Giáo án địa 11 - Thực hành: Tìm hiểu những cơ hội và thách thức của toàn cầu hoá đối với các nước đang phát triển

1. Câu nào dưới đây không chính xác:

A. Toàn cầu hoá đem đến nhiều cơ hội cho các nước đang phát triển.

B. Toàn cầu hoá tạo nên nhiều thách thức lớn cho các nước đang phát triển.

C. Toàn cầu hoá chỉ tạo cơ hội đón đầu các công nghệ hiện đại cho các nước phát triển.

D. Trong bối cảnh toàn cầu hoá, khoa học và công nghệ đã có tác động sâu sắc đến mọi mặt đời sống kinh tế thế giới.

2. Động lực chính của sự phát triển của kinh tế thế giới trong những thập kỉ đầu thế kỉ 21 là:

A. Những thành tựu về khoa học kĩ thuật.

B. Những thành tựu về di truyền học.

C. Những thành tựu về khoa học công nghệ.

D. Những thành tựu vượt bậc về y học.

3. Phát triển bền vững đã trở thành mối quan tâm hàng đầu của cộng đồng quốc tế biểu hiện ở:

A. Việc kí kết hàng loạt các hợp đồng kinh tế quốc tế.

B. Việc dần thay thế sự phát triển các ngành truyền thống bằng các ngành công nghệ cao.

C. Việc kí kết hàng loạt thoả thuận quốc tế về môi trường.

D. Việc chú trọng phát triển các ngành có hàm lượng chất xám cao.

4. Cuộc khủng hoảng kinh tế – tài chính ở Châu Á xảy ra vào cuối thế kỉ XX:

A. Chỉ ảnh hưởng đến các nước trong khu vực.

B. Ảnh hưởng đến Châu Á và một vài nước lân cận.

C. Ảnh hưởng đến toàn bộ nền kinh tế thế giới.

D. Không ảnh hưởng gì đến sự phát triển kinh tế thế giới.

5. Toàn cầu hoá gây áp lực nặng nề đối với tự nhiên vì:

A. Tài nguyên thiên nhiên bị khai thác triệt để hơn.

B. Hàng rào thuế quan giữa các nước bị bãi bỏ.

C. Các ngành điện tử – tin học, công nghệ sinh học ngày càng phát triển.

D. Công nghệ hiện đại được áp dụng vào quá trình phát triển kinh tế - xã hội.

 

