Giáo án Địa lý 9 - Bài 38: Phát triển tổng hợp kinh tế và bảo vệ tài nguyên, môi trường biển – đảo

1. Mục tiêu:

1.1. Kiến thức:

- HS biết: nắm vững đặc điểm của các ngành khai thác và chế biến khoáng sản, giao thông vận tải biển. Đặc biệt thấy sự cần thiết phải phát triển các ngành kinh tế biển một cách tổng hợp.

- HS hiểu được sự giảm sút tài nguyên biển, vùng bờ biển ven bờ nước ta và các phương hướng chính để bảo vệ tài nguyên và môi trường biển.

1.2. Kĩ năng:

-HS thực hiện thành thạo: kĩ năng đọc, bản đồ, lược đồ.

-HS thực hiện được: kĩ năng, phân tích sơ đồ, bản đồ, lược đồ.

1.3. Thái độ:

Ý thức bảo vệ môi trường và tài nguyên biển – đảo.

2.Nội dung bài học:

Phát triển và bảo vệ kinh tế biển

3. Chuẩn bị:

− 3.1 Giáo viên: bản đồ kinh tế chung, vùng biển và đảo Việt Nam. (giáo án điện tử)

− 3.2 Học sinh: sách giáo khoa, tập ghi, tập bản đồ Địa lí 9.

 

