Giáo án Địa lý 9 - Chủ đề: Địa lý dân cư

* Mục tiêu:

- Trình bày được đặc điểm DS nước ta: DS đông, có nhiều thành phần DT, tăng nhanh, cơ cấu dân số trẻ, phân bố chưa hợp lí, nhớ được số dân nước ta ở thời điểm hiện tại.

 - Phân tích các bảng số liệu, kĩ năng tính toán.

* Phương pháp dạy học : Đàm thoại, diễn giảng, giải quyết vấn đề, thảo luận, tự học,

* Kỹ thuật dạy học: KT đặt câu hỏi, KT học tập hợp tác,

* Phương tiện: Bảng số liệu, SGK

 

doc20 trang | Chia sẻ: vudan20 | Lượt xem: 679 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Địa lý 9 - Chủ đề: Địa lý dân cư, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
thị loại V. Hãy trình bày sự phân hóa mạng lưới đô thị nước ta hiện nay. - Dựa trên số dân, chức năng, mật độ dân số, tỉ lệ phi nông nghiệp Nước ta có 6 loại đô thị (loại đặc biệt, loại 1, 2, 3, 4, 5). + Hai đô thị loại đặc biệt là Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. + Năm đô thị trực thuộc trung ương: Hà Nội, tp Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Cần Thơ, Đà Nẵng. + Còn lại các đô thị đều trực thuộc tỉnh. - Các đô thị lớn đều tập trung ở đồng bằng ven biển. - Số lượng và quy mô đô thị có sự khác nhau giữa các vùng. b. Câu hỏi thông hiểu Câu 1. Đọc đoạn thông tin kiến thức sau: Số dân nước ta năm 2006 là 84,156 triệu người, đứng thứ ba khu vực Đông Nam Á và thứ 13 trên thế giới. Khoảng 3,2 triệu người Việt đang sinh sống ở nước ngoài, tập trung nhiều nhất ở Hoa Kì, Ôxtrâylia và một số nước châu Âu. Đặc điểm trên tác động như thế nào đến quá trình phát triển kinh tế - xã hội nước ta. - Thuận lợi + Nguồn lao động dồi dào, thị trường tiêu thụ lớn, là nguồn lực quan trọng để phát triển kinh tế đất nước. + Đại bộ phận người Việt ở nước ngoài đều hướng về tổ quốc và đang góp công sức cho xây dựng, phát triển kinh tế - xã hội ở quê hương. - Khó khăn: Trong điều kiện nước ta hiện nay, số dân đông là trở ngại lớn cho việc phát triển kinh tế, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần. Câu 2. Nước ta có 54 dân tộc anh em và có khoảng 3,2 triệu người Việt ở nước ngoài đã có những ảnh hưởng tích cực gì cho quá trình phát triển kinh tế - xã hội. *Đặc điểm: - Có 54 dân tộc, nhiều nhất là người kinh chiếm 86,2% dân số, các dân tộc khác chiếm 13,8%. - Khoảng 3,2 triệu người Việt đang sinh sống ở nước ngoài, tập trung nhiều nhất ở Hoa Kì, Ôxtrâylia và một số nước châu Âu. *Ảnh hưởng tích cực: - Các dân tộc luôn đoàn kết bên nhau, phát huy truyền thống sản xuất, văn hoá, phong tục tập quán tạo nên sức mạnh phát triển kinh tế, xây dựng đất nước. - Đại bộ phận người Việt ở nước ngoài đều hướng về tổ quốc và đang góp công sức cho xây dựng, phát triển kinh tế - xã hội ở quê hương. Câu 3. Tại sao có sự chênh lệch về lao động có trình độ chuyên môn kĩ thuật giữa thành thị và nông thôn? - Lao động có trình độ chuyên môn kĩ thuật ở thành thị cao hơn nhiều so với nông thôn. - Thành thị thường là trung tâm kinh tế, văn hoá, khoa học, chính trị, đầu mối giao thông, có nhiều điều kiện để đào tạo và yêu cầu sử dụng lao động chất lượng cao. - Ở nông thôn, kinh tế, văn hoá, cơ sở hạ tầng, giáo dục còn chậm phát triển nên chưa thể đào tạo kịp thời. - Gây khó