Giáo án Địa 11 - Xu hướng toàn cầu hóa, khu vực hóa kinh tế

I. Xu hướng toàn cầu hoá kinh tế. 18 phút

 

1. Biểu hiện

- Thương mại thế giới phát triển mạnh.

- Đầu tư nước ngoài tăng nhanh.

- Thị trường tài chính quốc tế mở rộng.

- Các công ti xuyên quốc gia có vai trò ngày càng lớn.

 

 

2. Hệ quả

- Thúc đẩy sản xuất phát triển và tăng trưởng kinh tế toàn cầu.

- Đẩy nhanh đầu tư và khai thác triệt để khoa học công nghệ, tăng cường sự hợp tác quốc tế.

- Làm gia tăng nhanh chóng khoảng cách giàu nghèo trong từng quốc gia và giữa các nước.

 

 

 

docx3 trang | Chia sẻ: netpro | Lượt xem: 37640 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Địa 11 - Xu hướng toàn cầu hóa, khu vực hóa kinh tế, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: Tiết 2 – Bài 2 XU HƯỚNG TOÀN CẦU HOÁ, KHU VỰC HOÁ KINH TẾ I. MỤC TIÊU Sau bài học, HS cần: 1. Kiến thức - Trình bày được các biểu hiện của toàn cầu hoá, khu vực hóa và hệ quả của toàn cầu hoá, khu vực hoá. - Biết lí do hình thành tổ chức liên kết kinh tế khu vực và đặc điểm của một số tổ chức liên kết kinh tế khu vực 2. Kĩ năng - Sử dụng bản đồ thế giới để nhận biết lãnh thổ của một số liên kết kinh tế khu vực. - Phân tích bảng 2 để nhận biết các nước thành viên quy mô về số dân, GDP của một số tổ chức liên kết kinh tế khu vực. 3. Thái độ Nhận thức được tính tất yếu của toàn cầu hoá, khu vực hoá. Từ đó xác định trách nhiệm của bản thân trong sự đóng góp vào việc thực hiện các nhiệm vụ kinh tế, xã hội tại địa phương. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC - Bản đồ các nước trên thế giới - Lược đồ các tổ chức liên kết kinh tế thế giới, khu vực. III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC - Kiểm tra bài cũ: 05 phút Câu 1, 2 trong SGK. Bài mới: 33 phút GV hỏi: Các công ti Honda, Coca cola, Nokia, Shap, Sam sung,... thực chất là của nước nào mà hầu như có mặt trên toàn thế giới? GV khẳng định đó là một dấu hiệu của toàn cầu hoá. GV hỏi tiếp: Vậy toàn cầu hoá là gì? Đặc trưng của toàn cầu hoá? Toàn cầu hoá và khu vực hoá có gì khác nhau? Hoạt động của GV và HS Nội dung chính HĐ 1: Nhóm Bước 1: GV nêu các tác động của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại trên phạm vi toàn cầu, làm rõ nguyên nhân của toàn cầu hoá kinh tế. Sau đó hướng HS vào các biểu hiện của toàn cầu hoá kinh tế. Bước 2: GV chia lớp thành 4 nhóm, mỗi nhóm nghiên cứu và trình bày một biểu hiện của toàn cầu hoá. - Đại diện các nhóm trình bày. GV kết luận, liên hệ với Việt Nam. Bước 3: Yêu cầu HS trả lời các câu hỏi: - Đối với các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam, toàn cầu hoá là cơ hội hay thách thức? (SGV – Tr.21). - Nêu và phân tích mặt tích cực và tiêu cực của toàn cầu hoá? (Hệ quả). Chuyển ý: Xu hướng toàn cầu hoá và khu vực hoá kinh tế thế giới đang tồn tại song song. Chúng có mối quan hệ với nhau như thế nào? HĐ 2: Cả lớp Bước 1: HS tìm các nước thành viên của một số