Giáo án Địa lý 11 Bài 5: Một số vấn đề của châu lục và khu vực - Tiết 3: Một số vấn đề của khu vực Tây nam á và Trung á

Hoạt động 3:Tìm hiểu xung đột sắc tộc, xung đột tôn giáo và nạn khủng bố

1. Mục tiêu:

 - Nắm được khu vực Tây Nam Á và khu vực Trung Á thuờng xuyên xảy ra xung đột sắc tộc, xung đột tôn giáo và nạn khủng bố

2. Phương thức:Cá nhân

3. Tiến trình hoạt động

- Bước 1: GV yêu cầu HS : Dựa vào thông tin trong bài học và hiểu biết của bản thân, hãy cho biết:

+ Cả 2 khu vực Tây Nam á và Trung á vừa qua đang nổi lên những sự kiện chính trị gì đáng chú ý?

+ Những sự kiện nào của khu vực Tây Nam á được cho là diễn ra một cách dai dẳng nhất, cho đến nay vẫn chưa chấm dứt?

+ Giải thích như thế nào về nguyên nhân của các sự kiện đã xảy ra ở cả 2 khu vực?

+ Theo em, các sự kiện đó ảnh hưởng như thế nào đến đời sống người dân, đến sự phát triển kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia và trong khu vực?

+ Em có đề xuất gì trong việc xây dựng các giải pháp nhằm chấm dứt việc xung đột sắc tộc, xung đột tôn giáo và nạn khủng bố?

- Bước 2: HS hoàn thành câu hỏi.

- Bước 3: HS trả lời câu hỏi.

- Bước 4: GV tổng kết theo nội dung ở cột bên.

 

