TIẾT 29 - CHƯƠNG VI: CƠ CẤU NỀN KINH TẾ
BÀI 26: CƠ CẤU NỀN KINH TẾ
I.Mục tiêu: Sau bài học, học sinh cần:
1.Kiến thức:
- Tr/bày được k/n nguồn lực; phân biệt được các loại nguồn lực và vai trò của chúng.
- Trình bày được k/n cơ cấu nền kinh tế, các bộ phận hợp thành cơ cấu nền kinh tế.
- Tích hợp GDMT: Nguồn lực tự nhiên; vai trò của tài nguyên thiên nhiên đối với con người; sự tác động của con người tới nguồn lực tự nhiên
2. Kĩ năng:
- Nhận xét, phân tích sơ đồ nguồn lực và cơ cấu nền kinh tế.
- Tính toán, vẽ biểu đồ cơ cấu nền kinh tế theo ngành; nhận xét.
- Tích hợp GDMT: Phân tích được ý nghĩa của nguồn lực tự nhiên (đất, nước, khí hậu, sinh vật, k/sản) đối với phát triển kinh tế và các biện pháp sử dụng hợp lí tài nguyên.
3.Thái độ: Nhận thức được các nguồn lực để p/triển k/tế và cơ cấu k/tế của VN và địa phương, để từ đó có những cố gắng trong học tập nhằm phục vụ nền k/tế đất nước.
II.Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:
1.Giáo viên: Sơ đồ nguồn lực và sơ đồ cơ cấu nền kinh tế; biểu đồ cơ cấu nền kinh tế
2.Học sinh: SGK , vở ghi, tập bản đồ
121 trang |
Chia sẻ: binhan19 | Lượt xem: 718 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Địa lý 10 cả năm, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TG
1. Dân số thế giới
- Quy mô dân số TG ngày càng lớn. Năm 2005 là 6.477 triệu người
- Quy mô dân số giữa các châu lục và các nước khác nhau
+ 10/200 quốc gia với dân số trên 100 triệu người (sgk tr.87)
+ 17 nước có số dân từ 0,01 - 0,1 triệu người.
2. Tình hình phát triển dân số thế giới
- Thời gian dân số tăng thêm 1 tỉ người và tăng gấp đôi ngày càng rút ngắn (DC)
=> Tốc độ gia tăng dân số nhanh, quy mô dân số ngày càng lớn đặc biệt từ nửa sau thế kỉ XX
- Hiện nay tốc độ gia tăng đang có xu hướng giảm dần
II. Gia tăng dân số
1.Gia tăng tự nhiên
a.Tỉ suất sinh thô:
- K/N: Tương quan giữa số trẻ em được sinh ra trong năm so với số dân trung bình ở cùng thời điểm (đơn vị:‰)
- CT: S‰= ×1000
(s: tổng số trẻ sơ sinh trong năm, Dtb:dân số tb năm đó)
- Tình hình p/triển:
+ Tỷ suất sinh thô của TG và các nhóm nước có xu hướng giảm, song có sự khác biệt giữa các nhóm nước.
+ Tỷ suất sinh thô của các nước p/triển thấp hơn nhóm đang p/triển
- Các nhân tố a/h: Do các yếu tố tự nhiên, sinh học; tâm lí xã hội; hoàn cảnh kinh tế,; chính sách phát triển dân số...
b.Tỉ suất tử thô:
- K/N: Tương quan giữa số người chết trong năm so với số dân trung bình cùng thời điểm(đơn vị:‰)
- CT: T‰=×1000
(t:tổng số người chết trong năm,Dtb:dân số tb năm đó)
- Tình hình p/triển:
+ Tỷ suất tử thô có xu hướng giảm rõ rệt đặc biệt ở các nước đang p/triển
+ Mức chênh lệch tỉ suất tử thô giữa các nhóm nước không lớn.
- Các nhân tố a/h: Do đặc điểm KT-XH, chiến tranh, thiên tai,...
c.Tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên(Tg)
- K/N: Là sự chênh lệch giữa tỉ suất sinh thô và tử thô (đơn vị: %)
- CT: Tg= S - T hoặc Tg% =
- Các nước trên TG có tỷ suất gia tăng dân số TN khác nhau
+ Cao nhất: Các nước châu Phi
+ Thấp nhất: Châu Âu
- Tỷ suất gia tăng dân số TN là nhân tố quan trọng được coi là động lực p/triển dân số của mỗi quốc gia
d. Ảnh hưởng của tình hình tăng dân số đối với sự phát triển kinh tế - xã hội.
- Kinh tế: Không đáp ứng đủ nhu cầu tiêu dùng và tích lũy
- Xã hội:KK trong giải quyết các vấn đề: Việc làm, nhà ở, y tế...
- Môi trường: Giảm nhanh TNTN =>ô nhiễm môi trường
2. Gia tăng cơ học:
- Là sự chênh lệch giữa số người xuất cư và nhập cư.
