3/ Khai thác tổng hợp các tài nguyên vùng biển và hải đảo
a/ Tại sao phải khai thác tổng hợp
-Hoạt động kinh tế biển rất đa dạng và phong phú,giữa các ngành kinh tế biển có mối quan hệ chặt chẽ với nhau,chỉ có khai thác tổng hợp thì mới mang lại hiệu quả kinh tế cao
-Môi trường biển là không chia cắt.Vì vậy khi một vùng biển bị ô nhiễm sẽ gây thiệt hại cho cả vùng bờ biển,cho các vùng nước và đảo xung quanh
-Môi trường đảo,do sự biệt lập nhất định,lại có diện tích nhỏ nên rất nhạy cảm trước tác động của con người
b/ Khai thác tài nguyên sinh vật biển và hải đảo
-Tránh khai thác quá mức nguồn lợi ven bờ và các đối tượng đánh bắt có giá trị kinh tế cao
-Cấm sử dụng các phương tiện đánh bắt có tính chất hủy diệt nguồn lợi
-Phát triển đánh bắt xa bờ
7 trang |
Chia sẻ: binhan19 | Lượt xem: 671 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Địa lý 12 Bài 42: Vấn đề phát triển kinh tế, an ninh quốc phòng ở biển đông và các đảo, quần đảo, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày: 5. 02. 2019
Tiết: 47
Tuần: 29
Bài 42: VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ, AN NINH QUỐC PHÒNG
Ở BIỂN ĐÔNG VÀ CÁC ĐẢO, QUẦN ĐẢO
aöb
I. Mục tiêu kiến thức, kĩ năng, năng lực
1. Kiến thức:
- Đánh giá được tổng quan về các nguồn lợi biển đảo của nước ta
- Hiểu được vai trò của hệ thống đảo trong chiến lược phát triển kinh tế biển và bảo vệ chủ quyền vùng biển, thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của nước ta.
- Trình bày được các vấn đề chủ yếu trong khai thác tổng hợp các tài nguyên vùng biển và hải đảo.
2. Kĩ năng:
- Xác định được trên bản đồ sự phân bố các nguồn lợi biển chủ yếu
- Xác định được trên bản đồ các đảo quan trọng, các huyện đảo của nước ta.
3.Thái độ:
- Ý thức được sự cần thiết phải bảo vệ chủ quyền, môi trường biển và đảo.
- Danh lam thắng cảnh, côn đảo, đảo phú quốc, vịnh hạ long...
4. Định hướng phát triển năng lực:
- Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác.
- Năng lực chuyên biệt: Năng lực sử dụng số liệu thống kê, năng lực sử dụng bản đồ
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:
1. GV:
- Thiết bị: Bản đồ địa lí tự nhiên Việt Nam, Lược đồ các vùng kinh tế giáp biển, Bản đồ kinh tế VN
- Học liệu: Tranh ảnh, phim, tư liệu về biển và đảo VN
2. HS: soạn bài, học bài.
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Ổn định lớp.
Kiểm tra bài củ: Trình bày thế mạnh và hạn chế của ĐBSCL?
Tiến trình dạy học:
3.1. Đặt vấn đề, xuất phát khởi động:
1.1. Mục tiêu:
- Biết được nước ta có vùng biển rộng lớn
- Hiểu được các nguồn lợi từ biển, đảo và biển có vai trò quan trọng trong nền kinh tế nước ta
- Hiểu được vấn đề ô nhiểm môi trường biển và những khó khăn phải khắc phục
- Tìm ra những nội dung HS chưa biết, để từ đó bổ sung và khắc sâu những kiến thức của bài học cho HS.
1.2. Phương pháp/kĩ thuật dạy học
- Sử dụng phương tiện trực quan: bản đồ, át lát VN
- Phương pháp đàm thoại, gợi mở, phát vấn.
1.3. Tiến trình hoạt động
Bước 1. Giao nhiệm vụ: GV nêu các câu hỏi: Cá nhân HS suy nghỉ và ghi ra giấy những nội dung mà mình hiểu được
1/ Tại sao kinh tế biển có vai trò ngày càng cao trong nền kinh tế của nước ta?
( Biển Đông giàu tiềm năng, phát triển kinh tế biển không chỉ có ý nghĩa tăng tiềm lực về kinh tế, giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người dân mà còn góp phần đảm bảo an ninh quốc phòng trên biển...)
2/ Tại sao nói: Thế kỉ XXI là thế kỉ của đại dương?
