- Các bước hoạt động.
Bước 1. GV yêu cầu học sinh quan sát sơ đồ SGK hoặc hình ảnh phóng to trên máy chiếu và kiến thức bản thân hãy: phân tích tác động của ngành công nghiệp tới phát triển và phân bố ngành giao thông vận tải.
Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ theo yêu cầu của GV, trao đổi kết quả làm việc.
Bước 3. HS trình bày kết quả, HS khác nhận xét, bổ sung.
Bước4. GV nhận xét phần trình bày của bản thân và bổ sung kiến thức.
Trả lời câu hỏi xanh SGK.
+ Hoạt động của các ngành kinh tế là khách hàng của ngành giao thông vận tải.
Ví dụ: Kinh tế phát triển nhu cầu vận tải lớn thúc đẩy ngành phát triển.
+ Trang bị cơ sở vật chất kĩ thuật cho sự phát triển, phân bố, hoạt động ngành giao thông vận tải.
+ Quan hệ giữa nơi sản xuất và nơi tiêu thụ quy định hướng và cường độ các luồng vận chuyển.
10 trang |
Chia sẻ: binhan19 | Lượt xem: 698 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Địa lý 10 tiết 48 bài 36: Vai trò, đặc điểm và các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển và phân bố ngành giao thông vận tải, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 02/03/2018
Ngày giảng:
Lớp dạy: 10
Tiết48. Bài 36
VAI TRÒ, ĐẶC ĐIỂM VÀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN PHÁT TRIỂN VÀ PHÂN BỐ NGÀNH GIAO THÔNG VẬN TẢI.
Mục tiêu
1. Kiến thức.
- Trình bày được vai trò, đặc điểm của ngành giao thông vận tải.
- Phân tích được các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố ngành giao thông vận tải.
- Tích hợp GDMT: Các yếu tố của môi trường tự nhiên ảnh hưởng tới ngành GTVT (chủ yếu đến khai thác mạng lưới giao thông).
- Tích hợp môi trường:Tác động của các yếu tố trong môi trường tự nhiên tới sự phát triển và phân bố GTVT (Liên hệ với địa phương).
2. kĩ năng
- Phân tích các lược đồ và bản đồ giao thông vận tải?
- Liên hệ thực tế ở Việt Nam và ở địa phương để hiểu được mức độ ảnh hưởng của các nhân tố tới sự phát triển, phân bố ngành giao thông vận tải.
- Tích hợp GDMT: Phân tích tác động của các yếu tố trong MTTN tới sự phát triển và phân bố GTVT.
3. Thái độ.
- Có thái độ học tập nghiêm túc.
- Biết liên hệ kiến thức đã học và thực tiễn.
4. Định hướng hình thành năng lực.
- Năng lực chung:
+ Năng lực hoạt động nhóm, hợp tác trong học tập và làm việc
+ Năng lực tự học, tự nhận thức.
- Năng lực riêng:
+ Năng lực giải quyết vấn đề.
+ Năng lực tư duy tổng hợp.
+ Tìm kiếm và sử lí thông tin.
+ Năng lực giao tiếp .
Chuẩn bị của giáo viên và học sinh.
Chuẩn bị của giáo viên.
Tập bản đồ thế giới và các châu lục.
Alat địa lí việt nam.
Phiếu học tập ,sơ đồ.
Máy tính, máy chiếu.
Chuẩn bị của học sinh.
Sưu tầm một số tư liệu và hình ảnh một số loại hình giao thông.
Tổ chức các hoạt động học.
Hoạt động đặt vấn đề xuất phát khởi động.(2 phút)
- GV yêu cầu HS nêu những hiểu biết của mình về vấn đề qua đoạn video trình chiếu:
Qua những hình ảnh trên đoạn video trên thì giúp em liên tưởng đến ngành kinh tế nào?
2. Hình thành kiến thức mới.
Hoạt động 1. Tìm hiểu về vai trò và đặc điểm ngành giao thông vận tải
1. Vai trò.
- Mục tiêu: Trình bày và phân tích được vai trò của ngành giao thông vận tải.
