Hoạt động 3: Tìm hiểu về dân cư Hoa Kì
1. Mục tiêu:
- Trình bày được đặc điểm dân cư Hoa Kì.
- Nêu ảnh hưởng của dân cư đối với sự phát triển kinh tế của Hoa Kì.
- Biết vận dụng kiến thức lịch sử để giải thích sự phân bố dân cư.
- Rèn các kĩ năng đọc lược đồ dân cư, rút ra nhận xét về sự phân bố dân cư Hoa Kì.
2. Phương thức: cặp nhóm/ cá nhân
3. Tiến trình hoạt động:
Bước1: GV nêu câu hỏi:
- Dựa vào bảng 6.1/39, nhận xét sự gia tăng dân số của Hoa Kì? Nguyên nhân?
- Dân nhập cư đem lại cho Hoa Kì những thuận lợi gì?
- Dựa vào bảng 6.2, biểu hiện già hóa dân số?
- Quan sát hình 6.3, nhận xét phân bố dân cư? nguyên nhân?
Bước 2: HS làm việc theo yêu cầu, GV quan sát giúp đỡ.
Bước 3: HS trả lời, HS khác bổ sung.
Bước 4: GV chuẩn kiến thức.
5 trang |
Chia sẻ: binhan19 | Lượt xem: 4035 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Địa lý 11 Bài 6: Hợp chúng quốc Hoa Kì - Tiết 1: Tự nhiên và dân cư, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:25/9/2018
Ngày dạy:
Tiết số:11
BÀI 6 : HỢP CHÚNG QUỐC HOA KÌ
TIẾT 1: TỰ NHIÊN VÀ DÂN CƯ
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
Sau bài học, HS cần:
1. Kiến thức:
- Biết được đặc điểm về vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ của Hoa Kì.
- Trình bày được đặc điểm tự nhiên, TNTN của từng vùng.
- Trình bày được đặc điểm dân cư của Hoa Kì và ảnh hưởng của chúng đối với sự phát triển KT.
- Biết được Hoa Kì có nền kinh tế quy mô lớn và đặc điểm các ngành: nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ.
- Nhận thức được xu hướng thay đổi cơ cấu ngành, lãnh thổ và nguyên nhân của sự thay đổi.
2. Kĩ năng:
- Kĩ năng xác định vị trí, phạm vi lãnh thổ trên bản đồ.
- Kĩ năng so sánh, rút ra kiến thức từ bản đồ, lược đồ, biểu đồ.
- Rèn luyện kĩ năng phân tích được các lược đồ để thấy đặc điểm địa hình, sự phân bố khoáng sản, dân cư HK.
- Kĩ năng phân tích số liệu, tư liệu về tự nhiên, dân cư, kinh tế của HK.
3. Định hướng phát triển năng lực:
- Năng lực chung: tự học, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực tính toán
- Năng lực chuyên biệt: tư duy tổng hợp theo lãnh thổ, sử dụng bản đồ, số liệu thống kê, hình ảnh.
II. CHUẨN BỊ BÀI HỌC
1. Giáo viên (GV)
- Bản đồ Tây bán cầu hoặc BĐ TG.
- BĐ địa lí tự nhiên Hoa Kì.
- Phóng to bảng 6.1,6.2, 6.4/ SGK.
- Bản đồ kinh tế chung Hoa Kì
2. Học sinh (HS)
- Sách giáo khoa, vở ghi, đồ dùng học tập cần thiết
- Sưu tầm tranh ảnh, tư liệu
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. KHỞI ĐỘNG
1. Mục tiêu:
-Tạo hứng thú học tập cho HS
.2. Phương thức: cá nhân
3. Tiến trình hoạt động:
Bước 1: GV yêu cầu HS nhớ lại kiến thức bài 5: Một số vấn đề của châu lục và khu vực, trả lời câu hỏi:
- Khu vực Mĩ La tinh có những vấn đề gì nổi bật (về tự nhiên, dân cư, xã hội và kinh tế)?
Bước 2: HS làm việc cá nhân, trao đổi với bạn bên cạnh
Bước 3: GV gọi 1 vài HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung.
Bước 4: GV nhận xét và dẫn dắt vào bài bằng câu hỏi:
- Vậy trên cùng dải đất châu Mĩ, Hoa Kì- 1 quốc gia nằm ở Bắc Mĩ- có những đặc điểm như thế nào?
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
Hoạt động 1: Tìm hiểu về lãnh thổ và vị trí địa lí.
1. Mục tiêu:
- HS nhận biết được đặc điểm vị trí địa lí của Hoa Kì, xác định được phạm vi lãnh thổ của Hoa Kì trên bản đồ.
- Nêu được ý nghĩa của vị trí địa lí đối với việc phát triển kinh tế.
- Có kĩ năng khai thác bản đồ, xác định vị trí địa lí trên bản đồ.