( Diện tích đất liền ngày càng thu hẹp, các nguồn năng lượng khan hiếm, các hệ sinh thái bị suy thoái, môi trường trái đất trở nên quá tải)
3/ Người ta đã xử lí sự cố tràn dầu trên biển bằng cách nào?
( Do dầu nhẹ hơn nước nên người ta thường dùng phao để ngăn chặn dầu loang)
Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ: HS thực hiện nhiệm vụ trong 3 phút.
Bước 3. Trao đổi thảo luận và báo cáo kết quả: HS so sánh kết quả với các bạn bên cạnh để chỉnh sửa và bổ sung cho nhau. GV gọi HS đọc kết quả thực hiện được, trên cơ sở kết quả đó GV dắt dẫn vào bài học.
Bước 4. Đánh giá: GV quan sát, đánh giá hoạt động của HS.
-> GV: Bài học này đề cập đến vai trò của biển Đông và vấn đề phát triển tổng hợp kinh tế biển.Đây là một vấn đề có vai trò rất quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế xã hội và bảo vệ an ninh quốc gia.
3. 2. Hoạt động hình thành kiến thức:
HOẠT ĐỘNG 1: Tìm hiểu về vùng biển và thềm lục địa của nước ta giàu tài nguyên
* Mục tiêu:
- Rèn luyện kĩ năng quan sát và đọc bản đồ của HS.
- Hiểu được các nguồn lợi từ biển, đảo và biển có vai trò quan trọng trong nền kinh tế nước ta
- Biết được nước ta có điều kiện thuận lợi nào để phát triển tổng hợp kinh tế biển.
* Phương thức
- Đàm thoại, phát vấn.
- Hoạt động cả lớp.
HOẠY ĐỘNG DẠY –HỌC
NỘI DUNG
Bước 1. GV cho HS hoạt động theo hình thức cả lớp
-> GV đặt câu hỏi: quan sát bản đồ địa lí tự nhiên VN, em hãy:
- Kể tên các nước láng giềng trên biển của nước ta
- Xác định trên bản đồ vùng nội thủy của nước ta. Tại sao kinh tế biển có vai trò ngày càng cao trong nền kinh tế của nước ta?
Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ để có kết quả, cá nhân HS phải nghiên cứu bản đồ và SGK
Bước 3: GV gợi ý sản phẩm.
Bước 4: HS nghiên cứu, trao đổi trình bày sản phẩm.
Bước 5: GV chuẩn hóa kiến thức chưa chính xác cho HS.
Nước ta có điều kiện phát triển tổng hợp kinh tế biển
-Nguồn lợi sinh vật:Biển nước ta có độ sâu trung bình,Biển nhiệt đới ấm quanh năm,nhiều ánh sáng,giàu ôxy,độ muối trung bình 30-33% ,sinh vật biển rất phong phú,giàu thành phần loài.Nhiều loài có giá trị kinh tế cao.Một số loài quí hiếm,cần phải bảo vệ đặc biệt: Cá,tôm,cua,mực,đồi mồi,hải sâm,bào ngư,sò huyết...trên các đảo ven bờ NTB có nhiều chim yến
-Tài nguyên khoáng sản
+Dọc bờ biển là các cánh đồng muối,cung cấp khoảng 900.000tấn/năm
+Ôxít ti tan có giá trị xuất khẩu,cát trắng làm thủy tinh
+Vùng thềm lục địa có trữ lượng dầu khí lớn
-GTVT biển: Nằm gần các tuyến đường hàng hải quốc tế trên Biển Đông,nhiều vụng biển kín thuận lợi xây dựng cảng nước sâu,nhiều cửa sông cũng thuận lợi cho xây dựng cảng
-Phát triển du lịch biển-đảo:Nhiều bãi tắm rộng,phong cảnh đẹp,khí hậu tốt thuận lợi cho phát triển du lịch và an dưỡng.Hoạt động du lịch thể thao dưới nước có thể phát triển.Du lịch biển-đảo đang là loại hình du lịch thu hút nhiều nhất du khách trong nước và quốc tế
1. Vuøng bieån vaø theàm luïc ñòa nöôùc ta giaøu taøi nguyeân
a. Nöôùc ta coù vuøng bieån roäng lôùn:
- Dieän tích treân 1 trieäu km2
- Bao goàm noäi thuûy, laõnh haûi, vuøng tieáp giaùp laõnh haûi, vuøng chuû quyeàn kinh teá bieån, vuøng theàm luïc ñòa
b. Nöôùc ta coù ñieàu kieän phaùt trieån toång hôïp kinh teá bieån
- Nguoàn lôïi sinh vaät :
+ Sinh vaät bieån phong phuù: caù, toâm, cua,
+ Nhieàu ñaëc saûn nhö: ñoài moài, haûi saâm, baøo ngö,..
