I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức
. HS hiểu được nguyên nhân việc hình thành địa hình trên bề mặt Trái Đất là do tác động của nội lực và ngoại lực. Hai lực này luôn có tác động đối nghịch nhau.
. Hiểu được nguyên nhân sinh ra và tác hại của các hiện tượng núi lửa, động đất và cấu tạo của một ngọn núi lửa.
2. Kĩ năng
- Phát triển kĩ năng quan sát, so sánh.
3. Thái độ
- Giáo dục lòng yêu thích, khám phá khoa học.
II .PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
- Bản đồ thế giới
III. TIẾN TRÌNH DẠY HOC
1. Ổn định: (1,)
- GV kiểm diện
2. Kiểm tra:(5,)
a) Xác định vị trí, giới hạn và đọc tên các lục địa và đại dương trên bản đồ thế giới ( Hoặc trên quả Địa Cầu )
b) Có thể gọi Trái Đất là" trái nước" được không? Tại sao? ( Nhớ số liệu diện tích bề mặt Trái Đất, diện tích đại dương , lục địa)
88 trang |
Chia sẻ: vudan20 | Lượt xem: 629 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Địa lý 6 năm học 2018 - 2019 - Trường THCS Khám Lạng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
trên bản đồ một số đồng bằng và cao nguyên.
2. Kĩ năng
- Rèn kĩ năng quan sát, so sánh.
II. Phương tiện dạy học
- Bản đồ thế giới ( tự nhiên)
- Bản đồ tự nhiên Việt Nam
III. Tiến trình:
1. ổn định lớp(1,)
GV kiểm diện
2. Kiểm tra bài cũ ( không )
3. Bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cơ bản
Hoạt động 1(12,)
? Các em đang sống trên địa hình gì ?
- Đồng bằng.
? Hãy mô tả về đồng bằng nơi em đang sống ?
- HS mô tả.
? Quan sát hình vẽ SGK hãy cho biết bề mặt đồng bằng có gì khác so với núi ?
- Bằng phẳng
? Độ cao so với mặt nước biển ?
- Thấp.
? Đọc SGK cho biết có những loại đồng bằng nào?
- Bào mòn: Bề mặt hơi gợn sóng ( Đồng bằng Châu Âu, Canađa)
- Bồi tụ: Bằng phẳng ( Hoàng Hà, Amazôn, Cửu Long)
- GV gọi HS đọc sách giáo khoa bài đọc thêm
? Đọc bài đọc thêm xem nước ta có những đồng bằng nào, ở đâu?Chúng được tạo nên như thế nào?
- HS xác định các đồng bằng trên lược đồ.
1. Bình nguyên ( Đồng bằng)
- Thấp, tương đối bằng phẳng, độ cao tuyệt đối thường dưới 200m.
- Thuận lợi: tiêu, tưới nước trồng cây lương thực, thực phẩm, nông nghiệp phát triển, dân cư đông đúc.
Hoạt động 2(15,)
? Cao nguyên có đặc điểm gì khác với các dạng địa hình mà các em đã học?
(Bề mặt?, Độ cao tuyệt đối, độc dốc của sườn?)
? Cao nguyên có giá trị như thế nào?
? Hãy cho biết sự khác biệt giữa cao nguyên và đồng bằng?
GV treo bảng phụ HS điền nội dung so sánh đồng bằng và cao nguyên.
2. Cao nguyên
Bề mặt tương đối bằng phẳng, độ cao tuyệt đối trên 500m, sườn dốc.
Bảng so sánh đồng bằng và cao nguyên
Đồng bằng
Cao nguyên
Giống nhau
Bề mặt tương đối bằng phẳng
Khác nhau
- Độ cao tuyệt đối
- Sườn
- Lợi ích
- Thường dưới 200m
- Không có sườn
- Trồng cây lương thực, thực phẩm, chăn nuôi
- Từ 500m trở lên
- Sườn dốc đứng
- Thuận lợi trồng cây công nghiệp, chăn nuôi gia súc lớn
Hoạt động 3(13,)
? Có thể xếp cao nguyên vào dạng địa hình miền núi được không?
? Tìm và chỉ trên bản đồ các cao nguyên lớn của nước ta? Ngời ra em còn biết thêm các cao nguyên nào trên Thế giới?
GV gọi 1 HS đọc phần 3
? Cho biết đồi là gì ? Thường nằm giữa các miền địa hình nào ?
? Vùng đồi còn có tên là gì ? (Trung du)
? Nước ta có đồi không ?, ở đâu?
? Vùng đồi có giá trị kinh tế như thế nào ?
(Trồng cây công nghiệp kết hợp lâm nghiệp, chăn thả gia súc)
? Xác định các vùng đồi: Bắc Giang, Thái Nguyên, Phú Thọ.
