dịch hại cây trồng
2. Kĩ năng:
- Vận dụng vào thực tế đề ra các giải pháp hạn chế sự phát triển của sâu, bệnh hại
3. Thái độ: hình thành ý thức bảo vệ môi trường, vệ sinh đồng ruộng
II. Chuẩn bị của GV &HS
1. Giáo viên
Nghiên cứu SGK . Đọc phần thông tin bổ sung trong SGV. Sưu tầm tranh ảnh về sâu,
bệnh hại cây trồng
2. Học sinh
Nghiên cứu SGK, tìm thêm 1 số số liệu có liên quan
III. Tiến trình lên lớp
1. Ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ
Câu hỏi: Sự phát sinh, phát triển của sâu, bệnh hại cây trồng phụ thuộc vào các yếu tố nào? Hậu quả do sâu, bệnh gây ra cho cây trồng là gì?
Trả lời: (Ý 1 - 5đ; Ý 2 - 5đ)
- Ý 1: Sự phát sinh, phát triển của sâu, bệnh hại cây trồng phụ thuộc vào các yếu tố
+ Nguồn sâu, bệnh hại
+ Điều kiện khí hậu
+ Giống cây trồng
+ Điều kiện đất đai
+ Chế độ chăm sóc.
- Ý 2: Hậu quả do sâu, bệnh gây ra đối với cây trồng:
+ Làm cho cây sinh trưởng, phát triển kém,
+ Năng suất và chất lượng nông sản giảm,
+ Thậm chí không cho thu hoạch
3. Vào bài mới
* ĐVĐ: Trong thập niên 70, 80 của thế kỷ trước việc dùng hóa chất để phòng trừ dịch hại cây trồng là biện pháp chủ yếu. Mặc dù đã góp phần tăng sản lượng nông nghiệp, tuy nhiên việc sử dụng hóa chất quá nhiều trong phòng trừ dịch hại cây trồng đã gây nhiều ảnh hưởng xấu.
Do vậy các nhà khoa học trên thế giới đã nghiên cứu và đưa ra nhiều biện pháp phòng trừ dịch hại cây trồng có hiệu quả. Hiện nay, chương trình phòng trừ tổng hợp dịch hại cây trồng đang được áp dụng phổ biến và đem lại nhiều lợi ích thiết thực cho người nông dân.
Vậy phòng trừ tổng hợp dịch hại cây trồng là gì? Được tiến hành như thế nào? Chúng ta nghiên cứu bài hôm nay.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung ghi bảng
Hoạt động 1: Tìm hiểu khái niệm phòng trừ tổng dịch hại cây trồng.
GV: Ở chương trình CN 7 các em đã được làm quen với khái niệm về sâu hại và bệnh hại cây trồng. Vậy còn dịch hại cây trồng là gì?
GV nói: Dịch hại cây trồng là tất cả các sinh vật gây hại cho cây trồng hoặc sản phẩm cây trồng như sâu, bệnh hại, cỏ dại, chuột...Tuy nhiên, trong phạm vi bài hôm nay chúng ta chủ yếu tìm hiểu về phòng trừ tổng hợp sâu và bệnh hại cây trồng.
? Để phòng trừ các loại sâu, bệnh hại người ta sử dụng các biện pháp nào? (Hãy kể các biện pháp phòng trừ sâu, bệnh các em đã được học ở chương trình CN lớp 7?)
? Phòng trừ tổng hợp dịch hại cây trồng là gì?
? Vì sao phải phòng trừ tổng hợp dịch hại cây trồng?
GV chuyển ý: Vậy để phòng trừ tổng hợp dịch hại cây trồng người ta đưa ra các nguyên lí cơ bản nào? Chúng ta sang phần II.
Hoạt động 2: Tìm hiểu nguyên lí cơ bản của phòng trừ tổng hợp dịch hại cây trồng.
? Em hãy nghiên cứu SGK phần II và cho biết các nguyên lí cơ bản của phòng trừ tổng hợp dịch hại cây trồng và giải thích các nguyên lí đó?
GV giải thích bổ sung
GV chuyển ý: Từ các nguyên lí trên người ta phải phối hợp các biện pháp phòng trừ dịch hại nào? chúng ta sang phần III.
Hoạt động 3: Tìm hiểu các biện pháp chủ yếu của phòng trừ tổng hợp dịch hại cây trồng.
?Dựa vào SGK em hãy kể tên các biện pháp của phòng trừ tổng hợp dịch hại cây trồng?
HS: Nêu tên 6 biện pháp SGK.
GV chiếu tên các biện pháp.
1. Biện pháp kĩ thuật
GV: Ở gia đình hay địa phương các em cô biết là có sản xuất trồng trọt. Vậy các em hãy thảo luận nhóm trong vòng 2 phút, kể các khâu kĩ thuật canh tác và tác dụng phòng trừ dịch hại của các khâu đó?