docx12 trang | Chia sẻ: vudan20 | Lượt xem: 1476 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Địa lý 9 - Bài 38: Phát triển tổng hợp kinh tế và bảo vệ tài nguyên, môi trường biển – đảo, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần : 29 Tiết : 44 Ngày dạy: 23/03/2018 Bài 38: PHÁT TRIỂN TỔNG HỢP KINH TẾ VÀ BẢO VỆ TÀI NGUYÊN, MÔI TRƯỜNG BIỂN – ĐẢO 1.Mục tiêu: 1.1. Kiến thức: * Học sinh biết được các đảo và quần đảo lớn: tên, vị trí - Trình bày các hoạt động khai thác tài nguyên biển - đảo và phát triển tổng hợp kinh tế biển. * Học sinh hiểu được ý nghĩa kinh tế của biển - đảo đối với việc phát triển kinh tế, an ninh quốc phòng. - Đặc điểm tài nguyên môi trường biển - đảo, một số biện pháp bảo vệ tài nguyên môi trường biển- đảo. 1.2. Kĩ năng: - HS thực hiện thành thạo: kĩ năng đọc và kể tên một số đảo và quần đảo lớn từ Bắc vào Nam. - HS thực hiện được: kĩ năng xác định vị trí, phạm vi vùng biển nước ta; phân tích bản đồ, sơ đồ, số liệu thống kê để nhận biết tiềm năng kinh tế của các đảo, quần đảo Việt Nam. Lồng ghép GDMT, KNS, liên hệ UPBĐKH. 1.3. Thái độ: Ý thức bảo vệ môi trường biển – đảo, nguồn lợi thủy sản. 2. Nội dung bài học: Phát triển kinh tế biển và bảo vệ môi trường biển 3. Chuẩn bị: 3.1 Giáo viên: bản đồ vùng biển Việt Nam, bản đồ kinh tế Việt Nam, bản đồ giao thông vận tải và dụ lịch Việt Nam. ( giáo án điện tử) 3.2 Học sinh: sgiáo khoa, tập ghi, tập bản đồ Địa lí 9. 4. Tổ chức các hoạt động học tập: 4.1 Ổn định tổ chức và kiểm diện: (1p) 9A1: 9A2: 9A3: 9A4: 9A5: Kiểm tra miệng (5p) ? Tại sao Đồng bằng sông Cửu Long có thế mạnh phát triển nghề nuôi trồng và đánh bắt thủy sản? (8đ) - Vùng biển rộng ấm quanh năm. - Diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản rộng. - Ngư trường rộng lớn, tài nguyên phong phú với nhiều loại hải sản quý hiếm, giá trị kinh tế. ? Quan sát một số hình ảnh dưới đây cho biết: đây là hững hoạt động kinh tế gì? Thuộc môi trường nào? (2đ) - Đánh bắt nuôi trồng hải sản, du lịch, khai khoáng và giao thông đường biển. 4.3 Tiến trình bài học: Hoạt động của GV và HS Nội dung bài học GV Các em vừa học xong phần địa lí kinh tế vùng miền hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu xem ngoài việc phát triển kinh tế trên đất liền Việt Nam còn phát triển kinh tế ở môi trường nào khác. HĐ 1: Cá nhân (10p) GV: Biển nước ta có nguồn tài nguyên phong phú và đa dạng với nhiều hoạt động kinh tế khác nhau, đó là các hoạt động kinh tế nào, các hoạt động này có ảnh hưởng ntn đến môi trường biển. ? Quan sát bản đồ Việt Nam và kiến thức đã học, cho biết chiều dài và diện tích đường bờ biển nước ta? - Đường bờ biển dài; DT lớn. ? Có bao nhiêu tỉnh thành giáp với biển ? -28/63 tỉnh thành giáp biển. ? Quan sát H.38.1 hãy cho biết biển gồm mấy bộ phận, kể tên.(vùng nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa). ? Dựa vào lát cắt hình 38.1, nêu giới hạn của từng bộ phận của vùng biển nước ta ? MR: 12/11/1982, chính phủ ra tuyên bố về đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải Việt nam. * Nội thủy: là vùng phía trong đường cơ sở và giáp với bờ biển * Đường cơ sở: là đường nối liền các điểm nhô ra nhất của bờ biển và các điểm ngoài cùng của các đảo ven bờ từ ngấn thủy triều thấp nhất trở ra. * Lãnh hải: có chiều rộng 12 hải lí ranh giới phía ngoài lãnh hải coi là biên giới quốc gia. * Vùng tiếp giáp lãnh hải: là vùng biển nhằm đảm bảo cho việc thực hiện chủ quyền đất