Văn hóa giao thông:
Bài 6: VA CHẠM XE ĐẠP
I. MỤC TIÊU:
- HS ứng xử lịch sự, nói năng hòa nhã khi va chạm xe đạp.
- HS biết cách ứng xử khi xảy ra va chạm giao thông.
- HS thực hiện và nhắc nhở bạn bè, người thân nói năng hòa nhã, ứng xử lịch sự cư xử đúng mực khi va chạm xe đạp.
II. CHUẨN BỊ:
- Tranh ảnh về các nguyên nhân có thể dẫn tới va chạm xe đạp.
- Các tranh ảnh trong sách Văn hóa giao thông dành cho học sinh lớp 4
- Sách Văn hóa giao thông dành cho học sinh lớp 4.
- Đồ dùng học tập sử dụng cho giờ học theo sự phân công của GV.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
21 trang |
Chia sẻ: trang80 | Lượt xem: 3957 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án dạy Văn hóa giao thông lớp 4, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tâm sẽ giúp cho Cường và Hữu nhận ra hành động của Cường là sai, rất nguy hiểm
- Một số HS nhắc lại kết luận.
Văn hóa giao thông:
Bài 2: BIỂN BÁO HIỆU GIAO THÔNG
I. Mục tiêu:
- HS biết phải chấp hành các biển báo giao thông khi tham gia giao thông.
- HS biết nội dung quy định trên một số biển báo giao thông.
- Nhận biết được nội dung một số biển báo giao thông khi đi trên đường.
- Chấp hành đúng quy định về an toàn giao thông khi gặp biển báo giao thông.
- Tuyên truyền đến mọi người về quy định chấp hành các biển báo giao thông.
II. Chuẩn bị:
GV : Tranh ảnh trong SGK và sưu tầm thêm.
HS: Sách văn hóa giao thông lớp 4
III. Hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Hoạt động trải nghiệm:
+ Khi em đi trên đường, đến các ngã ba, ngã tư, em thường thấy những gì có nội dung về luật giao thông người tham gia cần chấp hành?
- GV giới thiệu: biển báo giao thông hay còn gọi là hệ thống báo hiệu đường bộ là hệ thống các biển báo được đặt ven đường giao thông, biển báo giao thông cung cấp các thông tin cụ thể đến người tham gia giao thông.
BIỂN BÁO HIỆU GIAO THÔNG
2. Hoạt động cơ bản: Đọc truyện: “Phải nhìn biển báo hiệu giao thông”
- YC 1 HS đọc nội dung câu chuyện. Cả lớp đọc thầm.
- Cho HS thảo luận nhóm bốn (3 phút), trả lời các câu hỏi:
Câu 1: Khi đang đi bon bon trên đường, vì sao mẹ Hoa đột nhiên chạy chậm lại?
Câu 2: Biển báo hiệu “Công trường” có đặc điểm gì?
Câu 3: Vì sao mẹ Hoa không rẽ phải để đến nhà bạn Lan cho nhanh hơn?
Câu 4: Biển báo hiệu “Cấm rẽ phải” có đặc điểm gì?
- Gọi một số nhóm trả lời kết quả thảo luận.
- YC HS thảo luận nhóm 2 (1 phút) trả lời câu hỏi số 5: Tại sao chúng ta cần thực hiện theo chỉ dẫn của biển báo hiệu giao thông?
+ Qua câu chuyện, em có đồng tình với suy nghĩ của bạn Lan không?
- Nhận xét, tuyên dương.
*GV kết luận, nêu 2 câu thơ:
Nhớ nhìn biển báo giao thông
Để cùng thực hiện quyết không lơ là.
- Cho HS quan sát một số biển báo giao thông (các biển báo phục vụ cho hoạt động thực hành).
3. Hoạt động thực hành.
- Gọi 1 hs đọc yêu cầu của hoạt động.
- YC HS quan sát các biển báo trong sách, thực hành cá nhân. Sau đó chia sẻ kết quả thực hiện với bạn cùng bàn.
- GV tổ chức cho HS nêu kết quả thực hành trước lớp.
- GV đưa ra một biển báo, gọi HS trả lời các câu hỏi:
+ Nội dung của biển báo là gì?
+ Nêu đặc điểm của biển báo đó.
- Gọi mốt số HS đọc lại nội dung của các biển báo.
* GV Kết luận, giảng thêm: Hệ thống biển báo đường bộ được chia làm 6 nhóm: biển báo cấm, biển báo chỉ dẫn, biển báo hiệu lệnh, biển báo nguy hiểm, biển phụ và vạch chỉ đường. Việc nắm được nội dung các biển báo rất quan trọng, sẽ giúp các em thực hiện đúng các quy định về an toàn giao thông khi lưu thông trên đường.
