Giáo án dạy Chuyên đề Ngữ văn 10

TIẾT 27-28.

CHIẾN THẮNG MTAO MXÂY

(Trích sử thi “Đăm Săn” – sử thi Tây Nguyên)

A-MỤC TIÊU BÀI HỌC

1. Kiến thức:

 .

 2. Kĩ năng:

 - Đọc (kể) diễn cảm tác phẩm sử thi.

 - Phân tích văn bản sử thi theo đặc trưng thể loại.

3. Tư duy, thái độ, phẩm chất :

- Bài học này giúp các em nhận thức được lẽ sống cao đẹp của mỗi cá nhân : phấn đấu hy sinh vì danh dự, hạnh phúc yên vui của cộng đồng. Đây là ý nghĩa mãi mãi của sử thi Đăm Săn nói riêng và sử thi anh hùng nói chung.

4. Định hướng phát triển năng lực

- Năng lực tự chủ và tự học, năng lực hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo; năng lực thẩm mỹ, năng lực tư duy; năng lực sử dụng ngôn ngữ.

B-CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH

 GV: SGK, SGV Ngữ văn 10, Tài liệu tham khảo, Thiết kế bài giảng

 HS: SGK, vở soạn, tài liệu tham khảo

 

docx498 trang | Chia sẻ: binhan19 | Lượt xem: 643 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án dạy Chuyên đề Ngữ văn 10, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
riết lí nhân sinh sâu sắc Rượu, đến cội cây, ta sẽ uống Nhìn xem phú quý tựa chiêm bao Thi nhân đã nhắc đến giấc mộng dưới cây hòe của Thuần Vu Phần để thức tỉnh một chân lí: của cái, vật chất chỉ là ảo mộng, như một giấc chiêm chiêm bao, bất chợt đến rồi lại bất chợt đi. Phải trải qua tất cả cảnh đời, trường đời như thế rồi Nguyễn Bỉnh Khiêm mới đạt tới thế ứng xử văn hóa mang tinh thần triết lí về nhàn dật và tự tại. Một tinh thần nhàn dật và tự tại như thế nhiều khi biểu lộ cách nói hơn là hành động thực, một giải pháp tình thế hơn là chí hướng cả đời người, một sự độc tôn tâm trạng bất đắc dĩ hơn là khả năng tìm ra lối thoát tối ưu. Bởi xét đến cùng, giữa một xã hội đâu đâu cũng là hư danh, phú quý phù du, mấy ai được như Nguyễn Bỉnh Khiêm và Nguyễn Trãi để nhìn thấy lẽ đời, sự đời, để gìn giữ khí tiết thanh tao. Nhân vật trữ tình đã tìm đến cái say để tỉnh, dùng mộng để nói thực và thốt lên những chiêm nghiệm sâu sắc. Cũng như chính thi nhân đã bày tỏ rõ ràng trong Bài tựa tập thơ Am Bạch Vân: “Ôi, nói tâm là nói về cái chỗ mà chí đạt tới vậy, mà thơ lại là đề nói chí. Có kẻ chí để ở đạo đức, có kẻ chí để ở công danh, có kẻ chí để ở sự nhàn dật. Tôi lúc nhỏ chịu sự dạy dỗ của gia đình, lớn lên bước vào giới sĩ phu, lúc về già chí thích nhàn dật, lấy cảnh núi non sông nước làm vui” Có thể nói, nhàn là một chủ đề rất phổ biến trong thơ ca trung đại, là một nét tư tưởng văn hóa rất sâu sắc của người xưa, đặc biệt là tầng lớp trí thức. Sống nhà dật với tự nhiên để tu dưỡng nhân cách, đem lại thú vui tao nhã cho con người. Biết sống sống nhàn, biết tìm thú nhàn là cả một học thuyết triết học lớn. Bài thơ “Nhàn” của Nguyễn Bỉnh Khiêm in đậm dấu ấn tinh thần con người cá nhân trước một thời đại mất phương hướng, chao đảo, loạn lạc, nhiều đổi thay. Đặt trong tương quan với nhiều tác phẩm thơ văn khác, các sáng tác của ông hàm chứa tính phức hợp của cung bậc tâm trạng. Thi nhân đã đưa ra nhiều cách thức hình dung về cuộc đời, soi nhìn cuộc sống từ nhiều góc cạnh, tự đặt mình trong mỗi tình huống cụ thể mà bài thơ “Nhàn” chỉ là một chiêm nghiệm riêng. Điều này đặt ra yêu cầu tiếp nhận thơ văn Nguyễn Bỉnh Khiêm cần được xem xét trong tính tổng thể song cũng phải chú tới mối liên