nước. * Vùng đặc quyền kinh tế: là vùng tiếp giáp lãnh hải ( 12 hải lí) ta có quyền bảo vệ an ninh, kiểm soát thuế quan. * Thềm lục địa: gồm đáy biển và lòng đất dưới đáy biển thuộc phần kéo dài tự nhiên của lục địa Việt Nam, mở rộng ra ngoài lãnh hải Việt Nam cho đến bờ ngoài của rìa lục địa. Nước ta có chủ quyền hoàn toàn về mặt thăm dò và khai thác, bảo vệ quản lí các tài nguyên thiên nhiên. ? Nêu ý nghĩa của vùng biển nước ta trong phát triển kinh tế, bảo vệ an ninh quốc phòng. - Có nhiều lợi thế trong quá trình hội nhập vào nền kinh tế thế giới. - Có nhiều tìm năng phát triển kinh tế biển. - Có ý nghĩa quan trọng trong việc bảo vệ ANQP MR: Biển, đảo giàu tài nguyên để phát triển tổng hợp kinh tế biển, góp phần phát triển kinh tế đất nước, là vị trí tiền tiêu bảo vệ an ninh quốc phòng, sự phát triển tổng hợp kinh tế sẽ làm cho vị trí biển, đảo trở nên cần thiết, nhất là khi kinh tế kết hợp với quốc phòng. ? Quan sát bản đồ tự nhiên Việt Nam, kết hợp hình 38.2, nước ta có bao nhiêu đảo lớn nhỏ, tìm các đảo và quần đảo lớn ở nước ta. ? Em hãy xác định 2 quần đảo xa bờ. - Hoàng Sa(TP Đà Nẵng); Trường Sa (Khánh Hòa) ? Hãy nêu một số đặc điểm về các đảo và quần đảo lớn ở nước ta? ? Liên hệ: Em hãy cho biết Tây Ninh có giáp biển không ( không) GV: Với đường bờ biển dài và diện tích rộng vùng biển Việt Nam có thuận lợi gì trong việc phát triển kinh tế. HĐ 2: Cá nhân(24p) lồng ghép GDMT, KNS Tìm hiểu khai thác nuôi trồng, chế biến thủy hải sản và du lịch. ? Em hiểu thế nào là phát triển tổng hợp các ngành kinh tế biển? - Giáo viên lưu ý học sinh: khái niệm phát triển tổng hợp - Phát triển tổng hợp là sự phát triển nhiều ngành, giữa các ngành có mối quan hệ chặt chẽ, hỗ trợ nhau để cùng phát triển và sự phát triển của một ngành không được kìm hãm hoặc gây thiệt hại cho các ngành khác. ? Quan sát H38.3 cho biết kinh tế biển gồm những ngành nào? Hãy nêu những điều kiện thuận lợi để phát triển các ngành kinh tế biển ở nước ta. - Đường bờ biển kéo dài 3260 km, DT mặt biển 1.000.000 km2, ven biển có nhiều vũng , vịnh đầm phá, bờ biển dài nhiều cảnh quan đẹp thuận lợi cho việc phát triển tổng hợp các ngành kinh tế biển. GV Trong các ngành kinh tế này chúng ta tìm hiểu hai ngành kinh tế đầu tiên. Thảo luận nhóm: (3p) (KNS) Nhóm 1,2: Nêu tiềm năng để phát triển ngành khai thác, nuôi trồng và chế biến hải sản. - Hơn 2000 loài cá trong đó có 110 loài có giá trị kinh tế như: cá nục, cá trích, cá thu - Nhóm 3,4,: Tình hình phát triển của ngành khai thác, nuôi trồng và chế biến hải sản. - Hằng năm khai thác khoảng 4 triệu tấn, chủ yếu là đánh bắt gần bờ, đánh bắt xa bờ rất ít. - Nhóm 5,6: Những hạn chế và xu hướng phát triển của ngành khai thác, nuôi trồng và chế biến hải sản. ? Tại sao phải ưu tiên đánh bắt xa bờ? - Hải sản gần bờ cạn kiệt - Đánh bắt xa bờ còn hạn chế. GDMT: Khi phát triển ngành đánh bắt và nuôi trồng thủy hải sản cần chú ý vấn đề gì? - Ô nhiễm môi trường và hải sản ven bờ cạn kiệt - DT rừng ngập mặn giảm trong vòng 30 năm trở lại đây như vùng Cát Bà, Hạ Long mất khoảng 30 % ? Vì sao phải bảo vệ tài nguyên môi trường biển – đảo? - Biển nước ta đang bị suy giảm tài guyên và ô nhiễm môi trường biển – đảo ( diện tích rừng ngập măn giảm nhanh; nguồn lợi thủy sản giảm đáng kể, một số loài có nguy cơ tuyệt chủng (cá mòi, cá cháy...); các loài cá quý (cá thu...) có kích thước ngày càng nhỏ. - Bảo vệ môi trường biển nhằm bảo vệ nguồn tài nguyên