khăn cho vấn đề sử dụng lao động va phát triển kinh tế - xã hội trên cả nước. Câu 4. Mở rộng, đa dạng hoá các loại hình đào tạo có ý nghĩa gì? - Nâng cao chất lượng đội ngũ lao động, nhất là công nhân kỹ thuật lành nghề. - Tạo điều kiện cho người lao động tự tạo ra những công việc phù hợp với trình độ và nhu cầu xã hội. - Người lao động có cơ hội tham gia vào các đơn vị sản xuất trong và ngoài nước một cách dễ dàng hơn. - Dễ dàng tiếp thu khoa học công nghệ tiến tiến trên thế giới hiện nay. Câu 5. Đẩy mạnh xuất khẩu lao động có ý nghĩa gì? - Nâng cao chất lượng người lao động. Góp phần giải quyết vấn đề việc làm đang là vấn đề lớn trong nước ta hiện nay. - Thu lại nguồn ngoại tệ lớn, nâng cao đời sống người dân. Tạo điều kiện cho người lao động tiếp thu được khoa học kỷ thuật và công nghệ tiên tiến Câu 6. Tại sao dân cư ngày càng tập trung đông vào các thành phố lớn. - Các thành phố lớn của nước ta như thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội và một số thành phố khác có quy mô dân số ngày càng đông. - Quá trình CNH và ĐTH ngày càng tăng, các thành phố lớn tập trung nhiều các ngành phi nông nghiệp. - Đô thị có đời sống cao, người lao động dễ kiếm việc làm, tăng thêm thu nhập. - Một phần do di dân tự do ra thành phố, kiếm việc làm. Câu 7. Tại sao mức sống có sự phân hóa giữa nông thôn và thành thị và giữa các vùng kinh tế. - Cao nhất là Đông Nam bộ, ĐBSH và ĐBSCL, thấp nhất, vùng Tây bắc, Bắc trung bộ, Đông Bắc, Tây Nguyên. - Do điều kiện phát triển kinh tế, tính chất của nền kinh tế, thế mạnh phát triển kinh tế ở mỗi vùng có sự khác nhau. - Đông Nam bộ là vùng có nền kinh tế phát triển nhất nước ta, đặc biệt là công nghiệp. - ĐBSCL là vùng có diện tích đất sản xuất nông nghiệp lớn, điều kiện khí hậu thuận lợi, cơ cấu cây trồng đa dạng, mật độ dân số không cao lắm. - ĐBSH là vùng kinh tế năng động, có nhiều điều kiện thuận lợi, nhưng bị sức ép dân số. - Tây Nguyên và TDMNBB gặp khó khăn về thị trường xuất khẩu sản phẩm cây công nghiệp. - BTB và DHNTB là 2 vùng thường gặp khó khăn về thời tiết, thiên tai bất thường. c. Câu hỏi vận dụng Câu 1. Cho bảng số liệu về sự biến đổi dân số theo nhóm tuổi ở nước ta (đơn vị: triệu người). 1999 2006 Từ 0 đến 14 tuổi 25,56 22,24 Từ 15 đến 59 tuổi 44,55 52,73 Từ 60 tuổi trở lên 6,19 7,43 Nhận xét và giải thích về quy mô và cơ cấu dân số theo nhóm tuổi của nước ta qua các năm. *Xử lý số liệu: Cơ cấu dân số nước ta phân theo độ tuổi thời theo bảng số liệu sau (đơn vị: %) 1999 2006 Từ 0 đến 14 tuổi 33.5 27.0 Từ 15 đến 59 tuổi 58.4 64.0 Từ 60 tuổi trở lên 8.1 9.0 *Nhận xét: - Về quy mô dân số năm 2006 lớn gấp 1,1 lần dân số năm 1999. - Về cơ cấu dân số theo nhóm tuổi có sự thay đổi qua các năm. + Xu hướng giảm tỷ lệ độ tuổi từ 0 đến 14 tuổi và tăng độ tuổi từ 15 đến 59 tuổi và từ 60 tuổi trở lên. + Từ năm 1999 đến năm 2006, độ tuổi từ 0 đến 14 tuổi giảm 6,5%, độ tuổi từ 15 đến 59 tuổi tăng 5,6% và từ 60 tuổi trở lên tăng 0,9%. + Độ tuổi lao động và dưới lao động vẫn chiếm trên 90%, vì vậy dân số nước ta vẫn trẻ. + Độ tuổi quá lao động tăng, chứng tỏ dân số nước ta ngày càng già đi. *Giải thích: - Do thực hiện có hiệu quả chính sách dân số kế hoạch hoá gia đình, nhưng do quy mô dân số đông nên tốc độ gia tăng dân số vẫn còn nhanh, mỗi năm vẫn còn tăng thêm hơn 1 triệu người. - Y tế, giáo dục phát triển, dịch vụ chăm sóc sức khoẻ cho người già đã được chú trọng. - Ý thức của người dân vẫn chưa cao. Câu 2. Cho bảng số liệu về cơ cấu lao động có việc làm phân theo khu vực kinh tế giai đoạn 2000 – 2005 (đơn vị: %). 