3. Đồi
Vị trí: giữa miền núi và đồng bằng.
- Đỉnh tròn, sường thoải, độ cao tương đối không quá 200m
IV-Củng cố , hướng dẫn học ở nhà (4,)
1. Củng cố
- GV khái quát lại toàn bộ kiến thức cơ bản
? Nhắc lại khái niệm 4 loại địa hình: Núi cao nguyên, đồi, đồng bằng? Các loại địa hình trên có giá trị kinh tế khác nhau như thế nào?
? Bình nguyên có mấy loại? Tại sao gọi là bình nguyên bồi tụ ? Bài đọc thêm nói về loại bình nguyên nào?
? Nơi em đang sống có những dạng địa hình nào ? Mô tả về dạng địa hình này?
2. Hướng dẫn về nhà
a) Học bài và làm bài tập SGK và tập bản đồ thực hành
c, Tìm hiểu những tài nguyên khoáng sản có trong các loại địa hình đã học.
Ngày soạn : 15/12/2017
Ngày dạy: 18/12/2017
tiết 17: ôn tập học kì I
I. Mục tiêu bài học:
1. kiến thức
Sau bài học HS cần:
- Nắm được các kiến thức cơ bản và kỹ năng đã học trong học kỳ I
- Hiểu các khái niệm Địa lý .
- Nắm được các ký năng cơ bản
2. Kĩ năng
- Phát triển kĩ năng hệ thống kiến thức
3. Thái độ
I. Phương tiện dạy học
- Quả địa cầu
- Tranh vị trí của Trái Đất trên quỹ đạo.
III. Tiến trình:
1. ổn định: GV kiểm diện
2. Kiểm tra:
? Nêu các nội dung đã học từ đầu năm?
- GV tổ chức HS ôn theo hệ thống câu hỏi .
- HS làm việc theo nhóm, đại diện các nhóm trả lời , giáo viên nhận xét.
A. Lí thuyết:
Câu1
Kinh tuyến là gì , vĩ tuyến là gì?
Câu2
Bản đồ là gì bản đồ có vai trò gì trong việc giảng dạy & học tập địa lí ?
Câu 3
Tỉ lệ bản đồ cho ta biết điều gì ?
Câu4
Thế nào là kinh độ vĩ độ?
Câu5
Nêu hệ quả của sự vận động tự quay quanh trục của trái đất?
Câu6
Giải thích nguyên nhân hình thành các mùa trong năm ?
Câu7
Giải thích nguyên nhân hình thành hiện tượng ngày đêm ngày đêm dài ngắn ở các vĩ độ khác nhau trên Trái Đất ?
Câu 8
Nêu cấu tạo bên trong của Trái Đất ?
Câu 9
Thế nào là hiện tượng núi lửa và động đất ?
Câu10
Nêu khái niệm về núi ? Núi già và núi trẻ khác nhau ở điểm nào ?
B- Bài tập
GV hướng dẫn học sinh làm bài tập sách giáo khoa
4. Củng cố-luyện tập .
- GV hệ thống bài
- Chú ý các nội dung:
+ Sự chuyển động của Trái Đất và các hệ quả
+ Các dạng địa hình trên Trái Đất, địa hình núi
+ Cấu tạo của Trái Đất
+ Kĩ năng tính giờ địa phương.
5. Hướng dẫn học tập:
- Làm tiếp bài tập .
- Học bài cũ.
- Chuẩn bị kiểm tra tốt, mang đầy đủ các dụng cụ học tập.
Ngày soạn : 29/ 11/ 08
Ngày dạy: 18 / 12/ 08
Tuần 17, tiết 17: Kiểm tra học kì I
I. Mục tiêu bài học:
Thông qua bài kiểm tra nhằm nắm được thông tin ngược từ phía học sinh trong quá trình nắm bắt kiến thức, rèn luyện kĩ năng. Trên cơ sở đó có phương pháp GD phù hợp hơn.
II. Tài liệu và phương tiện dạy học:
Bảng phụ ( Đề phô tô)
III. Tiến trình hoạt động dạy học:
1. ổn định tổ chức
Giáo viên kiểm diện
2. Kiểm tra: Ma trận đề kiểm tra học kì I Địa lí 6:
Nội dung
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Tổng số
Cấp thấp
Cấp cao
TN
TL
TN
TL
TN
TL
TN
TL
+ Sự chuyển động của Trái đất và các hệ quả
1
(0,5)
1
(2)
1
(1)
3
(3,5)
+ Các dạng địa hình trên Trái đất
1
(2)
1
(0,5)
2
(2,5)
+ Cấu tạo của Trái đất
1
(1,5)
1
(1,5)
+ Kĩ năng tính giờ địa phương.