4. Hoạt động ứng dụng
(Tổ chức theo hướng dẫn ở sách văn hóa giao thông) Trò chơi: Ai nhanh mắt hơn?
- Chuẩn bị: 20 biển báo hiệu giao thông thường gặp trong cuộc sống.
- Cách chơi: Cả lớp chia thành 2 nhóm A và B. Chọn 1 HS làm quản trò có nhiệm vụ giơ các biển báo. Khi quản trò đưa ra một biển báo giao thông, các bạn ở từng nhóm sẽ thảo luận về nội dung biển báo và trả lời. Nhóm nào có số bạn trả lời đúng nhiều nhất thì thắng cuộc.
- GV và HS nhận xét, bổ sung sau mỗi câu.
* Chốt ý đúng; tuyên dương đội thực hiện tốt.
GHI NHỚ:
Nhắc nhau thực hiện hằng ngày
Nội dung biển báo ở ngay bên đường.
- Gọi HS đọc lại câu ghi nhớ.
- HS nêu ý kiến: Đèn giao thông, chú cảnh sát giao thông, các biển báo giao thông,
- Lắng nghe.
- HS đọc truyện.
- HS thảo luận nhóm 4, trả lời các câu hỏi.
Câu 1: Mẹ nhìn thấy biển báo có công trường đang thi công phía trước.
Câu 2: Có hình người đào đất, bên trong tam giác có viền đỏ.
Câu 3: Đầu đường có cắm biển báo cấm rẽ phải.
Câu 4: Mũi tên màu đen chỉ sang hường tay phải, nằm trong vòng tròn viền đỏ, nền màu trắng và có dấu chéo.
- Các nhóm thảo luận, cử đại diện trình bày. Các nhóm còn lại bổ sung ý kiến.
- HS thảo luận nhóm đôi, 2 HS trả lời theo hình thức hỏi đáp.
Câu 5: Khi đi trên đường, chúng ta phải quan sát các biển chỉ dẫn để thực hiện đúng, như thế mới đảm bảo an toàn.
- HS nêu ý kiến.
- HS lắng nghe, quan sát.
- Một số HS đọc lại hai câu thơ.
- 1 HS đọc.
- HS thực hiện theo yêu cầu của GV.
- HS trả lời.
- HS tham gia chơi.
- 2-3 HS đọc ghi nhớ
Văn hóa giao thông:
Bài 3: AN TOÀN KHI ĐI QUA CHỖ GIAO NHAU GIỮA ĐƯỜNG BỘ VÀ ĐƯỜNG SẮT
I. Mục tiêu:
- HS biết những điều cần thực hiện để đảm bảo an toàn khi đi ngang qua chỗ giao nhau giữa đường bộ và đường sắt.
- Chấp hành đúng các quy định về đảm bảo an toàn khi đi ngang qua chỗ giao nhau giữa đường bộ và đường sắt.
- Tuyên truyền đến mọi người về những điều cần thực hiện để đảm bảo an toàn khi đi ngang qua chỗ giao nhau giữa đường bộ và đường sắt.
II. Chuẩn bị:
- GV : Tranh ảnh trong SGK và sưu tầm thêm.
- HS: Sách văn hóa giao thông lớp 4
III. Hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Hoạt động trải nghiệm: (5 p)
+ Hỏi: Em nào đã từng đi trên đường bộ và gặp chỗ giao nhau giữa đường bộ và đường sắt?
+ Lúc đó, em và mọi người đã làm gì?
- GV giới thiệu mục tiêu bài mới:
AN TOÀN KHI ĐI QUA CHỖ GIAO NHAU GIỮA ĐƯỜNG BỘ VÀ ĐƯỜNG SẮT
2. Hoạt động cơ bản: Đọc truyện: “Chậm một chút nhưng an toàn” (12 p)
- YC 1 HS đọc nội dung câu chuyện. Cả lớp đọc thầm.
- Cho HS đọc thầm và tự trả lời các câu hỏi:
Câu 1: Vì sao Hùng dẫn Quốc và Hạnh đi đường khác để về nhà?
Câu 2: Con đường mà Hùng dẫn Quốc và Hạnh đi có gì đặc biệt?
Câu 3: Tại sao Hạnh và Quốc không đồng ý chạy băng nhanh qua đường sắt theo lời đề nghị của Hùng?
- Gọi một số HS trả lời câu hỏi.
- YC HS thảo luận nhóm 2 (1 phút) trả lời câu hỏi số 4: Khi đi qua chỗ giao nhau giữa đường bộ và đường sắt, ta phải đi thế nào cho an toàn?
*GV nêu kết luận, gọi 1 số HS đọc lại.
- Cho HS quan sát một số hình ảnh chỗ giao nhau giữa đường bộ và đường sắt.