2000 2002 2003 2004 2005 Tổng số 100.0 100.0 100.0 100.0 100.0 Trong đó Nông – lâm – thủy sản 65.1 61.9 60.3 58.8 57.3 Công nghiệp – xây dựng 13.1 15.4 16.5 17.3 18.2 Dịch vụ 21.8 22.7 23.2 23.9 24.5 So sánh và nhận xét sự thay đổi cơ cấu lao động phân theo khu vực kinh tế của nước ta? - So sánh: + Lao động trong khu vực nông - lâm - ngư nghiệp vẫn chiếm tỷ trọng lớn nhất và lao động trong khu vực công nghiệp - xây dựng luôn chiếm tỷ trọng nhỏ nhất, sự phân công lao động nước ta diễn ra chưa mạnh. + Lao động trong khu vực nông - lâm - ngư nghiệp chiếm tỷ trọng trên 50%, do nước ta vẫn là nước nông nghiệp. - Nhận xét: + Xu hướng chuyển dịch lao động từ khu vực nông, lâm, ngư nghiệp sang khu vực công nghiệp - xây dựng và dịch vụ nhưng còn chậm. + Từ năm 2000 đến năm 2005, lao động khu vực nông - lâm - ngư nghiệp giảm 7,8%, lao động khu vực công nghiệp - xây dựng tăng 5,1% và dịch vụ tăng 2,7%. + Do cuộc cách mạng KH – KT và quá trình đổi mới làm thay đổi mạnh mẽ cơ cấu sử dụng lao động xã hội nước ta. Câu 3. Cho bảng số liệu về cơ cấu lao động theo thành phần kinh tế, giai đoạn 2000 – 2005 (đơn vị: %). 2000 2002 2003 2004 2005 Nhà nước 9,3 9,5 9,9 9,9 9,5 Ngoài Nhà nước 90,1 89,4 88,8 88,6 88,9 Có vốn đầu tư nước ngoài 0,6 1,1 1,3 1,5 1,6 So sánh và nhận xét sự thay đổi cơ cấu lao động theo thành phần kinh tế ở nước ta giai đoạn trên. - So sánh: + Lao động trong thành phần kinh tế Ngoài Nhà nước vẫn chiếm tỷ trọng lớn nhất và lao động trong thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài luôn chiếm tỷ trọng nhỏ nhất, sự phân công lao động nước ta diễn ra chưa mạnh. + Lao động trong thành phần kinh tế Ngoài Nhà nước quá cao do Nhà nước đã thu hút nhiều thành phần kinh tế tham gia phát triển kinh tế. - Nhận xét: + Xu hướng tỉ trọng lao động trong thành phần kinh tế Ngoài Nhà nước giảm, lao động theo thành phần kinh tế Nhà nước tăng và lao động trong thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài tăng nhanh. + Từ năm 2000 đến năm 2005 lao động trong thành phần Ngoài Nhà nước giảm 1,2%, thành phần Nhà nước tăng 0,2% và thành phần có vốn đầu tư nước ngoài tăng 1%. + Sự chuyển dịch trên vẫn còn chậm. Do nước ta phát triển nền kinh tế nhiều thành phần, thu hút vốn đầu tư nước ngoài nhưng còn ít. Câu 4. Cho bảng số liệu về cơ cấu lao động theo thành thị và nông thôn năm 1996 và 2005 (đơn vị: %). Tổng số Nông thôn Thành thị 1996 100,0 79,9 20,1 2005 100,0 75,0 25,0 Nhận xét sự thay đổi cơ cấu lao động theo thành thị và nông thôn qua các năm. - Cơ cấu lao động theo thành thị và nông thôn qua các năm. - Xu hướng giảm tỉ lệ lao động nông thôn, tăng tỉ lệ lao động thành thị. Nhưng lao động nông thôn vẫn chiếm tỉ lệ cao. - Từ năm 1996 đến năm 2005, tỉ lệ lao động nông thôn giảm 4,9%, tỉ lệ lao động thành thị tăng 4,9%. - Do ảnh hưởng của