hệ giữa các đường hướng tâm trạng phù hợp với từng cảnh đời và chặng đường đời cụ thể. Như vậy, khép lại bài thơ, người đọc vẫn còn vương vấn cuộc sống an nhàn, thanh tao, giản dị mà Nguyễn Bỉnh Khiêm coi đó là cách sống, là triết lí sống sâu sắc: vinh hoa phú quý chỉ là phù du, như một giấc mộng, rời xa chốn hư danh phàm tục đó để giữ khí tiết thanh sạch mới là bậc đại trí. Điều đó đã làm nên sức sống trường tồn bất diệt của tác phẩm trước sức mạnh của dòng thời gian và đời người. Đề 2. Từ bài thơ “Nhàn” (Nguyễn Bỉnh Khiêm), bàn về triết lý sống “nhàn” trong thời đại hiện nay. Bài làm : Ai đã từng đọc bài “ Nhàn” của Nguyễn Bỉnh Khiêm chắc hẳn không thể không suy nghĩ về lối sống nhàn của nhà thơ. Và liệu có ai đã từng suy ngẫm rằng thời xưa, nhà thơ đã chọn cho mình một lối sống nhàn như thế! Còn bây giờ, thế kỉ XXI người thời này sống nhàn như thế nào ? Và liệu cách sống nhàn như vậy có phù hợp và đúng đắn? Nguyễn Bỉnh Khiêm lớn lên trong thời đại loạn (giai đoạn triều Lê sơ rơi vào khủng hoảng, suy tàn), suốt hơn 20 năm, Nguyễn Bỉnh Khiêm đã bỏ qua tới 9 kỳ đại khoa, đã từng làm quan dưới triều Mạc. Nhưng rồi ông đã lựa chọn cho mình một lối sống ẩn dật. Lui về quê, sáng tác thơ văn. Dạy học tạo nhân tài cho đất nước. Nguyễn Bỉnh Khiêm tuy không ở hẳn kinh đô nhưng vẫn cáng đáng nhiều việc triều chính, lúc bàn quốc sự, lúc theo xa giá nhà vua đi dẹp loạn, vua Mạc tôn kính ông như bậc quân sư. Không làm quan, lui về ở ẩn, vì ông nhận ra cuộc sống xô bồ nhiễu nhương, chạy theo danh lợi ở chốn thị thành. Bài “Nhàn” được ông sang tác như một lời tâm sự, lời khẳng định về quan điểm sống nhàn của mình.  Nhàn ở đây là một lối sống ung dung, nhàn nhã, dung dị, một lối sống thuận theo lẽ tự nhiên, mặc cho ai vui thú với cái vòng danh lợi ngoài kia. Nhàn ở đây thể hiện cách sống hòa mình với thiên nhiên, trở về với cuộc sống chân chất, bình dị ở chốn nhà quê. Và nhàn ở đây còn có nghĩa là sống trong sạch, cao đẹp, coi thường danh lợi, vinh hoa phú quí.. Nhà thơ chọn cách sống nghịch với mọi người chỉ để có sự thư thái, an nhiên, nhàn nhã. Ông chọn làm một lão nông thực sự, một buổi sáng mai thức dậy, công việc đầu tiên là kiểm tra các dụng cụ: Mai, cuốc, cần câu Quê mùa chân chất và vui, an nhiên, tự tại với vai của một lão nông chi điền. Ông luôn biết di dưỡng đời sống tinh thần và kiên định đến cùng lối sống mộc và chân ấy. Lối sống nhàn, tư tưởng nhàn của Nguyễn Bỉnh Khiêm quả thực là một lối sống tích cực, tiến bộ, đậm chất nhân văn, và vô cùng cao quí trong thời đại nhiễu nhương bấy giờ. Bởi lẽ sống trong cái nhàn đó, nhà thơ giữ cho mình một tâm hồn thanh cao, trong sạch. Lối sống nhàn của Nguyễn Bỉnh Khiêm đặt vào thời thế ấy là một lối sống tích cực. Vậy đặt nó vào đời sống hiện tại ta đang sống đây liệu nó có phù hợp không? Phải nói rắng con người ở thời đại nay đã thay đổi quan niệm sống nhàn đó. Vậy thay đổi như thế nào? Để hiểu rõ về triết lí sống nhàn trong thời điểm hiện nay, có thể chia làm hai mặt: Cái nhàn trong thể xác và cái nhàn trong tâm hồn. Trong nhịp sống hiện đại ngày nay, khó có thể thực hiện được lối sống nhàn ấy của Nguyễn Bỉnh Khiêm , một lối sống nhàn thật sự về thể xác là lui về ở ẩn, sống hòa mình với thiên nhiên, không màng đến danh lợi, không chạy đua với người đời. Bởi lẽ, nếu