3. Hoạt động thực hành. (10 p)
- Gọi 1 hs đọc yêu cầu của hoạt động.
- YC HS thực hành theo nhóm 4 (4 phút).
- GV tổ chức cho HS nêu kết quả thực hành trước lớp.
- Hỏi: Theo em, khi đi qua chỗ đường bộ giao với đường sắt không có rào chắn, em nên làm gì để đảm bảo an toàn?
- Hỏi: Theo em, khi đi qua chỗ đường bộ giao với đường sắt có rào chắn, em nên làm gì để đảm bảo an toàn?
-
* GV Kết luận, nêu hai câu thơ:
Thấy xe lửa đến từ xa
Nhắc nhau cẩn thận tránh ra tức thì.
- GV nhấn mạnh lại kết luận: khi đi qua chỗ đường bộ giao với đường sắt có rào chắn, em nên đứng cách rào chắn ít nhất 1 mét để đảm bảo an toàn. Khi đi qua chỗ đường bộ giao với đường sắt không có rào chắn, em nên đứng cách đường ray tối thiểu 5 mét để đảm bảo an toàn.
- Giới thiệu cho HS hình ảnh một số biển báo giao thông liên quan.
4. Hoạt động ứng dụng (10 p)
Bài 1:
- YC HS đọc nội dung bài tập.
- Tổ chức cho HS thảo luận trao đổi trong nhóm đôi.
- GV và HS nhận xét, bổ sung sau mỗi câu.
* Chốt ý đúng; tuyên dương các nhóm thực hiện tốt.
Bài 2:
- YC HS đọc nội dung bài tập.
- Tổ chức cho HS thảo luận trao đổi trong nhóm đôi.
- GV và HS nhận xét, bổ sung sau mỗi câu trả lời.
* GV kết luận. chốt ý đúng: Khi đi ngang qua chỗ giao nhau giữa đường sắt và đường bộ có rào chắn hay không có rào chắn, nơi có lắp đặt các báo hiệu hay không có các báo hiệu, chúng ta cần quan sát thật kĩ mới đi qua để đảm bảo an toàn.
- Gọi HS đọc lại nội dung ghi nhớ.
- HS nêu ý kiến.
- Lắng nghe.
- HS đọc truyện.
- HS tự trả lời các câu hỏi.
Câu 1: Đường tắt về nhà sẽ nhanh hơn.
Câu 2: Có đường sắt cắt ngang qua.
Câu 3: Theo Hạnh như thế quá nguy hiểm.
- Một số HS trả lời, cả lớp bổ sung ý kiến.
- HS thảo luận nhóm đôi, 2 HS trả lời theo hình thức hỏi đáp.
Câu 4: Khi đi qua chỗ giao nhau giữa đường bộ và đường sắt, chúng ta phải chú ý quan sát như thế mới đảm bảo an toàn.
- Một số HS đọc lại kết luận.
- 1 HS đọc.
- HS thực hiện theo yêu cầu của GV.
+ Hình 1: Hành động không nên làm. Bạn HS trong hình đang đứng giữa đường ray đùa giỡn khi tàu đang đến gần như vậy rất nguy hiểm.
+ Hình 2: Hành động không nên làm. Mọi người đứng quá gần rào chắn khi đoàn tàu đi ngang như vậy rất nguy hiểm.
- Cách đường ray ít nhất 5 mét.
- Cách rào chắn ít nhất 1 mét.
+ Hình 3: Hành động không nên làm. Hai bạn nhỏ đang cố băng qua rào chắn khi đoàn tàu đang đến và rào chắn đang từ từ hạ xuống như vậy rất nguy hiểm.
+ Hình 4: Hành động không nên làm. Các bạn học sinh cười nói đi ngang đường ray, không chú ý đoàn tàu đang đến như vậy rất nguy hiểm.
- HS nhắc lại.
- HS đọc yêu cầu.
- Thảo luận nhóm đôi theo hình thức hỏi đáp.
- Lắng nghe, nhận xét, bổ sung.
- HS đọc yêu cầu.
- Thảo luận nhóm đôi theo hình thức hỏi đáp.
- Lắng nghe, nhận xét, bổ sung.
- 2 – 3 HS đọc ghi nhớ
Văn hóa giao thông:
Bài 4: GIÚP ĐỠ NGƯỜI KHUYẾT TẬT,NGƯỜI GIÀ,
TRẺ NHỎ KHI ĐI ĐƯỜNG
I.Mục tiêu:
- Học sinh biết giúp đỡ người khuyết tật, người già, trẻ nhỏ khi đi đường là thể hiện nếp sống văn minh,biết được sự yêu thương chân tình đối với mọi người.
- Học sinh biết khi tham gia giao thông gặp người khuyết tật, người già, trẻ nhỏ em cần giúp đỡ họ để đề phòng tai nạn giao thông .