- Phương thức: Cả lớp. – Thời gian: 8 phút
- Các bước hoạt động:
Bước 1. GV yêu cầu HS yêu cầu đọc SGK và những hiểu biết của bản thân hãy:
- Nêu vai trò của ngành giao thông vận tải và lấy ví dụ.
- Lấy ví dụ chứng minh rằng những tiến bộ của ngành vận tải đã có tác động to lớn thay đổi sự phân bố sản xuất và phân bố dân cư trên thế giới.
- Tại sao người ta nói: Để phát triển kinh tế, văn hóa xã hội miền núi, giao thông vận tải phải đi trước 1 bước ?
Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ theo yêu cầu của giáo viên; trao đổi kết quả làm việc với bạn bên cạch.
Bước 3. Báo cáo kết quả làm việc trước lớp, HS khác nhận xét, bổ sung.
Bước 4. GV nhận xét và đánh giá; chuẩn kiến thức.
1. Vai trò.
- Giúp cho quá trình sản xuất xã hội diễn ra liên tục, bình thường.
- Đảm bảo nhu cầu đi lại của nhân dân.
- Nhân tố quan trọng phân bố sản xuất và dân cư.
- Thúc đẩy hoạt động kinh tế - văn hóa ở các vùng núi xa xôi.
- Củng cố tính thống nhất của nền kinh tế, tăng cường sức mạnh quốc phòng.
- Thực hiện mối giao lưu kinh tế – xã hội giữa các vùng, các nước trên thế giới.
2. Đặc điểm.
- Mục tiêu: biết được đặc điểm của ngành giao thông vận tải.
- Phương thức: cả lớp. – Thời gian: 5 phút
- Các bước hoạt động.
Bước 1. GV yêu cầu HS đọc SGK và sự hiểu biết của bản thân háy:
- Sản phẩm của ngành giao thông vận tải là gì.
- Tiêu chí đánh giá dịch vụ ngành giao thông vận tải.
Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ theo yêu cầu của GV; trao đổi kết quả làm việt với bạn bên cạnh.
Bước 3. Trình bày trước lớp,học sinh khác nhận xét, bổ sung.
Bước 4. Gv nhận xét, đánh giá và chuẩn kiến thức.
2. Đặc điểm.
- Sản phẩm: là sự chuyên chở người và hàng hóa.
- Các tiêu chí đánh giá:
+ Khối lượng vận chuyển (số hành khách,số tấn hàng hoá).
+ Khối lượng luân chuyển (người/km; tấn/km).
+ Cự li vận chuyển trung bình (km).
Công thức tính:
Khối lượng luân chuyển
+ Khối lượng vận chuyển = -------------------------------- ( tấn )
Cự li vận chuyển
+ Khối lượng luân chuyển = Khối lượng vận chuyển × Cự li vận chuyển.
( tấn. km, người. km )
Khối lượng luân chuyển
+ Cự li vận chuyển = --------------------------------- (km)
Khối lượng vận chuyển
Định hướng hoạt động nối tiếp: GTVT có vai trò rất quoan trọng trong sự phát triển kinh tế xá hội của mọi quốc gia trên thế giới và ảnh hưởng lớn đến kinh tế chung của đất nước, vậy những nhân tố nào có ảnh hưởng tới sự phát triển và phân bố của nó. Chúng ta cùng tìm hiểu phần tiếp theo.
Hoạt động 2: Các nhân tố ảnh hưởng tới phát triển và phân bố ngành giao thông vận tải.
1. Điều kiện tự nhiên.
- Mục tiêu:
+ Trình bày được các nhân tố tự nhiên ảnh hưởng đến ngành giao thông vận tải.
+ Phân tích được các nhân tố tự nhiên anht hưởng đến ngành giao thông vận tải .
- Phương thức: nhóm. – Thời gian: 14 phút
- Các bước hoạt động.
Bước 1. GV phân lớp thành 4 nhóm yêu cầu HS hoàn thành nhiệm vụ được giao.
+ Nhóm 1 + 2:
- Phân tích ảnh hưởng của vị trí địa lí và địa hình đến ngành giao thông vận tải.
- Trả lời câu hỏi giữa bài.