2. Phương thức : cá nhân
3. Tiến trình hoạt động:
Bước1: GV xác định trên bản đồ: lãnh thổ Hoa Kì gồm 3 bộ phận: Trung tâm Bắc Mĩ và Bán đảo A-lax-ca và Haoai.
Bước 2: GV yêu cầu HS: Sử dụng bản đồ Tây bán cầu, xác định vị trí địa lí? Vị trí đó có ảnh hưởng như thế nào đối với sự phát triển kinh tế của Hoa Kì?
Bước 3: HS trả lời,
Bước 4: GV chuẩn kiến thức.
I. Lãnh thổ và vị trí địa lí
1. Lãnh thổ
- Diện tích: hơn 9,6 km2.
-Gồm 3 bộ phận:
+ Trung tâm lục điạ Bắc Mĩ.
+ Bán đảo A-lax- ca.
+ Quần đảo Ha- oai.
- Phần trung tâm:
+ Khu vực rộng lớn, cân đối, rộng hơn 8 triệu km2, ĐôngTây: 4500km, BắcNam: 2500km.
+ Tự nhiên thay đổi từ Bắc xuống Nam, từ ven biển vào nội địa.
2.Vị trí địa lí
- Nắm ở Tây bán cầu
- Giữa 2 đại dương lớn: Thái Bình Dương và Đại Tây Dương.
- Tiếp giáp Canada và Mĩ Latinh.
=> Thuận lợi:
+ Giao lưu với các nước trên thế giới bằng cả đường bộ, đường thủy.
+ Có thị trường và nguồn cung cấp tài nguyên rộng lớn.
+ Tránh được sự tàn phá của 2 cuộc đại chiến thế giới, mặt khác còn làm giàu nhờ chiến tranh.
Hoạt động 2: Tìm hiểu về điều kiện tự nhiên Hoa Kì
1. Mục tiêu:
- Trình bày được đặc điểm tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên của từng vùng.
- Thấy được những thuận lợi và khó khăn về tự nhiên của từng vùng đối với sự phát triển kinh tế- xã hội.
- Rèn các kĩ năng đọc lược đồ, bản đồ về tự nhiên.
2. Phương thức: thảo luận nhóm
3. Tiến trình hoạt động:
Bước 1: GV chia lớp thành 3 nhóm, giao nhiệm vụ:
- Nhóm 1: Tìm hiểu Miền Tây.
- Nhóm 2: Tìm hiểu Miền Trung Tâm.
- Nhóm 3: Tìm hiểu Miền Đông.
Bước 2: Các nhóm đọc SGK, phân tích hình 6.1, bản đồ tự nhiên Bắc Mĩ thảo luận và hoàn thành phiếu học tập.
Đại diện các nhóm trình bày, GV chuẩn xác và có thể bổ sung các câu hỏi:
- Dựa vào hình 6.1 em hãy:
+ Xác định các vùng phía Tây, vùng Trung Tâm và vùng phía Đông của Hoa Kì?
+ Kể tên các loại tài nguyên khoáng sản trong từng vùng?
+ Xác định trên bản đồ hệ thống sông Mit-xi-xi-pi và nêu giá trị kinh tế của nó.
+ Hãy chứng minh điều kiện tự nhiên của Hoa Kì là một trong những điều kiện tiên quyết dẫn đến vị trí kinh tế số 1 thế giới của Hoa Kì.
- Hãy phân tích những khó khăn do điều kiện tự nhiên mang lại.
Bước 3: các nhóm thảo luận, đại diện báo cáo. Các nhóm khác bổ sung.
Bước 4: GV nhận xét, chuẩn kiến thức
II. Điều kiện tự nhiên
1. Phần lãnh thổ trung tâm Bắc Mĩ
Miền
Tây
Trung Tâm
Đông
Đặc điểm vị trí và địa hình
Gồm các dãy núi cao trung bình trên 2000m, chạy song song, hướng Bắc Nam xen kẽ có bồn địa và cao nguyên
- Phía bắc: gò đồi thấp
- Phía nam: đồng bằng phù sa sông Mit-xi-xi-pi
- Dãy núi cổ Apalat
- Các đồng bằng ven Đại Tây Dương
Đặc điểm khí hậu
Khí hậu khô hạn, phân hoá phức tạp
Ôn đới lục địa ở phía Bắc, cận nhiệt ở phía Nam
Ôn đới hải dương
Tài nguyên phát triển công nghiệp
- Nhiều kim loại màu: vàng, đồng, chì, bôxit.
- Tài nguyên năng lượng phong phú.
Than đá và quặng sắt ở phía bắc; dầu mỏ, khí đốt ở phía nam.
- Than đá, quặng sắt nhiều nhất.
- Thuỷ năng phong phú.
Tài nguyên phát triển nông nghiệp
- Ven Thái Bình Dương có các đồng bằng ven biển nhỏ, đất tốt.
- Diện tích rừng tương đối lớn.
Đồng bằng phù sa màu mỡ thuận lợi phát triển nông nghiệp.
Đồng bằng phù sa ven biển diện tích khá lớn, phát triển cây trồng ôn đới.