- Có hành động ân cần, nhẹ nhàng khi giúp đỡ người khuyết tật, người già, trẻ nhỏ .Nhắc nhở các bạn và người thân cùng thực hiện .
II. Chuẩn bị:
GV : Tranh ảnh trong SGK .
HS: Sách văn hóa giao thông lớp 4
III. Hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Hoạt động cơ bản : (10 p)
- 1 HS đọc nội dung câu chuyện Qua đường cùng nhau.
- Cho HS thảo luận nhóm đôi, trả lời các câu hỏi:
- Trên đường đi học về,Thảo và Minh đã nhìn thấy ai?
-Vì sao bạn gái đeo kính râm,tay cầm gậy dò đường , chần chừ không băng qua đường?
-Thảo và Minh đã làm gì để giúp đỡ bạn gái bị khiếm thị ?
-Em có nhận xét gì về hành động của Thảo và Minh ?
- Bạn nào đã từng giúp đỡ người khuyết tật khi tham gia giao thông ?
- Gv chốt ý : Giúp đỡ người khuyết tật đi đường là thể hiện tình yêu thương chân thành .
2. Hoạt động thực hành :Bày tỏ ý kiến (7 p)
- HS quan sát một số hình ảnh giáo viên đưa ra và bày tỏ ý kiến bằng cách đưa thẻ có mặt cười đối với hình ảnh các bạn có hành động đúng và thẻ có mặt khóc đối với hình ảnh các bạn có hành động sai .
- GV yêu cầu 1HS lên bảng gắn thẻ mình chọn bên cạnh hình ảnh giáo viên đưa ra và trình bày ý kiến của mình trước việc làm của các bạn nhỏ trong tranh.
- GV chốt ý : Khi tham gia giao thông chúng ta cần giúp đỡ người già ,trẻ nhỏ,người khuyết tật là thể hiện nếp sống văn minh
3. . Hoạt động ứng dụng: (15 p)
a. Khi giúp đỡ người khác , em cần có thái độ và lời nói thế nào để người cần giúp đỡ vui vẻ nhận sự giúp đỡ của em?
b. Em hãy viết tiếp câu chuyện sau:
Buổi trưa trời nắng gay gắt.Một phụ nữ mang thai đang cố sức đẩy chiếc xe đạp có chở một thùng đồ nặng lên cầu. Mồ hôi trên lưng áo chị ướt đẫm , chị dừng lại lấy tay áo lau mồ hôi trên trán .Vừa lúc đó Tuyền và Phượng cũng vừa đạp xe tới
4. Củng cố : (3 p)
GV chốt ý: Khi tham gia giao thông,thấy người gặp khó khăn ,em cần làm gì ?
- Khi giúp đỡ người khác em cần có lời nói và thái độ như thế nào ?
- HS thảo luận nhóm đôi.
- Một số nhóm trình bày trước lớp.
- Nhóm khác nhận xét.
Giúp người khuyết tật đi đường
Là em đã biết yêu thương chân tình.
- HS quan sát tranh và bày tỏ ý kiến của mình
- Cả lớp theo dõi ,lắng nghe và nhận xét
- HS nêu
- HS thảo luận nhóm đôi viết tiếp câu chuyện.
- 2 Nhóm đóng vai .
- Các nhóm khác nhận xét cách xử lý tình huống của nhóm bạn , chú ý đến lời nói, thái độ của các bạn .
-HS trả lời
Em người lịch sự ,văn minh
Gặp ai gian khó tận tình giúp ngay.
Văn hóa giao thông:
Bài 5: GIỮ GÌN XE ĐẠP SẠCH, ĐẸP
I.Mục tiêu:
- Học sinh biết thế nào là giữ gìn xe đạp sạch đẹp.
- Biết một số việc cần làm để giữ gìn xe đạp sạch đẹp.
- Yêu quý chiếc xe đạp; thực hiện tốt các việc cần làm để giữ gìn xe đạp sạch đẹp .Nhắc nhở các bạn và người thân cùng thực hiện .
II. Chuẩn bị:
-GV : Tranh ảnh trong SGK và 2 chiếc xe đạp .
-HS: Sách văn hóa giao thông lớp 4
III. Hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1/ Hoạt động1: trải nghiệm: (15 p)
GV nêu các câu hỏi để HS trả lời cá nhân.
- Em nào đã biết đi xe đạp ?
- Trong lớp, bạn nào tự đi xe đạp đến trường?
- Em có yêu quí chiếc xe đạp của mình không ?
- Vậy chúng ta cần làm gì để giữ gìn xe đạp sạch, đẹp? Chúng ta cùng tìm hiểu qua bài học hôm nay.
- 1 HS đọc nội dung câu chuyện “Người bạn” đồng hành.