sinh vật biển; nâng cao chất lượng các khu du lịch biển. GV: Với tiềm năng lớn về khai thác nuôi trồng thủy sản , ngành du lịch có những thuận lợi và hạn chế gì.. GV cho HS xem một số hình ảnh du lịch tại Việt Nam, kết hợp thông tin SGK yêu cầu học sinh ? Nhận xét về tìm năng, tình hình phát triển, những hạn chế và phương hướng phát triển du lịch biển đảo Việt Nam. Tiềm năng - Tiềm năng du lịch phong phú, nhiều phong cảnh đẹp, bờ cát dài thuận lợi phát triển du lịch. Tình hình phát triển Các trung tâm du lịch đang phát triển, tập trung chủ yếu hoạt động tắm biển Hạn chế Chưa khai thác hết tiềm năng Phương hướng phát triển Cần khai thác nhiều loại hình du lịch biển mang tính chất quốc tế. ? Ngoài tắm biển, chúng ta còn có khả năng phát triển các hoạt động du lịch biển nào nhất ? - Lặn biển, nhảy dù trên biển.... GDMT: Khi phát triển du lịch biển chúng ta cần quan tâm đến vấn đề gì? - Ô hiễm môi trường biển. ? Sự ô nhiễm môi trường biển xãy ra rõ nhất ở đâu và tác hại như thế nào? - Ở nước ta ô nhiễm môi trường biển ngày một gia tăng, nhất là các thành phố cảng, các vùng cửa sông, hậu quả làm suy giảm tài nguyên sinh vật biển; ảnh hưởng xấu đến chất lượng của các khu du lịch biển. Liên hệ: Là học sinh chúng phải làm gì để bảo vệ tài nguyên sinh vật biển. - Tuyên truyền lên án những hành động làm ô nhiễm môi trường, không vứt rác xả rác bừa bãi ? Kể tên một số bãi tắm và khu du lich biển ở nước ta theo thứ tự từ Bắc vào Nam mà em biết. - Cửa Lò, Nhật Lệ, Nha Trang, Vũng Tàu, Mũi Né I. Biển và đảo: 1. Vùng biển nước ta: Nước ta có đường bờ biển dài 3260 km . Diện tích khoảng 1 triệu km2. Cả nước có 28/63 tỉnh thành giáp biển. 2. Các đảo và quần đảo: - Nước ta có hơn 4000 đảo lớn nhỏ. - Các đảo lớn: Cát Bà Cái Bầu, Bạch Long Vĩ, Cồn Cỏ, Lí Sơn, Côn Đảo, Phú Quý, Phú Quốc, Thổ Chu Có 2 quần đảo lớn: Trường Sa và Hoàng Sa. II. Phát triển tổng hợp kinh tế biển: 1. Khai thác, nuôi trồng và chế biến hải sản: - Số lượng giống loài hải sản phong phú có giá trị kinh tế cao. Trữ lượng lớn. Sản lượng và kim ngạch xuất khẩu liên tục tăng, chủ yếu là đánh bắt gần bờ. Hải sản ven bờ cạn kiệt do khai thác quá mức. Sản lượng đánh bắt xa bờ còn thấp. Ưu tiên đánh bắt xa bờ, đẩy mạnh nuôi trồng hải sản trên biển, phát triển đồng bộ và hiện đại công nghiệp chế biến.. 2. Du lịch biển – đảo: - Tiềm năng du lịch phong phú. - Tình hình phát triển khá nhanh. - Chưa khai thác hết tiềm năng, chủ yếu là tắm biển. - Đa dạng hóa các loại hình du lịch. 4.4. Tổng kết: (3p) 4.5. Hướng dẫn học tập: (2p) *Đối với bài học ở tiết này: - Học bài, trả lời câu hỏi 1,2,3 SGK. * Đối với bài học tiếp theo: - Làm bài tập 1,2 sách giáo khoa. - Đọc trước bài 39. - Thöïc traïng cuûa taøi nguyeân vaø moâi tröôøng bieån - ñaûo nöôùc ta trong nhöõng naêm gaàn ñaây nhö theá naøo? - Tìm một số nguyên nhân dẫn đến sự giảm sút tài nguyên và ô nhiễm môi trường biển - đảo. Tuần: 30 Tiết: 45 ND: 23/3/2018 Bài 39: PHÁT TRIỂN TỔNG HỢP KINH TẾ BIỂN VÀ BẢO VỆ TÀI NGUYÊN MÔI TRƯỜNG, BIỂN – ĐẢO (Tiếp theo) 1. Mục tiêu: 1.1. Kiến thức: - HS biết: nắm vững đặc điểm của các ngành khai thác và chế biến khoáng sản, giao thông vận tải biển. Đặc biệt thấy sự cần thiết phải phát triển các ngành kinh tế biển một cách tổng hợp. - HS hiểu được sự giảm sút tài nguyên biển, vùng bờ biển ven bờ nước ta và các phương hướng chính để bảo vệ tài nguyên và môi trường biển. 1.2. Kĩ năng: -HS thực hiện thành thạo: kĩ năng đọc, bản đồ, lược đồ. -HS thực hiện được: kĩ năng, phân tích sơ đồ, bản đồ, lược đồ. 1.3. Thái độ: Ý thức bảo vệ môi trường và tài nguyên biển – đảo. 2.Nội dung bài học: Phát triển và bảo vệ kinh tế biển 3. Chuẩn bị: 3.1 Giáo viên: bản đồ kinh tế chung, vùng biển và đảo Việt Nam. (giáo án điện tử) 3.2 Học sinh: sách giáo khoa, tập ghi, tập bản đồ Địa lí 9. 