không tiến lên, không phấn đấu, không hòa mình vào cái tấp nập, xô bồ của cuộc sống thì con người dễ trật ra khỏi cái quĩ đạo của XH và khó mà tồn tại, hay đúng hơn là lo cho mình một cuộc sống đầy đủ được. Vậy không có cái nhàn trong thời điểm này sao? Không vẫn có đấy chứ! Chỉ là cái nhàn hiểu theo cách khác cho phù hợp thời đại đấy thôi. Đầu tiên sống nhàn có thể hiểu là con người có khoảng thời gian rảnh rỗi để thư giản, làm điều mình thích sau khoảng thời gian bận rộn của công việc, học tập. Con người ta, ngày qua ngày chạy đua với vòng quay của cuộc sống, học tập, làm việc vất vả, căng thẳng, nhưng lại luôn dành cho mình một buổi sang thứ 7 hay chủ nhật để đi uống cafe, đi chơi với bạn bè hoặc đơn giản là đọc một cuốn sách, và nghe những bản nhạc ưa thích. Hoặc có thể dành ra buổi tối rảnh rỗi đi chơi với gia đình. Vâng chỉ những việc đơn giản thế thôi, nhưng đó lại là thời điểm chúng ta nhàn về thể xác. Thời điểm thảnh thơi của con người hiện đại. Theo tôi, cái nhàn này thật sự cần lắm, vì nó đem lại cho ta phút giây thư giản, sự thoải mái, vui vẻ, cân bằng lại nhịp sống sinh học, và cũng góp phần tiếp them năng lượng cho một vòng quay khác. Cái nhàn thứ hai cũng không khó để tìm được trong cuộc sống này. Con người tìm một việc làm đơn giản, nhẹ nhàng, sống một cuộc sống không ganh đua, không tranh giành để thăng tiến, chỉ cần như vậy là đủ. Hoặc đối với học sinh thì cái nhàn này hướng mục tiêu đến một ngành nghề vừa phải, không cần phải cố gắng quá nhiều, học bình thường và tìm một công việc bình thường là đủ. Đối với tôi, cái nhàn này vừa có mặt tích cực, vừa có mặt tiêu cực. Mặt tiêu cực là ta có một cuộc sống an nhàn, không ganh đua tranh đấu, không tốn quá nhiều sức để đạt được mục đích cao hơn. Một cuộc sống đơn giản, vừa đủ. Và đối với một số người thì như vậy đã là quá tốt so với sức lực của họ. Nhưng liệu tất cả đều cảm thấy thú vị, hạnh phúc? Liệu có một học sinh nào trong số này có ước mơ cao hơn, to lớn hơn? Liệu có một nhân viên nào trong số này có ước mơ được thăng tiến? Chắc chắn là có. Bởi vì chúng ta là những con người, mong được sống tốt hơn, sống theo ước muốn bản thân, ai cũng thích cả.. Nhưng chỉ vì suy nghĩ cái suy nghĩ nhàn, muốn sống nhàn hạ, mà nhiều người có năng lực lại đánh mất đi cơ hội, thể hiện bản thân, thực hiện ước vọng của cuộc đời mình. Thế nên mỗi con người hãy tự chiêm nghiệm trước khi lựa chọn, hay quyết định sống một cuộc sống bình thường nhàn hạ như thế. Cái triết lí sống nhàn thứ ba tôi muốn nói đến là cách sống lười biếng, hưởng thụ. Đúng là nhàn, là nhàn hạ, nhàn rỗi, nhưng nếu áp dụng vào suốt thời gian của cuộc đời thỉ quả là đáng tiếc và không thể chấp nhận. Có một bộ phận thanh niên hiện nay chỉ biết sống hưởng thụ và dựa dẫm vào gia đình, sống cuộc đời nhàn rỗi. Cuốc sống như vậy liệu có ý nghĩa không? Tôi nghĩ quá ư nhàm chán. Vị kỉ. Họ tự đánh mất đi cơ hội nếm trải nhiều điều ý vị của cuộc sống ban tặng cho mỗi người, khi con người ta được sinh ra, chỉ cốt để làm điều đó. Không đi làm thì không biết quí trọng đồng tiền và sức lao động. Không chạy đua với thời gian trong công việc, trong học hành thì thời gian cứa thế trôi đi vô nghĩa ngay trước mắt họ. Chưa kể đến việc cái nhàn rỗi của những con người này có thể gây ra những tệ nạn xã hội. Vậy nên, thử nhìn