2. A-la-xca và Ha-oai
- A-la-xca: địa hình đồi núi, giàu có về dầu khí.
- Ha-oai: nằm giữa Thái Bình Dương, phát triển du lịch và hải sản.
Hoạt động 3: Tìm hiểu về dân cư Hoa Kì
1. Mục tiêu:
- Trình bày được đặc điểm dân cư Hoa Kì.
- Nêu ảnh hưởng của dân cư đối với sự phát triển kinh tế của Hoa Kì.
- Biết vận dụng kiến thức lịch sử để giải thích sự phân bố dân cư.
- Rèn các kĩ năng đọc lược đồ dân cư, rút ra nhận xét về sự phân bố dân cư Hoa Kì.
2. Phương thức: cặp nhóm/ cá nhân
3. Tiến trình hoạt động:
Bước1: GV nêu câu hỏi:
- Dựa vào bảng 6.1/39, nhận xét sự gia tăng dân số của Hoa Kì? Nguyên nhân?
- Dân nhập cư đem lại cho Hoa Kì những thuận lợi gì?
- Dựa vào bảng 6.2, biểu hiện già hóa dân số?
- Quan sát hình 6.3, nhận xét phân bố dân cư? nguyên nhân?
Bước 2: HS làm việc theo yêu cầu, GV quan sát giúp đỡ.
Bước 3: HS trả lời, HS khác bổ sung.
Bước 4: GV chuẩn kiến thức.
III. Dân cư:
1. Gia tăng dân số
* Dân số đông và tăng nhanh:
- Dân số đứng thứ 3 TG (năm 2013: 308,7 tr. người).
- DS tăng nhanh, chủ yếu do nhập cư.
- Người nhập cư đem lại nguồn tri thức, vốn và lực lượng lao động.
* Dân số Hoa Kì đang già đi:
- Tỉ lệ gia tăng dân số và số trẻ em dưới 25 tuổi giảm.
- Tuổi thọ TB và tỉ lệ người trên 65 tuổi tăng rõ rệt.
2. Thành phần dân cư
- Đa dạng:
+ Có nguồn gốc chủ yếu từ châu Âu.
+ Gốc chấu Á và Mĩ Latinh đang tăng mạnh.
+ Dân Anhđiêng còn 3 triệu người
3. Phân bố dân cư
- Mật độ TB: 31,7 người/ km2.
- Phân bố không đều: Đông đúc ở vùng Đông Bắc, ven biển đại Tây Dương; Thưa thớt ở vùng trung tâm và vùng núi hiểm trở phía Tây.
- Xu hướng từ Đông Bắc chuyển về Nam và ven bờ Thái Bình Dương.
- Dân thành thị chiếm 79% (2004)
C. LUYỆN TẬP
1. Mục tiêu
Nhằm củng cố, hệ thống hóa, hoàn thiện kiến thức mới mà HS đã được lĩnh hội ở hoạt động hình thành kiến thức.
2. Phương thức?:cá nhân/ cặp nhóm
Cho học sinh làm câu hỏi tự luận và sắp xếp dữ kiện:
Câu 1. Đánh giá những thuận lợi và khó khăn về tự nhiên, dân cư, xã hội của HK đối với phát triển kinh tế?
Câu 2. Sắp xếp ý ở cột A và B sao cho đúng:
A. các vùng
B. Đặc điểm
1. Vùng phía Tây
2. Vùng Trung Tâm
3. Vùng phía Đông
a. Còn gọi là vùng Coóc-đi-e
b. Gồm dãy núi già A-pa-lat
c. Có các đồng bằng nhỏ ven Thái Bình Dương
d. Có các đồng bằng ven Đại Tây Dương
e. Đồng bằng rộng lớn, phù sa màu mỡ
f. Tập trung nhiều kim loại màu và kim loại hiếm
g. Có rất nhiều than đá và quặng sắt
h. Tập trung nhiều dầu mỏ, khí đốt
i. Phía Tây và Bắc có địa hình gò đồi
j. Bồn địa và cao nguyên khô cằn
k. Khí hậu ôn đới hải dương
l. Khí hậu thay đổi từ Bắc xuống Nam.
D. VẬN DỤNG VÀ MỞ RỘNG
1. Mục tiêu
Nhằm vận dụng kiến thức mới mà HS đã được lĩnh hội để giải quyết những vấn đề mới trong học tập và thực tiễn về một số vấn đề mang tính toàn cầu.
2. Phương thức: cá nhân
Gv nêu câu hỏi hs nghiên cứu trả lời:
? Đặc điểm lãnh thổ, vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên có phải là những nguồn lực quyết định đến sự phát triển kinh tế của Hoa Kì không? Vì sao?
IV. RÚT KINH NGHIỆM BÀI HỌC
Tam Điệp, ngày tháng năm 2018
NGƯỜI DUYỆT NGƯỜI SOẠN
(Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, ghi rõ họ tên)
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Giao an bai 6 Hoa ki tiet 1_12478474.doc