doc5 trang | Chia sẻ: binhan19 | Lượt xem: 1218 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Địa lý 11 Bài 5: Một số vấn đề của châu lục và khu vực - Tiết 3: Một số vấn đề của khu vực Tây nam á và Trung á, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: Ngày dạy: Tiết số: 8 BÀI 5 : MỘT SỐ VẤN ĐỀ CỦA CHÂU LỤC VÀ KHU VỰC. ( TIẾT 3 ): MỘT SỐ VẤN ĐỀ CỦA KHU VỰC TÂY NAM Á VÀ TRUNG Á. I. MỤC TIÊU BÀI HỌC : 1. Kiến thức : - Biết được tiềm năng phát triển KT của KV Tây Nam Á và Trung Á. - Hiểu được một số vấn đề chính của KV đều liên quan đến vai trò cung cấp dầu mỏ và các vấn đề dẫn tới xung đột sắc tộc, tôn giáo, khủng bố. 2. Kĩ năng : - Sử dụng BĐ các nước trên TG để phân tích ý nghĩa vị trí địa lí của KV Tây Nam Á và Trung Á. - Đọc trên lược đồ Tây Nam Á và Trung Á để thấy vị trí các nước trong KV. - Phân tích bảng số liệu thống kê để rút ra nhận định. - Đọc và phân tích các thong tin địa lí từ các nguồn thong tin về chính trị, thời sự quốc tế. 3.Thái độ: - Chia sẻ với những khó khăn mà người dân ở Tây Nam Á và Trung Á phải trải qua 4. Định hướng hình thành các năng lực. - Hình thành cho học sinh khả năng tư duy tổng hợp và phân tích, sử dụng, phân tích bản đồ, cập nhật thông tin II. CHUẨN BỊ BÀI HỌC 1. Đối với giáo viên - Bản đồ các nước trên TG. BĐ địa lí tự nhiên Châu Á. - Phóng to hình 5.8 , các bảng kiến thức và số liệu trong sgk. 2. Đối với học sinh - Sách giáo khoa, vở ghi, đồ dùng học tập cần thiết - Sưu tầm tranh ảnh, tư liệu III. TIẾN TRÌNH BÀI HỌC A. TÌNH HUỐNG XUẤT PHÁT 1. Mục tiêu: -Tạo hứng thú học tập cho HS .2. Phương thức: cá nhân 3. Tiến trình hoạt động: - Bước 1: GV cho HS xem một số hình ảnh liên quan đến 2 khu vực TNA và Trung Á và giao nhiệm vụ. Hãy dựa vào các hình ảnh trên, em hãy giới thiệu một vài nét về 2 khu vực TNA và Trung Á? - Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ cá nhân, sau đó trao đổi với bạn bên cạnh để bổ sung điều chỉnh kết quả học tập. GV quan sát và trợ giúp học sinh - Bước 3. Trao đổi thảo luận: - GV gọi 1 vài HS lên bảng trình bày. HS khác bổ sung - Bước 4. Đánh giá: GV đánh giá quá trình HS thực hiện và dẫn dắt vào bài. * Trong lịch sử, Tây Nam Á và Trung Á được nhắc đến như những địa danh huyền thoại. ở Tây Nam Á, đó là kỳ quan Vườn treo Babilon ghi dấu ấn một thời thịnh vượng, rồi truyền thuyết “ Một nghìn lẻ một đêm” còn đó đưa mỗi chúng ta như lạc vào thế giới ARập bí ẩn , lung linh. Và mỗi chúng ta, ai chẳng say với các vũ điệu, các câu chuyện nhốm màu thần bí của người Digan vùng Trung Á Nhưng hiện tại, đây là các khu vực nóng bỏng nhất của Địa cầu. Để hiểu thêm về các khu vực này, hôm nay chúng ta sẽ nghiên cứu một số vấn đề của 2 khu vực trên. B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC : Hoạt động 1: Đặc điểm của khu vực Tây Nam Á và khu vực Trung Á. 1. Mục tiêu: - Nắm được đặc điểm của khu vực Tây Nam Á và khu vực Trung Á 2. Phương thức: nhóm 3. Tiến trình hoạt động -Bước 1: GV chia lớp thành 2 nhóm và giao nhiệm vụ cho các nhóm: + Nhóm 1: Quan sát hình 5.5 và bản đồ tự nhiên Châu á, hãy điền các thông tin vào phiếu học tập. + Nhóm 2: Quan sát hình 5.7 và bản đồ tự nhiên Châu Á, hãy điền các thông tin vào phiếu học tập. -Bước 2: HS các nhóm làm việc. -Bước 3: Đại diện các nhóm lên trình bày (GV cần kẻ sẵn bảng). Các nhóm khác bổ sung. - Bước 4: GV chốt kiến thức, đặt câu hỏi củng cố và mở rộng: - Hãy cho biết giữa 2 khu vực có điểm gì giống nhau? I. Đặc điểm của khu vực Tây Nam Á và khu vực Trung Á Khu vực Đặc điểm Khu vực Tây Nam á Khu vực Trung á Vị trí địa lí - Tây Nam châu á. - Nằm ở trung tâm lục địa á - Âu, không tiếp giáp với đại dương. Diện tích lãnh thổ - Khoảng 7 triệu km2. - 5,6 triệu km2. Số quốc gia 20. 