- Cho HS thảo luận nhóm đôi, trả lời các câu hỏi:
Câu 1: Lên lớp 4, Tuấn và Tú được ba mẹ tặng món quà gì?
Câu 2: Sau vài tháng sử dụng, xe đạp của Tú thế nào?
Câu 3: Tại sao sau mấy tháng sử dụng mà xe đạp của Tuấn vẫn còn mới?
+ Qua câu chuyện, em học hỏi được điều gì ở bạn Tuấn?
- Nhận xét, tuyên dương.
*GV Kết luận:
- Xe đạp là bạn đồng hành giúp em đến trường , vậy chúng ta cần giữ gìn xe đạp sạch, đẹp.
Hoạt động 2: Bày tỏ ý kiến (7 p)
- HS quan sát tranh
+ Nêu ý kiến của em về việc làm của các bạn trong tranh?
+ Theo em, việc làm nào nên? Việc làm nào không nên?
+ Em cần làm gì để giữ gìn xe đạp sạch đẹp, an toàn?
Hoạt động 3: Xử lý tình huống (10 p)
* Tình huống: Chiều nay, Quỳnh đến chở Linh ra công viên chơi đá cầu cùng các bạn. Khi Linh ngồi lê, Quỳnh thấy xe đạp rất nặng và không chạy nhanh như mọi ngày. Quỳnh nhìn xuống thì thấy bánh xe bị xẹp. Quỳnh bảo Linh xuống xe để tìm chỗ bơm. Nhưng thật không may là xung quanh không có tiệm sửa xe nào cả. Linh bảo bạn: “ Không sao đâu, cứ chạy đi quỳnh! Trễ rồi, các bạn đang đợi đó”
+ Theo em, Quỳnh có nên làm theo lời Linh không? Tại sao?
* GV tuyên dương các nhóm thực hiện tốt.
*Hoạt đông 4: HĐ ỨNG DỤNG: (5 p)
+ Em và người thân trong gia đình đã giữ gìn xe đạp như thế nào?
+ Trong lớp chúng ta, em thấy bạn nào có chiếc xe đạp sạch đẹp, an toàn?
Hoạt động 5. Củng cố, dặn dò: (2 p)
- GV cùng HS hệ thống bài học
-GV dặn dò, nhận xét tiết học
- Bài sau: Va chạm xe đạp
-HS trả lời
- 1 HS đọc, lớp đọc thầm.
- Các nhóm thảo luận
- Một số nhóm trình bày trước lớp
Câu 1: Lên lớp 4, Tuấn và Tú được ba mẹ tặng cho một chiếc xe đạp.
Câu 2: Sau vài tháng sử dụng, xe đạp của Tú không còn mới như trước nữa. Lớp sơn trầy xước, dè xe móp méo, bánh xe dính bùn đất, khi đạp phát ra tiếng kêu.
Câu 3: Sau mấy tháng sử dụng mà xe đạp của Tuấn vẫn còn mới vì Tuấn xem chiếc xe như người bạn đồng hành. Thường xuyên lau chùi và kiểm tra sửa chữa khi bị trục trặc.
- HS trả lời
*HS Kết luận: Hãy luôn giữ gìn xe đạp sạch đẹp, an toàn
- Thảo luận nhóm đôi, đóng vai, xử lí tình huống.
- Các nhóm nhận xét, bổ sung
Văn hóa giao thông:
Bài 6: VA CHẠM XE ĐẠP
I. MỤC TIÊU:
- HS ứng xử lịch sự, nói năng hòa nhã khi va chạm xe đạp.
- HS biết cách ứng xử khi xảy ra va chạm giao thông.
- HS thực hiện và nhắc nhở bạn bè, người thân nói năng hòa nhã, ứng xử lịch sự cư xử đúng mực khi va chạm xe đạp.
II. CHUẨN BỊ:
- Tranh ảnh về các nguyên nhân có thể dẫn tới va chạm xe đạp.
- Các tranh ảnh trong sách Văn hóa giao thông dành cho học sinh lớp 4
- Sách Văn hóa giao thông dành cho học sinh lớp 4.
- Đồ dùng học tập sử dụng cho giờ học theo sự phân công của GV.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Hoạt động trải nghiệm: (5 p)
- GV nêu câu hỏi cho HS hồi tưởng và chia sẻ những trải nghiệm của bản thân về các tình huống va chạm xe đạp.
+ Trong lớp chúng ta những bạn nào đã đi xe đạp?
+ Em đã từng va chạm xe đạp chưa?
Nguyên nhân vì sao?
+ Khi va chạm xe đạp, em đã nói năng và ứng xử như thế nào?
2. Hoạt động cơ bản: Đọc và tìm hiểu câu chuyện: (10 p)
- Gọi 2 HS đọc câu chuyện “Chuyện nhỏ đừng để thành to” (SGK trang 24-25)
+ Đường hẻm vào nhà Thành như thế nào?