quá trình CNH - HĐH, sự phát triển nhanh các ngành phi nông nghiệp và mạng lưới đô thị và các thành phố lớn. Câu 5. Cho bảng số liệu về tỷ lệ thất nghiệp và tỉ lệ thiếu việc làm của các vùng năm 2005 (đơn vị: %) Tỷ lệ thất nghiệp Tỷ lệ thiếu việc làm Đồng bằng sông Hồng 2.69 5.46 Đông Nam Bộ 3.99 3.31 Đồng bằng sông Cửu Long 3.31 9.33 Nhận xét và giải thích về tỷ lệ thất nghiệp và tỷ lệ thiếu việc làm theo các vùng so với cả nước. - Tỷ lệ thất nghiệp và tỷ lệ thiếu việc làm ở các vùng không đồng đều. - Tỷ lệ thất nghiệp chênh lệch không nhiều nhưng cao nhất vẫn là Đông Nam Bộ, thấp nhất là ĐBSH. - Tỷ lệ thiếu việc làm chênh lệch lớn, ĐBSCL cao nhất và cao gấp 3 lần ĐNB, gấp 2 lần ĐBSH. Thấp nhất là Đông Nam Bộ. - ĐBSH và ĐBSCL có tỷ lệ thiếu việc làm cao hơn tỷ lệ thất nghiệp, ĐNB có tỷ lệ thất nghiệp cao hơn tỷ lệ thiếu việc làm. Nhưng tỷ lệ thất nghiệp và tỷ lệ thiếu việc làm của ĐNB ít chênh lệch nhất, ĐBSCL chênh lệch nhiều nhất. - ĐBSH có lịch sử khai thác lãnh thổ lâu đời, kinh tế chủ yếu là thuần nông cùng với sự phát triển nhanh của CNH và ĐTH. - ĐBSCL mới khai thác, cơ cấu kinh tế chủ yếu là nông nghiệp và thuỷ sản. - ĐNB phát triển nhanh các đô thị lớn và CNH mạnh. Câu 6. Cho bảng số liệu về thu nhập bình quân theo đầu người hàng tháng ở Đông Nam Bộ và Tây Nguyên (đơn vị: nghìn đồng). 1999 2002 2004 2006 Đông Nam Bộ Tây Nguyên 366 221 390 143 452 198 515 234 Hãy so sánh thu nhập bình quân theo đầu người của hai vùng theo bảng số liệu trên và giải thích. d. Câu hỏi vận dụng cao Câu 1. Đọc đoạn thông tin kiến thức sau: Số dân nước ta năm 2006 là 84,156 triệu người, đứng thứ ba khu vực Đông Nam Á và thứ 13 trên thế giới. Khoảng 3,2 triệu người Việt đang sinh sống ở nước ngoài, tập trung nhiều nhất ở Hoa Kì, Ôxtrâylia và một số nước châu Âu. Đặc điểm trên tác động như thế nào đến quá trình phát triển kinh tế - xã hội nước ta. - Thuận lợi + Nguồn lao động dồi dào, thị trường tiêu thụ lớn, là nguồn lực quan trọng để phát triển kinh tế đất nước. + Đại bộ phận người Việt ở nước ngoài đều hướng về tổ quốc và đang góp công sức cho xây dựng, phát triển kinh tế - xã hội ở quê hương. - Khó khăn: Trong điều kiện nước ta hiện nay, số dân đông là trở ngại lớn cho việc phát triển kinh tế, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần. Câu 2. Tại sao nhà nước lại rất chú ý đến sự phát triển kinh tế - xã hội ở các vùng đồng bào dân tộc? - Phần lớn các dân tộc ít người đều sống ở các vùng trung du và miền núi đó là những nơi có nguồn tài nguyên thiên nhiên giàu có, vị trí quốc phòng quan trọng. - Nhưng cơ sở hạ tầng còn chưa phát triển, kinh tế còn lạc hậu, thiếu nguồn lao động, đặc biệt là lao động có trình độ kỹ thuật. - Đời sống của nhân dân các dân tộc, đặc biệt là các dân tộc vùng cao còn gặp nhiều khó khăn. - Xoá bỏ sự cách biệt giữa vùng đồng bằng với miền núi. Cũng cố khối đại đoàn kết giữa các dân tộc, giữ vững an ninh quốc phòng vùng biên giới. Câu 3. Cho bảng số liệu về số lao động phân theo thành phần kinh tế (đơn vị: nghìn người) Tổng số Chia ra Kinh tế Nhà nước Kinh tế ngoài Nhà nước KV có vốn đầu tư nước ngoài 2000 37075,3 4358,2 32358,6 358,5 2003 40403,9 4919,1 34731,5 753,3 2007 