- Có ý nghĩa quan trọng đối với từng khu vực, từng quốc gia,trên phạm vi toàn thế giới, không ảnh hưởng đến quy mô DS.
- Nguyên nhân:
+Nhập cư: ĐKTN thuận lợi, kinh tế p/triển (đất đai màu mỡ, dễ kiếm việc làm..)
+ Xuất cư: điều kiện sống khó khăn, kinh tế kém p/triển
- Công thức tính
Nc = ; Xc =
G (%) = Nc - Xc x 100
Dtb
3. Gia tăng dân số: Tỉ suất gia tăng dân số bằng tổng số của tỉ suất gia tăng tự nhiên và tỉ suất gia tăng cơ học. ( %)
VI.Củng cố – luyện tập: (1 phút)
1. Các ND cần năm vững của bài
2. Trả lời các câu hỏi sgk
VII. Hướng dẫn học sinh học ở nhà:(1 phút)Hướng dẫn hoàn thiện bài trang 86 SGK
*Công thức tính bài 1:X=X0(1+2%)n,(X0 là dân số năm cho,X là dân số năm chưa biết,n là khoảng cách năm)
Kết quả:
Năm
1995
1997
1998
1999
2000
Dân số (tr.ng)
918,7
955,8
975
1014,4
1119,7
Ngày soạn: 12/11/2014 Ngày giảng:22/11/2014 Lớp: 10A2,C1
TIẾT 26 - BÀI 23: CƠ CẤU DÂN SỐ
I.MỤC TIÊU: Sau bài học, học sinh cần:
1.Kiến thức:
-Hiểu và trình bày được cơ cấu sinh học (tuổi, giới tính) và cơ cấu xã hội (lao động, trình độ văn hóa) của dân số.
-Tích hợp GDDSSKSS:Những thuận lợi và khó khăn của nhóm “cơ cấu dân số trẻ”, và “cơ cấu dân số già” trong việc phát triển kinh tế, giáo dục và chăm sóc sức khỏe; Dân số hoạt động, dân số phụ thuộc và mối quan hệ với vấn đề lao động và việc làm; Sự khác biệt về cơ cấu lao động theo các khu vực kinh tế giữa các nhóm nước,...
2. Kĩ năng:
-Kĩ năng vẽ biểu đồ, phân tích biểu đồ và bảng số liệu về dân số
-Tích hợp GDDS:Vẽ và p/tích tháp d/số, s/sánh và g/thích cơ cấu LĐ giữa của các nước.
3. Thái độ:
-HS nhận thức được nước ta có dân số trẻ, nhu cầu về việc làm và g/dục ngày càng lớn
-Tích hợp GDDS: Nhận thức được v/trò của giới trẻ đối với g/dục, lao động và việc làm
II.CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS:
1.Giáo viên: Bản đồ phân bố dân cư và các đô thị lớn trên thế giới.
2.Học sinh: SGK, vở ghi, tập bản đồ 10
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1.Kiểm tra bài cũ-định hướng bài: (5 phút)
Kiểm tra:Kiểm tra bài tập cuối SGK
Định hướng bài:Dân cư mỗi nước, KV trên TG ngoài sự khác nhau về qui mô, còn có sự khác nhau về cơ cấu ntn? => cơ cấu dân số có ảnh hưởng gì đến phát triển KT-XH của các nước, KV => bài23
2.Nội dung bài mới:
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung chính
HĐ1:Tìm hiểu cơ cấu sinh học
(HT: Nhóm/cặp - t/g : 20 phút)
Bước 1: GV giảng về cơ cấu sinh học và chia lớp thành 4 nhóm =>giao nhiệm vụ
Nhóm 1,2: Cơ cấu dân số theo giới
Nhóm 3,4: Cơ cấu DS theo độ tuổi
*Yêu cầu tìm hiểu các ND sau:
- Khái niệm
- Đặc điểm
- Nguyên nhân
- Ảnh hưởng đến phát triển KT-XH
Bước 2: HS trình bày, HS khác bổ sung => GV chuẩn kiến thức, ghi bảng I (1,2)
*Ví dụ: Cơ cấu dân số theo giới của VN. Năm 2004 dân số VN là 82,07 triệu người, trong đó nam là 40,33 tr, nữ 41,74 tr.
=> Tỷ số giới tính: TNN=×100;
I.Cơ cấu sinh học
1.Cơ cấu dân số theo giới (%)
-K/N:Biểu thị tương quan giữa giới nam so với giới nữ hoặc so với tổng số dân
- Cơ cấu dân số theo giới có sự biến động theo thời gian và có sự khác nhau ở từng nước, từng khu vực (VD)
- Ng/nhân: Trình độ p/triển k/tế, chuyển cư, tuổi thọ TB của các giới khác nhau
- Ả/hưởng: đến phân bố sx, tổ chức đời sống xã hội, hoạch định chính sách phát triển kinh tế- xã hội của các quốc gia...