tổ chức liên kết kinh tế khu vực trên bản đồ và dựa vào bảng 2 SGK để so sánh quy mô về dân số, GDP của các khối. Bước 2: HS trả lời câu hỏi: Nguyên nhân xuất hiện các tổ chức liên kết kinh tế khu vực. Nêu ví dụ. Bước 3: GV khái quát các ý kiến của HS thành khái niệm “khu vực hoá kinh tế”. Khu vực hoá được hiểu là một quá trình diễn ra những liên kết về nhiều mặt giữa các quốc gia nằm trong một khu vực địa lí, nhằm tối ưu hoá những lợi ích chung trong nội bộ khu vực và tối đa hoá sức cạnh tranh đối với các đối tác bên ngoài khu vực. Bước 4: HS trả lời các câu hỏi sau: - Khu vực hoá có những mặt tích cực nào và đặt ra những thách thức gì cho mỗi quốc gia? - Khu vực hoá và toàn cầu hoá có mối liên hệ như thế nào? - Liên hệ với Việt Nam trong mối quan hệ kinh tế với các nước ASEAN hiện nay. I. Xu hướng toàn cầu hoá kinh tế. 18 phút 1. Biểu hiện - Thương mại thế giới phát triển mạnh. - Đầu tư nước ngoài tăng nhanh. - Thị trường tài chính quốc tế mở rộng. - Các công ti xuyên quốc gia có vai trò ngày càng lớn. 2. Hệ quả - Thúc đẩy sản xuất phát triển và tăng trưởng kinh tế toàn cầu. - Đẩy nhanh đầu tư và khai thác triệt để khoa học công nghệ, tăng cường sự hợp tác quốc tế. - Làm gia tăng nhanh chóng khoảng cách giàu nghèo trong từng quốc gia và giữa các nước. II. Xu hướng khu vực hoá kinh tế 15 phút 1. Các tổ chức liên kết kinh tế khu vực a. Nguyên nhân hình thành Do sự phát triển không đều và sức ép cạnh tranh trong khu vực và trên thế giới, các quốc gia có những nét tương đồng chung đã liên kết lại với nhau. b. Một số đặc điểm so sánh giữa các tổ chức liên kết kinh tế khu vực. - Tổ chức thành lập sớm nhất: EU; muộn nhất NAPTA. - Tổ chức có số thành viên đông nhất: EU; ít nhất NAPTA. - Tổ chức có số dân đông nhất: APEC; ít nhất MERCOSUR. - Tổ chức có GDP cao nhất: APEC; thấp nhất MERCOSUR. - Tổ chức có GDP/người cao nhất: NAPTA; thấp nhất ASEAN. 2. Hệ quả của khu vực hoá kinh tế a. Tích cực - Thúc đẩy sự tăng trưởngvà phát triển kinh tế. - Tăng cường tự do hoá thương mại, đầu tư dịch vụ. - Thúc đẩy quá trình mở cửa thị trường từng nước, tạo lập những thị trường khu vực rộng lớn, thúc đẩy quá trình toàn cầu hoá. b. Tiêu cực Đặt ra nhiều vấn đề: tự chủ về kinh tế, quyền lực quốc gia,... IV. ĐÁNH GIÁ 05 phút Nối các ý ở cột bên trái với cột bên phải cho đúng với quá trình toàn cầu hoá nền kinh tế thế giới: A. Biểu hiện B. Đặc điểm a. Thương mại thế giới phát triển mạnh b. Thúc đẩy sản xuất phát triển và tăng trưởng kinh tế toàn cầu c. Đầu tư nước ngoài tăng trưởng nhanh d. Khai thác triệt đẻkhoa học công nghệ e. Thị trương ftài chính quốc tế mở rộng f. Tăng cường sự hợp tác quốc tế g.Các công ti xuyên quốc gia có vai trò ngày càng lớn h. Gia tăng nhanh chóng khkoảng cách giàu nghèo V. HOẠT ĐỘNG NỐI TIẾP 02 phút HS trả lời các câu hỏi trong SGK.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxGiáo án Địa 11 bài Xu hướng toàn cầu hóa, khu vực hóa kinh tế.docx