lại và nên biết giật mình, nếu bạn đang sống quá nhàn rỗi. Cái nhàn trong thể xác, có những cái lợi và cái hại, điều này phụ thuộc vào cách mà bạn chọn cho mình lối sống nhàn như thế nào mà thôi. Vậy còn cái nhàn trong tâm hồn ? Đối với Nguyễn Bỉnh Khiêm thì nhàn là giữ cho mình một tâm hồn trong sạch, một tâm hồn thanh thản, an nhiên, và trong cuộc sống hiện đại bầy giờ ta vẫn có thể bắt gặp cái nhàn này. Trên ghế nhà trường, học sinh biểu hiện nó là những bạn không đặt nặng việc học vì điểm, là những học sinh có suy nghĩ đúng đắn về mục đích của việc học. Thu nhận kiến thúc, hoặc đó những học sinh không loay hoay tìm cách chép bài, chép tài liệu để đạt điểm cao, đơn giản là họ nhận thức được thi cửa là việc kiểm tra trình độ bản than kiến thức chứi không phải là kiểm tra trình độ quay cóp hoặc suy nghĩ được vậy, việc học trở nên đơn giản nhẹ nhàng hơn rất nhiều. Như vậy là họ đã sống nhàn rồi đấy. Hoặc là trong công việc, con người cũng nên giữ cho mình một lối sống nhàn bất kì ngành nghề nào con người cũng nên giữ cho mình một tâm hồn thanh cao, thanh sạch, làm việc, cống hiến hết sức lực của mình thì mới đạt hiệu quả cao, mới được mọi người vị nể. Gỉa sử bạn là một bác sĩ, có cái nhàn trong tâm hồn, bạn sẽ chăm lo cứu chữa bệnh nhân mà không hề lo nghĩ. Nhưng nếu không thì việc cứu chữa bệnh nhân tức khắc sẽ thành suy nghĩ “ kiếm tiền” trong đầu bạn. Chắc hẳn ta đã nghe không ít bác sĩ “chém giá”, có tiền rồi mới chữa bệnh, nộp tiền viện phí rồi mới phẫu thuật cho dù đó là trường hợp cấp cứu. Có thể đó là nguyên tắc nhưng với lương tâm của một bác sĩ, và khi có một tâm hồn nhàn thực sự,liệu có thể đứng nhìn? Hoặc là các vụ việc về tham nhũng trong mọi ngành nghề nói chung đều là do con người không giữ cái nhàn trong tâm hồn, trong cách nghĩ, cách sống mà ra cả. Trong cuộc sống hiện nay, tiền tài,của cải vật chất, có thể rất quan trọng. Nhưng nếu không giữ cho mình một tâm hồn đẹp, làm sao bạn có thể sống tốt, sống thanh thản được? Xã hội hiện nay có khá nhiều về sự suy thoái đạo đức, lối sống, đi ngược với quá trình tiến hóa, ngày càng tiến bộ của con người. Tại sao chứ? Là vì không giữ được cái nhàn trong tâm hồn, không hướng đến những giá trị tinh thần để giữ cho mình cái tâm hồn thanh cao, đẹp đẽ mà chỉ lo lắng mãi miết chạy theo vật chất. Cuộc sống hiện đại tấp nập, ồn ả, nếu không chọn cho mình một lối sống nhàn đúng đắn về thể xác thì tại sao không giữ lấy cái nhàn trong tâm hồn? Giữ lại những thứ quí giá đó để nghĩ đúng nghĩ đẹp, tạo ra những mối quan hệ ấm áp tình người, tạo nên một xã hội gắn kết bằng tình thương bằng thứ tình cảm từ trái tim chứ không phải được xây dựng bằng vật chất lạnh lẽo. Vào thời điểm hiện đại, có ai cảm thấy được cuộc sống quá nặng nề và khó khăn hay không? Có ai cảm thấy cuộc sống thật đáng chán và đen tối? Tại sao bạn không thể sống nhàn, dành chút thời gian thảnh thơi, sống chậm lạị? Tại sao bạn không thể vất hết những toan tính, lo nghĩ về địa vị, tiền của, vật chất. Cứ xem nó là một thứ công cụ phù trợ cho bạn. Hãy chỉ hướng đến những gì xuất phát từ tình cảm, những cảm xúc chân thành giữa người với người, chắc hẳn sẽ nhẹ nhàng lắm. Bạn sẽ tìm được một cuốc sống và tâm hồn thật sự nhàn. II. BÀI TẬP VỀ NHÀ Nét đặc sắc về nghệ thuật của bài thơ “Nhàn”. 