6 ( 5 quốc gia thuộc LB Xô Viết cũ và Mông Cổ ). Dân số - Gần 323 triệu. - Hơn 80 triệu. ý nghĩa của vị trí địa lí - Tiếp giáp giữa 3 châu lục, án ngữ kênh đào Xuy-ê, có vị trí địa lí chính trị rất quan trọng - Có vị trí chiến lược quan trọng: Tiếp giáp với các cường quốc lớn: Nga, Trung Quốc, ấn Độ và khu vực Tây Nam á đầy biến động. Nét đặc trưng về điều kiện tự nhiên - Khí hậu khô, nóng, nhiều núi cao, cao nguyên và hoang mạc. - Khí hậu cận nhiệt đới và ôn đới lục địa, nhiều thảo nguyên và hoang mạc. Tài nguyên thiên nhiên, khoáng sản - Khu vực giàu dầu mỏ, chiếm 50% trữ lượng dầu mỏ thế giới. - Nhiều loại khoáng sản, có trữ lượng dầu mỏ khá lớn Đặc điểm xã hội nổi bật - Là cái nôi của nền văn minh nhân loại. - Phần lớn dân cư theo đạo Hồi. - Chịu nhiều ảnh hưởng của LB Xô Viết. - Là nơi có con đường tơ lụa đi qua. - Phần lớn dân cư theo đạo Hồi. Hai khu vực có cùng điểm chung: - Cùng có vị trí địa lí - chính trị rất chiến lược. - Cùng có nhiều dầu mỏ và các tài nguyên khác. - Tỉ lệ dân cư theo đạo Hồi cao. - Cùng đang tồn tại những mâu thuẫn dẫn tới các xung đột sắc tộc, tôn giáo và nạn khủng bố. Hoạt động 2:Tìm hiểu vai trò cung cấp dầu mỏ của khu vực Tây Nam á và khu vực Trung á. 1. Mục tiêu: - Nắm được khu vực Tây Nam Á và khu vực Trung Á có nhiều tài nguyên dầu mỏ 2. Phương thức: cặp 3. Tiến trình hoạt động - Bước 1: HS nghiên cứu hình 5.8, trả lời các câu hỏi sau: + Khu vực nào khai thác được lượng dầu thô nhiều nhất, ít nhất. + Khu vực nào có lượng dầu thô tiêu dùng nhiều nhất, ít nhất. + Khu vực nào có khả năng vừa thoả mãn nhu cầu dầu thô của mình, vừa có thể cung cấp dầu thô cho thế giới, tại sao? - Bước 2: HS làm việc theo cặp nhóm Bước 3: HS trình bày, GV chuẩn kiến thức. Bước 4: GV chuẩn kiến thức II. Một số vấn đề của khu vực Tây Nam Á và khu vực Trung Á. 1) Vai trò cung cấp dầu mỏ : - Giữ vai trò quan trọng trong việc cung cấp dầu mỏ cho thế giới. - Dầu mỏ là nguyên nhân sâu xa dẫn đến sự cạnh tranh ảnh hưởng của các thế lực khác nhau Hoạt động 3:Tìm hiểu xung đột sắc tộc, xung đột tôn giáo và nạn khủng bố 1. Mục tiêu: - Nắm được khu vực Tây Nam Á và khu vực Trung Á thuờng xuyên xảy ra xung đột sắc tộc, xung đột tôn giáo và nạn khủng bố 2. Phương thức:Cá nhân 3. Tiến trình hoạt động - Bước 1: GV yêu cầu HS : Dựa vào thông tin trong bài học và hiểu biết của bản thân, hãy cho biết: + Cả 2 khu vực Tây Nam á và Trung á vừa qua đang nổi lên những sự kiện chính trị gì đáng chú ý? + Những sự kiện nào của khu vực Tây Nam á được cho là diễn ra một cách dai dẳng nhất, cho đến nay vẫn chưa chấm dứt? + Giải thích như thế nào về nguyên nhân của các sự kiện đã xảy ra ở cả 2 khu vực? + Theo em, các sự kiện đó ảnh hưởng như thế nào đến đời sống người dân, đến sự phát triển kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia và trong khu vực? + Em có đề xuất gì trong việc xây dựng các giải pháp nhằm chấm dứt việc xung đột sắc tộc, xung đột tôn giáo và nạn khủng bố? - Bước 2: HS hoàn thành câu hỏi. - Bước 3: HS trả lời câu hỏi. - Bước 4: GV tổng kết theo nội dung ở cột bên. 2) Xung đột sắc tộc, xung đột tôn giáo và nạn khủng bố. a. Hiện tượng: - Luôn xảy ra các cuộc chiến tranh, xung đột giữa các quốc gia, giữa các dân tộc, giữa các tôn giáo, giữa các giáo phái trong Hồi giáo, nạn khủng bố. - Hình thành các phong trào li khai, tệ nạn khủng bố ở nhiều quốc gia. b. Nguyên nhân: - Do tranh chấp quyền lợi: Đất đai, tài nguyên, môi trường sống. - Do khác biệt về tư tưởng, định kiến về tôn giáo, dân tộc có nguồn gốc từ lịch sử. - Do các thế lực bên ngoài can thiệp nhằm vụ lợi. c. Hậu quả: - Gây mất ổn định ở mỗi quốc gia, trong khu vực và làm ảnh hưởng tới các khu vực khác. - Đời sống nhân dân bị đe doạ và không được cải thiện, kinh tế bị huỷ hoại và chậm phát triển. - Ảnh hưởng tới giá dầu và phát triển kinh tế của thế giới. C. LUYỆN TẬP 1. Mục tiêu: Nhằm củng cố, hệ thống hóa, hoàn thiện kiến thức mới mà HS đã được lĩnh hội ở hoạt động hình thành kiến thức (mục tiêu ban đầu của bài học) 2. Phương thức: cá nhân 1) Ý nào đúng nhất khi nói về vị trí địa lí của Tây Nam Á: Nơi tiếp giáp của hai đại dương và ba châu lục Ở Tây Nam Châu Á, giáp ba chõu lục Tiếp giáp biển Caxpia và biển Đông Phía tây của Địa Trung Hải. 2) Vị trí địa lí của Tây Nam Á rất quan trọng vì: Là cầu nối giữa ba lục địa Nằm án ngữ con đường thông thương từ Á sang Âu Nằm án ngữ con đường thông thương từ Á sang Phi Tất cả các câu trên đều đúng. 3) Đặc điểm khí hậu của Trung Á: Lạnh quanh năm do núi cao Mưa nhiều vào mùa đông Khô hạn Có 2 mùa, mùa mưa và khô. 4) Vì sao Trung Á tiếp thu được nhiều giá trị văn hóa phương Đông lẫn phương Tây? a. Các quốc gia này trong lịch sử có “con đường tơ lụa” đi qua nên vùng tiếp nhận được văn hóa cả phương Đông lẫn phương Tây. b. Do sự xâm lược, đô hộ của các nước phương Tây nên chịu ảnh hưởng của văn hóa phương Tây c. Do sự xâm lược, đô hộ của các nước phương Đông nên chịu ảnh hưởng của văn hóa phương Đông d. Tất cả các ý trên đều sai. 5) Khu vực Tây Á thiếu ổn định là do: Vị trí địa lí quan trọng của KV Sự can thiệp của các thế lực bên ngoài Thế lực chính trị, tôn giáo cực đoan nổi lên Tất cả các câu trên đều đúng. 3.Gợi ý sản phẩm D. VẬN DỤNG VÀ MỞ RỘNG 1. Mục tiêu: Nhằm vận dụng kiến thức mới mà HS đã được lĩnh hội để giải quyết những vấn đề mới trong học tập và thực tiễn. 2. Phương thức: cá nhân - GV giao nhiệm vụ cho HS (GV hướng dẫn để học sinh tự học ở nhà): Câu hỏi: Vì sao nói khu vực TNA- Trung Á là điểm nóng của thế giới? Nguyên nhân, hậu quả và giải pháp. - Dự kiến sản phẩm: + Vấn đề dầu mỏ (diễn giải) + Vấn đề xung đột sắc tộc- tôn giáo và nạn khủng bố (diễn giải) * Nguyên nhân: - Do mâu thuẫn quyền lợi. - Do định kiến về dân tộc, tôn giáo tín ngưỡng. - Do sự can thiệp vụ lợi của các thế lực bên ngoài. IV. RÚT KINH NGHIỆM BÀI HỌC Tam Điệp, ngày tháng năm 2018 NGƯỜI DUYỆT NGƯỜI SOẠN (Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, ghi rõ họ tên)

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docGiao an bai 5 tiet 3_12478480.doc