1
(1)
1
(1)
Kỹ năng vẽ hình minh họa
1
(1,5)
2
(1,5)
Tổng số
1
(2)
4
(4,5)
2
(2,5)
1
(1)
8
(10)
Đề Bài
Trắc nghiệm (3 điểm):
Câu 1 (1 điểm): Chọn đáp án đúng:
1. Núi già có đặc điểm:
A, Đỉnh nhọn, sườn dốc, thung lũng sâu
C, Đỉnh tù, sườn thoải, thung lũng nông
B, Đỉnh tù, sườn thoải, thung lũng sâu
D, Đỉnh tù, sườn dốc, thung lũng nông
Hiện tượng ngày đêm bằng nhau có ở:
A, Từ 2 vòng cực đến 2 cực B, Xích đạo
C, Từ 2 chí tuyến đến 2 vòng cực D, Từ xích đạo đến 2 chí tuyến
Câu 2 (2 điểm): Hoàn thành sơ đồ về các dạng địa hình trên Trái đất:
1
2
4
3
5
6
7
9
8
10
Tự luận (7 điểm):
Câu 1: ( 3 điểm)
Trình bày về sự chuyển động quanh Mặt trời của Trái đất. Sự chuyển động đó dẫn tới các hệ quả gì?
Câu 2: ( 3 điểm)
Hãy vẽ hình mặt cắt của Trái đất và nêu cấu tạo bên trong của Trái đất.
Câu 3 ( 1 điểm):
Biết ở Luân Đôn ( Thủ đô nước Anh) ở múi giờ số 0, Việt Nam ở múi giờ số 7. Một trận bóng đá được truyền hình trực tiếp diễn ra tại Luân Đôn lúc 15 h thì ở nước ta lúc đó là mấy giờ? Hãy nêu cách tính.
-----------------------------------------------------
Đáp án và biểu điểm
Nội dung
Điểm
Trắc nghiệm:
Câu1:Chọn đúng mỗi ý 0,5 đ: Câu 2: Điền đúng mỗi ý 0,2 đ
1 2 1- Núi già 6- Đồng bằng
C B 2- Núi trẻ 7- Bờ biển
3- Sơn nguyên 8- Thềm lục địa
4- Cao nguyên 9- Đảo
5- Đồi 10- Đáy đại dương
3 đ
II. Tự luận:
Câu 1: HS nêu được :
- Hướng quay ngược chiều kim đồng hồ ( từ Tây sang Đông)
- Thòi gian quay : 365 ngày 6 giờ
- Quỹ đạo quay hình elíp gần tròn
- Tính chất chuyển động tịnh tiến
*Hệ quả:
- Hiện tượng các mùa luân phiên nhau trên Trái Đất
- Hiện tượng ngày đêm dài ngắn theo mùa.
0,5 đ
0,5 đ
0,5 đ
0,5 đ
0,5 đ
0,5 đ
Ngày soạn : 5/12/2011
Ngày dạy: 15/12/2011
tiết 18: địa hình bề mặt trái đất (tiếp)
I.. Mục tiêu bài học:
1. Kiến thức.
Sau bài học HS cần:
- Trình bày được một số đặc điểm về mặt hình thái của đồng bằng, cao nguyên, đồi.
- Phân biệt giữa đồng bằng và cao nguyên
- Thực hành chỉ trên bản đồ một số đồng bằng và cao nguyên.
2. Kĩ năng
-
II. Phương tiện dạy học
- Bản đồ thế giới ( tự nhiên)
- Bản đồ tự nhiên Việt Nam
III. Tiến trình:
1. ổn định lớp
GV kiểm diện
2. Kiểm tra bài cũ ( không )
3. Bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cơ bản
Hoạt động 1
? Các em đang sống trên địa hình gì ?
- Đồng bằng.
? Hãy mô tả về đồng bằng nơi em đang sống ?
- HS mô tả.
? Quan sát hình vẽ SGK hãy cho biết bề mặt đồng bằng có gì khác so với núi ?
- Bằng phẳng
? Độ cao so với mặt nước biển ?
- Thấp.
? Đọc SGK cho biết có những loại đồng bằng nào?
- Bào mòn: Bề mặt hơi gợn sóng ( Đồng bằng Châu Âu, Canađa)
- Bồi tụ: Bằng phẳng ( Hoàng Hà, Amazôn, Cửu Long)
- GV gọi HS đọc sách giáo khoa bài đọc thêm
? Đọc bài đọc thêm xem nước ta có những đồng bằng nào, ở đâu?Chúng được tạo nên như thế nào?
- HS xác định các đồng bằng trên lược đồ.
1. Bình nguyên ( Đồng bằng)
- Thấp, tương đối bằng phẳng, độ cao tuyệt đối thường dưới 200m.
- Thuận lợi: tiêu, tưới nước trồng cây lương thực, thực phẩm, nông nghiệp phát triển, dân cư đông đúc.