4. Củng cố: - Khái quát lại nội dung của chữ “nhàn” trong bài thơ. Vẻ đẹp nghệ thuật của bài thơ Nôm. - Vẻ đẹp nhân cách Nguyễn Bỉnh Khiêm. 5. Dặn dò - Đọc thuộc bài thơ. Sưu tầm những câu thơ thể hiện triết lí nhàn của Nguyễn Bỉnh Khiêm. - Chuẩn bị bài “Đọc Tiểu Thanh kí” (Nguyễn Du). Ngày soạn : 21/12/2017 Tiết 93-94. ĐỌC TIỂU THANH KÍ (1) (ĐỘC “ TIỂU THANH KÍ”) -Nguyễn Du- A-MỤC TIÊU BÀI HỌC 1. Kiến thức: ... 2. Kĩ năng: - Kĩ năng tìm hiểu một bài thơ Đường luật trữ tình trung đại. 3. Tư duy, thái độ, phẩm chất: - Trân trọng tình cảm Nguyễn Du; Cảm thương, xót xa cho số phận của nàng Tiểu Thanh; biết yêu mến, nâng niu, trân trọng, bảo vệ cái đẹp trong cuộc đời. 4. Định hướng phát triển năng lực - Năng lực tự chủ và tự học, năng lực hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo; năng lực thẩm mỹ, năng lực tư duy; năng lực sử dụng ngôn ngữ. B-CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH GV: SGK, SGV Ngữ văn 10, Tài liệu tham khảo, Thiết kế bài giảng HS: SGK, vở soạn, tài liệu tham khảo C- PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN Gv kết hợp phương pháp đối thoại, trao đổi, nêu vấn đề, thảo luận, thực hành. D- TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: 1. Ổn định tổ chức lớp: Lớp Thứ (Ngày dạy) Sĩ số HS vắng 10A8 2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra bài tập về nhà của học sinh. 3. Bài mới I. KIẾN THỨC CƠ BẢN 1. Độc “Tiểu Thanh kí” nằm ở cuối Thanh Hiên thi tập, tập thơ chữ Hán của Nguyễn Du. Bài thơ có liên hệ với Tiểu Thanh kí trong Tiểu Thanh truyện với nhân vật Tiểu Thanh, một người tài hoa bạc mệnh. 2. Với nghệ thuật sáng tạo ngôn từ, hình ảnh hàm súc cao độ, bài thơ thể hiện nổi bật tâm trạng xót thương, day dứt của Nguyễn Du đối với nỗi oan của những người tài hoa bạc mệnh. 3. Một số vấn đề trọng tâm 3.1. Tiểu Thanh có sắc, lại có tài (thơ phú văn chương) thế nhưng cuộc đời của nàng lại gặp quá nhiều bi kịch (phải làm lẽ, bị dập vùi, trước tác bị đốt dở dang). Số phận hẩm hiu, đau khổ của nàng chính là lí do khiến Nguyễn Du cảm thương chia sẻ. Đồng thời cũng từ bi kịch của Tiểu Thanh, nhà thơ suy nghĩ về định mệnh nghiệt ngã của những người có tài văn chương, nghệ thuật. 3.2. Trong câu thơ dịch, chữ "nỗi hờn" (nỗi hờn kim cổ trời khôn hỏi) chưa diễn đạt được hết ý nghĩa của hai từ "hận sự". Vậy mối hận "cổ kim" ở đây nghĩa là gì? Đó là mối hận của người xưa (như Tiểu Thanh) và người thời nay (những người phụ nữ "hồng nhan bạc mệnh" đang sống cùng thời với Nguyễn Du, thậm chí cả những con người có tài năng thơ phú như nhà thơ Nguyễn Du nữa). Họ đều là những người đã gặp bao điều không may trong cuộc sống. Từ đó, nhà thơ của chúng ta cho rằng: Có một thông lệ vô cùng nghiệt ngã đó là ông trời luôn bất công với những con người tài sắc. Sự bất công ấy đâu chỉ đến với riêng người phụ nữ tài hoa bạc mệnh Tiểu Thanh mà còn là nỗi hận của bao người (những Khuất Nguyên, Đỗ Phủ, Nguyễn Trãi, Nguyễn Du...). Nỗi hận ấy từ hàng trăm năm nay đâu có gì thay đổi. Bởi vậy nó như một câu hỏi lớn không lời đáp cứ treo lơ lửng giữa không trung đến "ông trời" cũng "không hỏi được". 