GV đưa hình ảnh thêm hình ảnh về một vài khâu kĩ thuật.
?Ưu, nhược điểm của biện pháp kĩ thuật là gì?
? Biện pháp này thực hiện theo nguyên lí nào?
GV chuyển ý: Để trồng cây khoẻ ngoài thực hiện các biện pháp kĩ thuật còn phải thực hiện biện pháp nào nữa?
2. Sử dụng giống cây trồng chống chịu sâu, bệnh.
GV chiếu hình ảnh
? Sử dụng giống cây trồng chống chịu sâu, bệnh nghĩa là như thế nào?
?Biện pháp này có hạn chế gì?
GV chuyển ý: Nguyên lí thứ 2 là bảo tồn thiên địch. Vậy sử dụng thiên địch để khống chế dịch hại cây trồng là nội dung của phương pháp nào?
3. Biện pháp sinh học
?Một bạn nhắc lại nội dung của biện pháp sinh học là gì?
Gv: Chiếu hình ảnh về vài loài thiên địch.
? Lấy thêm 1 vài ví dụ về thiên địch?
? Các em hãy thảo luận nhóm trong vòng 1 phút và cho biết để bảo tồn thiên địch chúng ta cần làm gì?
?Ưu, nhược điểm của biện pháp này là gì?
GV chuyển ý: Vậy khi dịch hại xuất hiện mà thiên địch không đủ sức khống chế, thì chúng ta nên sử dụng biện pháp nào?
GV: Vì biện pháp hoá học gây nhiều ảnh huởng xấu nên chúng ta ưu tiên sử dụng biện pháp cơ giới, vật lí.
4. Biện pháp cơ giới, vật lí
GV chiếu hình ảnh và ghi bảng: SD bẫy, bả, vợt, tay, nhiệt, tia cực tím...
? Ưu, nhược điểm của biện pháp này là gì?
GV chuyển ý: Khi tất cả các biện pháp trên không có hiệu quả chúng ta sử dụng đến biện pháp hoá học
5. Biện pháp hóa học.
? Thế nào là biện pháp hoá học?
GV chiếu hình ảnh về thuốc hóa học trừ sâu
? Vì sao chỉ sử dụng biện pháp này khi các biện pháp khác tỏ ra không hiệu quả?
GV lưu ý: chỉ sử dụng các loại thuốc nằm trong danh mục do Bộ NN & PTNN quy định.
6. Biện pháp điều hòa.
GV thông báo: Là biện pháp giữ cho dịch hại chỉ phát triển ở mức độ nhất định nhằm giữ cân bằng sinh thái bằng cách phối hợp các biện pháp trên một cách hợp lí.
HS: Biện pháp canh tác, biện pháp thủ công, biện pháp hóa học, biện pháp sinh học, sử dụng giống cây trồng chống chịu sâu bệnh, biện pháp kiểm dịch.
HS: Phòng trừ tổng hợp dịch hại cây trồng là: Sử dụng phối hợp các biện pháp phòng trừ dịch hại một cách hợp lí.
HS: Mỗi biện pháp phòng trừ dịch hại đều có những ưu điểm và hạn chế nhất định. Vì vậy cần sử dụng các biện pháp để phát huy ưu điểm và khắc phục nhược điểm
HS 1: Trồng cây khỏe. Là chọn trồng các giống cây mang gen kháng sâu, bệnh và chăm sóc để cây trồng sinh trưởng, phát triển tốt => Khả năng chống chịu sâu, bệnh cao.
HS 2: Bảo tồn thiên địch. Thiên địch là những kể thù tự nhiên của sâu, bệnh hại => Chúng khống chế sâu, bệnh phát triển.
HS 3: Thăm đồng thường xuyên. Phát hiện sâu, bệnh kịp thời để có biện pháp phòng trừ nhằm hạn chế sự gây hại của chúng.
HS 4: Nông dân trở thành chuyên gia. Nông dân được bồi dưỡng kiến thức về phòng trừ dịch hại để công tác phòng trừ dịch hại đạt hiệu quả cao.
HS: Nêu tên 6 biện pháp SGK.
HS: - Cày bừa => tiêu diệt trứng, nhộng sâu hoặc các VSV gây hại tồn tại trong đất
- Vệ sinh đồng ruộng => phá hủy nơi ẩn nấp của sâu, bệnh.
- Tưới tiêu, bón phân hợp lí => cây phát triển khỏe => nâng cao khả năng kháng sâu, bệnh
- Luân canh cây trồng => sâu, bệnh không còn thức ăn nên đa số bị tiêu diệt.
- Gieo trồng đúng thời vụ => cây ST - PT khỏe, tránh thời điểm thích hợp cho sâu, bệnh hại phát triển.
HS: Đơn giản nhưng không tiêu diệt triệt để sâu, bệnh hại
HS: Nguyên lí trồng cây khỏe
HS: Sử dụng giống cây trồng chống chịu sâu bệnh.
