Giáo án Địa lý 10 Bài 15: Thủy quyển, một số nhân tố ảnh hưởng tới chế độ nước sông. Một số sông lớn trên trái đất

1. Chế độ mưa, băng tuyết và nước ngầm:

- Ở miền khí hậu nóng hoặc nơi địa hình thấp của khí hậu ôn đới, nguồn cung cấp nước cho sông chủ yếu là mưa nên chế độ nước sông phụ thuộc vào chế độ mưa.

- Ở miền ôn đới lạnh và những miền núi cao, nguồn nước cung cấp cho sông là băng tuyết tan nên sông nhiều nước vào mùa xuân.

- Ở những vùng đất đá thấm nước nhiều, nước ngầm có vai trò quan trọng trong việc điều hòa chế độ nước sông. VD: Ở Xích đạo, lượng mưa nhiều, mưa quanh năm nên sông ngòi đầy nước quanh năm; ở nước ta có 1 mùa mưa và 1 mùa khô nên sông có 1 mùa lũ và 1 mùa cạn.

2. Địa thế, thực vật và hồ đầm:

a/ Địa thế:

 Độ dốc của địa hình làm tăng tốc độ dòng chảy, quá trình tập trung lũ khiến nước dâng lên nhanh. Ở miền Trung sông có dạng hợp lũ, nhiều phụ lưu cấp nước vào dòng chính, độ dốc lớn, mưa tập trung, tốc độ dòng chảy lớn nên lũ lên nhanh.

b/ Thực vật

 Có tác dụng điều hòa dòng chảy cho sông ngòi, giảm lũ lụt. Trồng rừng ở đầu nguồn các con sông để bảo vệ lớp phủ thực vật, giữ đất khỏi bị sát lở khi mưa lớn, hoặc ở hạ lưu thì trồng rừng ven biển để hạn chế ảnh hưởng bão.

c/ Hồ, đầm

 Điều hòa chế độ nước sông: Khi nước sông lên một phần chảy vào hồ đầm. Khi nước sông xuống, nước ở hồ đầm lại chảy ra làm cho sông đỡ cạn.

 