3.3. Giá trị nhân bản đặc sắc của bài thơ là ở chỗ Nguyễn Du đã đặt ra vấn đề về quyền sống của người nghệ sĩ. Từ sự thương xót và đồng cảm với Tiểu Thanh, nhà thơ muốn gửi gắm sự trân trọng của mình đến những người nghệ sĩ nói chung - những chủ nhân của những giá trị tinh thần. Bày tỏ sự cảm thông chia sẻ với họ là một dấu hiệu tiến bộ trong chủ nghĩa nhân bản của Nguyễn Du. Tình thương yêu và sự quan tâm của nhà thơ lúc ấy đã vượt qua những giới hạn về không gian và thời gian. Nó không chỉ là sự quan tâm chia sẻ với những con người bất hạnh (những cảnh đói cơm, rách áo) mà hơn thế nữa còn là sự thương yêu và trân trọng con người nói chung. 3.4. Có thể chia bài thơ thành bốn phần, mỗi phần lại có vai trò riêng trong việc thể hiện chủ đề của bài thơ. - Hai câu thơ đầu là hai câu tả cảnh để mà kể việc. Từ quang cảnh hoa phế ở Tây Hồ, người đọc liên tưởng đến cuộc đời thay đổi. Hai câu này cũng nêu ra hoàn cảnh nảy sinh cảm xúc của nhà thơ (phần "di cảo" thơ của Tiểu Thanh). - Hai câu thực nêu lên những suy nghĩ về số phận bất hạnh của nàng Tiểu Thanh thông qua hai hình ảnh ẩn dụ son phấn (vẻ đẹp) và văn chương (tài năng). - Hai câu luận bắt đầu khái quát, nâng vấn đề, liên hệ thân phận của nàng Tiểu Thanh với những bậc văn nhân tài tử trong đó có nhà thơ. - Hai câu kết là tiếng lòng của nhà thơ mong tìm thấy một tiếng lòng đồng cảm của người đời sau. 3.5. Đoạn thơ. Rằng: Hồng nhan tự thủa xưa, Cái điều bạc mệnh có chừa ai đâu. Nỗi niềm tưởng đến mà đau, Thấy người nằm đó biết sau thế nào? (Nguyễn Du, Truyện Kiều) Là lời của Thúy Kiều nói về nhân vật Đạm Tiên. Khi thấy chị sụt sùi trước mộ của Đạm Tiên, Thúy Vân đã nói: Vân rằng: "Chị cũng nực cười" Khéo dư nước mắt khóc người đời xa. Nghe xong câu này, Thúy Kiều đã nói những câu trên để đáp lời Thúy Vân. Tuy nhiên trong Truyện Kiều có rất nhiều đoạn đối thoại bắt đầu bằng từ "rằng" như ở đoạn thơ này. Trong trường hợp ấy, người ta cũng có thể hiểu đó là lời của tác giả (Nguyễn Du). Căn cứ vào nội dung của đoạn thơ, có thể thấy đề tài mà Nguyễn Du quan tâm trong các sáng tác của ông là hình ảnh những con người tài hoa mà bạc mệnh. II. BÀI TẬP VẬN DỤNG Đề 1. Phân tích tác phẩm “Độc Tiểu Thanh kí” của Nguyễn Du. Dàn ý I. ĐẶT VẤN ĐỀ: 1. Nguyễn Du – đại thi hào dân tộc, nhà thơ hiện thực và nhân đạo lớn nhất trong văn học Việt Nam thế kỷ XVIII – nửa đầu thế kỷ XIX – không chỉ nổi tiếng với “Truyện Kiều” mà ông còn là nhà thơ sáng tác bằng chữ Hán điêu luyện. 2. “Thanh Hiên thi tập” là những sáng tác bằng chữ Hán thể hiện tình cảm sâu sắc của Nguyễn Du với thân phận con người – nạn nhân của chế độ phong kiến. 3. Trong đó, Đọc Tiểu Thanh ký là một trong những sáng tác đưọc nhiều người biết đến, thể hiện sâu sắc tư tưởng Nguyễn Du và làm người đọc xúc động vì tình cảm nhân đạo cao cả của nhà thơ. II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ: A. Định hướng phân tích: 1. Độc Tiểu Thanh ký có nghĩa là “đọc tập Tiểu Thanh ký” của nàng Tiểu Thanh. Đó là người con gái có thật, sống cách Nguyễn Du 300 năm trước ở đời Minh (Trung Hoa). Nàng là người con gái tài sắc vẹn toàn nhưng vì làm lẽ nên bị vợ cả ghen, đày ra sống ở Cô Sơn cạnh Tây Hồ. Buồn rầu, nàng sinh bệnh chết và để lại tập thơ. Nhưng vợ cả vẫn ghen nên đốt tập thơ, chĩ còn lại một số bài thơ tập hợp trong “phần dư”. Bản thân cuộc đời Tiểu Thanh cũng đã để lại niềm thuơng cảm sâu sắc cho Nguyễn Du. 2. Cảm hứng xuyên suốt toàn bài được diễn tả trong khuôn khổ cô đúc của thể thơ Đường luật thất ngôn