docx3 trang | Chia sẻ: netpro | Lượt xem: 20095 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án địa 11 - Thực hành: Tìm hiểu những cơ hội và thách thức của toàn cầu hoá đối với các nước đang phát triển, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 4 – Bài 4 Thực hành TÌM HIỂU NHỮNG CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC CỦA TOÀN CẦU HOÁ ĐỐI VỚI CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN I. MỤC TIÊU Sau bài thực hành, HS cần: 1. Kiến thức Hiểu được những cơ hội và thách thức của toàn cầu hoá đối với các nước đang phát triển. 2. Kĩ năng Thu thập và xử lí thông tin, thảo luận nhóm và viết báo cáo về một số vấn đề mang tính toàn cầu. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC - Một số ảnh về việc áp dụng thành tựu khoa học và công nghệ hiện đại vào sản xuất, quản lí, kinh doanh. - Đề cương báo cáo (phóng to). III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Kiểm tra bài cũ: 05 phút Câu 1, câu 2 SGK trang 16 Bài mới: 27 phút Cơ hội và thách thức đối với các nước đang phát triển cũng chính là của Việt Nam. Vì vậy, nghiên cứu bài thực hành này chúng ta sẽ có thêm kiến thức, hiểu rõ hơn những khó khăn Việt Nam sẽ phải đối mặt trong bối cảnh toàn cầu hoá để sau này xây dựng đất nước. HĐ 1: Nhóm Tìm hiểu những cơ hội và thách thức của toàn cầu hoá đối với các nước đang phát triển. Bước 1: - GV nêu lên mục đích yêu cầu của tiết thực hành. - GV giới thiệu khái quát: Mỗi ô kiến thức trong SGK là nội dung về một cơ hội và thách thức của toàn cầu đối với các nước đang phát triển. Bước 2: - HS đọc các ô kiến thức trong SGK, dựa vào các tài liệu tham khảo và kiến thức đã học để rút ra kết luận về các đặc điểm của nền kinh tế thế giới. - Các kết luận phải được diễn đạt rõ ràng, đúng, đủ nội dung mà ô kiến thức đề cập đến. - Sắp xếp các kết luận theo thứ tự của các ô kiến thức. VD: + Kết luận 1 (sau ô 1): + Kết luận 2 (sau ô 2): - Kết luận chung: + Các cơ hội của toàn cầu hoá đối với các nước đang phát triển: + Các thách thức của toàn cầu hoá đối với các nước đang phát triển: HĐ 2: Trình bày báo cáo. Bước 1: Các nhóm trình bày kết quả thảo luận thành báo cáo có chủ đề: “Những cơ hội và thách thức của toàn cầu hoá đối với các nước đang phát triển”. Bước 2: Các nhóm khác bổ sung, góp ý. GV chuẩn kiến thức. IV. ĐÁNH GIÁ 10 phút 1. Câu nào dưới đây không chính xác: A. Toàn cầu hoá đem đến nhiều cơ hội cho các nước đang phát triển. B. Toàn cầu hoá tạo nên nhiều thách thức lớn cho các nước đang phát triển. C. Toàn cầu hoá chỉ tạo cơ hội đón đầu các công nghệ hiện đại cho các nước phát triển. D. Trong bối cảnh toàn cầu hoá, khoa học và công nghệ đã có tác động sâu sắc đến mọi mặt đời sống kinh tế thế giới. 2. Động lực chính của sự phát triển của kinh tế thế giới trong những thập kỉ đầu thế kỉ 21 là: A. Những thành tựu về khoa học kĩ thuật. B. Những thành tựu về di truyền học. C. Những thành tựu về khoa học công nghệ. D. Những thành tựu vượt bậc về y học. 3. Phát triển bền vững đã trở thành mối quan tâm hàng đầu của cộng đồng quốc tế biểu hiện ở: A. Việc kí kết hàng loạt các hợp đồng kinh tế quốc tế. B. Việc dần thay thế sự phát triển các ngành truyền thống bằng các ngành công nghệ cao. C. Việc kí kết hàng loạt thoả thuận quốc tế về môi trường. D. Việc chú trọng phát triển các ngành có hàm lượng chất xám cao. 4. Cuộc khủng hoảng kinh tế – tài chính ở Châu Á xảy ra vào cuối thế kỉ XX: A. Chỉ ảnh hưởng đến các nước trong khu vực. B. Ảnh hưởng đến Châu Á và một vài nước lân cận. C. Ảnh hưởng đến toàn bộ nền kinh tế thế giới. D. Không ảnh hưởng gì đến sự phát triển kinh tế thế giới. 5. Toàn cầu hoá gây áp lực nặng nề đối với tự nhiên vì: A. Tài nguyên thiên nhiên bị khai thác triệt để hơn. B. Hàng rào thuế quan giữa các nước bị bãi bỏ. C. Các ngành điện tử – tin học, công nghệ sinh học ngày càng phát triển. D. Công nghệ hiện đại được áp dụng vào quá trình phát triển kinh tế - xã hội. V. HOẠT ĐỘNG NỐI TIẾP 03 phút HS về nhà hoàn thành bài báo cáo hoàn chỉnh từ 150 – 200 từ, với tiêu đề: “Một số đặc điểm của nền kinh tế thế giới”.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxGiáo án Địa 11 bài Thực hành TÌM HIỂU NHỮNG CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC CỦA TOÀN CẦU HOÁ ĐỐI VỚI CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN.docx
Tài liệu liên quan