Giáo án Địa lý 12 Bài 23: Thực hành phân tích sự chuyển dịch cơ cấu ngành trồng trọt

c. Nhận xét:

- Quan hệ giữa tốc độ tăng trưởng và sự thay đổi cơ cấu giá trị sản xuất ngành trồng trọt:

 + Giá trị sản xuất nhóm cây công nghiệp tăng nhanh nhất, cây rau đậu tăng nhì và cao hơn tốc độ tăng trưởng chung (nhóm cây CN tăng 3,82 lần; rau đậu 2,57 lần; mức tăng chung 2,17 lần)  Tỉ trọng giá trị sản xuất cũng tăng.

 + Ngược lại tốc độ tăng của các nhóm cây còn lại chậm hơn tốc độ tăng chung vì vậy tỉ trọng của các nhóm cây này giảm trong cơ cấu trồng trọt.

 => Sự thay đổi trên phản ánh:

 + Trong sản xuất cây LT-TP đã có sự phân hoá và đa dạng, cây rau đậu được đẩy mạnh SX.

 + Cây công nghiệp tăng nhanh gắn với sự mở rộng diện tích vùng chuyên canh cây công nghiệp đặc biệt là nhóm cây công nghiệp nhiệt đới

 

doc3 trang | Chia sẻ: binhan19 | Lượt xem: 529 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Địa lý 12 Bài 23: Thực hành phân tích sự chuyển dịch cơ cấu ngành trồng trọt, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn Ngày dạy: Tiết: Bài 23: THỰC HÀNH PHÂN TÍCH SỰ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU NGÀNH TRỒNG TRỌT I/ Mục tiêu : 1. Kiến thức : - Chứng minh được xu hướng chuyển dịch cơ cấu NN 2. Kỹ năng: - Xử lý số liệu và vẽ biểu đồ tăng trưởng - Rèn luyện kỹ năng phân tích mối quan hệ giữa tốc độ tăng trưởng và sự thay đổi cơ cấu giá trị SX ngành trồng trọt 4. Định hướng phát triển năng lực: - Năng lực phân tích, tư duy tổng hợp. - Năng lực hợp tác giải quyết vấn đề II/ Phương tiện dạy học : + Bảng số liệu, máy tính, đồ dùng HS + Các biểu đồ vẽ sẵn III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC Hoạt động 1: Bài tập 1 1. Mục tiêu: - Phân tích được sự chuyển dịch cơ cấu ngành trồng trọt theo số liệu đã sử lí. - Biết tính toán, phân tích biểu đồ 2. Phương thức: Hoạt động cả lớp 3. Các hoạt động học Bước 1: Giao nhiệm vụ GV yêu cầu HS đọc SGK nhanh cho biết nội dung chính của bài tập. Tính tốc độ tăng trưởng Nhận xét Phân tích xu hướng biến động diện tích cây công nghiệp hàng năm và lâu năm. Nêu mối liên quan về thay đổi cơ cấu diện tích và phân bố SX cây công nghiêp. Bước 2: HS tự làm bài theo hướng dẫn của GV Bước 3: Ghi kết quả lên bảng và nhận xét kết quả tính, GV cung cấp thêm thông tin: Dựa vào kiến thức có liên quan kết hợp H.30 trang 118, gợi ý cách nhận xét, phát phiếu học tập. HS thảo luận viết nhận xét vào phiếu học tập, trình bày kết quả nhận xét, thảo luận chéo Bước 4: GV chuẩn kiến thức, nhận xét kết quả làm việc của HS a. Tính tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất ngành trồng trọt theo từng nhóm cây từ 1990-2005 (Lấy 1990=100%) Năm Tổng Số Lương Thực Rau đậu Cây CN Cây ăn quả Cây khác 1990 100 100 100 100 100 100 1995 133,4 126,5 143,3 181,5 110,9 122,0 2000 183,2 165,7 182,1 325,5 121,4 132,1 2005 217,5 191,8 256,8 382,3 158,0 142,3 c. Nhận xét: - Quan hệ giữa tốc độ tăng trưởng và sự thay đổi cơ cấu giá trị sản xuất ngành trồng trọt: + Giá trị sản xuất nhóm cây công nghiệp tăng nhanh nhất, cây rau đậu tăng nhì và cao hơn tốc độ tăng trưởng chung (nhóm cây CN tăng 3,82 lần; rau đậu 2,57 lần; mức tăng chung 2,17 lần) à Tỉ trọng giá trị sản xuất cũng tăng. + Ngược lại tốc độ tăng của các nhóm cây còn lại chậm hơn tốc độ tăng chung vì vậy tỉ trọng của các nhóm cây này giảm trong cơ cấu trồng trọt. => Sự thay đổi trên phản ánh: + Trong sản xuất cây LT-TP đã có sự phân hoá và đa dạng, cây rau đậu được đẩy mạnh SX. + Cây công nghiệp tăng nhanh gắn với sự mở rộng diện tích vùng chuyên canh cây công nghiệp đặc