Giáo án Địa lí 4 tuần 24: Thành phố Cần Thơ

- Giáo viên cho học sinh quan sát tranh về kinh tế

- Yêu cầu học sinh quan sát tranh và trả lời câu hỏi:

+ Hình 1: Tranh thể hiện nghành công nghiệp gì?

 Giáo viên nêu thêm: Vị trí trung tâm của vùng sản xuất nhiều lúa gạo, trái cây, thủy hải sản nhất cả nước tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm, các nghành công nghiệp sản xuất máy móc, thuốc, phân bón,.

+ Hình 2: Hình thức kinh tế gì?

 Giáo viên nêu thêm: Hình thức kinh tế này các loại hàng hóa được trao đổi đặc biệt là nơi tiêu thụ các loại nông sản.

 

docx7 trang | Chia sẻ: trang80 | Lượt xem: 714 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Địa lí 4 tuần 24: Thành phố Cần Thơ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường Tiểu học Võ Thị Sáu Lớp: 4G Giáo viên hướng dẫn: Trần Lệ Nhung Người soạn: Đoàn Thị Mỹ Huyền Tuần: 24 Ngày soạn:18/2/2017 Tiết: Ngày dạy: 02/03/2017 KẾ HOẠCH BÀI DẠY Thứ năm ngày 02 tháng 03 năm 2016 Địa lí Thành phố Cần Thơ Mục tiêu: Giúp học sinh: - Chỉ vị trí Cần Thơ trên bản đồ Việt Nam. - Vị trí của Cần Thơ có nhiều thuận lợi cho phát triển kinh tế. - Nêu những dẫn chứng thể hiện Cần Thơ là một trung tâm kinh tế, văn hóa, khoa học của đồng bằng Nam Bộ. Đồ dùng dạy học: - Giáo viên: Tài liệu điện tử: Tranh ảnh về Cần Thơ, các lược đồ, bản đồ. - Học sinh: Thẻ trắc nghiệm. Các hoạt động dạy học: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Kiến thức cần nhớ Ổn định - Hát Kiểm tra bài cũ - Tiết học Địa lí trước các em học bài gì? - Giáo viên gọi 1 học sinh lên bảng dựa vào lược đồ Thành phố Hồ Chí Minh: + Chỉ vị trí của Thành phố Hồ Chí Minh trên lược đồ và cho biết thành phố tiếp giáp với các tỉnh nào. - Gọi học sinh nhận xét. -Giáo viên nhận xét, tuyên dương. - Giáo viên yêu cầu học sinh lấy thẻ trắc nghiệm chọn: Đúng hay Sai? + Thành phố Hồ Chí Minh là trung tâm công nghiệp lớn nhất nước. + Thành phố Hồ Chí Minh nằm bên sông Sài Gòn. + Nét động đáo của Thành phố Hồ Chí Minh là chợ nổi trên sông. - Giáo viên nhận xét, tuyên dương. Bài mới Giới thiệu bài; - Cho học sinh quan sát tranh: Cầu Cần Thơ. Giới thiệu: Đây là cây cầu dây văng có nhịp chính dài nhất khu vực Đông Nam Bộ. Tên gọi là Cầu Cần Thơ ở thành phố Cần Thơ. Để biết thêm Thành phố Cần Thơ có vị trí thuận lợi như thế nào cho nền kinh tế, văn hóa, khoa học và du lịch, thì chúng ta cùng tìm hiểu qua bài: Thành phố Cần Thơ. - Giáo viên ghi bảng: “Thành phố Cần Thơ” Hoạt động 1: Thành phố ở trung tâm đồng bằng sông Cửu Long. - Yêu cầu học sinh dựa vào lược đồ đồng bằng Nam Bộ xác định vị trí thành phố Cần Thơ trên bản đồ. - Gọi học sinh nhận xét. - Giáo viên nhận xét. Trình bày kết quả trên lược đồ. - Gọi học sinh nhận xét: Ở đồng bằng sông Cửu Long, các em nhận thấy Cần Thơ ở vị trí như thế nào? - Giáo viên nêu: Thành phố Cần Thơ ở vị trí trung tâm đồng bằng sông Cửu Long. Hỏi: + Dựa vào lược đồ thành phố Cần Thơ. Chỉ vị trí thành phố Cần Thơ trên bản đồ và cho biết thành phố Cần Thơ giáp với tỉnh nào? (Thành phố Cần Thơ nằm bên sông gì?) - Gọi học sinh nhận xét. Yêu cầu học sinh lên chỉ lại lần 2. - Giáo viên trình bày kết quả. - Giáo viên nhận xét, tuyên dương. Hoạt động 2: Trung tâm kinh tế, văn hóa, khoa học và du lịch của đồng bằng sông Cửu Long. - Giới