Giáo án Công nghệ 9 - Nguyễn Thị Hoàng Hiếu (Học kỳ 1)

Bài 5: THỰC HÀNH - CHIẾT CÀNH

 

I/. MỤC TIÊU BÀI HỌC:

1. Kiến thức:

- Biết cách chiết cành đúng thao tác kỹ thuật, làm được các thao tác của qui trình chiết cành cây ăn quả.

- Có ý thức kỉ luật trật tự, giữ vệ sinh, an toàn lao động trong và sau thực hành.

2. Kĩ năng: - Rèn kĩ năng thực hành.

3. Thái độ: - Có ý thức bảo vệ cây trồng.

II/. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- GV: Dụng cụ để HS thực hành.

- HS: Chuẩn bị như SGK.

III/. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:

1. Ổn định lớp:

2. Kiểm tra bài cũ:

3. Bài mới: Hôm trước chúng ta đã được nghiên cứu về các bước của qui trình Giâm cành. Hôm nay chúng ta sẽ đi vào nghiên cứu thêm 1 phương pháp nhân giống vô tính nữa đó là: Chiết cành

 

doc22 trang | Chia sẻ: leddyking34 | Lượt xem: 15399 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Công nghệ 9 - Nguyễn Thị Hoàng Hiếu (Học kỳ 1), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hế biến. Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh - GV: Đặc điểm của cây ăn quả là mọng nước, vỏ mỏng, nên dễ bị dập nát nên cần lưu ý thu hoạch, bảo quản. Hơn nữa các loại cây ăn quả là nguồn thực phẩm tươi sống mà con người có thể sử dụng trực tiếp nên cần chú ý trong chăm sóc, bảo quản và chế biến đúng quy trình kỹ thuật, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. - HS cần nêu được cách thu hoạch các loại cây ăn quả. - Sau khi thu hoạch cần bảo quản sao cho không bị hư, úng… - Chế biến đúng quy trình. Kết luận: - Thu hoạch - Bảo quản - Chế biến IV/. CỦNG CỐ: Yêu cầu HS đọc phần ghi nhớ Đặt câu hỏi củng cố cho từng phần V/. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC: - Bài vừa học: Học thuộc và trả lời câu hỏi SGK. - Bài sắp học: Tìm hiểu bài 3: CÁC PHƯƠNG PHÁP NHÂN GIỐNG CÂY ĂN QUẢ Ngày soạn: 28/08/10 Ngày dạy: 31/08/10 Tiết 3: Bài 3: CÁC PHƯƠNG PHÁP NHÂN GIỐNG CÂY ĂN QUẢ I/. MỤC TIÊU BÀI HỌC: 1. Kiến thức: HS nắm được - Biết được những yêu cầu kỹ thuật xây dựng vườn ươm cây ăn quả. - Hiểu được đặc điểm và yêu cầu kỹ thuật của các phương pháp nhân giống hữu tính cây ăn quả. 2. Kĩ năng: HS có kỹ năng vận dụng kiến thức học vào thực tế. 3. Thái độ: - Có hứng thú học tập, tìm tòi trong học tập. II/. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Ảnh chụp các phương pháp nhân giống cây ăn quả. III/. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: 1.Ổn định lớp: 2. Kiểm tra bài cũ: Em hãy nêu vai trò của giống, phân bón, nước đối với sự sinh trưởng, phát triển của cây ăn quả. 3. Bài mới: Để phát triển nhanh nghề trồng cây ăn quả, đạt kết quả kinh tế cao thì phải cung cấp nhiều giống cây trồng tốt, có sức sống khỏe, sạch bệnh và chất lượng cao. Muốn vậy chúng ta phải xây dựng các vườm ươm hoặc có các phương pháp nhân giống cây trồng khác nhau. Vậy nhân giống cây ăn quả có các phương pháp nào? Bài học hôm nay sẽ đề cập đến vấn đề đó. Hoạt động 1: I/. Xây dựng vườm ươm cây ăn quả Mục tiêu: Nắm được những yêu cầu kỹ thuật xây dựng vườn ươm cây ăn quả. Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh - GV cho HS nghiên cứu thông tin và trả lời: + Trong sự phát triển nghề trồng cây ăn quả khâu nào là quan trọng? - GV: Vai trò của vườn ươm cây ăn quả là 1 khâu quan trọng trong sự phát triển nghề trồng cây ăn quả. Vì nó là nơi chọn lọc các giống tốt, đồng thời để sử dụng các phương pháp nhân giống để sản xuất nhiều giống cây có chất lượng cao. + Vậy để tiến hành xây dựng vườn ươm cây ăn quả cần tiến hành những công việc gì? + Mục đích của công tác xây dựng vườn ươm cây trồng là gì? + Cho biết loại đất nào là thích hợp với vườn ươm cây ăn quả? + Vườn ươm có ý nghĩa và tầm quan trọng như thế nào đối với nghề trồng cây ăn quả? + Khi chọn địa điểm xây dựng vườn ươm phải chú ý những tiêu chuẩn gì? + Dựa vào hình 4. Sơ đồ vườn ươm cây ăn quả hãy phân tích ý nghĩa của các khu vực trong vườn ươm cây ăn quả? - HS đọc thông tin và trả lời: + Khâu xây dựng vườm ươm. + Chọn địa điểm và thiết kế vườn ươm. + Chủ động tạo nguồn nguyên liệu và chủ động sản xuất số lượng cây giống nhiều với chất lượng cao để phục vụ cho nhu cầu của người dân… + Cát pha màu mở đất mặt dày 30-60 cm, pH=6-7, không ngập úng +Là 1 khâu quan trọng, là 1 yếu tố quyết định rất lớn đến năng suất cây trồng. Xây dựng vườm ươm sẽ chủ động được sản xuất giống tốt đảm bảo chất lượng ổn định với số lượng theo nhu cầu với giá thành thấp. + Diện tích phải thỏa mãn được yêu cầu sản xuất; Đất đai là cát pha màu mỡ; Địa hình tương đối bằng phẳng ít khi có các luồng gió mạnh thổi qua; Vị trí thuận tiện giao thông, chủ động nguồn nước, vệ sinh phòng bệnh. + Khu cây giống: Là khu vực cung cấp nguyên liệu để tạo giống và nhân giống cho nên cây mẹ phải là cây tốt, có giá trị kinh tế, có năng suất cao, đảm bảo cho cây mẹ không bị tạp lai. Ý nghĩa quan trọng nhất là chất lượng cây giống. * Khu nhân giống: Nhằm tạo nhiều cây giống với chất lượng cao. Đây là khu vực cần vận dụng kĩ thuật gieo hạt, giâm, chiết, ghép…. * Khu luân canh: Trồng 1 số loại cây có tác dụng tăng độ màu mở cho đất như cây họ đậu và còn cung cấp thực phẩm cho người và gia súc. Kết luận: Xây dựng vườn ươm cây ăn quả cần phải: chọn địa điểm thuận lợi về giao thông, nước, đất, khí hậu, gần nơi tiêu thụ sản phẩm, sau đó thiết kế chia vườn ươm thành 3 khu vực có chức năng khác nhau. Hoạt động 2:II/. Các phương pháp nhân giống cây ăn quả. 1. Phương pháp nhân giống hữu tính. Mục tiêu: Nắm các kỹ thuật của phương pháp nhân giống hữu tính. Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh - GV cho HS nhắc lại hình thức nhân giống vô tính và hữu tính. - GV yêu cầu HS nêu được: + Ưu nhược điểm của phương pháp nhân giống bằng hạt? + Các điểm cần chú ý khi tiến hành nhân giống hữu tính? - GV: Phương pháp nhân giống bằng hạt ít được sử dụng rộng rãi mà chỉ bó hẹp trong các trường hợp sau: + Gieo hạt lấy cây làm gốc ghép. + Gieo hạt đối với cây chưa có phương pháp nhân giống khác tốt hơn. + Đối với giống cây đa phôi như cam, quýt, xoài, bơ.. gieo hạt để chọn giống giữ lại các đặc tính tốt của cây mẹ. - HS nhắc lại: Vô tính như giâm, chiết, ghép, tách chồi, nuôi cấy mô tế bào; Hữu tính như gieo hạt + Ưu: Số lượng nhiều, nhanh, rẽ, dễ thực hiện. Nhược: Cây con có thể khác cây mẹ về phẩm chất quả, lâu ra hoa. +Phải biết được các đặc tính chính của hạt để có biện pháp xử lí phù hợp; Khi gieo hạt trên luống hoặc trong bầu đất phải tưới nước, phủ rơm ra để giữ ẩm và chăm sóc thường xuyên cho cây phát triển. Kết luận: Phương pháp nhân giống hữu tính là phương pháp tạo cây con bằng hạt. IV/. CỦNG CỐ: - Yêu cầu để xây dựng vườn cây ăn quả? - Ưu, nhược điểm của phương pháp nhân giống hữu tính? V/. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC: - Bài vừa học: Học thuộc và trả lời câu hỏi SGK. - Bài sắp học: Bài 3: CÁC PHƯƠNG PHÁP NHÂN GIỐNG CÂY ĂN QUẢ (TT) Phương pháp nhân giống vô tính. Ngày soạn: 04/09/10 Ngày dạy: 07/09/10 Tiết 4: Bài 3: CÁC PHƯƠNG PHÁP NHÂN GIỐNG CÂY ĂN QUẢ (TT) I/. MỤC TIÊU BÀI HỌC: 1. Kiến thức: HS nắm được - Hiểu được đặc điểm và yêu cầu kỹ thuật của các phương pháp nhân giống vô tính cây ăn quả. 2. Kĩ năng: - HS vận dụng kiến thức học vào thực tế. Rèn kỹ năng quan sát, phân tích, so sánh 3. Thái độ: - Có hứng thú học tập, tìm tòi trong học tập. II/. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Ảnh chụp các phương pháp nhân giống cây ăn quả. III/. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: 1.Ổn định lớp: 2. Kiểm tra bài cũ: - Yêu cầu để xây dựng vườn cây ăn quả? - Ưu, nhược điểm của phương pháp nhân giống hữu tính? 3. Bài mới: Chúng ta đã nghiên cứu phương pháp nhân giống hữu tính. Bên cạnh đó còn có phương pháp nhân giống vô tính sẽ được nghiên cứu trong bài học hôm nay. Hoạt động 1: II/. 2. Phương pháp nhân giống vô tính Mục tiêu: Nắm được đặc điểm và yêu cầu kỹ thuật của phương pháp nhân giống vô tính. Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh - GV: Phương pháp nhân giống vô tính gồm có các phương pháp nào? - GV: Yêu cầu HS: +Trình bày khái niệm, ưu, nhược điểm của phương pháp chiết cành? + Trình bày khái niệm, ưu, nhược điểm của phương pháp giâm cành? + Trình bày khái niệm, ưu, nhược điểm của phương pháp ghép? - HS trả lời: Chiết cành, giâm cành và ghép cành. Ngoài ra còn có nuôi cấy mô tế bào…. - HS đọc thông tin SGK và trả lời: + Khái niệm: là pp nhân giống bằng cách tách cành từ cây mẹ để tạo ra cây con. Ưu: Giữ đặc tính của cây mẹ, ra hoa sớm, mau cho quả sớm. Nhược: Dễ bị thoái hóa giống, hệ số nhân giống thấp. + Khái niệm: là pp nhân giống dựa trên khả năng hình thành rễ phụ của các đoạn cành đã cắt rời khỏi cây mẹ. Ưu: Giữ đặc tính của cây mẹ, hệ số nhân giống cao. Mau ra hoa tạo quả. Nhược:Đòi hỏi kỹ thuật cao và thiết bị cần thiết. + Khái niệm: Là pp gắn 1 đoạn cành hay mắt lên gốc của cây cùng họ để tạo nên 1 cây mới. Ưu: Giữ đặc tính của cây mẹ, hệ số nhân giống cao. Mau ra hoa tạo quả, tăng sức chống chịu với điều kiện ngoại cảnh, duy trì nòi giống. Nhược: Kỹ thuật phức tạp trong chọn cành ghép và gốc ghép. Kết luận: Gồm có 3 phương pháp - Chiết cành: Là pp tách cành từ cây mẹ để tạo cây con. - Giâm cành: Là pp nhân giống dựa trên khả năng hình thành rễ phụ của đoạn cành bị cắt. - Ghép: Là pp gắn 1 đoạn càng hay mắt lên gốc của cây cùng họ để tạo cây mới. Hoạt động 2: Tìm hiểu các ưu, nhược điểm của các phương pháp nhân giống Mục tiêu: Thấy được ưu, nhược điểm của các phương pháp nhân giống. Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh - GV cho HS thảo luận nhóm và hoàn thành bảng 3. Ưu, nhược điểm của các phương pháp nhân giống. Phương pháp nhân giống Ưu Nhược Gieo hạt 1 2 Chiết cành 3 4 Giâm cành 5 6 Ghép 7 8 - HS thảo luận và hoàn thành bảng (1) Đơn giản, dễ làm, chi phí ít, hệ số nhân giống cao, cây sống lâu hơn. (2) Khó giữ được đặc tính của cây mẹ, lâu ra hoa. (3) Giữ đặc tính của cây mẹ, ra hoa sớm, mau cho quả sớm. (4) Dễ bị thoái hóa giống, hệ số nhân giống thấp. (5) Giữ được đặc tính của cây mẹ, ra hoa quả sớm, mau cho cây giống. (6) Đòi hỏi kỹ thuật cao và thiết bị cần thiết. (7) Giữ đặc tính của cây mẹ, hệ số nhân giống cao. Mau ra hoa tạo quả, tăng sức chống chịu với điều kiện ngoại cảnh, duy trì nòi giống. (8) Kỹ thuật phức tạp trong chọn cành ghép và gốc ghép. IV/. CỦNG CỐ: Yêu cầu HS đọc phần ghi nhớ Đặt câu hỏi củng cố cho từng phần V/. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC: - Bài vừa học: Học thuộc và trả lời câu hỏi SGK. - Bài sắp học: Tìm hiểu bài 4: THỰC HÀNH: GIÂM CÀNH + Chuẩn bị TH như SGK Ngày soạn: 11/09/10 Ngày dạy: 16/09/10 Tiết 5: Bài 4: THỰC HÀNH - GIÂM CÀNH I/. MỤC TIÊU BÀI HỌC: 1. Kiến thức: - Biết cách giâm cành đúng thao tác kỹ thuật, làm được các thao tác của qui trình giâm cành cây ăn quả. - Có ý thức kỉ luật trật tự, giữ vệ sinh, an toàn lao động trong và sau thực hành. 2. Kĩ năng: - Rèn kĩ năng thực hành. 3. Thái độ: - Có ý thức bảo vệ cây trồng. II/. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - GV: Dụng cụ để HS thực hành. - HS: Chuẩn bị như SGK. III/. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: 1. Ổn định lớp: 2. Kiểm tra bài cũ: Trình bày phương pháp nhân giống vô tính ở cây ăn quả? 3. Bài mới: Hôm trước chúng ta đã được nghiên cứu về các phương pháp nhân giống vô tính. Hôm nay chúng ta sẽ đi vào nghiên cứu phương pháp phổ biến đó là Giâm cành Hoạt động 1: Tổ chức thực hành Mục tiêu: HS thấy được các thao tác thực hành chủ yếu của phương pháp nhân giống vô tính bằng cách Giâm cành. Hoạt động của Giáo viên Hoạt động của học sinh - GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS: Cành giâm, khay nhựa, dao, kéo, bình tưới…. - Phân chia nhóm và nơi thực hành cho các nhóm. - GV phân công và giao nhiệm vụ cho mỗi nhóm: Có thể bố trí cho mỗi nhóm giâm 1 loại cành để so sánh sự ra rễ nhanh hay chậm… Tiến hành giâm trong khay gỗ trên luống đất tùy theo điều kiện thực hiện. - HS chuẩn bị dụng cụ để thực hành. - Các nhóm làm thực hành theo GV đã phân chia. - HS chuẩn bị cành để chuản bị giâm cành. Hoạt động 2: Thực hành (Do GV làm mẫu) Mục tiêu: Nắm được các bước của quy trình giâm cành . Hoạt động của Giáo viên Hoạt động của học sinh - GV giới thiệu và làm mẫu từng bước của qui trình giâm cành. - GV cần giải thích rõ các yêu cầu kĩ thuật của từng bước trong qui trình và áp dụng cho từng loại. - GV yêu cầu HS nhắc lại qui trình giâm cành. - GV tổ chức cho HS thực hành, GV theo dõi, uốn nắn kịp thời những sai sót của HS. - HS theo dõi GV làm mẫu và nắm được các qui trình và áp dụng cho từng loại cây. - 1, 2 HS nhắc lại qui trình: Cắt cành - Xử lí cành giâm - Cắm cành giâm - Chăm sóc. - HS tiến hành thực hành dưới sự hướng dẫn của GV. IV/. KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ: GV đánh giá sự chuẩn bị của HS. - Có thực hiện đúng qui trình không? - Có đảm bảo vệ sinh, an toàn lao động không? V/. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC: - Bài vừa học: GV nhận xét giờ thực hành. - Bài sắp học: Thực hành: GIÂM CÀNH (TT) Ngày soạn: 18/09/10 Ngày dạy: 23/09/10 Tiết 6: Bài 4: THỰC HÀNH - GIÂM CÀNH (TT) I/. MỤC TIÊU BÀI HỌC: 1. Kiến thức: - Biết cách giâm cành đúng thao tác kỹ thuật, làm được các thao tác của qui trình giâm cành cây ăn quả. - Có ý thức kỉ luật trật tự, giữ vệ sinh, an toàn lao động trong và sau thực hành. 2. Kĩ năng: - Rèn kĩ năng thực hành. 3. Thái độ: - Có ý thức bảo vệ cây trồng. II/. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - GV: Dụng cụ để HS thực hành. - HS: Chuẩn bị như SGK. III/. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: 1. Ổn định lớp: 2. Bài mới: Hôm trước chúng ta đã được nghiên cứu về các bước của qui trình Giâm cành. Hôm nay chúng ta sẽ đi vào thực hành Giâm cành. Hoạt động 1: Thực hành (HS làm) Mục tiêu: HS thực hành được các bước của qui trình Giâm cành Hoạt động của Giáo viên Hoạt động của học sinh - GV yêu cầu HS lấy những dụng cụ để ra trước mặt. - Kiểm tra những đoạn cành mà HS mang theo. Theo nội dung SGK hãy cho biết: + Để tiến hành giâm cành thì yêu cầu chọn đoạn cành khoảng bao nhiêu? + Một số yêu cầu trong việc giâm cành? - GV cho HS thực hiện giâm cành theo các công đoạn. - HS làm theo yêu cầu của GV. + Khoảng 5-7cm + Chọn cành không quá già vfa không quá non, cành không bị sâu bệnh hại, phải tươi tốt… - HS tiến hành giâm cành theo từng bước. Các công đoạn Nội dung công việc Dụng cụ Yêu cầu kĩ thuật Bước 1: Cắt cành giâm Cắt vát cành giâm có đk 0,5cm thành từng đoạn 5-7cm có 2-4 lá. Bỏ đoạn ngọn và sát thân cây mẹ, cắt bớt phiến lá. Dao sắc Cắt đúng kích thước. Bước 2: Xử lý cành giâm Nhúng gốc cành giâm vào dung dịch kích thích ra rễ, nhúng sâu từ 1-2cm trong 5 giây, sau đó vẩy cho khô. Thuốc kích thích ra rễ. Ngâm đúng thời gian. Bước 3: Cắm cành giâm Cắm cành giâm hơi chếch từ 3-5cm khoảng cách các cành 5cm x 5cm hoặc 10 x 10 cm Bầu đất Cắm đúng độ sâu và khoảng cách Bước 4: Chăm sóc cành giâm Tưới nước thường xuyên, phun thuốc trừ nấm và vi khuẩn, sau 15 ngày kiểm tra lại. Bình phun Thường xuyên chăm sóc IV/. KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ: GV đánh giá sự chuẩn bị của HS. - Có thực hiện đúng qui trình không, số cành giâm được. - Đảm bảo vệ sinh, an toàn lao động. - GV có thể khuyến khích cho điểm nhóm làm tốt. V/. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC: - Bài vừa học: GV nhận xét giờ thực hành. - Bài sắp học: Bài 5: THỰC HÀNH- CHIẾT CÀNH + Chuẩn bị như SGK Ngày soạn: 25/09/10 Ngày dạy: 30/09/10 Tiết 7: Bài 5: THỰC HÀNH - CHIẾT CÀNH I/. MỤC TIÊU BÀI HỌC: 1. Kiến thức: - Biết cách chiết cành đúng thao tác kỹ thuật, làm được các thao tác của qui trình chiết cành cây ăn quả. - Có ý thức kỉ luật trật tự, giữ vệ sinh, an toàn lao động trong và sau thực hành. 2. Kĩ năng: - Rèn kĩ năng thực hành. 3. Thái độ: - Có ý thức bảo vệ cây trồng. II/. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - GV: Dụng cụ để HS thực hành. - HS: Chuẩn bị như SGK. III/. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: 1. Ổn định lớp: 2. Kiểm tra bài cũ: 3. Bài mới: Hôm trước chúng ta đã được nghiên cứu về các bước của qui trình Giâm cành. Hôm nay chúng ta sẽ đi vào nghiên cứu thêm 1 phương pháp nhân giống vô tính nữa đó là: Chiết cành Hoạt động 1: Tổ chức thực hành Mục tiêu: HS thấy được các thao tác thực hành chủ yếu của phương pháp nhân giống vô tính bằng cách Chiết cành. Hoạt động của Giáo viên Hoạt động của học sinh - GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS: Cành chiết, dao ,kéo, dây buộc, đất bó bầu, mảnh PE trong để bó bầu. - GV phân chia nhóm thực hành và vật liệu - HS chuẩn bị ở nhà trước khi đến lớp thực hành. - Các nhóm làm đúng như GV đã phân công. Hoạt động 2: Gi ới thiệu qui trình Mục tiêu: Nắm được các bước của quy trình Chiết cành Hoạt động của Giáo viên Hoạt động của học sinh - GV giới thiệu và làm mẫu từng bước của qui trình chiết cành, vừa làm vừa giải thích rõ các yêu cầu kỹ thuật. +Tại sao phải cạo sạch vỏ? +Tại sao đất bó bầu lại cho rễ bèo, rơm rạ? + Tại sao lại cần bôi chất kích thích ra rễ vào vết cắt hoặc trộn vào đất? + Tại sao lại buộc dây ni long tốt hơn các vật liệu khác? - HS nghe GV giới thiệu qui trình: Chọn cành chiết-Khoanh vỏ- Trộn hỗn hợp bó bầu- Bó bầu- Cắt cành chiết. + Cho rễ ra nhanh. + Làm cho tơi xốp, giữ được độ ẩm, rễ phát triển thuận lợi. + Cho rễ mọc nhanh. + Bền và ít bị đứt. IV/. KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ: GV nhận xét sự chuẩn bị của HS - Có thực hiện đúng qui trình không? - Đảm bảo vệ sinh, an toàn lao động. V/. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC: - Bài vừa học: GV nhận xét giờ thực hành. - Bài sắp học: Thực hành : Chiết cành (TT) + Chuẩn bị như SGK: Cành chanh, bưởi, táo, nhãn… Ngày soạn: 02/10/10 Ngày dạy: 07/10/10 Tiết 8: Bài 5: THỰC HÀNH - CHIẾT CÀNH (TT) I/. MỤC TIÊU BÀI HỌC: 1. Kiến thức: - Biết cách chiết cành đúng thao tác kỹ thuật, làm được các thao tác của qui trình chiết cành cây ăn quả. - Có ý thức kỉ luật trật tự, giữ vệ sinh, an toàn lao động trong và sau thực hành. 2. Kĩ năng: - Rèn kĩ năng thực hành. 3. Thái độ: - Có ý thức bảo vệ cây trồng. II/. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - GV: Dụng cụ để HS thực hành. - HS: Chuẩn bị như SGK. III/. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: 1. Ổn định lớp: 2. Kiểm tra bài cũ: 3. Bài mới: Hôm trước chúng ta đã được nghiên cứu về các bước của qui trình Chiết cành. Hôm nay chúng ta sẽ đi vào Thực hành Chiết cành. Hoạt động 1: Thực hành (HS làm) Mục tiêu: HS thực hành được các bước của qui trình Hoạt động của Giáo viên Hoạt động của học sinh - GV yêu cầu HS nhắc lại qui trình Chiết cành. - GV tổ chức cho HS thực hành theo các bước trong qui trình. - HS nhắc lại qui trình chiết cành. - HS tiến hành thực hành làm theo các bước của qui trình. Các công đoạn Nội dung công việc Dụng cụ Yêu cầu kĩ thuật Bước 1: Chọn cành chiết Chọn cành mập, có 1-2 năm tuổi, đường kính 0,5-1,5 cm, ở giữa tầng tán cây. Chọn cành đúng độ tuổi. Bước 2: Khoanh vỏ Khoanh vỏ cách chạc cành 10-15cm, độ dài từ 1,5-2,5cm. Bóc hết lớp vỏ, cạo sạch lớp vỏ trắng phơi khô. Dao sắc Bóc vỏ đúng kĩ thuật Bước 3: Trộn hỗn hợp bó bầu Trộn 2/3 đất với 1/3 mùn, rễ bào tây, chất kích thích ra rễ Mảnh PE, dây buộc Bước 4: Bó bầu Bôi thuốc kích thích ra rễ vào vết cắt. Hoặc trộn thuốc kích thích vào đất. Bỏ vào vị trí chiết cho đều, bọc mảnh PE rồi buộc chặt 2 đầu. Mảnh PE, dây buộc Bó bầu đúng vi trí Bước 5: Cắt cành chiết Khoảng 30-60 ngày thì cắt cành chiết khỏi cây, bóc bỏ lớp PE, đem giâm. IV/. KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ: GV nhận xét sự chuẩn bị của HS. - HS tự nhận xét kết quả thực hành theo các nội dung SGK đưa ra. V/. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC: - Bài vừa học: GV nhận xét giờ thực hành. - Bài sắp học: Bài 6- GHÉP + Chuẩn bị cây làm gốc ghép: Cam, bưởi, chanh + Cây lấy mắt ghép, dây buộc túi PE. Ngày soạn: 10/10/10 Ngày dạy: 14/10/10 Tiết 9: Bài 6: THỰC HÀNH: GHÉP I/. MỤC TIÊU BÀI HỌC: 1. Kiến thức: - Biết ghép được cây ăn quả bằng kiểu ghép đoạn cành ghép mắt nhỏ có gỗ, Ghép chữ T theo đúng qui trình và đạt yêu cầu kĩ thuật. - Biết thực hành ghép cây ăn quả đúng qui trình kĩ thuật theo các cách đã học. 2. Kĩ năng: - Rèn tính tỉ mỉ, kĩ năng thực hành. 3. Thái độ: - Yêu nghề trồng cây ăn quả, có ý thức tổ chức kỉ luật, làm việc có khoa học có hiệu quả. II/. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - GV: 4 bộ thực hành gồm dao, kéo…. - HS: Chuẩn bị như đã dặn III/. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: 1. Ổn định lớp: 2. Bài mới: Chúng ta đã nghiên cứu 2 phương pháp nhân giống vô tính đó là Giâm cành và Chiết cành. Hôm nay chúng ta sẽ đi vào nghiên cứu 1 phương pháp nhân giống vô tính nữa đó là Ghép. Hoạt động 1: Tổ chức thực hành Mục tiêu: HS thấy được sự quan trọng của sự chuẩn bị dụng cụ thực hành. Hoạt động của Giáo viên Hoạt động của học sinh - GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS (Dây buộc, túi PE, đoạn cành). - GV nêu nội dung thực hành và phân chia nhóm và nơi làm việc, nhiệm vụ. - HS chuẩn bị ở nhà trước khi đến lớp. - Các nhóm làm như GV đã phân chia. Hoạt động 2: Giới thiệu qui trình (Ghép đoạn cành) Mục tiêu: HS nắm được các bước của qui trình Ghép đoạn cành. Hoạt động của Giáo viên Hoạt động của học sinh - GV giới thiệu qui trình của ghép đoạn cành cho HS. Chọn và cắt cành ghép Chọn vị trí ghép và cắt gốc ghép Ghép đoạn cành Kiểm tra sau khi ghép - HS chú ý lắng nghe GV giới thiệu và nắm được các bước cơ bản của qui trình Ghép đoạn cành. Hoạt động 3: GV làm mẫu Mục tiêu: HS thấy được các bước của qui trình ghép đoạn cành cụ thể hơn. Hoạt động của Giáo viên Hoạt động của học sinh - GV giới thiệu và làm mẫu từng bước của qui trình ghép đoạn cành vừa làm vừa giải thích các yêu cầu kĩ thuật. Cần cho HS hiểu được tại sao lại phải làm thế? + Tiêu chuẩn chọn cành ghép tốt gồm những yêu cầu gì? + Cành ghép phải như thế nào để có thể thành công? - GV: Q/s chỗ tiếp xúc giữa cây ghép và gốc ghép em có nhận xét gì ? - HS chú ý lắng nghe GV giới thiệu và theo dõi GV làm mẫu. + Cành bánh tẻ, mầm ngủ to, không sâu bệnh, đường kính tương đương gốc ghép. + Cành ghép phải là cành không có sâu bệnh, có nhiều mầm ngủ to. - Chỗ tiếp xúc giữa cây ghép và gốc ghép là tương đương nhau. Hoạt động 4: Học sinh thực hành Mục tiêu: HS thực hiện được các thao tác của qui trình Ghép đoạn cành. Hoạt động của Giáo viên Hoạt động của học sinh - GV yêu cầu HS nhắc lại qui trình Ghép đoạn cành. - GV tổ chức cho HS thực hành theo các bước trong qui trình. - HS nhắc lại qui trình Ghép đoạn cành. - HS tiến hành thực hành làm theo các bước của qui trình. Các công đoạn Nội dung công việc Dụng cụ Yêu cầu kĩ thuật Bước 1: Chọn và cắt cành ghép. - Chọn cành bánh tẻ: Có mầm ngủ to, không sâu bệnh, ở giữa tầng tán cây. - Đường kính phải tương đương. - Cắt vát đầu gốc của cành ghép 1,5-2cm. Dao Đúng kĩ thuật Bước 2: Chọn vị trí ghép và cắt gốc ghép. - Chọn vị trí cách mặt đất 10-15cm cắt các cành phụ, cắt vát gốc ghép. Dao Đúng kĩ thuật Bước 3: Ghép đoạn cành - Đặt cành lên gốc ghép sao cho chồng khít lên nhau, buộc dây nilông, chụp túi PE. Dây nilông, túi PE. Đặt vết cắt trùng nhau. Bước 4: Kiểm tra sau khi ghép Sau 30-35 ngày mở dây buộc kiểm tra. Vết cắt liền nhau và đoạn cành ghép xanh tươi. IV/. KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ: - GV đánh giá sự chuẩn bị của HS. - HS tự đánh giá kết quả thực hành theo các nôi dung SGK đưa ra. - GV cho HS nhắc lại qui trình của Ghép đoạn cành. V/. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC: - Bài vừa học: GV nhận xét giờ thực hành. - Bài sắp học: Bài 6: THỰC HÀNH: GHÉP (TT) Chuẩn bị như SGK Ngày soạn: 17/10/10 Ngày dạy: 21/10/10 Tiết 10: Bài 6: THỰC HÀNH: GHÉP (TT) I/. MỤC TIÊU BÀI HỌC: 1. Kiến thức: - Biết ghép được cây ăn quả bằng kiểu ghép đoạn cành ghép mắt nhỏ có gỗ, Ghép chữ T theo đúng qui trình và đạt yêu cầu kĩ thuật. - Biết thực hành ghép cây ăn quả đúng qui trình kĩ thuật theo các cách đã học. 2. Kĩ năng: - Rèn tính tỉ mỉ, kĩ năng thực hành. 3. Thái độ: - Yêu nghề trồng cây ăn quả, có ý thức tổ chức kỉ luật, làm việc có khoa học có hiệu quả. II/. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - GV: 4 bộ thực hành gồm dao, kéo…. - HS: Chuẩn bị như đã dặn III/. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: 1. Ổn định lớp: 2. Bài mới: Ở tiết trước chúng ta đã nghiên cứu phương pháp Ghép đoạn cành, hôm nay chúng ta sẽ đi vào 1 phương pháp Ghép nữa đó là Ghép mắt nhỏ có gỗ. Hoạt động 1: Tổ chức thực hành Mục tiêu: HS thấy được sự quan trọng của sự chuẩn bị dụng cụ thực hành. Hoạt động của Giáo viên Hoạt động của học sinh - GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS: Gốc ghép - GV nêu nội dung thực hành và phân chia nhóm và nơi làm việc, nhiệm vụ. - HS chuẩn bị ở nhà trước khi đến lớp. - Các nhóm làm như GV đã phân chia. Hoạt động 2: Giới thiệu qui trình (Ghép mắt nhỏ có gỗ) Mục tiêu: HS nắm được các bước của qui trình Ghép mắt nhỏ có gỗ. Hoạt động của Giáo viên Hoạt động của học sinh - GV giới thiệu qui trình của ghép mắt nhỏ có gỗ cho HS. Chọn vị trí ghép và tạo miệng ghép Cắt mắt ghép Ghép mắt Kiểm tra sau khi ghép - HS chú ý lắng nghe GV giới thiệu và nắm được các bước cơ bản của qui trình Ghép mắt nhỏ có gỗ. Hoạt động 3: GV làm mẫu Mục tiêu: HS thấy được các bước của qui trình ghép mắt nhỏ có gỗ cụ thể hơn. Hoạt động của Giáo viên Hoạt động của học sinh - GV giới thiệu và làm mẫu từng bước của qui trình ghép mắt nhỏ có gỗ vừa làm vừa giải thích các yêu cầu kĩ thuật. Cần cho HS hiểu được tại sao lại phải làm thế? + Tiêu chuẩn chọn gốc ghép tốt nhất ? - HS chú ý lắng nghe GV giới thiệu và theo dõi GV làm mẫu. + Gốc ghép tốt nhất là phải có sức sống tốt, không bị sâu bệnh…. IV/. KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ: - GV đánh giá sự chuẩn bị của HS. - HS tự đánh giá kết quả thực hành theo nội dung SGK. V/. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC: - Bài vừa học: Nhận xét giờ thực hành. - Bài sắp học: Bài 6: THỰC HÀNH: GHÉP (TT) Chuẩn bị như SGK Ngày soạn: 24/10/10 Ngày dạy: 28/10/10 Tiết 11: Bài 6: THỰC HÀNH: GHÉP (TT) I/. MỤC TIÊU BÀI HỌC: 1. Kiến thức: - Biết ghép được cây ăn quả bằng kiểu ghép đoạn cành ghép mắt nhỏ có gỗ, Ghép chữ T theo đúng qui trình và đạt yêu cầu kĩ thuật. - Biết thực hành ghép cây ăn quả đúng qui trình kĩ thuật theo các cách đã học. 2. Kĩ năng: - Rèn tính tỉ mỉ, kĩ năng thực hành. 3. Thái độ: -Yêu nghề trồng cây ăn quả, có ý thức tổ chức kỉ luật, làm việc có khoa học có hiệu quả. II/. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - GV: 4 bộ thực hành gồm dao, kéo…. - HS: Chuẩn bị như đã dặn III/. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: 1. Ổn định lớp: 2. Bài mới: Chúng ta đã nghiên cứu được 2 phương pháp Ghép đoạn cành và Ghép mắt nhỏ có gỗ, hôm nay chúng ta sẽ đi vào 1 phương pháp Ghép cuối là Ghép chữ T. Hoạt động 1: Học sinh thực hành Mục tiêu: HS có thể làm được các thao tác

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docHK 1 moi.doc