2. Cơ cấu dân số theo độ tuổi ( %)
- K/N:Là tập hợp những nhóm người sắp xếp theo những nhóm tuổi nhất định.
- Cơ cấu d/số theo tuổi thể hiện được tình hình sinh, tử, tuổi thọ, khả năng p/triển dân số và nguồn l/động của một nước.
TNN=×100= 96,6%
=> Tỷ lệ nam so với tổng số dân
% nam=×100 = 49,1%
=>Có nghĩa là TB cứ 100 nữ thì có 96,6 nam =>số nam ít hơn hơn nữ, cứ 100 người thì có 49,14 nam
Bước 3: HS quan sát H.23.1, cho biết:
- Tháp dân số là gì ?
- P/tích các kiểu tháp d/số cơ bản=>ý nghĩa
Bước 4: HS trả lời, GV bổ sung, chuẩn KT
*Ba kiểu tháp:
Kiểu mở rộng: Đáy rộng, đỉnh nhọn, sườn thoải, thể hiện tỉ suất sinh cao, trẻ em đông, tuổi thọ TB thấp, dân số tăng nhanh.
Kiểu thu hẹp: Có dạng phình to ở giữa, thu hẹp ở hai phía đỉnh và chân thể hiện sự chuyển tiếp từ dân số trẻ sang dân số già.
Kiểu ổn định: Hẹp ở phần đáy và rộng hơn ở đỉnh thể hiện dân số ổn định cả về quy mô và cơ cấu.
*Ở các nước phát triển thường có cấu trúc dân số già, các nước đang phát triển thường có cấu trúc dân số trẻ
Nhóm tuổi
Dân số già
Dân số trẻ
1
<25%
>35%
3
>15%
<10%
*Tích hợp GDDS:
- Việt Nam năm 2005: Nhóm I: 27,0%;Nhóm II: 64,0%; Nhóm III: 9,0%=>nước ta thuộc dân số trẻ.
- Những thuận lợi và khó khăn của cơ cấu dân số trẻ, liên hệ với Việt Nam trong việc giáo dục, kinh tế, chăm sóc sức khỏe:
+Thuận lợi:Nguồn LĐ dồi dào, năng động
+Khó khăn:Sức ép về kinh tế như thiếu việc làm,trường học, bệnh viện quá tải
HĐ2:Tìm hiểu cơ cấu xã hội
(HT: Cá nhân/cặp - t/g: 17 phút)
Bước 1: HS đọc sgk, cho biết:
- Cơ cấu DS gồm những ND nào ?
- Thế nào là cơ cấu DS theo l/động ?
- Nguồn lao động là gì ?
- Phân biệt 2 nhóm DS hoạt động kinh tế và không h/động kinh tế ?
Bước 2: Đại diện các cặp trình bày, GV chuẩn kiến thức=> ghi bảng II (1)
Bước 3: Quan sát H.23.2, cho biết:
- Ở c¶ 3 níc, 3 khu vùc cã sù kh¸c nhau nh thÕ nµo? NhËn xÐt và nêu xu thế trên thế giới hiện nay
Bước 4: HS trả lời, Giáo viên bổ sung
+ Nước phát triển khu vực III cao nhất
+ Nước đang phát triển lại là khu vực I
- Các nước trên TG thường chia thành ba nhóm tuổi:
+ Nhóm <tuổi lao động: 0 - 14 tuổi
+ Nhóm tuổi l/động:15-59 (hoặc đến 64)
+ Nhóm > tuổi l/động:Trên 60 (hoặc 65)
- Căn cứ vào tỷ lệ các nhóm tuổi =>chia 2 nhóm nước:
+ Dân số trẻ: Độ tuổi 0-14:>35%. Tuổi 60 trở lên <10%
+ Dân số già: Độ tuổi 0-1415%
- Tháp dân số (tháp tuổi):
+ Là một loại biểu đồ thể hiện cơ cấu dân số theo độ tuổi, giới tính => Qua đó phản ánh tình hình sinh, tử và tuổi thọ của các nước
+ Có 3 kiểu tháp: mở rộng, thu hẹp, ổn định
(sgk tr. 90)
II. Cơ cấu xã hội
1. Cơ cấu dân số theo lao động
a. Nguồn lao động
- Dân số trong tuổi lao động có khả năng tham gia lao động.
- Nguồn l/động được chia thành 2 nhóm
+ Nhóm dân số hoạt động kinh tế
+ Nhóm dân số không hoạt động kinh tế
- TG hiện nay có khoảng 4,9 tỷ người hoạt động kinh tế, chiếm 48% dân số TG
b. Dân số hoạt động theo khu vực kinh tế
- Gồm 3 khu vực kinh tế:
+ Khu vực I: Nông-lâm- ngư nghiệp
+ Khu vực II: Công nghiệp-xây dựng
+ Khu vực III: Dịch vụ
=>Xu hướng tăng ở khu vực II và III
- Dân số hoạt động theo các KV kinh tế có sự khác nhau giữa các nhóm nước
( Biểu đồ sgk)
2. Cơ cấu dân số theo trình độ văn hóa
- Phản ánh trình độ dân trí và học vấn của dân cư, một tiêu chí để đánh giá chất lượng cuộc sống của một quốc gia.
- Chỉ tiêu đánh giá trình độ VH: Dựa vào:
+ Tỉ lệ người biết chữ 15 tuổi trở lên.
+ Số năm đi học của người 25 tuổi trở lên - Các nước phát triển có trình độ văn hoá cao hơn các nước đang phát triển
IV. Củng cố – luyện tập :(1 phút)
HS cần nắm vững cơ cấu dân số theo tuổi và theo giới tính
V. Hướng dẫn học sinh học ở nhà : (2 phút) Làm bài tập sách giáo khoa.
*Phụ lục: Nhận xét bài 3 SGK:
- Cơ cấu lao động theo khu vực KT của ba nước khác nhau; Khu vực I hoạt động nhiều nhất là: VN 68%, Mêhicô 28% Pháp ít nhất 5,1%; Khu vực III số lao động nhiều nhất là:Pháp 67,1%, Mêhicô 48% VN 20%
- Các nước đang phát triển, dân số chủ yếu hoạt động trong khu vực I
- Các nước phát triển, dân số chủ yếu hoạt động trong khu vực III và II.
.........................................................................................................................................
Ngày soạn: 18/11/2014 Ngày giảng: 25/11/2014 Lớp: 10A2,C1
Tiết 27 - BÀI 24: PHÂN BỐ DÂN CƯ.
CÁC LOẠI HÌNH QUẦN CƯ VÀ ĐÔ THỊ HÓA
I.MỤC TIÊU: Sau bài học, học sinh cần:
1.Kiến thức:
- Hiểu được khái niệm phân bố dân cư, giải thích được đặc điểm phân bố dân cư theo không gian, thời gian.Phân tích được các nhân tố ảnh hưởng đến sự phân bố dân cư.
- Hiểu được các đặc điểm của đô thị hóa, những mặt tích cực và tiêu cực của q/trình ĐTH đối với sự phát triển KT-XH
-Tích hợp GDMT, GDDS: Ả/h của ĐTH đến môi trường, phát triển kinh tế xã hội
2. Kĩ năng:
-Tích hợp GDDS: Phân tích và giải thích bản đồ phân bố dân cư thế giới, biết vẽ biểu đồ và phân tích bảng số liệu.
-Tích hợp GDMT: Phân tích thông tin để hiểu rõ tác động đô thị hóa tới môi trường, đặc biệt là các nước đang phát triển.
3. Thái độ:
-Tích hợp GDDS: Ủng hộ tuyên truyền vận động mọi người thực hiện chủ trương điểu chỉnh, phân bố lại dân cư.
- Nhận thức đúng đắn về nội dung bài học
II. CÁC KNS CƠ BẢN ĐƯỢC GD:
- Giao tiếp: Trình bày suy nghĩ về những t/đ tiêu cực của ĐTH nhất là ở các nước đang p/triển có ĐTH tự phát (H/Đ 3)
- Tư duy: tìm kiếm và xử lý thông tin qua só liệu, lược đồ để thấy sự phân bố dân cư, các nhân tố a/hưởng đến phân bố dan cư (H/Đ 1,2)
- Làm chủ bản thân: Quản lý thời gian, đảm nhận trách nhiệm (H/Đ1,2,3)
III. CÁC PP/KT DẠY HỌC: Thuyết trình tích cực; hỏi - đáp; suy nghĩ - thảo luận cặp; nhóm nhỏ....
IV.CHUẢN BỊ CỦA GV VÀ HS:
1.Giáo viên: Bản đồ phân bố dân cư và các đô thị lớn trên thế giới.
2.Học sinh: SGK, vở ghi, bảng nhóm, tập bản đồ 10
V. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1.Kiểm tra bài cũ- định hướng bài: ( 5 phút)
-Kiểm tra phần bài tập cuối bài 23
-Định hướng bài: Dân cư trên thế giới phân bố như thế nào? Các nhân tố ảnh hưởng đến phân bố ra sao. Đô thị hóa là gì?Ảnh hưởng đến kinh tế- xã hội như thế nào +> bài 24
2.Nội dung bài mới
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung chính
HĐ1: Tìm hiểu phân bố dân cư
(HT: Cá nhân- t/gian : 15 phút)
Bước 1: HS đọc sgk, cho biết:
- Khái niệm phân bố dân cư?
- Cách tính mật độ dân số?
- Đặc điểm của phân bố dân cư và các nhân tố ảnh hưởng ?