biệt là nhóm cây công nghiệp nhiệt đới Hoạt động 2: Bài tập 2 1. Mục tiêu: - Phân tích được xu hướng phát triển cây công nghiệp qua các năm. - Biết tính toán và nhận xét 2. Phương thức: Hoạt động cả lớp 3. Các hoạt động học Bước 1: Tính cơ cấu diện tích hai nhóm cây công nghiệp -GV yêu cầu HS: Tính kết quả 1 nhóm cây Đưa bảng số liệu đã tính sẵn Cơ cấu diện tích gieo trồng cây công nghiệp giai đoạn1975-2005 (Đơn vị :%) Năm 1975 1980 1985 1990 1995 2000 2005 Cây hàng năm 54,9 54,2 56,1 45,2 44,3 34,9 34,5 Cây lâu năm 45,1 40,8 43,9 54,8 55,7 65,1 65,5 Bước 2: Phân tích xu hướng biến động diện tích gieo trồng hai nhóm cây công nghiệp từ 1975 -2005, tìm mối liên hệ về sự thay đổi cơ cấu diện tích và phân bố Bước 3: GV gợi ý cách phân tích, yêu cầu HS thảo luận ghi ra giấy, yêu cầu một HS trình bày, cả lớp góp ý Bước 4: GV chuẩn kiến thức a. Phân tích xu hướng: - Từ 1975 – 2005 diện tích cả 2 nhóm cây công nghiệp đều tăng nhưng cây công nghiệp lâu năm tăng nhanh hơn. - Cây công nghiệp hàng năm: tốc độ tăng 4,1 lần và tăng không đều; tỷ trọng giảm khá nhanh - Cây công nghiệp lâu năm: tốc độ tăng 9,4 lần và tăng liên tục; tỷ trọng tăng nhanh. b. Sự liên quan: - Tốc độ tăng và cơ cấu diện tích cây công nghiệp lâu năm tăng nhanh dẫn đến sự thay đổi phân bố, hình thành và phát triển các vùng chuyên canh, đặc biệt là các cây công nghiệp chủ lực (cao su, cà phê, chè, hồ tiêu, điều). Với các vùng chuyên canh lớn: Tây Nguyên, Đông Nam Bộ IV. LUYỆN TẬP Mục tiêu: Nhằm củng cố, hệ thống hóa, hoàn thiện kiến thức mới mà HS đã được lĩnh hội ở bài học Phương thức: Cá nhân Các hoạt động học Bước 1: Giao nhiệm vụ GV yêu cầu HS dựa vào kiến thức đã học, trả lời các câu hỏi sau Câu 1. Trong cơ cấu ngành kinh tế trong GDP của nước ta năm 2005, chiếm tỉ trọng từ cao xuống thấp lần lượt là: A. Nông-lâm-ngư nghiệp, công nghiệp-xây dựng,dịch vụ. B. Dịch vụ, nông-lâm-ngư nghiệp, công nghiệp-xây dựng. C. Công nghiệp-xây dựng, dịch vụ, nông-lâm-ngư nghiệp. D. Nông-lâm-ngư nghiệp, dịch vụ, công nghiệp-xây dựng. Câu 2.Từ khi Việt Nam gia nhập WTO, thì vai trò của thành phần kinh tế nào ngày càng quan trọng trong giai đoạn mới của đất nước? A. Kinh tế cá thể. B. Kinh tế tập thể. C. Kinh tế tư nhân. D. Kinh tế có vốn đầu tư của nước ngoài. Câu 3. Cơ cấu thành phần kinh tế của nước ta đang chuyển dịch theo hướng : A. Tăng tỉ trọng khu vực kinh tế Nhà nước. B. Giảm tỉ trọng khu vực kinh tế ngoài quốc doanh. C. Giảm dần tỉ trọng khu vực có vốn đầu tư nước ngoài. D. Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng nhanh tỉ trọng. Câu 4. Vùng trọng điểm sản xuất lương thực, thực phẩm lớn nhất ở nước ta là: A. Đồng bằng sông Hồng. B. Đồng bằng duyên hải Miền Trung. C. Đồng bằng sông Cửu Long. D. Trung du miền núi Bắc Bộ Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ HS làm việc cá nhân HS trả lời câu hỏi và ghi ý kiến vào giấy nháp GV gợi ý, quan sát hỗ trợ HS trong quá trình hoạt động. Bước 3: Trao đổi thảo luận GV cho HS đổi kết quả chấm chéo. Gọi 1 số hs nhận xét sản phẩm của bạn Bước 4: Đánh giá và chốt kiến thức GV chốt kiến thức, nhận xét kết quả làm việc của HS Dự kiến sản phẩm: 1C; 2D; 3D; 4C V. VẬN DỤNG VÀ MỞ RỘNG Mục tiêu: Nhằm vận dụng kiến thức mới mà HS đã được lĩnh hội để giải quyết những vấn đề mới trong học tập về ngành tròng trọt ở nước ta Phương thức: Cá nhân GV giao nhiệm vụ cho HS làm bài tập ở nhà: HS thực hiện mục b. bài tập 1 Gợi ý sản phẩm: Biểu đồ đường

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docBai 23 Thuc hanh Phan tich su chuyen dich co cau nganh trong trot_12474699.doc