Hoạt động 2
? Cao nguyên có đặc điểm gì khác với các dạng địa hình mà các em đã học?
(Bề mặt?, Độ cao tuyệt đối, độc dốc của sườn?)
? Cao nguyên có giá trị như thế nào?
? Hãy cho biết sự khác biệt giữa cao nguyên và đồng bằng?
GV treo bảng phụ HS điền nội dung so sánh đồng bằng và cao nguyên.
2. Cao nguyên
Bề mặt tương đối bằng phẳng, độ cao tuyệt đối trên 500m, sườn dốc.
Bảng so sánh đồng bằng và cao nguyên
Đồng bằng
Cao nguyên
Giống nhau
Bề mặt tương đối bằng phẳng
Khác nhau
- Độ cao tuyệt đối
- Sườn
- Lợi ích
- Thường dưới 200m
- Không có sườn
- Trồng cây lương thực, thực phẩm, chăn nuôi
- Từ 500m trở lên
- Sườn dốc đứng
- Thuận lợi trồng cây công nghiệp, chăn nuôi gia súc lớn
Hoạt động 3
? Có thể xếp cao nguyên vào dạng địa hình miền núi được không?
? Tìm và chỉ trên bản đồ các cao nguyên lớn của nước ta? Ngời ra em còn biết thêm các cao nguyên nào trên Thế giới?
GV gọi 1 HS đọc phần 3
? Cho biết đồi là gì ? Thường nằm giữa các miền địa hình nào ?
? Vùng đồi còn có tên là gì ? (Trung du)
? Nước ta có đồi không ?, ở đâu?
? Vùng đồi có giá trị kinh tế như thế nào ?
(Trồng cây công nghiệp kết hợp lâm nghiệp, chăn thả gia súc)
? Xác định các vùng đồi: Bắc Giang, Thái Nguyên, Phú Thọ
- Đọc ghi nhớ
3. Đồi
Vị trí: giữa miền núi và đồng bằng.
- Đỉnh tròn, sường thoải, độ cao tương đối không quá 200m
IV-Củng cố , hướng dẫn học ở nhà
1. Củng cố
- GV khái quát lại toàn bộ kiến thức cơ bản
? Nhắc lại khái niệm 4 loại địa hình: Núi cao nguyên, đồi, đồng bằng? Các loại địa hình trên có giá trị kinh tế khác nhau như thế nào?
? Bình nguyên có mấy loại? Tại sao gọi là bình nguyên bồi tụ ? Bài đọc thêm nói về loại bình nguyên nào?
? Nơi em đang sống có những dạng địa hình nào ? Mô tả về dạng địa hình này?
2. Hướng dẫn về nhà
a) Học bài và làm bài tập SGK và tập bản đồ thực hành
c, Tìm hiểu những tài nguyên khoáng sản có trong các loại địa hình đã học.
Học kì ii:
Ngày soạn : 8/01/2018
Ngày dạy: 11/01/2018
Tiết 19. Bài 15: Các mỏ khoáng sản
I. Mục tiêu bài học
1. Kiến thức.
. Học sinh hiểu các khái niệm khoáng vật, đá , khoáng sản, mỏ khoáng sản.
. Biết phân loại các loại khoáng sản theo công dụng.
2. Kĩ năng
Phát triển kĩ năng phân tích, quan sát.
3. Thái độ
. Giáo dục HS hiểu biết về khai thác hợp lí, bảo vệ tài nguyên khoáng sản.
II. Phương tiện dạy học
. Bản đồ khoáng sản Việt Nam
. Một số mẫu đá khoáng sản.
III. Tiến trình:
1. ổn định:
GV kiểm diện
2. Kiểm tra bài cũ.
- Trong bài học.
3. Bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cơ bản
Hoạt động 1
GV. Vật chất cấu tạo nên vỏ Trái Đất gồm các loại khoáng vật và đá. Khoáng vật thường gặp trong tự nhiên dưới dạng tinh thể trong thành phần các loại đá.
VD: Đá có gọi nham thạch là vật chất tự nhiên có độ cứng nhiều, ít khác nhau tạo nên lớp vỏ Trái Đất. Qua thời gian, dưới tác động của quá trình phong hoá, khoáng vật và đá có loại có ích có loại không có ích, những loại có ích gọi là khoáng sản.
Kết luận: Là khoáng vật và đá có ích cho con người.
- GV giới thiệu một số mẫu khoáng sản
- Mỏ khoáng sản là gì?
- Tại sao khoáng sản tập trung nơi nhiều nơi ít?
? Nham thạch và khoáng sản có khác nhau không?
1) Các loại khoáng sản
a) Khoáng sản là gì?
- Là những khoáng vật và đá có ích được con người khai thác sử dụng.