thiệu: Nhờ có vị trí trung tâm giúp cho thành phố Cần Thơ. Thì, có tác động gì đến kinh tế, văn hóa, khoa học và du lịch của Thành phố Cần Thơ không? Thì chúng ta cùng tìm hiếu phần 2: “ Trung tâm kinh tế, văn hóa, khoa học và du lịch”. - Giáo viên hỏi: + Cho biết thành phố Cần Thơ có thể đi các tỉnh khác bằng các loại đường giao thông nào? - Giáo viên trình chiếu hệ thống giao thông của thành phố Cần Thơ. Và hỏi: + Quan sát lược đồ, em nhận xét gì về hệ mạng lưới sông ngòi,kênh rạch của thành phố Cần Thơ. - Giáo viên giới thiệu thêm tranh ảnh về hệ thống giao thông: + Cảng hàng không quốc tế Cần Thơ. + Đường bộ. + Đường thủy. - Giáo viên nêu: Qua quan sát tranh ảnh và thông tin trong sách giáo khoa, yêu cầu học sinh trả lời câu hỏi: + Hệ thống giao thông phát triển tạo điều kiện thuận lợi gì cho kinh tế của Cần Thơ? - Gọi học sinh nhận xét. - Giáo viên nhận xét, tuyên dương. - Giáo viên nêu: Có vị trí trung tâm đồng bằng sông Cửu Long và hệ thống giao thông phát triển tạo điều kiện giao lưu với các nơi khác, tác động đến kinh tế Thành phố Cần Thơ như thế nào? - Giáo viên cho học sinh quan sát tranh về kinh tế - Yêu cầu học sinh quan sát tranh và trả lời câu hỏi: + Hình 1: Tranh thể hiện nghành công nghiệp gì? Giáo viên nêu thêm: Vị trí trung tâm của vùng sản xuất nhiều lúa gạo, trái cây, thủy hải sản nhất cả nước tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm, các nghành công nghiệp sản xuất máy móc, thuốc, phân bón,.. + Hình 2: Hình thức kinh tế gì? Giáo viên nêu thêm: Hình thức kinh tế này các loại hàng hóa được trao đổi đặc biệt là nơi tiêu thụ các loại nông sản. + Hình 3: Bến Ninh Kiều. Giáo viên nêu thêm: Bến Ninh Kiều là cảng của Cần Thơ. Hằng ngày trên bến sông có rất nhiều tàu thuyền xuôi ngược, chở đầy các sản vật của đồng bằng sông Cửu Long. + Hình 4: Chợ thực phẩm rau quả. - Giáo viên yêu cầu học sinh dựa vào tranh đã phân tích và thông sách giáo khoa trả lời câu hỏi: + Tìm dẫn chứng thể hiện Cần Thơ là trung tâm kinh tế quan trọng của đồng bằng sông Cửu Long. - Giáo viên cho học sinh quan sát tranh minh họa Cần Thơ là trung tâm văn hóa, khoa học. + Hình 1: Viện nghiên cứu lúa. + Hình 2: Đại học Cần Thơ + Hình 3: Nhà máy sản xuất phân bón. - Giáo viên yêu cầu học sinh thảo luận nhóm đôi trả lời câu hỏi. + Tìm những dẫn chứng cho thấy thành phố Cần Thơ là trung tâm văn hóa, khoa học. - Gọi học sinh nhận xét. - Giáo viên nhận xét, tuyên dương. - Giáo viên cho học sinh quan sát tranh minh họa: Cần Thơ là trung tâm du lịch. + Hình 1: Bến Ninh Kiều + Hình 2: Vườn dâu. Em hãy kể một số loại trái cây đặc sản trái cây ở Cần Thơ. + Hình 3: Vườn cò Bằng Lăng. - Giáo viên nêu thêm: Vườn cò Bằng Lăng nơi đây có hàng vạn con cò. Trong vườn có một cái tum cao khoảng 3 m. Lên trên đó du khách có thể nhìn khắp vườn cò. + Hình 4: Chợ nổi. - Giáo viên nêu thêm: Chợ nổi không những là hoạt động kinh tế mà còn là một loại hình du lịch mới, các du khách có thể đi trên tàu hoặc xuồng ghe để tham quan chợ nổi. - Giáo viên hỏi: + Vì sao thành phố Cần Thơ là thành phố trẻ nhưng lại nhanh chóng trở thành trung tâm kinh tế, văn hóa, khoa học của đồng bằng sông Cửu Long? - Gọi học sinh nhận xét. - Giáo viên nhận xét, tuyên dương. 