- Taøi nguyeân khoaùng saûn:
+ Nguoàn muoái voâ taän
+ Moû sa khoaùng, caùt traéng, daàu khí ôû theàm luïc ñòa
- Phaùt trieån du lòch bieån ñaûo: coù nhieàu baõi taém roäng, phong caûnh ñeïp , khí haäu toát
- Giao thoâng vaän taûi bieån : coù nhieàu vuïng bieån kín, nhieàu cöûa soâng thuaän lôïi xaây döïng caùc caûng bieån
HOẠT ĐỘNG 2: Các đảo và quần đảo có ý nghĩa chiến lược trong phát triển kinh tế và bảo vệ an ninh vùng biển
Mục tiêu:
- Rèn luyện kĩ năng quan sát và đọc bản đồ, đọc atlat của HS.
- Hiểu được ý nghĩa của các đảo và quần đảo nước ta trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội và an ninh quốc phòng.
Phương thức:
- Đàm thoại, gợi mở
- Hoạt động cá nhân/cặp đôi.
Bước 1. GV cho HS hoạt động theo cặp. HS đọc mục 2 SGK, quan sát bản đồ lâm nghiệp và ngư nghiệp trang 15 atlat địa lí VN, em hãy:
- Xác định các đảo và quần đảo sau đây: đảo Cái Bầu, quần đảo Cô Tô, đảo Cát BÀ, đảo Bạch Long VĨ, đảo Hòn Mê, Hòn Mắt, Cồn Cỏ, Lí Sơn, Phú Quí, Côn Đảo, Phú Quốc, Hòn Khoai, quần đảo Nam Du, Trường Sa, Hoàng Sa.
- Nêu ý nghĩa của các đảo và quần đảo nước ta trong chiến lược phát triển KT_XH và an ninh quốc phòng?
Bước 2. HS nhận nhiệm vụ và thực hiện nhiệm vụ để có kết quả , cá nhân HS phải nghiên cứu bản đồ và SGK, trao đổi với bạn cùng cặp.
Bước 3: GV gợi ý sản phẩm.
Bước 4: HS thống nhất kết quả và báo cáo với GV hoặc báo cáo trước lớp.
Bước 5. GV quan sát, trợ giúp các em và đánh giá quá trình hoạt động của HS. GV chuẩn hóa kiến thức chưa chính xác cho HS.
2/ Các đảo và quần đảo có ý nghĩa chiến lược trong phát triển kinh tế và bảo vệ an ninh vùng biển
a/ Thuộc vùng biển nước ta có hơn 4000 hòn đảo lớn,nhỏ
- Đảo đông dân như :Cái Bầu,Cát Bà,Lý Sơn, Phú Qúi,Phú Quốc
- Quần đảo như: Vân Đồn,Cô Tô,Cát Bà,Hoàng Sa,Trường Sa,Côn Đảo,Nam Du,Thổ Chu
- Các đảo và quần đảo tạo thành hệ thống tiền tiêu bảo vệ đất liền,hệ thống căn cứ để nước ta tiến ra biển và đại dương trong thời đại mới
- Việc khẳng định chủ quyền của nước ta đối với các đảo và quần đảo có ý nghĩa là cơ sở để khẳng định chủ quyền của nước ta đối với vùng biển và thềm lục địa quanh đảo
b/ Các huyện đảo ở nước ta
Đến năm 2017,nước ta có 12 huyện đảo sau:
-Vân Đồn và Cô Tô(Quảng Ninh)
-Cát Hải và Bạch Long Vĩ (Hải Phòng)
-Cồn Cỏ(Quảng Trị)
-Hoàng Sa(Đà Nẳng)
-Lý Sơn( Quảng Ngãi)
-Trường Sa(Khánh Hòa)
-Phú Qúi( Bình Thuận)
-Côn Đảo(Bà Rịa-Vũng Tàu)
-Kiên Hải và Phú Quốc(Kiên Giang)
HOẠT ĐỘNG 3: Khai thác tổng hợp các tài nguyên vùng biển và hải đảo
Mục tiêu:
- Hiểu được những điều kiện thuận lợi và giải pháp để phát triển tổng hợp kinh tế biển
- Biết được những vấn đề về ô nhiểm môi trường biển cũng như những khó khăn phải khắc phục trong việc khai thác tài nguyên biển
Phương thức:
- Đàm thoại, gợi mở, phân tích
- Hoạt động nhóm.