Bước 2: HS trả lời. HS khác bổ sung => GV chuẩn kiến thức và ghi bảng:
Bước 3: GV cho VD:
- Diện tích nước ta là 331.212 km2
- Dân số là 84.156 nghìn người (2006) => Tính mật độ dân cư nước ta ?
KQ: Mật độ - 254 người/km2
*GV giảng thêm: Vùng thưa dân là vùng hoang mạc,vùng băng giá, vùng XĐ ẩm ướt, vùng núi cao,..(như ở bên)
GV sử dụng bản đồ dân cư và bảng số liệu 24.1 cho học sinh tìm hiểu vùng đông dân , thưa dân
Bước 4: Y/C HS:
- Dựa vào bảng 24.2 cho biết về sự thay đổi về phân bố dân cư trên thế giới (1650-2005) ?
- Có những n/tố nào ả/h tới sự p/bố dân cư ? nhân tố nào là quan trọng nhất ?
Bước 5: HS trả lời =>GV kết luận
Giáo viên nhấn mạnh: quyết định là nhân tố thuộc về xã hội (trình độ của LLSX , tính chất nền kinh tế )
HĐ2 : Tìm hiểu đô thị hóa
(HT: Cặp/nhóm - t/gian: 15 phút)
Bước 1: HS đọc sgk. Cho biết:
- Khái niệm đô thị hóa là gì
Bước 2: HS trả lời GV chuẩn kiến thức và chia lớp làm 2 nhóm, y/c;
N1: Tìm hiểu đặc điểm đô thị hóa và trả lời câu hỏi tr.95,96 sgk
N2: Tìm hiểu ảnh hưởng của đô thị hóa đến phát triển kinh tế -xã hội và môi trường. Lấy VD
Bước 3: HS thảo luận theo cặp trong 5 phút => đại diện N1, 2 trả lời
Bước 4: GV chuẩn k/thức và ghi bảng:
GV bổ sung:
*Ở các nước phát triển:3/4 dân thành thị
*Các nước đang phát triển: khoảng 41%
*Việt Nam - 2005 là 26,9%
* Tích hợp GDMT,GDDS:Phân bố dân cư ko đồng đều trên TG cũng như ở Việt Nam ả/h cho tổ chức đời sống xã hội và việc sử dụng tài nguyên.
*Ảnh hưởng của đô thị hóa đến ô nhiễm môi trường vì dân cư quá đông, ngay ở địa phương chúng ta ở thì ta thấy: trước đây ít dân như thế nào, còn bây giờ đông dân thì vấn đề rác thải ra sao?
H/Đ 3: Luyện tập
(HT: Cả lớp - t/g: 5 phút)
HS làm bài tập theo y/c của GV
- Tính mật độ dân sô của một vài quốc gia trên TG
- Nhận xét ?
I. Phân bố dân cư
1.Khái niệm
Là sự sắp xếp dân số một cách tự phát hoặc tự giác trên một lãnh thổ nhất định, phù hợp với ĐK sống và các yêu cầu của XH
CT: Mật độ dân số = (ng/km2)
2.Đặc điểm
a. Ph/bố dân cư ko đều trong không gian
- Năm 2005 m/độ TB của TG: 48 ng/km2
- Phân bố ko đều giữa các KV:
+ Tập trung đông: Tây Âu, Nam Âu,.....
+ Thưa dân : Châu Đại Dương, Bắc Mĩ...
b.Ph/bố dân cư biến động theo thời gian
Thể hiện ở sự thay đổi về tỉ trọng dân cư giữa các châu lục
- Châu Mĩ, châu Á, châu Đại Dương tăng
- Châu Âu, châu Phi giảm (sgk tr.94)
3.Các nhân tố a/h đến phân bố dân cư
- Điều kiện tự nhiên : Khí hậu, nước, địa hình, đất, k/sản...
- Điều kiện KT - XH:Trình độ phát triển của LLSX, tính chất của nền kinh tế, lịch sử khai thác lãnh thổ, chuyển cư,..
=> Quan trọng nhất: Trình độ p/triển của LLSX, t/c của nền kinh tế....
II. Đô thị hoá :
1. Khái niệm: Là quá trình KT-XH mà biểu hiện của nó là sự tăng nhanh số lượng và quy mô của các điểm dân cư đô thị, sự tập trung dân cư trong các t/p, nhất là các t/p lớn và phổ biến rộng rãi lối sống thành thị.
2. Đặc điểm : 3 đặc điểm
a. Dân cư th/thị có xu hướng tăng nhanh
Từ năm 1900→2005
- Tỉ lệ dân thành thị tăng (13,6%→48%)
- Tỉ lệ dân nông thôn giảm(86,4%→52%)
b.Dân cư t/tr vào các t/p lớn và cực lớn
- Các t/p có số dân >1 tr ngày càng nhiều
- Dẫn chứng: sgk
c.Phổ biến rộng rãi lối sống thành thị: Kiến trúc, giao thông, công trình công cộng, tuân thủ pháp luật,.