45208,0 4988,4 38657,4 1562,2 2010 49048,5 5107,4 42214,6 1726,5 a. Vẽ biểu đồ thích hợp thể hiện cơ cấu lao động phân theo thành phần kinh tế qua các năm. b. Nhận xét và giải thích. IV. Tiến trình dạy học Khởi động: (5 phút) a. Mục tiêu - HS nhớ lại kiến thức lớp 7, 8, sử dụng kĩ năng đọc tranh ảnh để nhận biết, nhớ lại tình hình dân số thế giới từ đó liên hệ với Việt Nam, tạo hứng thú hiểu biết về đặc điểm dân số nước ta -> Kết nối với bài học ... Phương pháp - kĩ thuật: Vấn đáp qua tranh ảnh, số liệu Hình thức: Cá nhân. Phương tiện: Lược đồ phân bố dân cư trên thế giới, số liệu về dân số thế giới. Các bước hoạt động Bước 1: Giao nhiệm vụ Giáo viên cung cấp cho HS số dân thế giới năm 2017 và hình ảnh tình hình phân bố dân cư thế giới, yêu cầu các em nêu tình hình dân số và đặc điểm phân bố dân cư thế giới, Việt Nam. Dân số thế giới 7,5 tỉ người ( 2017 ) và không ngừng tăng Quan sát lược đồ phân bố dân cư, và kiến thức các em đã học, hãy xác định các khu vực dân cư tập trung đông. Bước 2: HS quan sát lược đồ và nhớ lại kiến thức để trả lời Bước 3: HS báo cáo kết quả - HS khác nhận xét. Bước 4: GV dẫn dắt vào bài: Như vậy các em thấy rằng, VN nằm trong khu vực đông dân. Dân số đông đem lại nhiều thuận lợi song cũng gây nhiều áp lực lên các vấn đề KT-XH. Tại sao như vậy, trong bài học hôm nay chúng ta cùng giải quyết vấn đề đó. Hoạt động I. ĐẶC ĐIỂM DÂN SỐ VÀ PHÂN BỐ DÂN CƯ ( 90’) * Mục tiêu: - Trình bày được đặc điểm DS nước ta: DS đông, có nhiều thành phần DT, tăng nhanh, cơ cấu dân số trẻ, phân bố chưa hợp lí, nhớ được số dân nước ta ở thời điểm hiện tại. - Phân tích các bảng số liệu, kĩ năng tính toán. * Phương pháp dạy học : Đàm thoại, diễn giảng, giải quyết vấn đề, thảo luận, tự học, * Kỹ thuật dạy học: KT đặt câu hỏi, KT học tập hợp tác, * Phương tiện: Bảng số liệu, SGK * Hình thức tổ chức: Cá nhân, nhóm Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung HĐ Tìm hiểu số dân, MĐDS – 15’ Bước 1. Giao nhiệm vụ. GV Sử dụng bảng số liệu. Bảng: 20 quốc gia đông dân nhất trên thế giới (Theo cục điều tra dân số Hoa Kì) -Diện tích của Việt Nam đứng thứ 65 trên thế giới ( 2017 ) Nguồn bài viết: https://cacnuoc.vn/dien-tich-cac-nuoc-tren-the-gioi/ - Qua những số liệu cô đã cho, em có suy nghĩ gì về số dân của nước ta ? -Dựa vào số dân và diện tích phần đất liền đã có, em hãy tính MĐDS nước ta và rút ra nhận xét? Bước2 : HS thực hiện nhiệm vụ, ghi vào giấy nháp. Trong quá trình HS làm việc, GV phải quan sát, theo dõi, đánh giá thái độ Bước 3: Trình bày trước lớp, các HS khác nhận xét, bổ sung. Bước 4: GV nhận xét, bổ sung và chuẩn kiến thức. HĐ tìm hiểu thành phần dân tộc – 5’ Bước 1: Giao nhiệm vụ -Bằng hiểu biết của mình và quan sát tranh Cộng đồng các DTVN, em có nhận xét gì về thành phần DT nước ta? DT nào có số dân đông nhất, ít nhất? Bước 2: HS quan sát tranh, bảng số liệu và đọc thông tin SGK, làm việc cá nhân và trình bày. Bước 3: HS khác nhận xét. Bước 4: GV chuẩn xác kiến thức. I.Số dân, MĐDS, thaønh phaàn daân toäc Ñoâng daân Số dân nước ta là 95.414.640 triệu người ( 2017) đứng thứ 14 trên thế giới, thứ 3 trong khu vực Đông Nam Á. à Việt Nam là 1 quốc gia đông dân 2.MĐDS: có mật độ dân số cao ( 310 người/Km2- 2017) . 