- Mỏ khoáng sản: Nơi tập trung nhiều khoáng sản có khả năng khai thác
GV. Yêu cầu HS đọc bảng công dụng các loại khoáng sản. Kể một số loại khoáng sản và công dụng từng loại
? Ngày nay với tiến độ của khoa học con người đã bổ sung các nguồn khoáng sản ngày càng hao hụt đi bằng các thành tựu khoa học.
? Bổ sung năng lượng bằng nguồn năng lượng gì?
- Năng lượng Mặt trời, thủy năng
? Khoáng sản phân làm mấy nhóm ,căn cứ vào những yếu tố nào?
- Căn cứ tính chất và công dụng chia 3 nhóm
? Xác định trên bản đồ khoáng sản Việt Nam ba nhóm khoáng sản trên.
- HS xác định
b) Phân loại khoáng sản
Dựa vào tính chất và công dụng của khoáng sản được chia làm 3 nhóm:
- Khoáng sản năng lượng
- Khoáng sản kim loại
- Khoáng sản phi kim loại
Hoạt động 3
GV. Yêu cầu HS đọc phần viết về nguồn gốc mỏ.
? Nguồn gốc hình thành các mỏ khoáng sản có mấy loại? VD. Mỗi loại do tác động của các yếu tố gì trong quá trình hình thành?
Chú ý. Một số khoáng sản có hai nguồn gốc nội và ngoại sinh (quặng sắt)
? Dựa vào bản đồ khoáng sản Việt Nam đọc tên và chỉ một số khoáng sản chính.
Kết luận. Các mỏ khoáng sản được hình thành trong thời gian rất lâu. Chúng rất quý nhưng không phải là vô tận... Do đó vấn đề khai thác và sử dụng, bảo vệ phải được coi trọng.
2) Các mỏ khoáng sản ngoại sinh và nội sinh.
. Quá trình hình thành mỏ nội sinhlà quá trình khoáng sản hình thành do các mácma, được đưa lên gần mặt đất (do tác động nội lực)
. Quá trình hình thành mỏ ngoại sinh là quá trình những khoáng sản được hình thành trong quá trình tích tụ vật chất nơi trũng (do tác động ngoại lực)
3) Vấn đề khai thác, sử dụng, bảo vệ.
- Khai thác hợp lí.
- Sử dụng tiết kiệm, hiệu quả.
IV-Củng cố , hướng dẫn học ở nhà
1. Củng cố
a) Khoáng sản là gì? Khi nào gọi là mỏ khoáng sản?
b) Quá trình hình thành mỏ nội sinh và ngoại sinh.
c) Gọi HS lên bảng chỉ khoáng sản thuộc ba nhóm khác nhau trên bản đồ khoáng sản Việt Nam.
2. Hướng dẫn về nhà
a) Ôn lại các biểu hiện địa hình trên bản đồ
Xem lại bài 3 trang 19
b) Chuẩn bị một số bản đồ địa hình tỉ lệ lớn.
Ngày soạn :1 2/1/2018
Ngày dạy: 18/1/2018
Tiết 20: Thực hành : Đọc bản đồ (Hoặc lược đồ)
Địa hình tỉ lệ lớn
I. Mục tiêu bài học
1. Kiến thức.
. HS biết khái niệm đường đồng mức.
. Có khả năng đo tính độ cao và khoảng cách thực địa dựa vào bản đồ.
. Biết đọc và sử dụng các bản đồ có tỉ lệ lớn có các đường đồng mức.
2. Kĩ năng
Phát triển kĩ năng phân tích khai thác thông tin từ bản đồ, quan sát.
3. Thái độ
. Giáo dục HS ý thức học tập nghiêm túc.
II. Phương tiện dạy học
. Bản đồ hoặc lược đồ địa hình có tỉ lệ lớn có đường đồng mức.
III. Tiến trình:
1. ổn định lớp.
- GV kiểm diện
2. Kiểm tra.
a) Khoáng sản là gì? Trình bày sự phân loại khoáng sản theo công dụng.
b) Độ cao của địa hình trên bản đồ được biểu hiện như thế nào
3. Bài mới.
a) Nhiệm vụ của bài thực hành: Tìm các đặc điểm của địa hình dựa vào các đường đồng mức.
b) Hướng dẫn cách tìm:
- Cách tính khoảng cách giữa các đường đồng mức.
- Cách tính độ cao của một số địa điểm, có ba loại:
+ Địa điểm cần xác định độ cao trên đường đồng mức đã ghi số.
+ Địa điểm cần xác định độ cao nằm giữa khoảng cách các đường đồng mức.
c) Hoạt động nhóm hình thành bài viết trả lời hai câu hỏi trong bài
Câu 1:: Đường đồng mức là đường như thế nào? Tại sao dựa vào các đường đồng mức trên bản đồ, chúng ta có thể biết được hình dạng địa hình?
