Giáo án Địa lý 12 Bài 35: Vấn đề phát triển kinh tế - xã hội ở Bắc trung bộ

2. LUYỆN TẬP: 5 phút

2.1: Mục tiêu: Giúp học sinh nắm khái quát về thế mạnh và những khó khăn của vùng. Đồng thới đánh giá được cá nguồn lực để phát triển các ngành kinh tế

2.2: Phương thức: Câu hỏi tự luận.

2.3: Câu hỏi:

- Nêu những thế mạnh nổi bật của vùng BTB

- Vì sao đồi sống nhân dân vùng còn nhiều khó khăn, trở ngại?

4. Vận dụng, mở rộng. phút

- Tại sao có thể nói sự hình thành cơ cấu N-L-N của vùng góp phần tạo nên thế liên hoàn trong phát triển cơ cấu kinh tế theo không gian?

 

docx6 trang | Chia sẻ: binhan19 | Lượt xem: 899 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Địa lý 12 Bài 35: Vấn đề phát triển kinh tế - xã hội ở Bắc trung bộ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 1/1 /2019 Tiết 38 Tuần 20 BÀI 35: VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI Ở BẮC TRUNG BỘ I. MỤC TIÊU BÀI HỌC Sau bài học, HS cần: 1. Kiến thức - Trình bày được vị trí địa lí và hình dạng lãnh thổ đặc biệt của vùng cũng như những thế mạnh nổi trội của vùng (tài nguyên thiên nhiên, truyền thống dân cư) và cả những khó khăn trong quá trình phát triển - Hiểu và trình bày được thực trạng và triển vọng phát triển cơ cấu nông – lâm – ngư nghiệp, sự phát triển của công nghiệp và cơ sở hạ tầng của vùng . 2. Kĩ năng - Đọc và khai thác thông tin từ Atlat, bản đồ giáo khoa và các lược đồ trong bài - Phân tích, thu thập các số trên các phương tiện khác nhau và rút ra các kết luận cần thiết. Thái độ: Có thái độ thông cảm, chia sẽ những khó khăn mà đồng bào ở Bắc Trung Bộ gặp phải, đồng thời tôn trọng những chính sách phát triển kinh tế của nhà nước đối với khu vực Bắc Trung Bộ. - BĐKH làm gia tăng thiên tai, gió phơn khô nóng, bão, lũ lụt,....bảo vệ và phát triển rừng làm giảm nhẹ tác động của BĐKH. - Phát triển KT đi đôi với bảo vệ các di sản thiên nhiên thế giới và di sản văn hóa,.... 4. Định hướng năng lực cho học sinh. - Năng lực chung: năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác. - Năng lực chuyên biệt: Năng lực sử dụng số liệu thống kê, năng lực sử dụng tranh, ảnh,.. II. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS 1. Giáo viên. - GA+ SGK + SGV - Bản đồ kinh Bắc trung Bộ - Các bảng số liệu liên quan đến nội dung bài học - Atlat địa lí VN. 2. Học sinh. Vở ghi+ SGK+ đồ dùng học tập III. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY. Ổ n định lớp. Kiểm tra bài củ. Tiến trình day học. 3.1. Đặt vấn đề/ khởi động: 1.1. Mục tiêu: Qua bản đồ giúp học sinh xác định được hình dạng và vị trí địa lí Bắc Trung Bộ. 1.2. Phương thức: Khai thác kiến thức từ bản đồ. 1.3. Tiến trình hoạt động: - Bước 1: GV cho học sinh xem một số hình ảnh về thiên nhiên ( Bãi tắm, 4 di sản thế giới được UNESCO công nhận ,...) và con người của vùng Bắc Trung Bộ - Bước 2: Học sinh xem ảnh, nghiên cứu, trao đổi. - Bước 3: Học sinh trình bày ý kiến. - Bước 4: GV đánh giá ý kiến học sinh và dẫn dắt học sinh vào bài. 3.2. Triển khai bài học: HOẠT ĐỘNG : tìm hiểu đặc điểm lãnh thổ và vị trí của vùng 5 phút Mục tiêu: bày được vị trí địa lí và hình dạng lãnh thổ đặc biệt của vùng cũng như những thế mạnh nổi trội của vùng Kiến thức: Biết diện tích, dân số, các tỉnh của vùng Bắc Trung Bộ. Đồng thời xác định được vị trí địa lí của vùng. Phương thức: cá nhân. Hoạt động của GV và HS Nội dung chính Bước 1: GV giao nhiệm vụ: GV yêu cầu HS quan sát bản đồ của vùng BTB và trả lời các câu hỏi: + Xác định vị trí địa lí của vùng BTB + Kể tên các tỉnh trong vùng + Đánh giá ý nghĩa của vị trí địa lí đối với sự phát triển KT-XH của vùng. Bước 2: Học sinh thực hiện nhiệm vụ Mổi cá nhân nghiên cứu bản đồ, atlat, SGK để trả lời câu hỏi. ( 2 phút) Bước 3: GV gợi ý sản phẩm. Bước 4: Trao đổi thảo luận, báo cáo. - GV gọi nguẫ nhiên một HS trả lời. - Các HS khác nhận xét, bổ sung ý kiến. Bước 5: Đánh giá, chốt kiến thức. GV đánh giá kết quả, chốt kiến thức. Khái quát chung: - Các tỉnh: Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tỉnh, Quãng Bình, Quãng Trị, Thừa Thiên Huế. - Diện tích: 51,5 nghìn km 2 . -Dân số: 10.472,9 nghìn người ( 2015) - BTB là vùng lãnh thổ kéo dài và hẹp ngang nhất nước. * Vị trí địa lí: - Bắc giáp ĐBSH, Trung du và miền núi Bắc Bộ. - Nam giáp DHNTB. - Đông giáp Biển Đông. - Tây giáp Lào. HOẠT ĐỘNG : Tìm hiểu cơ cấu nông – lâm – ngư nghiệp. 15 phút Mục tiêu: Hiểu và trình bày được thực trạng và triển vọng phát triển cơ cấu nông – lâm – ngư nghiệp. Kiến thức: Biết được các thế mạnh, hạn chế và hướng khắc phục về nông lâm ngư nghiệp của vùng. Phương thức : nhóm Hoạt động của GV và HS Nội dung chính + Bước 1: Giao nhiệm vụ: GV chia lớp thành các nhóm thảo luận và giao nhiệm vụ - Nhóm 1: Tìm hiểu về hoạt động lâm nghiệp - Nhóm 2: tìm hiểu về nông nghiệp - Nhóm 3: tìm hiểu về ngư nghiệp + Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: Mỗi cá nhân trong nhóm đều làm việc, nghiên cức sách, trao đổi trong nhóm,..để hoàn thành sản phẩm. + Bước 3: GV gợi ý sản phẩm. + Bước 4: Trao đổi, thảo luận, báo cáo. Địa diện nhóm trình bài kết quả. Các nhóm khác nhận xét, đóng góp ý kiến bổ sung. + Bước 5: Đánh giá, chốt kiến thức: GV nhận xét kết quả làm việc của mổi nhóm và bổ sung hoàn thiện, chốt lại kiến thức. Tích hợp BĐKH GV liên hệ thực tế tác động của BĐKH. 2. Hình thành cơ cấu nông – lâm – ngư nghiệp(phụ lục 2) HOẠT ĐỘNG : tìm hiểu sự hình thành cơ cấu công nghiệp và phát triển cơ sơ hạ tầng GTVT. 15 phút Mục tiêu: Hiểu được sự phát triển của công nghiệp và cơ sở hạ tầng của vùng . Kiến thức: Biết được những thế mạnh để phát triển và phân bố các ngành công nghiệp, dịch vụ. Phương thức: Cá nhân Hoạt động của GV và HS Nội dung chính Bước 1: Giao nhiệm vụ GV chia thành 4 nhóm: Nhóm 1: tìm hiểu ngành công nghiệp: GV yêu cầu HS quan