doc4 trang | Chia sẻ: binhan19 | Lượt xem: 753 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Địa lý 10 Bài 15: Thủy quyển, một số nhân tố ảnh hưởng tới chế độ nước sông. Một số sông lớn trên trái đất, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 20/9/2018 Ngày dạy: Tiết số:19 BÀI 15 THỦY QUYỂN, MỘT SỐ NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI CHẾ ĐỘ NƯỚC SÔNG. MỘT SỐ SÔNG LỚN TRÊN TRÁI ĐẤT I/ MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: - Trình bày được khái niệm về thủy quyển. - Mô tả được vòng tuần hoàn nhỏ và vòng tuần hoàn lớn của nước trên Trái Đất - Những nhân tố ảnh hưởng tới tốc độ dòng chảy. - Những nhân tố ảnh hưởng tới chế độ nước của một con sông. Một số sông lớn trên Trái đất. * Kiến thức tích hợp: - Giáo dục bảo vệ môi: + Thủy quyển là một thành phần của môi trường. + Thủy quyển có vai trò quan trọng với sự tồn tại và phát triển của sinh vật trên Trái Đất, đặc biệt đối với con người. - Giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả: + Chế độ nước sông có ảnh hưởng tới công suất các nhà máy thuỷ điện cũng như khả năng cung cấp điện. + Giá trị của một số sông lớn trên Trái Đất đối với thuỷ điện. + Thấy được vai trò của tài nguyên nước đối với ngành thủy điện. + Có ý thức bảo vệ tài nguyên nước. 2. Kĩ năng: - Phân biệt mối quan hệ giữa các nhân tố tự nhiên với chế độ dòng chảy của một con sông. - Biết liên hệ sông ngòi miền Trung, phân tích sơ đồ vòng tuần hoàn nước để tìm hiểu mối liên hệ hình thành mưa trong bài học trước với nước sông và nước trong đại dương. * Kĩ năng tích hợp: - Giáo dục bảo vệ môi trường: Liên hệ thực tế để thấy được những tác động làm thay đổi chế độ nước sông. - Giáo dục kĩ năng sống: + Giao tiếp: Phản hồi, lắng nghe tích cực; trình bày suy nghĩ, ý tưởng về nhân tố ảnh hưởng tới chế độ nước sông. + Tư duy: Tìm kiếm và xử lí thông tin về một số nhân tố ảnh hưởng tới chế độ nước sông, thông qua tranh ảnh... + Làm chủ bản thân: Quản lí thời gian khi trình bày kết quả làm của nhóm. 3. Thái độ: - Nhận thức được sự cần thiết phải bảo vệ nguồn nước sạch. - Có ý thức bảo vệ rừng, bảo vệ các hồ chứa nước. 4. Năng lực định hướng hình thành: - Năng lực chung: tự học, giải quyết vấn đề, giao tiếp, hợp tác. - Năng lực chuyên biệt: năng lực sử dụng bản đồ, tranh ảnh, hình vẽ. II. CHUẨN BỊ BÀI HỌC 1. Chuẩn bị của giáo viên - Máy chiếu (nếu có). - Bản đồ tự nhiên thế giới. 2. Chuẩn bị của HS:- Sách, vở. III. TIẾN TRÌNH BÀI HỌC A. HOẠT ĐỘNG TẠO TÌNH HUỐNG 1. Mục tiêu: - Tìm hiểu về tên tiếng anh của một số đại dương lớn trên thế giới và một số nhân tố ảnh hưởng tới chế độ nước sông. 2. Phương thức - Phương pháp/kĩ thuật dạy học: Đàm thoại gợi mở, hoạt động cá nhân. 3. Các hoạt động học Bước 1. GV giao nhiệm vụ cho HS: Hãy quan sát và nối ghép các ô tiếng Việt tương ứng với các ô tiếng Anh cho đúng nghĩa. 1. Arctic Ocean a. Thái Bình Dương  2. Pacific Ocean b. Đại Tây Dương  3. Indian Ocean c. Ấn Độ Dương  4. Atlantic Ocean d. Bắc Băng Dương  Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ cá nhân. Bước 3. Trao đổi thảo luận: GV gọi 1 HS trình bày kết quả thực hiện của mình, HS khác bổ sung (nếu có). Bước 4. Đánh giá: GV đánh giá quá trình HS thực hiện và đánh giá kết quả cuối cùng của HS. trên cơ sở thảo luận và bổ sung đó GV dẫn dắt vào nội dung của bài học mới. Đáp án: 1-d; 2-a; 3-c; 4-b. B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hoạt động 1: Tìm hiểu khái niệm thủy quyển và tuần hoàn của nước trên Trái Đất: 1. Mục tiêu: - HS nắm được khái niệm thủy quyển. - Biết phân tích sơ đồ hình 15 để trình bày vòng tuần hoàn của nước. 2. Phương thức - Phương pháp/kĩ thuật dạy học: Đàm thoại gợi mở, hoạt động cá nhân. 3. Tiến trình hoạt động: Bước 1. GV giao nhiệm vụ cho HS: HS dựa vào kênh chữ SGK và sơ đồ hình 15 hãy nêu: + Khái niệm thủy quyển. + Trình bày hai vòng tuần hoàn của nước. Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ cá nhân: GV quan sát và trợ giúp HS. Bước 3. Trao đổi thảo luận: GV gọi 1 HS trình bày kết quả thực hiện của mình lên bảng, một số HS khác bổ sung. Bước 4. Đánh giá: GV nhận xét đánh giá quá trình thực hiện và kết quả cuối cùng của HS, chuẩn kiến thức. 1. Khái niệm: Thủy quyển là lớp nước trên Trái Đất, bao gồm nước trong các biển, đại dương, nước trên lục địa và hơi nước trong khí quyển. Nước ngọt trên Trái Đất chỉ chiếm 3%, nước sông và hồ chỉ chiếm 1 phần rất nhỏ trong số đó. 2. Tuần hoàn nước trên Trái Đất: a/ Vòng tuần hoàn nhỏ: Nước từ biển (ao, hồ, sông,...) bốc hơi tạo thành mây và mưa, mưa rơi xuống, rồi lại bốc hơi.... b/ Vòng tuần hoàn lớn: Nước biển bốc hơi tạo thành mây, mây được gió đưa vào đất liền, gặp lạnh tạo thành mưa và tuyết. Mưa rơi và tuyết tan chảy vào các dòng sông, hồ và một phần thấm xuống đất tạo thành nước ngầm, nguồn nước từ lục địa chảy ra biển, rồi nước biển lại bốc hơi, .... Hoạt động 2: Tìm hiểu một số nhân tố ảnh hưởng tới chế độ nước sông 1. Mục tiêu: - HS nắm được các nhân tố mưa, băng tuyết, nước ngầm ảnh hưởng đến chế độ nước sông theo từng miền khí hậu. - Nhân tố địa thế ảnh hưởng tốc độ dòng chảy của sông, thực vật hồ đầm có tác dụng điều hòa chế độ nước sông. - Liên hệ thủy chế sông ngòi của nước ta. 2. Phương thức: Phương pháp/kĩ thuật dạy học: Đàm thoại gợi mở, hoạt động thảo luận nhóm. 3. Các hoạt động học Bước 1. GV giao nhiệm vụ cho HS: Chia lớp thành 4 nhóm, HS dựa vào kênh chữ SGK và kiến thức đã học hãy nêu các nhân tố ảnh hưởng đến chế độ nước sông: - Nhóm 1,2: Nêu ảnh hưởng của nhân tố chế độ mưa, băng tuyết và nước ngầm đến nước sông. Nêu ví dụ CM mối quan hệ giữa nước sông với chế độ mưa. - Nhóm 3,4: Trình bày các nhân tố địa thế, thực vật và hồ đầm. Giải thích tại sao mực nước lũ của các sông miền Trung nước ta thường lên rất nhanh? Ở lưu vực của sông, rừng phòng hộ thường được trồng ở đâu? Vì sao? Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ cá nhân: GV quan sát và trợ giúp HS. Bước 3. Trao đổi thảo luận: GV gọi 1 HS bất kì trong nhóm trình bày kết quả thực hiện của mình lên bảng, một số HS khác bổ sung. Bước 4. Đánh giá: GV nhận xét đánh giá quá trình thực hiện và kết quả cuối cùng của HS, chuẩn kiến thức. 1. Chế độ mưa, băng tuyết và nước ngầm: - Ở miền khí hậu nóng hoặc nơi địa hình thấp của khí hậu ôn đới, nguồn cung cấp nước cho sông chủ yếu là mưa nên chế độ nước sông phụ thuộc vào chế độ mưa. - Ở miền ôn đới lạnh và những miền núi cao, nguồn nước cung cấp cho sông là băng tuyết tan nên sông nhiều nước vào mùa xuân. - Ở những vùng đất đá thấm nước nhiều, nước ngầm có vai trò quan trọng trong việc điều hòa chế độ nước sông. VD: Ở Xích đạo, lượng mưa nhiều, mưa quanh năm nên sông ngòi đầy nước quanh năm; ở nước ta có 1 mùa mưa và 1 mùa khô nên sông có 1 mùa lũ và 1 mùa cạn. 2. Địa thế, thực vật và hồ đầm: a/ Địa thế: Độ dốc của địa hình làm tăng tốc độ dòng chảy, quá trình tập trung lũ khiến nước dâng lên nhanh. Ở miền Trung sông có dạng hợp lũ, nhiều phụ lưu cấp nước vào dòng chính, độ dốc lớn, mưa tập trung, tốc độ dòng chảy lớn nên lũ lên nhanh. b/ Thực vật Có tác dụng điều hòa dòng chảy cho sông ngòi, giảm lũ lụt. Trồng rừng ở đầu nguồn các con sông để bảo vệ lớp phủ thực vật, giữ đất khỏi bị sát lở khi mưa lớn, hoặc