+ Nhóm3 + 4:
- Phân tích ảnh hưởng của khí hậu và song ngòi, khoáng sản đến ngành giao thông vận tải.
- Trả lời câu hỏi giữa bài.
Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ để có thảo luận nhóm.
Bước 3. Nhóm đại diện người lên trình bày, nhóm khác nhận xét, bổ sung.
Bước 4. GV quan sát ,đánh giá,nhận xét,bổ sung kiến thức.
1. Điều kiện tự nhiên.
- Vị trí địa lí: quy định sự có mặt, vai trò của một số loại hình giao thông vận tải.
Ví dụ: + Vùng hoang mạc: Lạc đà, trực thăng;
+ Vùng băng giá xe trượt tuyết do chó và tuần lộc kéo.
Ở Nhật, Anh giao thông vận tải đường biển có vị trí quan trọng.
- Địa hình: ảnh hưởng lớn đến công tác thiết kế và khai thác các công trình giao thông vận tải, công tác tiết kế phải được tính toán chu đáo và phù hợp với điều kiện tự nhiên đồng thời sđảm bảo hiệu quả khai thác công trình GTVT.
Ví dụ: Địa hình đồi núi phải đầu tư nhiều để xây dựng các công trình: Chống lở đất,làm đường vòng, đường hầm...
- Khí hậu, thời tiết ảnh hưởng sâu sắc tới hoạt động của phương tiện vận tải.
Ví dụ: Các sân bay nhiều khi phải ngừng hoạt động do sương mù. ở xứ lạnh mùa đông bị đóng băng tàu thuyền k thể hoath động.
- Sông ngòi: ảnh hưởng vận tải đường sông, chi phí cầu đường.
- Khoáng sản: ảnh hưởng hướng vận tải, loại hình vận tải.
Định hướng hoạt động nối tiếp.
2. Điều kiện kinh tế- xá hội.
- Mục tiêu:
+ Trình bày được các nhân tố kinh tế - xá hội ảnh hưởng đến giao thông vận tải.
+ Phân tích được tác động của các nhân tố đến sự phát triển và phân bố ngành giao thông vận tải.
+ Đánh giá được sự tác động cảu các nhân tố đó
- Phương thức: cả lớp -Thời gian: 8 phút
- Các bước hoạt động.
Bước 1. GV yêu cầu học sinh quan sát sơ đồ SGK hoặc hình ảnh phóng to trên máy chiếu và kiến thức bản thân hãy: phân tích tác động của ngành công nghiệp tới phát triển và phân bố ngành giao thông vận tải.
Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ theo yêu cầu của GV, trao đổi kết quả làm việc.
Bước 3. HS trình bày kết quả, HS khác nhận xét, bổ sung.
Bước4. GV nhận xét phần trình bày của bản thân và bổ sung kiến thức.
Trả lời câu hỏi xanh SGK.
+ Hoạt động của các ngành kinh tế là khách hàng của ngành giao thông vận tải.
Ví dụ: Kinh tế phát triển nhu cầu vận tải lớn thúc đẩy ngành phát triển.
+ Trang bị cơ sở vật chất kĩ thuật cho sự phát triển, phân bố, hoạt động ngành giao thông vận tải.
+ Quan hệ giữa nơi sản xuất và nơi tiêu thụ quy định hướng và cường độ các luồng vận chuyển.
2. Điều kiện kinh tế- xá hội.
- Sự phát triển và phân bố các ngành kinh tế có ý nghĩa quyết định đối với sự phát triển, phân bố, hoạt động của giao thông vận tải.
- Phân bố dân cư (đặc biệt là sự phân bố các thành phố lớn và các chùm đô thị) ảnh hưởng sâu sắc tới vận tải hành khách (vận tải bằng ô tô).
3. Hoạt động luyện tập (3 phút)
- Hãy tính cự li vận chuyển trung bình về hàng hóa của một số loại phương tiện vận tải ở nước ta năm 2003 theo bảng số liệu sau.
KHỐI LƯỢNG VẬN CHUYỂN VÀ KHỐI LƯỢNG LUÂN CHUYỂN CỦA CÁC PHƯƠNG TIỆN VẬN TẢI NƯỚC TA,NĂM 2003.