3. Nhieàu thaønh phaàn daân toäc - Có thành phần dân tộc đa dạng (54 dân tộc), dân tộc Kinh chiếm 86,2%, còn lại là các dân tộc ít người. - Thuaän lôïi: + Đa dạng về bản sắc văn hóa và truyền thống dân tộc. + Nguoàn lao ñoäng doài daøo vaø thò tröôøng tieâu thuï roäng lôùn. - Khoù khaên: +Söï phaùt trieån khoâng ñeàu veà trình ñoä vaø möùc soáng giöõa caùc daân toäc. +Khó khăn cho phát triển KT, vấn đề việc làm và chất lượng cuộc sống HĐ : GIA TĂNG DÂN SỐ VÀ CƠ CẤU DÂN SỐ (20’) *Mục tiêu: - Tình hình gia tăng dân số, nguyên nhân và hậu quả. - Cơ cấu dân số theo tuổi và theo giới tính - Phân tích các bảng số liệu, biểu đồ. - Phân tích biểu đồ dân số, bảng số liệu về cơ cấu dân số Việt Nam - Xác lập mối quan hệ giữa dân số, lao động và việc làm. - Ý thức được sự cần thiết phải có qui mô gia đình hợp lý và bảo vệ tài nguyên, môi trường, chống biến đổi khí hậu. - Ý thức chia sẻ với người dân chịu ảnh hưởng của thiên tai do biến đổi khí hậu gây ra. *Phương pháp dạy học: Đàm thoại, giải quyết vấn đề, pp hình thành kĩ năng xác lập mối quan hệ nhân quả, pp sử dụng số liệu thống kê và biểu đồ, tự học, thảo luận *Kỹ thuật dạy học: KT đặt câu hỏi, KT học tập hợp tác *Hình thức: nhóm, cá nhân. *Các hoạt động: Hoạt động: Tìm hiểu tình hình gia tăng dân số- nhóm nhỏ (15 phút ) Bước 1: Giao nhiệm vụ GV yêu cầu HS quan sát biểu đồ biến đổi dân số của nước ta giai đoạn 1954-2017 - Qua biểu đồ em có nhận xét gì về tình hình tăng dân số, sự thay đổi tỉ lệ gia tăng tự nhiên qua các thời kì của nước ta? Nguyên nhân của sự thay đổi đó? - Vì sao tỉ lệ gia tăng tự nhiên giảm nhưng số dân nước ta vẫn tăng nhanh? Bước 2: Cá nhân HS thực hiện nhiệm vụ theo yêu cầu của GV, sau đó trao đổi trong nhóm, ghi vào giấy nháp. Trong quá trình HS làm việc, GV phải quan sát, theo dõi, đánh giá thái độ Bước 3: HS trình bày kết quả, nhận xét. Bước 4: GV nhận xét, chuẩn xác kiến thức. ? Vì sao tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên giảm nhưng dân số vẫn tăng nhanh ? ? Nhận xét gì về tỉ lệ gia tăng tự nhiên giữa các vùng trong cả nước qua bảng số liệu sau: * Thảo luận nhóm lớn:(5 phút) Bước 1: GV yêu cầu HS Thảo luận nhóm: -DS đông, MĐDS cao, thành phần DT đa dạng có thuận lợi và khó khăn gì cho phát triển KT-XH-MT ? Bước 2: Cá nhân HS thực hiện nhiệm vụ theo yêu cầu của GV, sau đó trao đổi trong nhóm Bước 3: HS trình bày kết quả, nhận xét. Bước 4: GV nhận xét, chuẩn xác kiến thức. Gv: Liên hệ việc dân số tăng nhanh gây ra hậu quả cho môi trường:Làm gia tăng tốc độ khai thác và sử dụng tài nguyên(rừng, khoáng sản, , ô nhiễm môi trường biển(chất thải sinh hoạt) *TKNL: Ngoài ra dân số tăng nhanh dẫn đến nhu cầu về năng lượng tăng cao dẫn đến tính bức xúc của việc sử dụng và khai thác năng lượng một cách tiết kiệm chống lãng phí. Gv: Hướng dẫn cách tính tỉ lệ gia tăng DS tự nhiên lấy tỉ suất sinh trừ đi tỉ suất tử của cùng 1 năm đơn vị tính là % ? Việc giảm tỉ lệ gia tăng DS tự nhiên có lợi ích gì Hs: Giải quyết nạn thất nghiệp, tình trạng thừa lao động, nâng cao mức sống của người dân, giảm bớt việc gây sức ép cho các công trình công cộng và an ninh xã hội . .. Hoạt động: Tìm hiểu về cơ cấu dân số nước