ở hạ lưu thì trồng rừng ven biển để hạn chế ảnh hưởng bão. c/ Hồ, đầm Điều hòa chế độ nước sông: Khi nước sông lên một phần chảy vào hồ đầm. Khi nước sông xuống, nước ở hồ đầm lại chảy ra làm cho sông đỡ cạn. Hoạt động 3: Tìm hiểu một số sông lớn trên Trái Đất. 1. Mục tiêu: - HS hiểu được đặc điểm của 3 con sông lớn trên thế giới và mối liên hệ tạo ra sự khác nhau về chế độ nước của các con sông đó. 2. Phương thức - Phương pháp/kĩ thuật dạy học: Đàm thoại gợi mở, hoạt động thảo luận nhóm. 3. Các hoạt động học Bước 1. GV giao nhiệm vụ cho HS: GV chia lớp thành 3 nhóm dựa vào kênh chữ SGK hãy hoàn thành phiếu học tập. Nhóm 1: Tìm hiểu về sông Nin Nhóm 2: Tìm hiểu về sông Amazon Nhóm 3: Tìm hiểu về sông Iênitxây. Sông Nơi bắt nguồn Cửa sông đổ ra Hướng chảy Chảy qua các khu vực khí hậu, vị trí Diện tích lưu vực (km2 ) Chiều dài (km) Nguồn cung cấp nước chính Nin Amadôn Iênitxây Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ cá nhân: GV quan sát và trợ giúp HS. Bước 3. Trao đổi thảo luận: GV gọi 1 HS bất kì trong nhóm trình bày kết quả thực hiện của mình lên bảng, một số HS khác bổ sung. Bước 4. Đánh giá: GV nhận xét đánh giá quá trình thực hiện và kết quả cuối cùng của HS, chuẩn kiến thức. Sông Nơi bắt nguồn Cửa sông đổ ra Hướng chảy Chảy qua các khu vực khí hậu, vị trí Diện tích lưu vực (km2 ) Chiều dài (km) Nguồn cung cấp nước chính Nin Hồ Vichtoria Địa trung hải Nam-Bắc Xích đạo, cận xích đạo, cận nhiệt, Châu Phi. 2.881.000 6.685 Mưa và nước ngầm Amadôn Dãy Anđét Đại Tây Dương Tây-Đông Xích đạo. Châu Mĩ. 7.170.000 6.437 Mưa và nước ngầm Iênitxây Dãy Xai an Biển Cara thuộc Bắc Băng Dương. Nam-Bắc Ôn đới lạnh. Châu Á. 2.580.000 4.102 Băng tuyết tan C. LUYỆN TẬP 1. Mục tiêu Nhằm giúp HS củng cố hệ thống hóa kiến thức đã lĩnh hội: - Vòng tuần hoàn của nước, các nhân tố ảnh hưởng đến chế độ nước sông, tìm hiểu về một số sông lớn trên Trái Đất . 2. Phương thức: câu hỏi trắc nghiệm và tự luận theo nội dung kiến thức của bài: Câu 1. Câu nào sau đây sai: a. Sông Nin là sông dài nhất thế giới. b. Sông Amazon là sông có diện tích lưu vực lớn nhất thế giới. c. Nguồn cung cấp nước cho sông Iênitxây chủ yếu là do mưa và nước ngầm. Câu 2. Sắp xếp các ý ở cột A sao cho phù hợp với cột B A .Sông B. Nguồn cung cấp nước chủ yếu 1. Sông Amazon 2. Sông Mêkông 3. Sông Nin 4. Sông Iênitxây 5. Sông Hằng a. Nước mưa. b. Nước ngầm. c. Nước do băng tuyết. Câu 3: Trình bày vòng tuần hoàn của nước trên Trái Đất. 3. Dự kiến sản phẩm: Là các đáp án trả lời các câu hỏi nêu trên D. VẬN DỤNG VÀ MỞ RỘNG 1. Mục tiêu: - HS vận dụng kiến thức bài học liên hệ được vai trò của các con sông trong quá trình tự nhiên và phát triển KT - XH, mối quan hệ giữa lớp phủ thực vật với chế độ nước sông. 2. Phương thức: - GV cho HS quan sát clip về các nhà máy thủy điện được xây dựng trên các con sông lớn của nước ta, các hình ảnh về bão số 2 và số 4 đến miền Bắc nước ta trong thời gian qua. HS trả lời câu hỏi: Để hạn chế ảnh hưởng của lũ ống lũ quét tại các tỉnh miền núi thì người dân cần có giải pháp gì? 3. Gợi ý sản phẩm: Khẳng định vai trò sông đối với ngành CN năng lượng. Giải pháp: Chỉ có thể phòng là chính do công tác dự báo còn khó khăn, cần trồng rừng và bảo vệ rừng đầu nguồn để giữ lớp phủ thực vật, hạn chế sạt lở đất khi mưa lớn, di dời khỏi những nơi có nguy cơ cao bị lũ ống lũ quét. IV. RÚT KINH NGHIỆM BÀI HỌC Tam Điệp, ngày tháng năm 2018 NGƯỜI DUYỆT NGƯỜI SOẠN (Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, ghi rõ họ tên)

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docbai 15 Dia li 10_12478444.doc
Tài liệu liên quan