- Nhận xét
- Yêu cầu hs thảo luận nhóm đôi trả lời câu hỏi sau: Vì sao bạn trai va vào xe đạp của Thành?
+ Khi hai bạn ngã xuống chuyện gì đã xảy ra?
+ Theo em, cách cư xử của Thành và bạn trai kia có đúng không? Vì sao?
3. Hoạt động bày tỏ ý kiến: (12 p)
- Sau khi tìm hiểu về câu chuyện, hs sẽ qua hoạt động bày tỏ ý kiến để nêu ý kiến cá nhân về các tình huống.
+ Nếu em là bạn trai đi xe đạp trong câu chuyện “Chuyện nhỏ đừng để thành to”, em sẽ nói gì, làm gì và thái độ ra sao với Thành?
+ Nếu em là Thành trong câu chuyện “Chuyện nhỏ đừng để thành to’”, em sẽ ứng xử thế nào cho lịch sự?
- GV tổ chức cho hs tham gia trò chơi “Ai nhanh,ai đúng”
+ GV phổ biến luật chơi: Cô có 4 bức tranh tương ứng với 4 tình huống. Sau khi các em quan sát kĩ các bức tranh thì giơ thẻ đúng sai về cách xử lí các tình huống trong từng bức tranh.
+ GV lần lượt cho hs xem kĩ các bức tranh và giơ thẻ
- GV nhận xét, kết luận: Khi va chạm xe đạp vào nhau, em cần phải ứng xử lịch sự, nói năng hòa nhã.
- Mở rộng: Không chỉ khi va chạm xe đạp mà ngay cả trong cuộc sống, trong trường học, khi chúng ta lỡ va chạm vào một người khác, chúng ta cần nói năng lịch sự, chân thành, xử sự đúng mực.
4. Hoạt động ứng dụng: (10 p)
- GV chia lớp thành 4 nhóm, đưa ra tình huống trong SG. Yêu cầu 4 nhóm đóng vai và đưa ra ý kiến để giúp bạn Bảo.
- GV nhận xét về các cách giải quyết của các nhóm.
5. Củng cố - Dặn dò: (2 p)
- Khi va chạm xe đạp, em cần phải cư xử như thế nào?
- Nhận xét tiết học
- Dặn dò hs khi lỡ va chạm xe đạp cần ứng xử lịch sự, nói năng hòa nhã.
- HS hồi tưởng và chia sẻ những trải nghiệm của bản thân.
+ HS giơ tay
+ HS kể lại các câu chuyện của mình
+ HS trả lời theo ý kiến cá nhân
- Đường hẻm vào nhà Thành quá hẹp
- HS thảo luận, đại diện nhóm trả lời:
Khi xe Thành chạy đến, bạn trai không thắng lại mà lách sang phải, đường hẻm quá hẹp nên hai tay lái vướng vào nhau.
+ Cánh tay phải của Thành bị trầy xước, tay áo bị rách và hai bạn đã cãi nhau.
+ HS trả lời theo ý kiến cá nhân
- 2- 4 HS trả lời
- 2- 4 HS trả lời
- HS lắng nghe
- Các nhóm đóng vai, nêu ý kiến, nhận xét.
- Khi va chạm xe đạp, ta cần phải ứng xử lịch sự, nói năng hòa nhã.
- HS lắng nghe
Văn hóa giao thông:
Bài 7: KHI NHÌN THẤY CÓ NGƯỜI QUA ĐƯỜNG SẮT TRONG KHI XE LỬA SẮP TỚI
I. MỤC TIÊU:
- HS thực hiện việc giúp đỡ những người đang ở xung quanh đường ray tránh đi khi xe lửa sắp đến bằng nhiều cách: báo họ rời đi, giúp họ nhanh chóng rời khỏi đường ray,
- HS biết tìm cách báo hiệu cho người đang chuẩn bị qua đường ray khi xe lửa sắp đến để rời đi an toàn.
- HS biết nhắc nhở mọi người giúp đỡ những người xung quanh đường ray tránh xa, rời đi nơi khác khi xe lửa sắp đến.
II. CHUẨN BỊ:
GV:- Các tranh ảnh trong sách Văn hóa giao thông dành cho học sinh lớp 4
HS:- Sách Văn hóa giao thông dành cho học sinh lớp 4.
- Đồ dùng học tập sử dụng cho giờ học theo sự phân công của GV.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Hoạt động trải nghiệm
- GV nêu câu hỏi cho HS hồi tưởng và chia sẻ những trải nghiệm của bản thân về các tình huống khi nhìn thấy có người qua đường sắt trong khi xe lửa sắp tới.
+ Cô đố các em xe lửa là xe gì?