3.Ảnh hưởng của đô thị hoá đến sự phát triển kinh tế-xã hội và môi trường .
- Tích cực:
+ Thúc đẩy tốc độ p/triển kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động
+ Thay đổi sự phân bố dân cư, lao động
+ Thay đổi các quá trình sinh, tử và hôn nhân ở các đô thị.
- Tiêu cực: Nếu không xuất phát từ CNH (tự phát)
+ Nông thôn: thiếu lao động
+ Thành phố: thất nghiệp, thiếu việc làm, => nghèo nàn, ô nhiễm môi trường dẫn đến nhiều tiêu cực khác.
VI. Củng cố – luyện tập :(4 phút)
-Yêu cầu nắm được nội dung cơ bản về phân bố dân cư và đô thị hóa
- BT 3 tr.97sgk
VII.Hướng dẫn học sinh học ở nhà (1 phút)
- Hoàn thành bài tập trang 97, xem trước bài thực hành
- Các BT trong tập bản đồ 10
Ngày soạn: 19/11/2014 Ngày giảng: 26/11/2014 Lớp: 10A2, C1
Tiết 28 - BÀI 25: THỰC HÀNH
PHÂN TÍCH BẢN ĐỒ PHÂN BỐ DÂN CƯ THẾ GIỚI
I.MỤC TIÊU: Sau bài thực hành, học sinh cần:
1. Kiến thức: Củng cố kiến thức về phân bố dân cư và đô thị hóa
2.Kĩ năng: Rèn luyện kỹ năng phân tích và nhận xét bản đồ, lược đồ phân bố dân cư trên thế giới.
II.CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS:
1.Giáo viên: Bản đồ Phân bố dân cư và đô thị trên thế giới, bảng phụ,..
2.Học sinh: SGK, vở ghi bảng nhóm, tập bản đồ 10.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1.Kiểm tra bài cũ – định hướng bài (5 phút)
Nêu khái niệm đô thị hóa và phân bố dân cư
Định hướng: Để bổ sung kiến thức cho bài 24, tìm hiểu sâu hơn về sự phân bố dan cư trên TG => bài 25:
2.Nội dung bài mới:
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung chính
HĐ 1: Xác định các KV thưa dân và các KV đông dân trên bản đồ
(HT: Cá nhân/cặp - t/g :10 phút)
Bước 1: GV yêu cầu HS q/sát lược đồ và bản đồ => cho biết:
- Có mấy cấp độ phân loại mật độ dân số ?
- Tên gọi và giá trị định lượng của mỗi cấp độ phân loại ?
Bước 2:HS trao đổi theo cặp => trả lời => GV nhận xét phần xác định của HS và chuẩn kiến thức
Bước 3: HS xác định trên bản đồ các KV phù hợp với cấp độ phân loại => điền bảng
HĐ 2: Tìm hiểu nguyên nhân của sự phân bố dân cư không đều
(HT: Cặp/nhóm - t/g: 25 phút)
Bước 1: GV y/c HS nhắc lại các nhân tố a/h đến phân bố dân cư
Bước 2: GV gợi ý giải thích qua về nguyên nhân của sự phân bố dân cư và giao nhiệm vụ cho từng nhóm
- N1: giải thích nhân tố tự nhiên, cho VD
- N2: giải thích nhân tố kinh tế -xã hội, cho VD
Bước 3: Đại diện các cặp trình bày, GV chuẩn kiến thức và chỉ trên bản đồ để khắc sâu kiến thức cho HS
Bước 4: HS hoàn thiện ND bài thực hành tại lớp
GV lưu ý HS: Nhân tố kinh tế-xã hội:
+ Trình độ phát triển của lực lượng sản xuất có thể làm thay đổi sự phân bố dân cư, khắc phục những bất lợi về tự nhiên gây ra.
+ Tích chất nền kinh tế (phương thức sản xuất):nơi có hoạt động CN thường đông hơn NN
+ Nơi có lịch sử khai thác lãnh thổ lâu đời dân cư tập trung đông hơn nơi mới khai thác
1. Phân loại: 5 cấp độ
- Rất thưa dân: < 10 ng/km2
- Thưa dân: 10 - 50 ng/km2
- TB: 51 - 100 ng/km2
- Đông dân: 101 - 200 ng/km2
- Rất đông dân: > 200 ng/km2
2. Nhận xét sự phân bố dân cư TG:
* Dân cư thế giới phân bố không đều
- Giữa các bán cầu: Chủ yếu bán cầu Bắc và bán cầu Đông
- Giữa các lục địa: Tập trung chủ yếu ở Á-Âu
- Giữa các khu vực :
+ Khu vực đông dân:
+ Khu vực thưa dân: (sgk)
* Bảng phân loại:
Cấp độ phân loại
Khu vực
Rất thưa dân
Bắc Á, CND, ...