HS: Sử dụng giống cây trồng mang gen chống chịu sâu, bệnh.
HS: Mỗi giống cây chỉ kháng được một hoặc một số ít loài sâu, bệnh hại.
HS: Biện pháp sinh học.
HS: Sử dụng sinh vật hoặc sản phẩm của chúng để tiêu diệt sâu, bệnh hại.
HS: Lấy VD
Các nhóm đưa ra ý kiến: Hạn chế sử dụng thuốc hóa học, tạo môi trường thuận lợi cho thiên địch, nhân nuôi thiên địch thả ra đồng, không bắt giết thiên địch...
HS: Giữ cân bằng sinh thái, không gây ô nhiễm môi trường nhưng không tiêu diệt được nhiều loài sâu, bệnh hại. Vì mỗi loài thiên địch chỉ tiêu diệt được một hoặc một số sâu, bệnh hạị.
HS: Có thể đưa ra một trong 2 biện pháp cơ giới vật lí hoặc hoá học
HS: Tiêu diệt dịch hại tương đối hiệu quả, không gây ô nhiễm môi trường nhưng tốn thời gian và nhân lực, ngoài ra còn có thể tiêu diệt cả côn trùng có ích.
HS: Sử dụng thuốc hóa học để trừ dịch hại cây trồng
HS: Vì biện pháp này tiêu diệt dịch hại hiệu quả nhưng gây nhiều ảnh hưởng xấu như ô nhiễm môi trường, tiêu diệt cả sinh vật có hại, ảnh hưởng đến sức khỏe con người.
I. Khái niệm phòng trừ tổng dịch hại cây trồng.
Sử dụng phối hợp các biện pháp phòng trừ dịch hại hợp lí.
II. Nguyên lí cơ bản của phòng trừ tổng hợp dịch hại cây trồng.
1. Trồng cây khỏe
2. Bảo tồn thiên địch
3.Thăm đồng thường xuyên
4. Nông dân trở thành chuyên gia
III. Biện pháp chủ yếu của phòng trừ tổng hợp dịch hại cây trồng
1. Biện pháp kĩ thuật
- Cày bừa, vệ sinh đồng ruộng, tưới tiêu, bón phân hợp lí, luân canh cây trồng gieo trồng đúng thời vụ
-> Tạo điều kiện bất lợi cho dịch hại, tạo điều kiện thuận lợi cho cây trồng
2. Sử dụng giống cây trồng chống chịu sâu, bệnh.
Sử dụng giống cây trồng mang gen chống chịu sâu, bệnh.
3. Biện pháp sinh học
Sử dụng sinh vật hoặc sản phẩm của chúng để tiêu diệt sâu, bệnh hại.
4. Biện pháp cơ giới, vật lí
SD bẫy, bả, vợt, tay, nhiệt, tia cực tím...
5. Biện pháp hóa học.
Sử dụng thuốc hóa học để trừ dịch hại cây trồng
6. Biện pháp điều hòa.
Là biện pháp giữ cho dịch hại chỉ phát triển ở mức độ nhất định nhằm giữ cân bằng sinh thái bằng cách phối hợp các biện pháp trên một cách hợp lí.
4. Củng cố
GV: Chiếu các biện pháp.
? Trong phòng trừ tổng hợp dịch hại cây trồng nên lấy biện pháp nào là chủ yếu, biện pháp nào nên hạn chế? Vì sao?
- Biện pháp kĩ thuật và sử dụng giống chống chịu sâu, bệnh là biện pháp chủ yếu vì biện pháp này ngoài tác dụng phòng dịch hại, không gây ô nhiễm môi trường còn có tác dụng kích thích cây trồng sinh trưởng phát triển tốt, có khả năng kháng dịch hại cao
- Biện pháp hóa học nên hạn chế vì gây mất cân bằng sinh thái và ô nhiễm môi trường.
GV nhắc lại và bổ sung: Trong phòng trừ tổng hợp dịch hại cây trồng nên lấy biện pháp kĩ thuật và sử dụng giống chống chịu sâu, bệnh là chủ yếu, ưu tiên biện pháp sinh học, biện pháp cơ giới vật lí để tiêu diệt dịch hại, hạn chế sử dụng thuốc hoá học.
? Thảo luận nhóm và cho biết phòng trừ tổng hợp dịch hại cây trồng có ưu gì?
- Giảm chi phí mua thuốc và công phun thuốc trừ sâu.
- Tránh được ô nhiễm môi trường
- Giữ cân bằng sinh thái
- Bảo vệ sức khỏe con người.
- Sơ đồ tư duy
- Trắc nghiệm
- Trò chơi ô chữ
5. Dặn dò
- Học bài cũ
- Vận dụng kiến thức vào thực tế
- Chuẩn bị bài 18.
IV. Rút kinh nghiệm
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Bai 17 Phong tru tong hop dich hai cay trong_12477440.doc