4. Củng cố - dặn dò - Giáo viên tổ chức học sinh chơi trò chơi ô chữ. Chia lớp làm 3 nhóm tương ứng với 3 dãy, lần lượt từng đội được chọn 2 ô chữ tương ứng trả lời 2 câu hỏi. Câu hỏi: Thành phố Cần Thơ nằm ở trung tâm của đồng bằng nào? (7 chữ) Thành phố Cần Thơ nằm bên dòng sông gì? (3 chữ) Đây là nơi cư trú chim, cò nổi tiếng ở Cần Thơ? (8 chữ) Một loại trái cây ở miền Nam, khi chín màu đỏ, nhiều hạt nhỏ li ti màu đen? Đây là nơi có nhiều cảnh đẹp và cũng là cảng ở Cần Thơ. (8 chữ) Mọi hoạt động buôn bán điều diễn ra trên thuyền. Chủ điểm: Tên của thành phố này gồm 6 chữ cái. - Giáo viên nhận xét, tuyên dương. - Giáo viên nhận xét tiết học. - Dặn dò: Họcj sinh về nhà nhớ lại bài để ôn tập tiết sau. - Hát. - Thành phố Hồ Chí Minh. - 1 học sinh lên bảng trình bày. + Xác định vị trí Thành phố Hồ Chí Minh trên lược đồ. Thành phố Hồ Chí Minh tiếp giáp với các tỉnh: Tây Ninh, Bình Dương, Đồng Nai, Tiền Giang, Long An, Bà Rịa - Vũng Tàu. - Học sinh nhận xét. - Học sinh sử dụng thẻ chọn trắc nghiệm: Đúng giơ thẻ Đ, sai giơ thẻ S. + Học sinh giơ thẻ: Đ + Học sinh giơ thẻ: Đ + Học sinh giơ thẻ: S - Lắng nghe. - 3-4 học sinh nêu. - Học sinh quan sát, lên bảng xác định vị trí. - Học sinh nhận xét. - Trả lời: Thành phố Cần Thơ ở vị trí trung tâm đồng bằng sông Cửu Long. - Học sinh xác định thành phố Cần Thơ nằm bên sông Hậu. Và nêu các tỉnh tiếp giáp là: An Giang, Đồng Tháp, Vĩnh Long, Hậu Giang, Kiên Giang. - Học sinh nhận xét và lên bảng trình bày lại. - Quan sát, lắng nghe. - Lắng nghe. - Học sinh quan sát và trả lời: + Đường bộ, đường thủy và đường hàng không. + Nhận xét: Mạng lưới sông ngòi kênh rạch ở thành phố Cần Thơ rất chằng chịt. - Học sinh quan sát. - Học sinh trả lời: Cần Thơ có điều kiện thuận lợi trong việc giao lưu với các nơi khác ở trong nước và quốc tế. - Học sinh nhận xét. - Học sinh trả lời: Ngành chế biến lương thực thực phẩm. - Chợ nổi trên sông. - Học sinh trả lời: + Đây là nơi tiếp nhận các hàng hóa nông sản, thủy sản vùng đồng bằng sông Cửu Long, từ đó xuất đi nơi khác và quốc tế. - Học sinh theo dõi, quan sát. - Thảo luận nhóm đôi. - Học sinh trả lời. + Có viện nghiên cứu lúa, tạo nhiều giống lúa cho đồng bằng sông Cửu Long. + Có trường Đại học, Cao đẳng, các trường dạy nghề đào tạo cán bộ kĩ thuật có chuyên môn giỏi. + Nơi sản xuất máy nông nghiệp thuốc trừ sâu. - Học sinh nhận xét. - Học sinh kể tên một số trái cây như: sầu riêng, măng cụt, nhãn, xoài, - Học sinh suy nghĩ trả lời: + Vì nhờ: Có vị trí địa lí thuận lợi (trung tâm đồng bằng sông Cửu Long). Cần Thơ có nhiều điều kiện thuận lợi giao lưu với các nơi khác ở trong nước và thế giới. - Học sinh nhận xét. - Học sinh đại diện 3 nhóm chọn ô chữ trả lời câu hỏi. Đáp án: - Cửu Long - Hậu - Bằng Lăng - Thanh long. - Ninh Kiều - Chợ nổi. - Cần Thơ. - Lắng nghe. - Trình bày bảng: “ Thành phố Cần Thơ”. Kiến thức cần nhớ: - Thành phố Cần Thơ nằm bên sông Hậu. - Có vị trí ở trung tâm đồng bằng sông Cửu Long. Kiến thức cần nhớ: Nhờ có vị trí địa lí thuận lợi địa lí thuận lợi, Cần Thơ trở thành trung tâm kinh tế , văn hóa, khoa học quan trọng. Đây là nơi tiếp nhận các mặt hàng nông, thủy sản của đồng bằng sông Cửu Long để chế biến và xuất khẩu. Rút kinh nghiệm:

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxBai 22 Thanh pho Can Tho_12458196.docx
Tài liệu liên quan