ta ( 5 phút )- Cá nhân Bước 1: GV sử dụng bảng số liệu yêu cầu HS quan sát và nhận xét. II. Gia tăng DS, cô caáu daân số 1. Dân số còn tăng nhanh - Bùng nổ DS diễn ra vào cuối những năm 50 của thế kỉ XX - Tỉ lệ gia tăng tự nhiên giảm ( Giai đoạn 1989 – 1999 là 1.7% đến giai đoạn 2009 – 2015 là 1.07% ), nhưng dân số vẫn tăng nhanh (mỗi năm tăng hơn một triệu người). - Hậu quả của sự gia tăng dân số : Bảng cơ cấu dân số theo độ tuổi và giới tính nước ta (%) Nhóm tuổi Năm 1999 2009 2017 Nam Nữ Nam Nữ Nam Nữ 0-14 17.4 16.1 14.3 10.7 13.13 12.07 15-59 28.4 30 31.6 34.3 34.4 34.9 60 trở lên 3.4 4.7 4.1 4.9 2.1 3.4 Tổng 49.2 50.8 50.1 49.9 49.63 50.37 Qua biểu đồ và bảng số liệu, và phân tích tháp dân số năm 1989,1999 và 2016, nhận xét về sự thay đổi cơ cấu DS nước ta theo độ tuổi và theo giới tính? Bước 2 : HS làm việc cá nhân Bước 3 : Trình bày kết quả, nhận xét Bước 4 : GV chuẩn xác kiến thức 2. Cô caáu daân soá - Việt Nam có cơ cấu dân số trẻ - Cơ cấu DS theo tuổi và giới tính có sự thay đổi theo hướng tích cực. HOẠT ĐỘNG: TÌM HIỂU SỰ PHÂN BỐ DÂN CƯ VÀ DÂN TỘC *Mục tiêu: Kiến thức: -Trình bày được tình hình phân bố dân cư, dân tộc nước ta, tác động của phân bố dân cư đến phân bố lao động và việc làm. -Các loại hình quần cư Kĩ năng: - Sử dụng bản đồ, lược đồ phân bố dân cư hoặc Atlat Địa lí Việt Nam để nhận biết sự phân bố dân cư. Thái độ: Biết tác động của phân bố dân cư đến quá trình phát triển KT-XH. *Phương pháp dạy học: Đàm thoại, giải quyết vấn đề, pp hình thành kĩ năng xác lập mối quan hệ nhân quả, pp sử dụng số liệu thống kê và biểu đồ, tự học, thảo luận * Kỹ thuật dạy học: KT đặt câu hỏi, KT học tập hợp tác *Hình thức: Cá nhân. *Các hoạt động: Bước 1: Mật độ dân số theo vùng giai đoạn 1989-2014 (Đơn vị tính: Người/Km2) 1989 1999 2009 2013 2014 Cả nước 195 231 259 273 274 ĐS S.Hồng 1.030 1.180 930 971 983 Đông Bắc 139 162 116(*) 121(*) 122(*) Tây Bắc 50 62 Bắc Trung bộ 170 196 196(*) 202(*) 204(*) DH NTB 167 195 Tây Nguyên 41 67 93 100 101 Đông Nam bộ 219 285 594 655 670 ĐB SCL 364 408 423 431 432 Nguồn: TCTK, Niên giám thống kê 2014; Tình hình kinh tế - xã hội 2015. (*) Từ năm 2008: - Gộp vùng Đông Bắc và Tây Bắc, đổi tên thành vùng “Trung du và miền núi phía Bắc”. - Gộp vùng Bắc Trung bộ và Duyên hải Nam Trung bộ, đổi tên thành vùng “Bắc Trung bộ và Duyên hải miền Trung”. Dựa vào lược đồ phân bố dân cư và bảng số liệu trên, em hãy trình bày tình hình phân bố dân cư nước ta? Bước 2: HS quan sát lược đồ và bảng số liệu, tìm hiểu nội dung yêu cầu. Bước 3: HS trình bày, nhận xét. Bước 4: GV nhận xét, kết luận. -GV trình bày tình hình phân bố các dân tộc nước ta. HS theo dõi và ghi nhớ Phân bố dân cư, dân tộc. - Dân cư phân bố không đều theo lãnh thổ: + Giữa đồng bằng và miền núi: + Giữa thành thị và nông thôn: -Hai loại hình quần cư: + Quần cư nông thôn: + Quần cư thành thị: -Người Việt phân bố rộng khắp trong cả nước, tập trung nhiều ở các vùng đồng bằng, trung du và ven biển. -Các DT ít người phân bố chủ yếu ở miền núi và trung du. + TD và MN phía Bắc +Trường Sơn-Tây Nguyên: +Duyên hải cực Nam Trung Bộ và Nam Bộ: HOẠT ĐỘNG 2. LAO ĐỘNG VÀ VIỆC LÀM *Mục tiêu: 1. Kiến thức: - Hiểu và trình bày được đặc điểm về nguồn lao động và việc sử dụng lao động ở nước ta . - Biết được sức ép dân số đối với việc giải quyết việc làm ở nước ta. 2. Kĩ năng: Phân tích biểu đồ, bảng số liệu về cơ cấu sử dụng lao động. 3.Thái độ: Hiểu được sức ép đối với việc giải quyết việc làm và những ảnh hưởng của nó đối với chất lượng cuộc sống , ý thức được mục đích học tập , có thái độ , động cơ học tập đúng đắn . 