Giáo án Địa lý 9 - Tiết 40 - Bài 36: Vùng đồng bằng sông Cửu Long (tiếp theo)

GV giới thiệu khái quát tình hình phát triển ngành công nghiệp.

? Dựa vào bảng 36.2 và kiến thức đã học, cho biết vì sao ngành chế biến lương thực, thực phẩm chiếm tỉ trọng cao hơn cả?

 (GV gợi ý HS nhớ lại phần sản xuất nông nghiệp:+ Đồng bằng sông Cửu Long là vùng trọng điểm lúa lớn nhất của cả nước, chiếm 85% gạo xuất khẩu cả nước.+ Đồng bằng sông Cửu Long là vùng khai thác và nuôi trồng thuỷ sản lớn nhất cả nước, chiếm hơn 50%.

+ Chiếm 25% đàn vịt cả nước.+ Vùng trồng nhiều nhất về cây mía. + Vùng trồng cây ăn quả số một của cả nước)

 - GV kết luận: Các ngành công nghiệp nhất là công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm đang chiếm vị trí ngày càng quan trọng.

 

doc4 trang | Chia sẻ: vudan20 | Lượt xem: 751 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Địa lý 9 - Tiết 40 - Bài 36: Vùng đồng bằng sông Cửu Long (tiếp theo), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 20 /02/ 2018 Ngày giảng: 21/02/2018 Tiết 40_ Bài 36: VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG (Tiếp theo) I. Mục tiêu bài giảng: 1. Kiến thức: - Trình bày được đặc điểm phát triển kinh tế của vùng. Nêu được tên các trung tâm kinh tế lớn. - Biết một số vấn đề môi trường đặt ra đói với vùng là:cải tạo đất mặn đất phèn phòng chống cháy rừng,bảo vệ sự đa dạng sinh học và MT sinh thái rừng ngập mặn(Tích hợp BVMT). 2. Kỹ năng: - Phân tích bản đồ, lược đồ Địa lí tự nhiên, Địa lí Kinh tế vùng Đồng bằng sông Cửu Long hoặc Atlat Địa lí Việt Nam và số liệu thống kê để hiểu và trình bày đặc điểm kinh tế của vùng. - Biết xử lí số liệu, vẽ và phân tích biểu đồ cột hoặc thanh ngang để so sánh sản lượng thủy sản của Đồng bằng sông Cửu Long và Đồng bằng sông Hồng so với cả nước. - Rèn luyện cho học sinh một số kỹ năng sống như: Tư duy, giải quyết vấn đề, giao tiếp, tự nhận thức. 3.Thái độ: Có ý thức tìm hiểu tình hình phát triển kinh tế của vùng và ý thức bảo vệ môi trường. 4. Định hướng phát triển năng lực: - Năng lực chung: tự học, giải quyết vấn đề, sáng tạo, tự quản lí, giao tiếp, hợp tác, ngôn ngữ, tính toán. - Năng lực chuyên biệt: tư duy tổng hợp theo lãnh thổ, sử dụng bản đồ, sử dụng số liệu thống kê, sử dụng ảnh. II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh: 1. Giáo viên: Lược đồ vùng Đồng bằng sông Cửu Long 2. Học sinh: Chuẩn bị trước nội dung bài. III. Tổ chức các hoạt động dạy học: 1. Ổn định lớp: 1p 2. Kiểm tra bài cũ: 3p ? Nêu một số thế mạnh tài nguyên thiên nhiên để phát triển kinh tế - xã hội ở Đồng bằng sông Cửu Long? 3. Tiến trình: a. Khám phá: Đồng bằng sông Cửu Long là vùng trọng điểm sản xuất lương thực, thực phẩm đồng thời là vùng xuất khẩu nông sản hàng đầu cả nước. Công nghiệp, dịch vụ bắt đầu phát triển. Các thành phố Cần Thơ, Mỹ Tho, Long Xuyên, Cà Mau đang phát huy vai trò trung tâm kinh tế lớn vùng. b. Kết nối: HOẠT ĐỘNG CỦA GV & HS NỘI DUNG HĐ1: Tìm hiểu về ngành nông nghiệp ( 15p) ? Căn cứ vào bảng 36.1, hãy tính tỉ lệ (%) diện tích và sản lượng lúa của Đồng bằng sông Cửu Long so với cả nước. Nêu ý nghĩa của việc sản xuất lương thực, thực phẩm ở đây. HS tính toán, trả lời; GV chuẩn xác kiến thức.( là vùng trọng điểm lúa lớn nhất của cả nước. Việc sản xuất lúa không chỉ cung cấp cho vùng và cả nước mà còn để phục vụ xuất khẩu). - Thảo luận lớp: ? Đồng bằng sông Cửu Long có những điều kiện thuận lợi gì để trở thành vùng sản xuất lương thực lớn nhất của cả nước? ? Hãy cho biết các tỉnh trồng nhiều lúa nhất ở Đồng bằng sông Cửu Long? - GV bổ sung: Trong số 13 tỉnh, thành phố ở Đồng bằng sông Cửu Long có 6 tỉnh sản xuất trên 1 triệu tấn thóc (năm 2002): Kiên Giang, An Giang, Đồng Tháp, Sóc Trăng, Long An, Tiền Giang. ? Em có nhận xét gì về bình quân lương thực theo đầu người của vùng so với cả nước? HS trả lời, GV bổ sung, chuẩn xác kiến thức. ? Ngoài cây lúa vùng còn phát triển những loại cây nào khác? ? Nhận xét về