bát cú. Nguyễn Du khóc người cũng để tự thương mình. Dù là cảm xúc về một cuộc đời bất hạnh đã cách ba trăm năm, nhưng thực chất cũng là tâm sự của nhà thơ trước thời cuộc. B. Chi tiết: 1. Hai câu đề: Hai câu mở đầu của bài thơ giúp người đọc hình dung ra hình ảnh của nhà thơ trong giờ phút gặp gỡ với tiếng lòng của Tiểu Thanh : Tây Hồ hoa uyển tẫn thành khư Độc điếu song tiền nhất chỉ thư (Tây hồ cảnh đẹp hóa gò hoang Thổn thức bên song mảnh giấy tàn) a) Hai câu thơ dịch đã thoát ý nguyên tác nên làm giảm đi phần nào hàm ý súc tích của câu thơ chữ Hán. Nguyễn Du không nhằm tả cảnh đẹp Tây Hồ mà chỉ mượn sự thay đổi của không gian để nói lên một cảm nhận về biến đổi của cuộc sống. Cách diễn đạt vừa tả thực vừa gợi ý nghĩa tưọng trưng. “Tây hồ hoa uyển” (vườn hoa Tây Hồ) gợi lại cuộc sống lặng lẽ của nàng Tiểu Thanh ở vưòn hoa cạnh Tây Hồ – một cảnh đẹp nổi tiếng của Trung Hoa. Nhưng hàm ý tượng trưng được xác lập trong mối quan hệ giữa “vườn hoa – gò hoang”. Dường như trong cảm quan Nguyễn Du, những biến thiên của trời đất đều dễ khiến ông xúc động. Đó là nỗi niềm “bãi bể nương dâu” ta đã từng biết ở Truyện Kiều. Nhìn hiện tại để nhớ về quá khứ, câu thơ trào dâng một nỗi đau xót ngậm ngùi cho vẻ đẹp chỉ còn trong dĩ vãng. b) Trong không gian điêu tàn ấy, con người xuất hiện với dáng vẻ cô đơn, như thu mọi cảm xúc trong hai từ “độc điếu”. Một mình nhà thơ ngậm ngùi đọc một tập sách (nhất chỉ thư). Một mình đối diện với một tiếng lòng Tiểu Thanh 300 năm trước, câu thơ như thể hiện rõ cảm xúc trang trọng thành kính với di cảo của Tiểu Thanh. Đồng thời cũng thể hiện sự lắng sâu trầm tư trong dáng vẻ cô đơn. Cách đọc ấy cũng nói lên được sự đồng cảm của nhà thơ với Tiểu Thanh, “điếu” là bày tỏ sự xót thương với người xưa. Không phải là tiếng “thổn thức” như lời thơ dịch, mà nước mắt lặng lẽ thấm vào trong hồn nhà thơ. 2. Hai câu thực: Hai câu thực đã làm sáng tỏ cho cảm giác buồn thuơng ngậm ngùi trong hai câu đề: Chi phấn hữu thần liên tử hậu Văn chương vô mệnh lụy phần dư (Son phấn có thần chôn vẫn hận Văn chương không mệnh đốt còn vương) a) Nhà thơ mượn hai hình ảnh “son phấn” và “văn chương” để diễn tả cho những đau đớn dày vò về thể xác và tinh thần của Tiểu Thanh gửi gắm vào những dòng thơ. Theo quan niệm xưa, “son phấn” – vật trang điểm của phụ nữ có tinh anh (thần) vì gắn với mục đích làm đẹp cho phụ nữ. Cả hai câu thơ cùng nhằm nhắc lại bi kịch trong cuộc đời Tiểu Thanh – một cuộc đời chỉ còn biết làm bạn với son phấn và văn chương để nguôi ngoai bất hạnh. b) Mượn vật thể để nói về người. Gắn với những vật vô tri vô giác là những từ ngữ chỉ cho tính cách, số phận con người như “thần” và “mệnh”. Lối nhân cách hóa thể hiện rõ cảm xúc xót xa của nhà thơ về những bất hạnh của kiếp người qua số phận của Tiểu Thanh. Kết cục bi thảm của tiểu Thanh xuất phát từ sự ghen tuông, lòng đố kỵ tài năng của người đời. Dù chỉ là những đồ vật vô tri vô giác thì chúng cũng phải chịu số phận đáng thương như chủ nhân : son phấn bẽ bàng, văn chương đốt dở. Hai câu thơ đã gợi lên sự tàn nhẫn của bọn người vô nhân trước những con người tài hoa. Đồng thời, cũng thể hiện nhận thức của Nguyễn Du vốn rất nhạy cảm trước cuộc đời của khách “hồng nhan bạc phận”, gắn với quan niệm “tài mệnh tương đố” của Nho gia. Vật còn như thế, huống