sát hình 35.2 và nội dung SGK, cho biết: BTB có những điều kiện nào để phát triển công nghiệp? Nhóm 2: GV yêu cầu HS quan sát hình 35.2 và nội dung SGK : Nhận xét sự phân bố các ngành công nghiệp trọng điểm, các trung tâm công nghiệp và cơ cấu ngành của các trung tâm. Nhóm 3: tìm hiểu về việc xây dựng cơ sở hạ tầng: GV yêu cầu HS quan sát hình 35.2 và dựa vào nội dung SGK, cho biết: Tại sao việc phát triển kinh tế vùng phải gắn liền với xây dựng cơ sở hạ tầng? Nhớm 4: GV yêu cầu HS quan sát hình 35.2 và dựa vào nội dung SGK : Xác định trên lược đồ các hệ thống giao thông của vùng? Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ. Mỗi cá nhân trong nhóm đều làm việc, nghiên cứu sách giáo khoa, hình trong sach để hoàn thành sản phảm của nhóm mình. Bước 3: Trao đổi, thảo luận, báo cáo. Đại diện nhóm lên báo cáo. Nhóm khác nhận xét, bổ sung ý kiến. Bước 4: Đánh giá, chốt kiến thức. GV đánh giá kết quả của từng nhóm. Chốt lại kiến thức. 3. Hình thành cơ cấu công nghiệp và phát triển cơ sở hạ tầng GTVT a) Phát triển các ngành công nghiệp trọng điểm và các trung tâm công nghiệp chuyên môn hóa: - Là vùng có nhiều nguyên liệu cho sự phát triển công nghiệp: khoáng sản, nguyên liệu nông – lâm – ngư nghiệp - Trong vùng đã hình thành một số vùng công nhiệp trọng điểm: sản xuất vật liệu xây dựng, cơ khí, luyện kim, chế biến nông – lâm – thủy sản và có thể lọc hóa dầu. - Các trung tâm công nghiệp phân bố chủ yếu ở dải ven biển,phía đông bao gồm Thanh Hóa, Vinh, Huế b) Xây dựng cơ sở hạ tâng, trước hết là GTVT - Xây dựng cơ sở hạ tầng có ý nghĩa quan trọng trong việc phát triển KT-XH của vùng - Các tuyến GT quan trọng của vùng: quốc lộ 7, 8, 9, 1A, đường Hồ Chí Minh. LUYỆN TẬP: 5 phút 2.1: Mục tiêu: Giúp học sinh nắm khái quát về thế mạnh và những khó khăn của vùng. Đồng thới đánh giá được cá nguồn lực để phát triển các ngành kinh tế 2.2: Phương thức: Câu hỏi tự luận. 2.3: Câu hỏi: - Nêu những thế mạnh nổi bật của vùng BTB - Vì sao đồi sống nhân dân vùng còn nhiều khó khăn, trở ngại? 4. Vận dụng, mở rộng...... phút - Tại sao có thể nói sự hình thành cơ cấu N-L-N của vùng góp phần tạo nên thế liên hoàn trong phát triển cơ cấu kinh tế theo không gian? VI. PHỤ LỤC 1. PHIẾU HỌC TẬP : Lâm nghiệp Nông nghiệp Ngư nghiệp Thế mạnh Khó khăn Hướng giải quyết 2. THÔNG TIN PHẢN HỒI Phiếu học tập : Lâm nghiệp Nông nghiệp Ngư nghiệp Thế mạnh - Diện tích rừng 2,46 triệu ha (20% cả nước) - Có nhiều loại gỗ quí: đinh, lim, sến => phát triển công nghiệp khai thác gỗ, chế biến lâm sản - Đất đai đa dạng: phù sa, feralit - Khí hậu có sự phân hóa đa dạng => phát triển lương thực, thực phẩm, chăn nuôi gia súc và cây trồng công nghiệp - Bờ biển dài, nhiều loại hải sản quí -có nhiều sông lớn => phát triển đánh bắt, nuôi trồng trên cả 3 môi trường nước ngọt, lợ và mặn. Khó khăn - Thiếu cơ sở vật chất, máy móc - Cháy rừng - Thiếu vốn và lực lượng