tình hình chăn nuôi của vùng? GV trình bày về tình hình khai thác và nuôi trồng thuỷ sản của vùng. ? Tại sao Đồng bằng sông Cửu Long có thế mạnh phát triển nuôi trồng và đánh bắt thuỷ sản? ( + Vùng biển rộng và ấm quanh năm. + Vùng rừng ven biển cung cấp nguồn tôm giống tự nhiên và thức ăn cho các vùng nuôi tôm trên các vùng đất ngập mặn. + Lũ hàng năm của sông Mê Kông đem lại nguồn thuỷ sản, lượng phù sa lớn. + Sản phẩm trồng trọt chủ yếu là lúa nước, cộng với nguồn cá tôm tự nhiên phong phú chính là nguồn thức ăn để nuôi tôm cá hầu hết ở các địa phương.) ? Bên cạnh những thế mạnh trên, vùng Đồng bằng sông Cửu Long còn có những thế mạnh nào? ? Vấn đề cần đặt ra về môi trường đối với vùng là gì? (Cải tạo đất phèn, đất mặn;phòng chống cháy rừng; bảo vệ sự đa dạng sinh học và môi trường sinh thái rừng ngập mặn.) IV. Tình hình phát triển kinh tế 1. Nông nghiệp - Đồng bằng sông Cửu Long là vùng trọng điểm lúa lớn nhất của cả nước. + diện tích chiếm tới 51,1% + sản lượng chiếm tới 51,45% + Bình quân lương thực trên đầu người gấp 2,3 lần trung bình cả nước, đạt 1066,3 kg/người.Trở thành vùng xuất khẩu gạo chủ lực của nước ta. - Nhiều địa phương đang đẩy mạnh trồng mía đường, rau đậu. - Là vùng trồng cây ăn quả lớn nhất của cả nước với nhiều loại hoa quả nhiệt đới... - Chăn nuôi: Nghề nuôi vịt đàn phát triển mạnh. - Đồng bằng sông Cửu Long là vùng khai thác và nuôi trồng thuỷ sản lớn nhất cả nước, chiếm hơn 50%. - Nghề trồng rừng ngập mặn. HĐ2: Tìm hiểu về ngành công nghiệp ( 12p) GV giới thiệu khái quát tình hình phát triển ngành công nghiệp. ? Dựa vào bảng 36.2 và kiến thức đã học, cho biết vì sao ngành chế biến lương thực, thực phẩm chiếm tỉ trọng cao hơn cả? (GV gợi ý HS nhớ lại phần sản xuất nông nghiệp:+ Đồng bằng sông Cửu Long là vùng trọng điểm lúa lớn nhất của cả nước, chiếm 85% gạo xuất khẩu cả nước.+ Đồng bằng sông Cửu Long là vùng khai thác và nuôi trồng thuỷ sản lớn nhất cả nước, chiếm hơn 50%. + Chiếm 25% đàn vịt cả nước.+ Vùng trồng nhiều nhất về cây mía. + Vùng trồng cây ăn quả số một của cả nước) - GV kết luận: Các ngành công nghiệp nhất là công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm đang chiếm vị trí ngày càng quan trọng. 2. Công nghiệp + Bắt đầu phát triển. - Tỉ trọng sản xuất công nghiệp còn thấp chiếm khoảng 20% GDP toàn vùng. - Ngành chế biến lương thực, thực phẩm chiếm tỉ trọng lớn nhất trong cơ cấu công nghiệp của vùng, chiếm tới 65%. - Hầu hết cơ sở sản xuất công nghiệp tập trung ở các thành phố, thị xã; đặc biệt là thành phố Cần Thơ. HĐ3: Tìm hiểu về ngành dịch vụ ( 10p) ? Khu vực dịch vụ ở ĐBSCL bao gồm các ngành chủ yếu nào? ? Nêu ý nghĩa của vận tải thuỷ trong sản xuất, đời sống nhân dân trong vùng. ? Loại hình dịch vụ nào ở Đồng bằng sông Cửu Long hiện nay đang trên đà phát triển? ? Xác định vị trí của các thành phố Cần Thơ, Mĩ Tho, Cà Mau, Long Xuyên trên bản đồ. HS lên bảng xác định; GV chuẩn xác. ? Thành phố Cần Thơ có những điều kiện thuận lợi gì để trở thành trung tâm kinh tế lớn nhất ở Đồng bằng sông Cửu Long? (Vị trí địa lí, Cơ cấu sản xuất công nghiệp). HS trả lời, GV kết luận 3. Dịch vụ - Xuất khẩu chủ yếu là là các nông sản: gạo, thuỷ sản đông lạnh, hoa quả => Vùng xuất khẩu nông sản lớn nhất nước ta. - Hoạt động giao thông đường thuỷ phát triển mạnh. - Du lịch sinh thái bắt đầu khởi sắc như du lịch sông nước, miệt vườn V. Các trung tâm kinh tế Các thành phố Cần Thơ, Mĩ Tho, Cà Mau, Long Xuyên là những trung tâm kinh tế của vùng. c. Luyện tập: 3p - Gv củng cố kiến thức bài giảng ? Đồng bằng sông Cửu Long có những điều kiện thuận lợi gì để trở thành vùng sản xuất lương thực lớn nhất của cả nước? ? Phát triển mạnh công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm có ý nghĩa như thế nào đối với sản xuất nông nghiệp ở Đồng bằng sông Cửu Long? d.Vận dụng: 1p - làm bài tập 3 SGK. - Nghiên cứu trước bài 37: Thực hành.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docT 40. dia9.doc