+ Em đã thấy xe lửa chưa?
+ Em nào đã được đi xe lửa rồi nào?
+ Em đã bao giờ thấy tai nạn đường sắt chưa? Tai nạn đó xảy ra như thế nào?
2. Hoạt động cơ bản: Đọc và tìm hiểu câu chuyện
- Gọi 2 HS đọc câu chuyện “Chuyện nhỏ đừng để thành to” (SGK trang 28-29)
+ Hạnh và Hùng đã đi đâu và thấy những gì?
- Nhận xét
+ Khi nhìn thấy một người đang đạp xe thật nhanh về phía đường ray, trong lúc xe lửa sắp đến, Hạnh cảm thấy thế nào?
+ Hùng và Hạnh đã làm gì để giúp bác ấy?
+ Việc làm của Hùng và Hạnh đã đem lại kết quả gì?
3. Hoạt động bày tỏ ý kiến
- Sau khi tìm hiểu về câu chuyện, hs sẽ qua hoạt động bày tỏ ý kiến tìm hiểu về 3 tình huống để hs giải quyết các tình huống đó.
+ Tình huống 1: Hai bạn gái đang chơi trên đường ray lúc xe lửa đang chạy tới.
+ Tình huống 2: Một bà cụ đang đi qua đường ray xe lửa và không biết xe lửa đang chạy tới gần.
+ Tình huống 3: 3 Bạn trai đang chơi thả diều khi xe lửa đang chạy tới.
- Yêu cầu học sinh thảo luận nhóm 4, đưa ra các cách xử lí tình huống phù hợp
+ Khi nhìn thấy có người muốn băng qua đường sắt lúc xe lửa sắp đến, chúng ta phải làm gì?
- GV nhận xét, kết luận: Khi thấy người đang qua đường ray, lúc xe lửa sắp đến chúng ta phải nhanh chóng báo cho người đó biết để rời đi khỏi đường ra hoặc dừng lại đúng lúc, nhằm đảm bảo an toàn tính mạng cho mình và cho người khác.
- Gọi hs đọc lại các câu thơ trong SGK
4. Hoạt động đóng vai
- GV chia lớp thành 4 nhóm, đưa ra tình huống trong SGK, Yêu cầu 4 nhóm đóng vai và đưa ra ý kiến để giúp Tâm và Bích..
- GV nhận xét về các cách giải quyết của các nhóm.
5. Củng cố - Dặn dò
- Khi nhìn thấy có người muốn băng qua đường sắt lúc xe lửa sắp đến, chúng ta phải làm gì?
- Nhận xét tiết học
- Dặn dò hs chú ý đảm bảo an toàn cho chính bản thân mình và người khác khi thấy xe lửa đang tới.
- HS hồi tưởng và chia sẻ những trải nghiệm của bản thân.
+ Xe lửa là tàu lửa
+ HS giơ tay
+ HS trả lời
+ HS chia sẻ về các tai nạn đường sắt mà các em thấy (có thể trên sách báo, ti vi, hoặc thực tế)
- Hạnh và Hùng đi mua quà sinh nhật tặng Quốc. Hai bạn thấy một người đang đạp xe thật nhanh về phía đường ray khi có xe lửa đang tới.
+ Hạnh hốt hoảng
+ Hai bạn chạy thật nhanh đến gần, cố sức la to: “Xe lửa, xe lửa đến bác ơi!”
Bác nghe thấy tiếng gọi lớn, liền giật mình dừng lại
+ Giúp bác ấy dừng lại đúng lúc để tránh tai nạn xảy ra.
- HS lắng nghe
- Đại diện các nhóm trình
- HS trả lời theo ý kiến cá nhân
- Thấy người đang qua đường ray
Xe lửa sắp đến chẳng hay biết gì
Hãy mau giúp đỡ tức thì
Báo cho người ấy rời đi an toàn
- Các nhóm đóng vai
- HS lắng nghe
- Ta nên báo cho người đó biết dừng lại để đảm bảo an toàn.
Văn hóa giao thông:
Bài 8: ĐỂ XE ĐẠP ĐÚNG NƠI QUY ĐỊNH
I. Mục tiêu:
- Biết được để xe đúng nơi quy định, sắp xếp xe gọn gàng giúp cho việc lưu thông dễ dàng hơn và góp phần làm cho cuộc sống thêm đẹp.
- Thực hiện để xe đúng quy định, sắp xếp xe gọn gàng, hợp lí.
- Tự giác thực hiện và nhắc nhở mọi người để xe đạp đúng nơi quy định, sắp xếp xe gọn gàng, hợp lí.
- Yêu quý, giữ gìn xe đạp của mình.
II. Chuẩn bị:
GV : Tranh ảnh trong SGK và sưu tầm thêm.