Thưa dân
Nam phi, Nam Mỹ..
TB
Tây Âu..
Đông dân
ĐB Hoa Kỳ, ĐNA..
Rất đông dân
Đông Á, Nam á...
3.Nguyên nhân => phân bố dân cư ko đều:
* Các nhân tố ảnh hưởng:
- ĐKTN:
- ĐK KT - XH: ( bài 24)
* Ảnh hưởng của các nhân tố:
- Nhân tố TN:
+ Dân cư tập trung đông ở những KV có khí hậu ôn hòa, ấm áp, nguồn nước dồi dào, địa hình bằng phẳng, đất đai màu mỡ...
+ Dân cư thưa ở những KV: khí hậu khắc nghiệt, địa hình hiểm trở, ...
- Nhân tố KT-XH:
+ KV có nền kinh tế p/triển, lịch sử khai thác lâu đời => dân cư đông đúc
+ Ngược lại
- VD: Ôxtraylia có mật độ dân cư thấp do có lịch sử định cư muộn, diện tích vùng hoang mạc lớn...Tây âu có mật độ dân số cao do có nền KT p/triển, lịch sử định cư lâu đời, ĐKTN thuận lợi...
IV. Củng cố – luyện tập : (4phút)
Học sinh nắm được nội dung cơ bản của bài thực hành về sự phân bố dân cư, từ đó biết liên hệ giải thích các hiện tượng khác
V.Hướng dẫn học sinh học ở nhà: (1 phút) Hoàn thành bài thực hành, chuẩn bị bài mới. Làm các BT trong tập bản đồ 10
Ngày soạn: 22/11/2014 Ngày giảng: 29/11/2014 Lớp: 10A2, C1
TIẾT 29 - CHƯƠNG VI: CƠ CẤU NỀN KINH TẾ
BÀI 26: CƠ CẤU NỀN KINH TẾ
I.Mục tiêu: Sau bài học, học sinh cần:
1.Kiến thức:
- Tr/bày được k/n nguồn lực; phân biệt được các loại nguồn lực và vai trò của chúng.
- Trình bày được k/n cơ cấu nền kinh tế, các bộ phận hợp thành cơ cấu nền kinh tế.
- Tích hợp GDMT: Nguồn lực tự nhiên; vai trò của tài nguyên thiên nhiên đối với con người; sự tác động của con người tới nguồn lực tự nhiên
2. Kĩ năng:
- Nhận xét, phân tích sơ đồ nguồn lực và cơ cấu nền kinh tế.
- Tính toán, vẽ biểu đồ cơ cấu nền kinh tế theo ngành; nhận xét.
- Tích hợp GDMT: Phân tích được ý nghĩa của nguồn lực tự nhiên (đất, nước, khí hậu, sinh vật, k/sản) đối với phát triển kinh tế và các biện pháp sử dụng hợp lí tài nguyên.
3.Thái độ: Nhận thức được các nguồn lực để p/triển k/tế và cơ cấu k/tế của VN và địa phương, để từ đó có những cố gắng trong học tập nhằm phục vụ nền k/tế đất nước.
II.Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:
1.Giáo viên: Sơ đồ nguồn lực và sơ đồ cơ cấu nền kinh tế; biểu đồ cơ cấu nền kinh tế
2.Học sinh: SGK , vở ghi, tập bản đồ
III.Hoạt động dạy học:
1.Kiểm tra bài cũ- định hướng bài: (2 phút)
- Kiểm tra bài: Thu báo cáo bài thực hành 25=> chấm điểm 15' - số 3 (HK1)
- Định hướng bài mới: Sự phát triển kinh tế của một lãnh thổ dựa trên các nguồn lực nào? Vai trò của các nguồn lực đó đối với sự phát triển kinh tế- xã hội ra sao? Cơ cấu của nền kinh tế được xác định gồm các thành phần nào?... Đó là các vấn đề chúng ta cần tìm hiểu trong bài học hôm nay.
2.Nội dung bài mới
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung chính
HĐ 1: Tìm hiểu k/niệm nguồn lực
(HT: Cá nhân - t/g: 5 phút)
Bước 1:HS đọc sgk, cho biết:
- Khái niệm nguồn lực?
- Có những loại nguồn lực nào?
Bước 2: GV chuẩn kiến thức và nói có thể nêu ngắn gọn (là tổng thể các yếu tố tự nhiên, KT-XH ở trong và ngoài nước phục vụ cho việc p/triển k/tế)
HĐ2: Tìm hiểu các nguồn lực và vai trò đối với phát triển kinh tế
(HT: Nhóm - t/gian: 15 phút)
Bước 1: GV chia lớp thành 4 nhóm
N1,2 : tìm hiểu vị trí địa lí và tự nhiên.
N3,4 tìm hiểu nguồn lực kinh tế- xã hội
Bước 2: Các nhóm thảo luận, y/c tìm hiểu các ND:
- Vai trò của các nguồn lực cho p/triển KT - XH ?
