III. TIẾN TRÌNH BÀI HỌC
1. Khởi động:
* Mục tiêu:
- Giúp cho học sinh nhớ lại một số kiến thức về môi trường ở các nước phát triển và đang phát triển. Liên hệ kiến thức đã học, lí luận để đưa ra kiến thức.
- Giải thích được tại sao có sự khác biệt về vấn đề môi trường giữa hai nhóm nước.
* Phương thức:
- Hoạt động cả lớp, phương pháp đàm thoại gợi mở.
Bước 1: Giao nhiệm vụ: GV hỏi: thế nào là môi trường và thế nào là phát triển bền vững.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS tìm hiểu
Bước 3: Học sinh trả lời.
Bước 4: Giáo viên đánh giá, chốt kiến thức.
1. Khái niệm môi trường: Môi trường xung quanh hay môi trường địa lí là không gian bao quanh Trái Đất , có quan hệ trực tiếp đến sự tồn tại và phát triển của xã hội loài người.
2. Phát triển bền vững: Phát triển bền vững là sự phát triển nhằm đáp ứng nhu cầu hiện tại mà không làm thiệt hại đến khả năng của thế hệ tương lai được thỏa mãn nhu cầu của họ. Mục tiêu của phát triển bền vững là đảm bảo cho con người có đời sống vật chất, tinh thần ngày càng cao trong môi trường lành mạnh.
2 trang |
Chia sẻ: binhan19 | Lượt xem: 610 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Địa lý 10 tiết: Ôn tập, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:
Ngày dạy:
Tiết số:
ÔN TẬP
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức
- Trình bày được một số vấn đề về môi trường và phát triển bền vững trên phạm vi toàn cầu và ở các nhóm nước.
- Mọi người có ý thức về mối quan hệ giữa MT và phát triển, hướng tới mục tiêu phát triển bền vững; Liên hệ với Việt Nam.
2. Kĩ năng:
- Thu thập và phân tích các thông tin liên quan đến bảo vệ MT, phát triển bền vững; Tiết kiệm tài nguyên trong sinh hoạt và sản xuất.
3. Thái độ - Hành vi:
- Tham gia tích cực vào các phong trào bảo vệ môi trường.
4. Định hướng phát triển năng lực:
- Năng lực chung: giải quyết vấn đề, giao tiếp, hợp tác, sáng tạo
- Năng lực chuyên biệt: xử lí thông tin, liên hệ thực tế, sử dụng tranh ảnh
II. CHUẨN BỊ BÀI HỌC
1. Đối với giáo viên
- Một số hình ảnh về tài nguyên và môi trường.
- Giáo án, sách giáo khoa, sách giáo viên, sách chuẩn kiến thức - kĩ năng...
2. Đối với học sinh
- Sách giáo khoa, vở ghi, đồ dùng học tập cần thiết
- Chuẩn bị các nội dung liên quan đến bài học theo sự hướng dẫn của giáo viên như chuẩn bị tài liệu...
- Sưu tầm tranh ảnh, tư liệu
III. TIẾN TRÌNH BÀI HỌC
1. Khởi động:
* Mục tiêu:
- Giúp cho học sinh nhớ lại một số kiến thức về môi trường ở các nước phát triển và đang phát triển. Liên hệ kiến thức đã học, lí luận để đưa ra kiến thức.
- Giải thích được tại sao có sự khác biệt về vấn đề môi trường giữa hai nhóm nước.
* Phương thức:
- Hoạt động cả lớp, phương pháp đàm thoại gợi mở.
Bước 1: Giao nhiệm vụ: GV hỏi: thế nào là môi trường và thế nào là phát triển bền vững.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS tìm hiểu
Bước 3: Học sinh trả lời.
Bước 4: Giáo viên đánh giá, chốt kiến thức.
1. Khái niệm môi trường: Môi trường xung quanh hay môi trường địa lí là không gian bao quanh Trái Đất , có quan hệ trực tiếp đến sự tồn tại và phát triển của xã hội loài người.
2. Phát triển bền vững: Phát triển bền vững là sự phát triển nhằm đáp ứng nhu cầu hiện tại mà không làm thiệt hại đến khả năng của thế hệ tương lai được thỏa mãn nhu cầu của họ. Mục tiêu của phát triển bền vững là đảm bảo cho con người có đời sống vật chất, tinh thần ngày càng cao trong môi trường lành mạnh.
2. Hình thành kiến thức:
* Mục tiêu:
- Học sinh nhớ được vấn đề môi trường và phát triển ở các nước phát triển trên thế giới.