HS: Sách văn hóa giao thông lớp 4
III. Hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
I.. Ôn định:
II. Bài mới:
1. Hoạt động trải nghiệm:
- Trong lớp, bạn nào tự đi lại bằng xe đạp?
- Khi đến trường, em để xe ở đâu?
- Khi đến nhà bạn, em để xe ở đâu?
- Khi đến cửa hàng, em để xe ở đâu?
- Giới thiệu bài: Xe đạp là phương tiện đi lại quen thuộc của chúng ta, vậy khi đi đến nơi, chúng ta phải để xe ở đâu? Và để như thế nào? Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu qua bài học: ĐỂ XE ĐẠP ĐÚNG NƠI QUY ĐỊNH
2. . Hoạt động cơ bản:
Phân tích truyện: Phải để xe gọn gàng
- Yêu cầu HS đọc nội dung câu chuyện.
- Cho HS thảo luận nhóm đôi, trả lời các câu hỏi:
Câu 1: Các bạn đã để xe đạp trước nhà Toàn như thế nào?
Câu 2: Tại sao người đi bộ không thể đi trên lề đường được?
Câu 3: Anh Toàn đã hướng dẫn các bạn sắp xếp xe như thế nào?
Câu 4: Nhờ anh của Toàn hướng dẫn, xe cộ đã được sắp xếp như thế nào?
+ Qua câu chuyện, em học hỏi được điều gì?
- Nhận xét, tuyên dương.
*GV Kết luận:
+ Chúng ta phải để xe đúng quy định. Nơi có nhà xe,chúng ta phải để trong nhà xe. Nơi không có nhà xe, để sát một bên đường, bên cửa, không chắn lối đi
+ Khi để xe, phải để gọn gàng, ngay hàng, thẳng lối.
* GV chốt ý:
Xe cộ sắp xếp gọn gàng
Đúng nơi, đúng chỗ dễ dàng lưu thông
3. Hoạt động thực hành
- Gv đưa từng tranh
- Tranh 1
+ H: Em nên để thế nào cho đúng?
+ Nhận xét, tuyên dương, chốt: ta nên để xe hai bên cửa để không ảnh hưởng lối đi.
- Tranh 2
- Tranh 3
+ H: Để xe như tranh 2, tranh 3 sẽ đem lại lợi ích như thế nào?
- Tranh 4
+ H: Em nên để thế nào cho đúng?
+ Nhận xét, tuyên dương, chốt: Ta nên đưa xe lên lề đường, xếp gọn gàng vào 1 vị trí.
- Tranh 5
+ H: Em nên để thế nào cho đúng?
+ Nhận xét, tuyên dương, chốt: ta nên xếp xe ngay hàng thẳng lối hai bên lối ra vào cửa hàng.
- Tranh 6
+ H: Em nên để thế nào cho đúng?
+ Nhận xét, tuyên dương, chốt: Không được để xe ở nơi trái quy định.
- H: Qua các tranh trên, em nhận thấy phải để xe đạp như thế nào?
- H: Để xe đạp gọn gàng, ngăn nắp đem lại lợi ích gì?
* GV Kết luận:
+ Phải để xe gọn gàng, ngăn nắp, đúng nơi quy định, không làm ảnh hưởng lối đi lại của mọi người.
+Để xe gọn gàng là góp phần làm khung cảnh xung quanh thêm đẹp và bảo quản xe tốt hơn.
4. Hoạt động ứng dụng
( thay tình huống trong sách bằng tình huống thực tế khác)
* Tình huống: Tuấn chở Lan đến trường bằng xe đạp. Khi đến trường, Tuấn để xe nằm trên phần sân ngay cạnh lớp học. Thấy lạ, Lan bèn hỏi:
- Sao bạn lại để xe thế này?
- Xe mình hỏng chân chống, không đứng được?
- Nhưng sao bạn lại để xe ở ngay lớp thế này?
- Để đây cho tiện, lúc về ra lấy cho nhanh ra nhà xe xa lắm.
Nếu em là Lan, em sẽ làm gì?
- Nhận xét, tuyên dương, chốt: Khi đến trường, các em cần để xe trong nhà xe. Sắp xếp xe gọn gàng, ngăn nắp để quang cảnh trong trường thêm đẹp, xe đạp của em được giữa gìn, bảo quản cẩn thận hơn.
GHI NHỚ:
Dù em đi học, đi chơi
Để xe đúng chỗ đúng nơi, gọn gàng
III. Củng cố, dặn dò
- Nhận xét tiết học
- Bài sau: Không ném đất, đá ra đường giao thông
- HS đưa tay
- HS trả lời theo thực tế của bản thân
- Lắng nghe
- 1, 2 HS đọc, lớp đọc thầm.
- Các
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- VAN HOA GIAO THONG_12417351.docx