quản lí - độ phì kém, chịu nhiều thiên tai Thiên tai xảy ra thường xuyên Hướng giải quyết - Khai thác đi đối với tu bổ, bảo vệ và tròng rừng - Giải quyết các vẫn đề lương thực - Mở rộng thị trường và công nghiệp chế biến Đầu tư trang thiết bị, đẩy mạnh đánh bắt xa bờ MỘT SỐ THÔNG TIN VÙNG BẮC TRUNG BỘ Diện tích:  51.555,6km² Dân số (năm 2015): 10.472,9 nghìn người Dân tộc: Việt (Kinh), Khơ Mú, Ơ Đu, Sán Dìu, H’Mông, Chứt, Bru – Vân Kiều, Lào, Pa Cô, Tà Ôi, Nùng, Xtiêng, Xơ Đăng Các tỉnh: Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên – Huế.  - Bắc Trung Bộ nằm gọn trên dải đất hẹp nhất của Việt Nam, giữa một bên là dãy Trường Sơn hùng vĩ, một bên là biển Đông mênh mông. Với đường bờ biển dài cùng nhiều cửa khẩu giáp với Lào, khu vực này có vị trí đặc biệt quan trọng trong phát triển kinh tế - du lịch giữa Việt Nam với các nước trong khu vực trên hành lang Đông - Tây. Bắc Trung Bộ là vùng có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển du lịch với các bãi biển đẹp như: Sầm Sơn (Thanh Hóa), Cửa Lò (Nghệ An), Nhật Lệ (Quảng Bình), Cửa Tùng (Quảng Trị), Thuận An, Lăng Cô (Thừa Thiên – Huế); nhiều cảnh quan thiên nhiên đặc sắc như: sông Hương, phá Tam Giang, cầu Hai (Thừa Thiên – Huế), núi Thiên Cầm, hồ Kẻ Gỗ (Hà Tĩnh); các khu bảo tồn thiên nhiên, vườn quốc gia: Bến En (Thanh Hóa), Pù Huống, Pù Mát (Nghệ An), Vũ Quang, Kẻ Gỗ (Hà Tĩnh), Phong Nha – Kẻ Bàng (Quảng Bình), Bạch Mã (Thừa Thiên – Huế); những di tích lịch sử, văn hóa, kiến trúc có giá trị: Kinh thành Huế, đường mòn Hồ Chí Minh hay địa đạo Vịnh Mốc, nghĩa trang Trường Sơn, căn cứ Cồn Tiên, Thành cổ Quảng Trị Khu vực này còn là nơi tập trung 4 di sản thế giới được UNESCO công nhận là Thành nhà Hồ, Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng, Quần thể di tích cố đô Huế và Nhã nhạc – Âm nhạc cung đình Việt Nam. Đây cũng là quê hương của nhiều danh nhân nổi tiếng Việt  Nam như: Hồ  Chí Minh, Nguyễn Du, Phan Bội Châu, Trần Phú, Võ Nguyên Giáp, Lê Duẩn...; các vua nhà Lê, nhà Hồ, nhà Nguyễn, chúa Nguyễn, chúa Trịnh... Bên cạnh đó, Bắc Trung Bộ là nơi cư trú của 25 dân tộc khác nhau với kho tàng văn hóa dân gian phong phú, đa dạng, trong đó nổi bật là các điệu hò sông nước đặc trưng như: hò sông Mã (Thanh Hoá), hò ví dặm (Nghệ Tĩnh), hò khoan (Quảng Bình), hò mái nhì (Quảng Trị) và hò Huế.  Hiện nay, Bắc Trung bộ đang tập trung phát triển các sản phẩm du lịch như: du lịch biển, du lịch sinh thái, du lịch khám phá hang động, du lịch về nguồn, du lịch di sản... góp phần quan trọng vào sự phát triển du lịch của cả nước và kinh tế xã hội của khu vực. MỘT SỐ HÌNH ẢNH BIỂN THIÊN CẦM ( HÀ TỈNH) LÀNG SEN- QUÊ NỘI BÁC HỒ ( NGHỆ AN) BIỂN SẦM SƠN ( THANH HÓA) THÀNH CỔ ( QUẢNG TRỊ) Duyệt của Tổ trưởng Nguyễn Thị Ngọc Thưởng

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxBai 35 Van de phat trien kinh te xa hoi o Bac Trung Bo_12518914.docx