- Đường đồng mức là đường nối những điểm có cùng độ cao trên bản đồ.
- Dựa vào đường đồng mức biết độ cao tuyệt đối của các điểm và đặc điểm hình dạng địa hình, độ dốc, hướng nghiêng.
Câu 2:
1. Hãy xác định lược đồ H44 hướng từ núiA1 đến đỉnh A2
2. Sự chênh lệch về độ cao của đường đồng mức là bao nhiêu?
3. Dựa vào đường đồng mức tìm độ cao các đỉnh A1, A2và điểm B1, B2, B3.
4. Dựa vào lược đồ tính khoảng cách theo đường chim bay từ A1 đến A2.
5. Sườn Đông và Tây của núi A1 sườn nào dốc ? (dựa vào đường đồng mức)
Trả lời:
1. Hướng Tây- Đông
2. Sự chênh lệch độ cao :100m
3. A1 = 900m;
A2 = 600m;
B1 = 500m;
B2 = trên 600 ( khoảng 650m)
B3 = trên 500m( khoảng 550m)
4. Đỉnh A1 cách A2 khoảng 7.500m.
5. Sườn Tây dốc hơn sườn Đông vì các đường đồng mức phía Tây sát nhau hơn phía Đông.
Kiểm tra kết quả tính của HS, bổ sung, hướng dẫn phần còn chưa chính xác.
4. Hướng dẫn về nhà
Tìm hiểu lớp vỏ không khí của Trái Đất.
Mặt Trăng có lớp vỏ khí không?
Chuẩn bị bài 17: "Lớp vỏ khí"
Ngày soạn: 18/01/2018
Ngày giảng:22/01/2018
Tiết 21: Bài 18 : Lớp vỏ khí
I. Mục tiêu bài học
1. Kiến thức.
. HS biết thành phần của lớp vỏ khí . Biết vị trí, đặc điểm của các tầng trong lớp vỏ khí. Vai trò cuả lớp ôzôn ( O3 ) trong tầng bình lưu.
. Giải thích nguyên nhân hình thành tính chất của các khối khí nóng, lạnh và lục địa , đại dương.
. Biết sử dụng hình vẽ để trình bày các của lớp vỏ khí, vẽ tỉ lệ biểu đồ của các thành phần của không khí.
2. Kĩ năng
Phát triển kĩ năng phân tích khai thác thông tin từ bản đồ, quan sát.
3. Thái độ
. Giáo dục HS ý thức học tập nghiêm túc.
II . Phương tiện dạy học
- Tranh vẽ các tầng của lớp vỏ khí.
- Bản đồ của các khối khí hoặc bản đồ tự nhiên thế giới.
III. Tiến trình bài học:
1. ổn định: GV kiểm diện
2. Kiểm tra: Không
3. Bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cơ bản
Hoạt động 1
? Dựa vào biểu đồ H45 cho biết:
- Thành phần của không khí? Tỉ lệ %?.
- Thành phần khí nào có tỉ lệ nhỏ nhất, lớn nhất?
1) Thành phần của không khí.
- Gồm các khí : Nitơ 78%, Ôxi 21%, Hơi nước + các khí khác 1%.
GV- Nếu không có hơi H2O trong không khí thì bầu khí quyển không có hiện tượng gì?
- Hơi nước và khí CO2 hấp thụ năng lượng Mặt Trời, giữ lại các tia hồng ngoại gây ra hiện tượng"Hiệu ứng nhà kính" điều hoà nhiệt độ trên Trái Đất.
- Yêu cầu HS vẽ biểu đồ tỉ lệ thành phần không khí vào vở.
- Lượng hơi nước là nguồn gốc sinh ra mây, mưa, sương mù.
Hoạt động 2
GV Yêu cầu HS quan sát H.46 và đọc TTSGK.
? Quan sát H46 cho biết:
- Lớp vỏ khí gồm những phần nào? Vị trí của mỗi tầng
Đặc điểm của tầng đối lưu, vai trò ý nghĩa của nó đối với sự sống trên bề mặt Trái Đất?
HS lên bảng xác định vị trí tầng đối lưu trên hình H.46 phóng to
? Tại sao người leo núi đến độ cao 6000m đã cảm thấy khó thở ( lớp không khí đậm đặc nhất là ở gần mặt đất)
- Quan sát hình vẽ 46, tầng bình lưu có lớp gì? Hãy cho biết tác dụng của lớp ôzôn trong khí quyển?
- Để bảo vệ bầu khí quyển trước nguy cơ bị thủng của tầng ôdôn con người trên Trái Đất phải làm gì?
? Dựa vào kiến thức đã học , hãy cho biết vai trò của lớp vỏ khí đối với sự sống trên Trái Đất.