- Lấy ví dụ cho từng nguồn lực.
Bước 3: Các nhóm trả lơi, nhóm khác bổ sung => GV bổ sung, chuẩn KT
Thông tin bổ sung:
-Vị trí Việt Nam nằm ở trung tâm khu vực ĐNA tạo điều kiện cho nước ta giao lưu thuận lợi với các nước.
- ĐKTN: thiên nhiên giàu có (tự nhiên như đất trồng và khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa nóng ẩm) tạo điều kiện phát triển nền nông nghiệp nhiệt đới với nhiều sản phẩm có giá trị cao.
-Kinh tế xã hội: Dân số nguồn lao động dồi dào là cơ sở cho việc xác định phat triển các ngành đòi hỏi nhiều nhân lực (dệt, chế biến lương thực thực phẩm,.)
* Tích hợp GDMT:
+ Cho biết vai trò của TNTN đối với con người ?(khí hậu đối với sức khỏe, nông nghiệp,..)
+ Sự tác động của con người đến nguồn lực tự nhiên như thế nào?
(2 mặt: tích cực và tiêu cực)
+Ý nghĩa của nguồn lực tự nhiên đối với sự phát triển kinh tế xã hội?
(ảnh hưởng tới việc phát triển có thể tạo ĐK hoặc kìm hãm sự phát triển,..)
HĐ 3: Tìm hiểu cơ cấu nền kinh tế
(HT: Nhóm/cặp - t/g : 20 phút)
Bước 1:HS đọc SGK. Hãy:
- Nêu khái niệm và các bộ phận hợp thành nền kinh tế
Bước 2: HS quan sát sơ đồ các bộ phận hợp thành cơ cấu nền kinh tế => trả lời
Bước 3: GV chia lớp 2 nhóm, y/c:
N1: Dựa vào bảng 26 trang 101 SGK) nêu sự chuyển dịch cơ cấu ngành. Nhận xét ở các nhóm nước, thế giới(1990-2004)
- Liên hệ Việt Nam
N2: Tìm hiểu về cơ cấu tp và lãnh thổ
Bước 4: Các nhóm trả lời, GV bổ sung
I. Các nguồn lực phát triển kinh tế
1. Khái niệm
Nguồn lực là tổng thể vị trí địa lí, các nguồn tài nguyên thiên nhiên, hệ thống tài sản quốc gia, nguồn nhân lực, đường lối chính sách, vốn và thị trường... ở cả trong và ngoài nước có thể được khai thác nhằm phục vụ cho việc phát triển kinh tế của một lãnh thổ nhất định.
2. Các nguồn lực và vai trò đối với phát triển kinh tế
*Căn cứ vào nguồn gốc:
- Vị trí địa lý
- Nguồn lực TN
- Nguồn lực KT - XH
* Căn cứ vào phạm vi lãnh thổ:
- Nguồn lực trong nước ( nội lực)
- Nguồn lực nước ngoài (ngoại lực)
* Vai trò của các nguồn lực:
- Nguồn lực vị trí địa lí (tự nhiên, kinh tế, chính trị, giao thông...) tạo điều kiện thuận lợi hay khó khăn trong việc trao đổi, tiếp cận hay cùng phát triển giữa các vùng trong một nước, giữa các quốc gia với nhau.
- Nguồn lực tự nhiên (đất, KH, nước, biển, SV, khoáng sản):
+ Là cơ sở tự nhiên cho các quá trình SX
+ Là nguồn lực quan trọng, là điều kiện cần cho quá trình sản xuất.
- Kinh tế-xã hội (dân cư, thị trường,vốn, KH-KT, chính sách và xu thế phát triển...) có vai trò quan trọng để lựa chọn chiến lược phát triển phù hợp với điều kiện cụ thể của đất nước trong từng giai đoạn
II. Cơ cấu nền kinh tế:
1. Khái niệm
Cơ cấu kinh tế là tổng thể các ngành, lĩnh vực, bộ phận kinh tế có quan hệ hữu cơ tương đối ổn định hợp thành.
2.Các bộ phận hợp thành cơ cấu nền k/tế
a. Cơ cấu ngành kinh tế:
- K/N: Tập hợp tất cả các ngành hình thành nên nền kinh tế và các mối quan hệ tương đối ổn định giữa chúng
- Gồm 3 nhóm: CN, NN, DV
+ Các nước p/triển: DV, CN chiếm tỉ lệ cao.
+ Các nước đang phát triển: NN còn chiếm tỉ lệ cao mặc dù CN, dịch vụ đã tăng
+ Việt Nam: NN giảm, CN tăng, DV ổn định.
b.Cơ cấu thành phần kinh tế
- Được hình thành trên cơ sở chế độ sở hữu bao gồm nhiều thành phần kinh tế
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Giao an ca nam_12402490.doc