- Học sinh nắm được các nước đang phát triển là nơi tập trung nhiều vấn đề môi trường và phát triển, vấn đề khai thác và chế biến khoáng sản ở các nước đang phát triển và việc khai thác tài nguyên nông lâm nghiệp ở các nước đang phát triển.
- Xử lí thông tin, lí luận để đưa ra kiến thức.
* Phương thức:
- Hoạt động cá nhân, phương pháp đàm thoại gợi mở, hoạt động nhóm theo phương pháp thảo luận.
Bước 1: GV yêu cầu HS nhắc lại và trả lời về hiện trạng môi trường và phát triển ở các nước phát triển và đang phát triển?
Bước 2: HS tìm hiểu nội dung mà GV yêu cầu.
Bước 3: HS trả lời
Bước 4: GV chốt kiến thức.
- Sự phát triển công nghiệp, đô thị hóa nhanh, dẫn đến vấn đề môi trường toàn cầu (mưa axit,..), chủ yếu ở Hoa Kì.
- Nhiều nước CN phát triển đã bảo vệ tốt hơn môi trường của nước mình, lại chuyển các cơ sở sản xuất gây ô nhiễm sang các nước đang phát triển.
- Việc khai thác mỏ mà không chú ý đến bảo vệ môi trường, thì môi trường nhanh chóng bị ô nhiễm.
- Các nước phát triển lợi dụng khó khăn ở các nước đang phát triển để bóc lột tài nguyên.
- Việc đốt rừng làm nương rẫy, phá rừng lấy củi,lấy lâm sản xuất khẩu, mở rộng diện tích canh tác,...→ rừng bị suy giảm về diện tích, chất lượng, thúc đẩy quá trình hoang hoá ở vùng nhiệt đới.
3. Luyện tập:
* Mục tiêu:
- Khái quát lại kiến thức của bài học.
- Vận dụng kiến thức đã học để lí luận trả lời câu hỏi.
* Phương thức: cá nhân, cặp nhóm
- Bước 1: GV phát câu hỏi tự luận. HS làm việc cá nhân.
- Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ cá nhân, sau đó trao đổi với bạn bên cạnh để bổ sung điều chỉnh kết quả học tập. GV quan sát và trợ giúp học sinh
Bước 3. Trao đổi thảo luận:
- GV gọi 1 vài HS lên bảng trả lời câu hỏi. HS khác bổ sung
- Trên cơ sở thảo luận và bổ sung đó GV chốt đáp án
Bước 4. Đánh giá: GV đánh giá quá trình HS thực hiện và đánh giá kết quả cuối cùng của HS
Câu hỏi 1: Tại sao việc giải quyết vấn đề môi trường đòi hỏi sự nỗ lực chung của các quốc gia và toàn thể loài người?
TL: Điều này xuất phát từ tính thống nhất không thể chia cắt được của môi trường, khả năng gây ra những phản ứng dây chuyển trong môi trường và qui luật tuần hoàn vật chất và năng lượng trong lớp vỏ địa lí. Nó còn xuất phát từ tính toàn cầu trong đời sống kinh tế - chính trị thế giới, liên quan trực tiếp đến lợi ích của mỗi quốc gia.
- Câu hỏi số 3: Các nước đang phát triển gặp những khó khăn gì về mặt kinh tế - xã hội khi giải quyết vấn đề môi trường?
Gặp rất nhiều khó khăn: đây là những nước nghèo, chậm phát triển, thiếu vốn, thiếu công nghệ, thiếu cán bộ khoa học kĩ thuật, gánh nặng nợ nước ngoài, hậu của chiến tranh và xung đột triền miên, sức ép của dân số và sự gia tăng dân số nhanh, bùng nổ dân số trong nhiều năm, nạn đói, sự bóc lột tài nguyên của các công ti xuyên quốc gia....
4. Vận dụng, mở rộng:
* Mục tiêu:
- Giáo dụng môi trường và sử dụng năng lượng tiết kiệm.
- Liên hệ thực tế.
* Phương thức: cá nhân
- GV giao nhiệm vụ cho HS (GV hướng dẫn để học sinh tự học ở nhà): Vấn đề môi trường giữa hai nhóm nước phát triển và đang phát triển có sự khác biệt rất lớn.
? Vậy sự khác biệt về trình độ phát triển KT- XH của các nhóm nước trên TG như thế nào?
? Dựa vào tiêu chí nào để phân chia thành các nhóm nước trên TG?
IV. RÚT KINH NGHIỆM BÀI HỌC
Tam Điệp, ngày tháng năm 2018
NGƯỜI DUYỆT NGƯỜI SOẠN
(Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, ghi rõ họ tên)
Nguyễn Thành Chung Nguyễn Thị Hợp
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tiet on tapDia li 11_12478454.doc