4. Tổ chức các hoạt động học tập: 4.1 Ổn định tổ chức và kiểm diện: (1p) 9A1: 9A2: 9A3: 9A4: 9A5: Kiểm tra bài miệng: (4p) ? Kể tên các ngành kinh tế biển? Trình bày tiềm năng, tình hình phát triển, xu hướng phát triển ngành khai thác, nuôi trồng và chế biến hải sản? (8 đ) - Các ngành kinh tế biển: khai thác nuôi trồng và chế biến hải sản; du lịch biển-đảo; khai thác và chế biến khoáng sản; GTVT biển. -Tiềm năng: số lượng giống, loài hải sản phong phú có giá trị kinh tế cao. Trữ lượng lớn khoảng 4 triệu tấn. - Tình hình phát triển: sản lượng và kim ngạch xuất khẩu liên tục tăng, chủ yếu đánh bắt gần bờ,đánh bắt xa bờ và nuôi trồng hải sản còn ít; Hải sản ven bờ cạn kiệt do khai thác quá mức cho phép. Sản lượng đánh bắt xa bờ còn thấp (1/5 khả năng). - Xu hướng: ưu tiên khai thác xa bờ, đẩy mạnh nuôi trồng hải sản trên biển, phát triển đồng bộ và hiện đại công nghiệp chế biến. ? Thực trạng của tài nguyên và môi trường biển-đảo nước ta trong những năm gần đây như thế nào? (2đ) - Tài nguyên thiên nhiên đang bị suy giảm nhanh . - Ô nhiễm môi trường biển có xu hướng gia tăng . 4.3Tiến trình bài học Hoạt động của GV và HS Nội dung bài học Khai thác, chế biến khoáng sản biển và GTVT biển cũng là những ngành kinh tế biển quan trọng ở nước ta. Để phát triển bền vững kinh tế biển, cần khai thác tổng hợp và bảo vệ tài nguyên, môi trường biển – đảo như thế nào? HĐ 3: Cá nhân (GDMT, TKNL) (12p) HS biết được giá trị một số TNKS ở Việt Nam ? Kể tên một số khoáng sản biển ở nước ta mà em biết (dầu khí, cát trắng, ti tan ) ? Xác định trên bản đồ các khoáng sản vừa nêu. ? Em có nhận xét gì về tiềm năng các khoáng sản vừa nêu. - Tương đối nhiều như: muối, ti tan, cát trắng, dầu mỏ, khí đốt ? Tình hình phát triển ngành khai thác và chế biến khoáng sản biển? ? Nghề làm muối phát triển mạnh ở vùng nào? - Phát triển dọc ven biển từ Bắc và Nam , nhưng nghề làm muối phát triển mạnh ở vùng duyên hải NTB. ? Tại sao nghề muối phát triển mạnh ở ven biển Nam Trung Bộ ? Khí hậu nhiệt đới, số giờ nắng trong năm lớn. Địa hình ven biển song song với các hướng gió Đông Bắc, Tây Nam từ biển thổi vào nên ít mưa. ? Quan sát một số hình ảnh dưới đây cho biết: khai thác cát, titan để làm gì? - Khai thác ti tan xuất khẩu, khai thác cát chế biến thủy tinh (Vân Hải, Cam Ranh). ? Dựa vào kiến thức đã học, trình bày tiềm năng và sự phát triển của hoạt động khai thác dầu khí ở nước ta ? Phân bố trong các bể trầm tích ở vùng thềm lục địa, trữ lượng lớn. Là ngành kinh tế biển mũi nhọn. Công nghiệp hóa dầu đang hình thành. Công nghiệp chế biến khí phục vụ cho sản xuất điện, phân lân. ? Nói tóm lại ngành dầu khí là ngành kinh tế được đánh giá như thế nào? Sản lượng ra sao? GDMT: Khi khai thác và chế biến khoáng sản chúng ta cần chú ý vấn đề gì? - Tài nguyên cạn kiệt và môi trường bị ô nhiễm. TKNL: Để bảo vệ nguồn tài nguyên khoáng sản biển, đặc biệt là dầu mỏ chúng ta phải làm gì? - Sử dụng hợp lí, tiết kiệm. Liên hệ: Em hãy liên hệ thực tế việc sử dụng tiết kiệm nguồn điện ở gia đình và lớp học. - Tắt đèn, quạt khi không sử dụng... HĐ 