Bước 1: Gv chia lớp thành 4 nhóm và giao nhiệm vụ cho từng nhóm: tìm hiểu điều kiện thuận lợi và giải pháp để phát triển tổng hợp kinh tế biển.
- Nhóm 1: Khai thác tài nguyên SV
- Nhóm 2: Khai thác tài nguyên KS
- Nhóm 3: Phát triển du lịch biển
- Nhóm 4: GTVT biển
Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ để có kết quả thảo luận nhóm, cá nhân HS phải nghiên cứu SGK, trao đổi với bạn cùng nhóm. Trong quá trình tìm hiểu, cá nhân được phép hỏi các bạn trong nhóm.
Bước 3: GV gợi ý sản phẩm.
Bước 4: Nhóm thống nhất kết quả và báo cáo với GV hoặc báo cáo trước lớp.
Bước 5: GV quan sát, trợ giúp các nhóm và đánh giá quá trình hoạt động của HS. GV chuẩn hóa kiến thức chưa chính xác cho HS.
-> GV: nêu các câu hỏi:
- Giải thích tại sao phải khai thác tổng hợp kinh tế biển?
- Hãy nêu mối quan hệ giữa ngành du lịch và ngành khai thác thủy sản, ngành vận tải biển?
- Tại sao phải đẩy mạnh đánh bắt xa bờ?
- Nêu những hiểu biết của em về ô nhiểm môi trường biển?
- Nêu những khó khăn phải khắc phục trong việc khai thác tài nguyên biển?
3/ Khai thác tổng hợp các tài nguyên vùng biển và hải đảo
a/ Tại sao phải khai thác tổng hợp
-Hoạt động kinh tế biển rất đa dạng và phong phú,giữa các ngành kinh tế biển có mối quan hệ chặt chẽ với nhau,chỉ có khai thác tổng hợp thì mới mang lại hiệu quả kinh tế cao
-Môi trường biển là không chia cắt.Vì vậy khi một vùng biển bị ô nhiễm sẽ gây thiệt hại cho cả vùng bờ biển,cho các vùng nước và đảo xung quanh
-Môi trường đảo,do sự biệt lập nhất định,lại có diện tích nhỏ nên rất nhạy cảm trước tác động của con người
b/ Khai thác tài nguyên sinh vật biển và hải đảo
-Tránh khai thác quá mức nguồn lợi ven bờ và các đối tượng đánh bắt có giá trị kinh tế cao
-Cấm sử dụng các phương tiện đánh bắt có tính chất hủy diệt nguồn lợi
-Phát triển đánh bắt xa bờ
c/ Khai thác tài nguyên khoáng sản
-Phát triển nghề làm muối,nhất là ở Duyên hải NTB
-Đẩy mạnh thăm dò và khai thác dầu khí trên vùng thềm lục địa
-Phát triển công nghiệp lọc,hóa dầu,sản xuất điện,phân bón
-Bảo vệ môi trường trong quá trình thăm dò,khai thác,vận chuyển và chế biến
d/ Phát triển du lịch biển
Các trung tâm du lịch biển đã được nâng cấp,nhiều vùng biển,đảo mới được đưa vào khai thác: Khu du lịch Hạ Long-Cát Bà-Đồ Sơn,Nha Trang,Vũng Tàu
e/ Giao thông vận tải biển
-Hàng loạt hải cảng đã được cải tạo,nâng cấp: Cụm cảng Sài Gòn,Hải Phòng,Quảng Ninh...
-Một số cảng nước sâu được xây dựng: Cái Lân,Nghi Sơn,Vũng Áng,Dung Quất,Vũng Tàu...
HOẠT ĐỘNG 4: Tăng cường hợp tác với các nước láng giềng trong giải quyết các vấn đề về biển và thềm lục địa
Mục tiêu:
- Hiểu được mối quan hệ hợp tác với các nước láng giềng trong giải quyết các vấn đề về biển và thềm lục địa.
- Biết được các biện pháp nước ta đã thực hiện để hợp tác.
Phương thức:
- Đàm thoại, phát vấn
- Hoạt động cá nhân/ cặp đôi.