chi người! Vượt lên trên những ảnh hưởng của thuyết thiên mệnh là cả tấm lòng giàu cảm thương của Nguyễn Du. 3. Hai câu luận: Từ số phận của Tiểu Thanh, Nguyễn Du đã khái quát thành cái nhìn về con người trong xã hội phong kiến: Cổ kim hận sự thiên nan vấn Phong vận kỳ oan ngã tự cư (Nỗi hờn kim cổ trời khôn hỏi Cái án phong lưu khách tự mang) a) Nỗi oan của Tiểu Thanh không phải chỉ của riêng nàng mà còn là kết cục chung của những người có tài từ “cổ” chí “kim”. Nhà thơ gọi đó là “hận sự”, một mối hận suốt đời nhắm mắt chưa yên. Trong suy nghĩ ấy, có lẽ Nguyễn Du còn liên tưởng đến bao cuộc đời như Khuất Nguyên, Đỗ Phủ – những người có tài mà ông hằng ngưỡng mộ – và bao người tài hoa bạc mệnh khác nữa. Những oan khuất bế tắc của nghìn đời “khó hỏi trời” (thiên nan vấn). Câu thơ đã giúp ta hình dung rõ cuộc sống của những nạn nhân chế độ phong kiến, dồn nén thái độ bất bình uất ức ủa nhà thơ với thời cuộc, đồng thời cũng thể hiện một sự bế tắc của Nguyễn Du. b) Khóc người để thương mình, cảm xúc đồng điệu đã làm thành câu thơ bất hủ “phong vận kỳ oan ngã tự cư” (Ta tự cho mình cũng ở trong số những kẻ mắc nỗi oan lạ lùng vì nết phong nhã. Ở đó là tình cảm chân thành đồng điệu của Nguyễn Du, cũng thể hiện tầm vóc lớn lao của chủ nghĩa nhân đạo rất đẹp và rất sâu của ông. c) Không phải chỉ một lần nhà thơ nói lên điều này. Ông đã từng hóa thân vào nàng Kiều để khóc thay nhân vật, ông đã từng khẳng định một cách đầy ý thức “thuở nhỏ, ta tự cho là mình có tài”. Cách trông người mà ngẫm đến ta ấy, trong thi văn cổ điển Việt Nam trước ông có lẽ hiếm ai thể hiện sâu sắc như vậy. Tự đặt mình “đồng hội đồng thuyền” với Tiểu Thanh, Nguyễn Du đã tự phơi bày lòng mình cùng nhân thế. Tâm sự chung của những ngưòi mắc “kỳ oan” đã đưọc bộc bạch trực tiếp mạnh mẽ trong tiếng nói riêng tư khiến người đọc cũng không khỏi ngậm ngùi. Tâm sự ấy không chỉ của riêng Nguyễn Du mà còn là nỗi niềm của các nhà thơ thời bấy giờ. 4. Hai câu kết: Khép lại bài thơ là những suy tư của Nguyễn Du về thời thế : Bất tri tam bách dư niên hậu Thiên hà hà nhân khấp Tố Như (Chẳng biết ba trăm năm lẻ nữa Người đời ai khóc Tố Như chăng) a) Khóc cho nàng Tiểu Thanh ba trăm năm trước bằng giọt lệ chân thành của trái tim đồng điệu, dòng suy tưởng đã đưa nhà thơ đến ba trăm năm sau cùng một mối hồ nghi khó giải tỏa. Tiểu Thanh còn có tấm lòng tri kỷ của Nguyễn Du tìm đến để rửa những oan khiên bằng giọt nưóc mắt đồng cảm. Còn nhà thơ tự cảm thấy sự cô độc lẻ loi trong hiện tại. Câu hỏi người đời sau ẩn chứa một khát khao tìm gặp tấm lòng tri âm tri kỷ giữa cuộc đời. (Đó cũng là tâm trạng của Khuất Nguyên – “người đời say cả một mình ta tỉnh”, cách Nguyễn Du hai nghìn năm; của Đỗ Phủ, cách Nguyễn Du một nghìn năm : “Gian nan khổ hận phồn sương mấn&rdquo b) Nhà thơ tự thể hiện mình bằng tên chữ “Tố Như” không phải mong “lưu danh thiên cổ” mà chỉ là tâm sự của một nỗi lòng tha thiết với cuộc đời. Câu thơ còn là tâm trạng bi phẫn của nhà thơ trước thời cuộc. Khóc ngưòi xưa, nhà thơ tự khóc cho chính mình, giọt lệ chảy quanh kết lại một bóng hình Nguyễn Du, lặng lẽ cô đơn khiến người đọc phải se lòng khi ngẫm đến những nỗi đau thấm thía và dày vò tin

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxgiao an chuyen de 20172018_12404283.docx
Tài liệu liên quan