2. Cấu tạo của lớp vỏ khí
a, Tầng đối lưu
- Vị trí: Dày 0-16km;
- Đặc điểm: Không khí luôn chuyển động theo chiều thẳng đứng.
+ Nhiệt độ giảm theo độ cao, lên cao 100m giảm 0,6 00C.
+ Nơi sinh ra các hiện tượng khí tượng mây,mưa, sấm chớp, gió bão...
* Vai trò
- Có ảnh hưởng lớn tới đời sống sinh vật trên Trái Đất.
b, Tầng bình lưu
- Vị trí: Cách mặt đất từ 16-80km
- Đặc điểm: Có lớp ôdôn nên nhiệt độ tăng theo chiều cao, hơi nước it đi.
* Vai trò
- Ngăn các tia bức xạ có hại cho SV và con người
C, Các tầng cao khí quyển:
- Vị trí: Cách mặt đất từ 80km trở lên
Đạc điểm: Không khí cực loãng
* Vai trò
- Hâù như không có quan hệ trực tiếp với đời sống con người
Hoạt động 3
? Nguyên nhân hình thành các khối khí ?
- Do vị trí hình thành( lục địa hoặc đại dương )
- Bề mặt tiếp xúc.
3) Các khối khí
- Tuỳ theo vị trí hình thành và bề mặt tiếp xúc hình thành các khối khí khác nhau về nhiệt độ, chía thành: khối khí nóng, khối khí lạnh.
? Đọc vào bảng :" các đối khí) . cho biết:
- Khối khí nóng và khối khí lạnh hình thành ở đâu?
Nêu tính chất mỗi loại?
- Khối khí đại dương và khối khí lục địa hình thành ở đâu ? Nêu tính chất mỗi loại?
Kết luận:
- Sự phân biệt các khối khí chủ yếu là căn cứ vào tích chất của chúng (nóng, lạnh, khô, ẩm)
- Việc đặt tên căn cứ vào nơi hình thành.
? Tại sao có từng đợt gió mùa Đông Bắc vào mùa đông?
- Tại sao có gió mùa ( Tây Nam) từng đợt vào mùa hạ.
- Khối khí di chuyển
? Khí có gió mùa đông bắc thổi, khí hậu thay đổi như thế nào?
- Lạnh theo
- GV: Đồng thời khối khí cũng ấm dần lên
GV. Giới thiêu thiệu một số kí hiệu của khối không khí:
1. E: Khối khí xích đạo.
2. T: Khối khí nhiệt đới
( Tm, Tc: khối khí đại dương, khối khí lục địa)
3. P: Khối khí ôn dới hay cực đới, khối không khí ôn đới đại dương
4. A: Khối khí băng địa
- GV tổng kết bài
. Căn cứ vào bề mặt tiếp xúc chia thành khối khí dại dương và khối khí lục địa.
. Khối khí di chuyển làm thay đổi thời tiết.
Di chuyển tới đâu chịu ảnh hưởng của bề mặt đất nơi đó.
Thay đổi tính chất ( Bị biến tính)
IV-Củng cố , hướng dẫn học ở nhà
1. Củng cố.
a) Nêu vị trí và đặc điểm của tầng đối lưu? Tầm quan trọng đối với sự sống của Trái Đất? Tầng ôzôn là tầng gì? Tại sao gần đây người ta lại nói đến sự nguy hiểm do tầng ôdôn bị thủng?
b) Cơ sở phân loại các khối khí ( nóng, lạnh, đại dương, lục địa)
2. Hướng dẫn về nhà
a) Làm câu hỏi 1, 2, 3 sách giáo khoa
b) Tìm hiểu các buổi dự báo thời tiết hằng ngày. Người ta nói đến mấy yếu tố thời tiết để dự báo. Đó là yếu tố gì? Ví dụ như nhiệt độ trung bình hằng ngày là bao nhiêu?
Ngày soạn: 24/01/2018
Ngày giảng:29/01/2018
Tiết 22 : Thời tiết, khí hậu và nhiệt độ không khí
I. Mục tiêu bài học
1. Kiến thức.
- HS phân biệt và trình bày hai khái niệm, thời tiết và khí hậu.
- Tập làm quen với dự báo thời tiết và ghi chép một số yếu tố thời tiết.
2. Kĩ năng
- Phát triển kĩ năng phân tích khai thác thông tin từ thực tế, biết liên hệ thực tế.
3. Thái độ
- Giáo dục HS ý thức học tập nghiêm túc, sự yêu thích bộ môn.
II .Phương tiện dạy học
- SGK, SGV.