4: Cá nhân (10) ? Nước ta có những tiềm năng gì để phát triển ngành GTVT biển. Vị trí nằm gần tuyến đường quốc tế. Địa hình ven biển, xây dựng nhiều hải cảng. ?Nước ta có bao nhiêu cảng biển (38)? Cho biết những cảng biển lớn quan trọng ở miền Bắc, Trung và Nam ? - Cả nước có khoảng 120 cảng biển lớn nhỏ. ? Xác định trên lược đồ H39.2, một số cảng biển và tuyến đường biển nước ta? ? Đọc SGK và quan sát một số hình ảnh, em có nhận xét gì về tình hình phát triển ngành GTVT biển? ? Để đáp ứng nhu cầu kinh tế đối ngoại, chúng ta cần tiến hành những biện pháp gì để phát triển giao thông vận tải biển? Phát triển đồng bộ hệ thống cảng biển. Tăng cường đội tàu biển quốc gia. Hình thành 3 cụm cơ khí đóng tàu. Phát triển toàn diện dịch vụ hàng hải. ? Việc phát triển giao thông vận tải có ý nghĩa to lớn như thế nào đối với ngành ngoại thương nước ta ? Tạo điều kiện thuận lợi, thúc đẩy mạnh mẽ trao đổi hàng hóa và dịch vụ với bên ngoài. Hoạt động kinh tế biển đa dạng Góp phần giải quyết việc làm.. Tham gia vào việc phân công lao động quốc tế. ? Phát triển tổng hợp kinh tế biển có ý nghĩa như thế nào đối với nền kinh tế và bảo vệ an ninh quốc phòng của nước. - Rất quan trọng. - Biển nước ta giàu tài nguyên để phát triển tổng hợp kinh tế biển, góp phần phát triển kinh tế đất nước - Vùng biển là một bộ phận quan trọng của lãnh thổ nước ta. Phát triển kinh tế biển đồng thời cần bảo vệ an ninh quốc phòng của đất nước. HĐ 4: Cá nhân (GDMT,TKNL) (15p) ? Thực trạng của tài nguyên và môi trường biển-đảo nước ta trong những năm gầnđây như thế nào? - Diện tích rừng ngập mặn giảm nhanh, trước năm 1945 (400.000 ha), năm 2002 (trên 155.000 ha) - Nguồn lợi hải sản giảm - Ô nhiễm môi trường biển có xu hướng gia tăng. Thảo luận nhóm (3 phút) ?N1,2: Nêu một số nguyên nhân dẫn tới sự giảm sút tài nguyên và ô nhiễm môi trường biển – đảo nước ta. - Các chất độc hại từ sông đổ ra biển , rác thải, chất thải chưa qua xử lí . ? N3,4: Sự giảm sút tài nguyên và ô nhiễm môi trường biển – đảo sẽ dẫn đến những hậu quả gì ? - Suy giảm nguồn tài nguyên sinh vật, ảnh hưởng xấu đến du lịch ?Nêu những giải pháp cụ thể để bảo vệ tài nguyên và môi trường biển? - Nghiêm cấm việc khai thác bừa bãi, vô tổ chức và dùng các phương thức có tính hủy diệt (nổ mìn, rà điện,...). - Sắp xếp, tổ chức lại việc khai thác ở vùng biển ven bờ. - Giữ gìn vệ sinh môi trường biển ven bờ, không thải các chất độc hại ra biển. - Giải quyết hiệu quả về mặt môi trường các sự cố đắm tàu, thủng tàu, tràn dầu, việc rửa tàu MR: VN đã tham gia một số công ước quốc tế liên quan đến bảo vệ MT biển. - Công ước Liên Hợp Quốc về luật biển 1982. - Công ước Marpol 73/78 về ngăn ngừa ô nhiễm do tàu biển gây ra. - Công ước Basel về kiểm soát sự vận chuyển qua biên giới các chất thải độc hại và các biện pháp huỷ bỏ các chất thải này. GDMT: Là học sinh các em có thái độ, hành vi như thế nào đối với vấn đề bảo vệ tài nguyên và môi trường? - Có lòng yêu quê hương, đất nước và mong muốn góp phần vào việc BVMT biển – đảo của nước ta. - Luôn phản đối, không đồng tình với những hành vi làm giảm sút tài nguyên, gây ô nhiễm môi trường biển. ? Dựa vào nội dung SGK hãy cho biết những phương hướng chính để bảo vệ tài nguyên môi trường biển - đảo? Điều tra, đánh giá tiềm năng sinh vật vùng biển sâu. Đầu tư chuyển từ khai thác gần sang xa bờ. Bảo vệ, đẩy mạnh trồng rừng ngập mặn. Bảo vệ san hô ngầm ven biển và cấm khai thác dưới mọi