4. Định hướng phát triển năng lực: - Năng lực chung : Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực tính toán - Năng lực chuyên biệt: sử dụng số liệu thống kê; sử dụng hình vẽ, tranh ảnh, mô hình, video, clip *Phương pháp dạy học : Đàm thoại, diễn giảng, giải, pp hình thành kĩ năng xác lập mối quan hệ nhân quả, pp sử dụng số liệu thống kê và biểu đồ, tự học, * Kỹ thuật dạy học: KT đặt câu hỏi, *Hình thức: Cá nhân, cặp, nhóm. * Các hoạt động dạy - học: Phương pháp Noäi dung Tìm hiểu nguồn lao động của nước ta: 7 phút (HS làm việc theo cặp) *Bước 1: Giao nhiệm vụ -HS dựa vào biểu đồ, nêu những mặt mạnh và hạn chế của nguồn lao động nước ta ( phụ lục kèm theo) *Bước 2: HS nhận và thực hiện nhiệm vụ, quan sát biểu đồ, bảng số liệu và trao đổi phương án trả lời. GV theo dõi, quan sát đánh giá thái độ làm việc, đồng thời kịp thời hỗ trợ những HS yếu. *Bước 3: Đại diện HS trình bày, nhận xets, bổ sung. *Bước 4. GV nhận xét, chốt kiến thức. Tìm hiểu cơ cấu lao động – cá nhân( 15 phút ) GV: yêu cầu HS quan sát biểu đồ đã cho, nhận xét cơ cấu sử dụng lao động của nước ta. Gợi ý: HS cần nhận xét theo dàn ý: Loại chiếm tỉ trọng cao nhất, thấp nhất. Xu hướng thay đổi. Trình bày kết quả ? Những hạn chế trong sử dụng lao động ở nước ta là gì? Tìm hiểu vấn đề việc làm-nhóm ( 15 phút ) Bước 1: Tại sao vấn đề việc làm lại là vấn đề KT-XH gay gắt ở nước ta? So sánh vấn đề việc làm ở nông thôn và thành thị? Vì sao? Nếu là nhà hoạch định chính sách em sẽ đưa ra những chính sách gì để giải quyết việc làm? Bước 2: HS sử dụng hiểu biết, kiến thức đã học trả lời và trao đổi trong nhóm để đi đến nội dung trả lời. GV quan sát, theo dõi, nhắc nhở và đánh giá kịp thời. Bước 3: Đại diện một nhóm trả lời, các nhóm khác bổ sung. Bước 4: GV chuẩn xác kiến thức. Moät HS traû lôøi, caùc HS khaùc nhaän xeùt, boå sung, Gv chuaån kieán thöùc 1. Nguồn lao động a. Mặt mạnh - -Nguồn lao động nước ta rất dồi dào: 54.8 triệu ( 2017 ), mỗi năm tăng thêm 1 triệu lao động. - Người lao động cần cù, có kinh nghiệm trong sx N-L-NN, có khả năng tiếp thu nhanh KHKT - Chất lượng nguồn lao động ngày càng được nâng lên b. Hạn chế - Chất lượng nguồn lao động thấp. - Hạn chế về thể lực, lao động có trình độ còn ít. 2. Cơ cấu lao động a. Cơ cấu lao động theo ngành -Lao động trong ngành N-L-NN chiếm tỉ trọng cao nhất, đang có sự thay đổi theo hướng tích cực. b. Cơ cấu lao động theo thành phần KT - Phần lớn lao động làm việc ở khu vực ngoài Nhà nước, lao động khu vực có vốn đầu tư nước ngoài có xu hướng tăng. c. Cơ cấu lao động theo thành thị và nông thôn - Phần lớn lao động ở nông thôn và có xu hướng giảm. 3. Vấn đề việc làm và hướng giải quyết a. Vấn đề việc

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docchu de dan cu_12424451.doc
Tài liệu liên quan