Bước 1. GV cho HS hoạt động theo hình thức cả lớp. HS đọc sách giáo khoa:GV đặt câu hỏi cho HS trả lời:
- Tại sao phải tăng cường hợp tác với các nước láng giềng trong việc giải quyết các vấn đề về biển và thềm lục địa?
- Các biện pháp nước ta đã thực hiện để hợp tác?
Bước 2: HS nhận nhiệm vụ.
Bước 3: GV gợi ý sản phẩm.
Bước 4:HS trình bày, GV chuẩn hóa kiến thức chưa chính xác cho HS.
Bước 5: GV Biển Đông không phải của riêng nước ta mà còn chung với nhiều nước khác. Biển Đông năm trên con đường hàng hải quốc tế từ Ấn Độ Dương sang Thái Bình Dương, rất giàu về tài nguyên và nó còn có ý nghĩa đặc biệt về quốc phòng. Chính vì vậy đã từng xảy ra tranh chấp về chủ quyền vùng biển giữa các nước. Tăng cường hợp tác với các nước láng giềng trong giải quyết các vấn đề biển và thềm lục địa có ý nghĩa rất quan trọng.
4/ Tăng cường hợp tác với các nước láng giềng trong giải quyết các vấn đề về biển và thềm lục địa
-Biển Đông là biển chung giữa VN và nhiều nước láng giềng.Vì vậy việc tăng cường đối thoại,hợp tác giữa VN và các nước có liên quan sẽ là nhân tố tạo ra sự phát ổn định trong khu vực,bảo vệ được lợi ích chính đáng của Nhà nước và nhân dân ta,giữ vững chủ quyền,toàn vẹn lãnh thổ của nước ta
-Mỗi công dân VN đều có bổn phận bảo vệ vùng biển và hải đảo của đất nước
3. Luyện tập
3.1. Mục tiêu:
- Nhằm cũng cố kiến thức đã học về phát triển kinh tế, an ninh quốc phòng ở biển Đông và các đảo, quần đảo.
3.2. Phương thức:
- GV trình bày/chiếu các câu hỏi trắc nghiệm cho hs.
- Hs quan sát, thảo luận, chọn đáp án.
3.3. Hệ thống câu hỏi trắc nghiệm.
Câu 1: Đẩy mạnh phát triển các ngành kinh tế biển ở nước ta có ý nghĩa:
A. khai thác triệt để các tiềm năng phát triển kinh tế ở vùng biển, kết hợp với bảo vệ chủ quyền biển đảo của nước ta
B. khôi phục các làng nghề đi biển truyền thống và bảo vệ chủ quyền biển đảo của nước ta
C. góp phần đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế
D. khai thác có hiệu quả các nguồn lợi vùng biển, hải đảo, thềm lục địa và bảo vệ chủ quyền biển đảo của nước ta
Câu 2: Nghề làm muối ở nước ta phát triển mạnh nhất ở vùng:
A. Đồng bằng sông Hồng
B. Đồng bằng sông Cửu long
C. Duyên hải Nam Trung Bộ
D. Bắc Trung Bộ
Câu 3: Nơi đã hai lần công nhận là di sản thiên nhiên thế giới:
A. vịnh Hạ long
B. động Phong Nha
C. vườn quốc gia Cát Tiên
D. vịnh Nha Trang
Câu 4: Số lượng các huyện đảo tính đến năm 2006 của nước ta là:
A. 9 B. 10 C. 11 D. 12
Câu 5: Vùng biển nước ta có bao nhiêu hòn đảo lớn nhỏ?
A. 3000 B. 4000 C. 5000 D. 6000
Câu 6: Việc khẳng định chủ quyền của nước ta đối với các đảo và quần đảo có ý nghĩa:
A. là cơ sở để khẳng định chủ quyền của nước ta đối với vùng biển và thềm lục địa quanh đảo
B. là hệ thống tiền tiêu để bảo vệ phần đất liền của tổ quốc
C. là căn cứ để nước ta tiến ra biển và đại dương trong thời đại mới
D. góp phần khai thác có hiệu quả các nguồn lợi vùng biển, hải đảo của nước ta
4. Vận dụng, mở rộng:
Tại sao việc giải quyết các vấn đề về biển Đông cần phải tăng cường hợp tác với các nước trong khu vực?
Duyệt của tổ trưởng
Nguyễn Thị Ngọc Thưởng
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Bai 42 Van de phat trien kinh te an ninh quoc phong o Bien Dong va cac dao quan dao_12537075.doc