hình thức. Bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản. Phòng chống ô nhiễm biển. 3. Khai thác và chế biến khoáng sản biển: * Tiềm năng: phong phú với nhiều loại khoáng sản như: muối, ti tan, cát trắng, dầu mỏ, khí đốt *Tình hình phát triển: - Nghề làm muối phát triển mạnh ở ven biển Nam Trung Bộ (Sa Huỳnh, Cà Ná) - Khai thác ti tan xuất khẩu, khai thác cát chế biến thủy tinh (Vân Hải, Cam Ranh) - Khai thác và chế biến dầu khí: là ngành kinh tế biển mũi nhọn. Sản lượng dầu tăng liên tục. 4. Phát triển tổng hợp giao thông vận tải biển: * Tiềm năng: - Gần nhiều tuyến đường biển quốc tế quan trọng. - Ven biển có nhiều vũng, vịnh, cửa sông, thuận lợi cho xây dựng cảng. - Cả nước có khoảng 120 cảng biển lớn nhỏ. * Tình hình phát triển: - Giao thông vận tải biển phát triển mạnh mẽ cùng với quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. III. Bảo vệ tài nguyên và môi trường biển – đảo: 1. Sự giảm sút tài nguyên và ô nhiễm môi trường biển – đảo: Thực trạng: + Diện tích rừng ngập mặn giảm. + Sản lượng đánh bắt giảm. + Một số loài có nguy cơ tuyệt chủng. Nguyên nhân: + Các chất độc hại từ sông đổ ra biển + Các hoạt động giao thông trên biển + Khai thác vận chuyển dầu khí + Rác thải, nước thải sinh hoạt Hậu quả: + Suy giảm nguồn tài nguyên sinh vật. + Ảnh hưởng xấu đến du lịch 2. Các phương hướng chính để bảo vệ tài nguyên và môi trường biển: Điều tra, đánh giá tiềm năng sinh vật vùng biển sâu. Đầu tư chuyển từ khai thác gần sang xa bờ. Bảo vệ rừng ngập mặn, đẩy mạnh trồng rừng ngập mặn. Bảo vệ san hô ngầm ven biển và cấm khai thác dưới mọi hình thức. Bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản. Phòng chống ô nhiễm biển. 4.4. Tổng kết: (4p) 4.4.1 Kể tên các ngành kinh tế biển. - Đánh bắt nuôi trồng thủy sản; Du lịch biển- đảo; Khai thác và chế biến khoáng sản biển; Giao thông vận tải biển. 4.4.2.Chọn đáp án đúng Trong thời gian gần đây môi trường biển nước ta đang bị ô nhiễm ngày càng nhiều. Nguyên nhân chủ yếu là do: Khí hậu toàn cầu nóng lên B. Lượng chất thải ngày càng tăng, đánh bắt và khai thác quá mức C. Lượng mưa ngày càng lớn D. Khả năng sinh sản của sinh vật biển giảm sút 4.4.3/ Điền cụm từ thích hợp sau đây vào chỗ trống (suy thoái, dầu khí, bảo vệ, giao thông vận tải biển) Khai thác và chế biến khoáng sản biển (nhất là......1..........) Là một trong những ngành công nghiệp hàng đầu của nước ta. .......................2.....................đang phát triển mạnh cùng với quá trình nước ta hội nhập vào nền kinh tế thế giới. Tài nguyên và môi trường biển- đảo nước ta phong phú nhưng đang có dấu hiệu ..........3....... Nhà nước đã đề ra những phương hướng cụ thể nhằm ......4.......tài nguyên và môi trường biển- đảo. 4.5. Hướng dẫn học tập: (3p) * Đối với bài học ở tiết này: Học bài và trả lời câu hỏi 1, 2, 3 trang 144 sách giáo khoa. Làm bài tập 1, 2 trang 53 – Tập bản đồ Địa lí 9. * Đối với bài học ở tiết tiếp theo: Chuẩn bị bài 40. Thực hành: Đánh giá tiềm năng kinh tế các đảo ven bờ và tìm hiểu về ngành công nghiệp dầu khí . + Dựa vào bảng 40.1/ 144 để tìm ra những đảo nào có điều kiện phát triển đủ 4 ngành kinh tế biển. + Dựa vào hình 40.1/145, nhận xét tình hình khai thác, xuất khẩu dầu thô, nhập khẩu xăng dầu và chế biến dầu khí ở nước ta .

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxBai 38 Phat trien tong hop kinh te va bao ve tai nguyen moi truong bien dao_12313921.docx
Tài liệu liên quan