III. Tiến trình:
1. ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ
a) Trình bày một vài đặc điểm và vai trò tầng đối lưu và tầng bình lưu.
b) Dựa vào đâu để phân loại không khí thành các khối khí khác nhau ? Nêu vị trí hình thành và đặc điểm các khối khí đó. ( HS khá )
3. Bài mới
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cơ bản
Hoạt động 1
GV. Yêu cầu HS đọc mục 1.
Trả lời câu hỏi: Chương trình dự báo thời tiết trên phương tiện thông tin đại chúng có nội dung gì?
Vậy: Thời tiết là gì?
- Khí hậu là gì?
+ Trong một ngày thời gian biểu hiện ở các địa phương có khác nhau không?
GV Kết luận:
Thời tiết không giống nhau ở khắp mọi nơi và luôn thay đổi.
? Nguyên nhân nào làm cho thời tiết luôn thay đổi?
Hãy cho biết sự khác nhau căn bản của thời tiết giữa mùa đông và mùa hè ở miền Bắc nước ta?
- Thời tiết mùa đông của các tỉnh phía Bắc có gì khác biệt.
- Sự khác nhau này có tính tạm thời hay lặp lại trong các năm?
Khí hậu là gì?
? Thời tiết khác nhau khí hậu như thế nào?
Hoạt động 2
GV. Nêu quy trình hấp thụ nhiệt của đất và không khí.
. Vậy nhiệt độ không khí là gì?
- Muốn biết nhiệt độ không khí ta làm như thế nào?
GV. Hướng dẫn cách đo nhiệt độ không khí mỗi ngày và cách tính nhiệt độ trung bình ngày, tháng, năm.
? - Tại sao khi đo nhiệt độ phải để nhiệt kế trong bóng râm, cách đất 2m?( H47- Cách đo nhiệt độ chuẩn) ( để đo nhiệt độ của không khí)
- Tại sao tính nhiệt độ trung bình ngày cần phải đo 3 lần vào 5 h, 13h,21h?
Hoạt động 3
? Tại sao mùa hè người ta thường ra biển nghỉ và tắm mát?
? ảnh hưởng của vùng ven biển đối với vùng ven bờ thể hiện như thế nào?
GV . Kết luận
- Miển gần biển và miền nằm sâu trong lục địa sẽ có khí hậu khác nhau.
- Sự khác nhau đó sinh ra hai loại khí hậu: khí hậu lục địa và khí hậu hải dương.
GV .Yêu cầu HS đọc mục 3(b)
? Nhận xét sự thay đổi theo độ cao? Dựa vào kiến thức đã học giải thích sự thay đổi đó.
? Quan sát H 49" sự thay đổi nhiệt theo vĩ độ "
1) Thời tiết và khí hậu
a) Thời tiết
Thời tiết là biểu hiện các hiện tượng khí tượng (nắng, mưa, gió.) ở một địa phương, trong một thời gian ngắn
b) Khí hậu
Là sự lặp đi lặp lại của tình hình thời tiết ở một địa phương trong một thời gian dài từ năm này qua năm khác và trở thành quy luật
2) Nhiệt độ không khí và cách đo nhiệt độ không khí
a) Nhiệt độ không khí
- Độ nóng lạnh của không khí gọi là nhiệt độ không khí.
b) Cách đo nhiệt độ không khí
-- Dùng nhiệt kế đo nhiệt độ không khí. Khi đo nhiệt độ không khí người ta phải để nhiệt kế trong bóng râm, cách đất 2m
3) Sự thay đổi nhiệt độ của không khí
a) Nhiệt độ không khí trên biển và trên đất liền
- Nhiệt độ không khí thay đổi theo vị trí gần biển hay xa biển.
b) Nhiệt độ KK thay đổi theo độ cao
- ở tầng đối lưu nhiệt độ KK càng lên cao càng giảm (100m đ 0,60 C )
c) Nhiệt độ không khí thay đổi theo vĩ độ
- Không khí ở vĩ độ thấp nóng hơn không khí ở các vùng có vĩ độ cao.
IV-Củng cố , hướng dẫn học ở nhà
4. Củng cố
- Thời tiết khác khí hậu ở điểm nào?
- Em có hiểu gì về hiện tượng Enninô và Laninô?
5. Hướng dẫn về nhà
- HS học bài và trả lời các câu hỏi SGK.
- Tìm hiểu tiếp bài “ Khí áp và gió trên Trái Đất “
Ngày soạn: 2/02/2018
Ngày giảng:5/02/2018
Tiết 23: Khí áp và gió trên trái đất
I. Mục tiêu bài học
1. Kiến thức.
. HS nắm được khái niệm khí áp. Hiểu được sự phân bố khí áp trên Trái Đất.
. Nắm được hệ thống các loại gió thổi thường xuyên trên Trái Đất đặc biệt là gió Tín phong, gió Tây ôn đới và c
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Giao an ca nam_12423511.doc