Phương tiện vận tải
Khối lượng vận chuyển
( Nghìn tấn)
Khối lượng luôn chuyển
(Triệu tấn.km)
Đường sắt
8385,0
2725,4
Đường ô tô
175 856,2
9402,8
Đường sông
55 258,6
5140,5
Đường biển
21 811,6
43 512,6
Đường hàng không
89,7
210,7
Tổng số
261 401,1
600 992,0
Công thức: CLVCTB = KLLC : KLVC . 1000 = ?
VD: CLVCTB = 2725,4 : 8385,0 . 1000 = 325,0 (km)
Phương tiện vận tải
Cự li vận chuyển trung bình
(km)
Đường sắt
325,0
Đường ô tô
53,5
Đường sông
93,0
Đường biển
1994,9
Đường hàng không
2348,9
Tổng số
4815,3
4. Vận dụng mở rộng.
Câu 1: Sản phẩm của ngành giao thông vận tải là
A. đường sá và xe cộ.
B. sự chuyên chở người và hàng hóa.
C. chất lượng của dịch vụ vận tải.
D. sự tiện nghi và an toàn cho hành khách và hàng hóa.
Câu 2: Trong các điều kiện tự nhiên, yếu tố nào sau đây ít ảnh hưởng đến hoạt động giao thông vận tải nhất ?
A. Khí hậu B. Địa hình
C. Khoáng sản D. Sinh vật
Câu 3: Ý nào sau đây không nói về vai trò của ngành giao thông vận tải ?
A. Tham gia cung ứng nguyên liệu, vật tư, kĩ thuật cho sản xuất.
B. Đáp ứng nhu cầu đi lại của nhân dân, giúp cho các hoạt động sinh hoạt được thuận tiện.
C. Cùng cố tinh thống nhất của nền kinh tế, tăng cường sức mạnh quốc phòng.
D. Góp phần phân bố dân cư hợp lí.
Câu 4: Tiêu chí nào không để đánh giá khối lượng dịch vụ của hoạt động vận tải ?
A. Cước phí vận tải thu được.
B. Khối lượng vận chuyển.
C. Khối lượng luân chuyển.
D. Cự li vận chuyển trung bình.
Câu 5: Người ta thường dựa vào tiêu chí nào sau đây để đanh giá cước phí vận tải hàng hóa ?
A. Cự li vận chuyển trung bình.
B. Khối lượng vận chuyển.
C. Khối lượng luân chuyển.
D. Chất lượng dịch vụ vận tải.
Câu 6: Chất lượng của sản phẩm dịch vụ giao thông vận tải được đo bằng
A. khối lượng luân chuyển.
B. sự an toàn cho hành khách và hàng hóa.
C. sự kết hợp của các loại hình giao thông vận tải.
D. khối lượng vận chuyển.
Câu 7: Ý nào sau đây thể hiện ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên đến sự phát triển và phân bố ngành giao thông vận tải ?
A. Là tiêu chí để đặt yêu cầu về tốc độ vận chuyển.
B. Quyết định sự phát triển và phân bố mạng lưới giao thông vận tải.
C. Quy định mật độ , mạng lưới các tuyến đường giao thông.
D. Quy định sự có mặt và vai trò của một số loại hình vận tải.
Câu 8: Ở xứ lạnh, về mùa đông, loại hình vận tải nào sau đây không thể hoạt động được ?
A. Đường sắt. B. Đường ô tô. C. Đường sông. D. Đường hành không.
Câu 9: Ở các vùng hoang mạc nhiệt đới, người ta chuyên chở hàng hóa bằng
A. máy bay.
B. tàu hóa.
C. ô tô.
D. bằng gia súc ( lạc đà ).
Câu 10: Ở miền núi, ngành giao thông vận tải kém phát triển chủ yếu do
A. địa hình hiểm trở.
B. khí hậu khắc nghiệt.
C. dân cư thưa thớt.
D. khoa học kĩ thuật chưa phát triển.
5. Điều chỉnh, thay đổi, bổ sung.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Bai 36 Vai tro dac diem va cac nhan to anh huong den phat trien va phan bo nganh giao thong van tai.docx