Giáo án Địa lý 9 - Tiêt 52: Ôn tập học kì II

Câu 4. Vì sao phải bảo vệ tài nguyên và môi trường biển- đảo? Phương hướng bảo vệ tài nguyên và môi trường biển- đảo.

 + Lí do bảo vệ biển: Vì biển nuớc ta đang suy thoái về tài nguyên và ô nhiễm môi trường.

 + Phương hướng: Điều tra, đánh giá tiềm năng sinh vật tại các vùng biển sâu.

- Chuyển hướng khai thác hải sản ra các vùng biển sâu, xa bờ.

- Bảo vệ và trồng rừng ngập mặn.

- Bảo vệ rạn san hô ngầm và cấm khai thác san hô dưới mọi hình thức.

- Bảo vệ và phát triển nguồn lợi hải sản.

- Phòng chống ô nhiễm biển bởi các yếu tố hóa học, đặc biệt là dầu mỏ.

Câu 5:. Tình hình phát triển kinh tế của vùng Đông Nam Bộ:

 * Công nghiệp

- Công nghiệp tăng trưởng nhanh chiếm tỉ trọng lớn nhất trong GDP của vùng.

- Cơ cấu sản xuất CN đa dạng, bao gồm các ngành như: Khai thác dầu khí, hóa dầu, điện tử, công nghệ cao Là khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng mạnh.

- Trung tâm công nghiệp: TP HCM, Biên Hoà, Vũng Tàu (TP HCM chiếm 50% giá trị sản lượng công nghiệp toàn vùng)

 

doc3 trang | Chia sẻ: vudan20 | Lượt xem: 589 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Địa lý 9 - Tiêt 52: Ôn tập học kì II, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 10/4/2018 Ngày giảng: 12/4/2018 Tiêt 52 : ÔN TẬP HỌC KÌ II I. Mục tiêu: 1. Kiến thức : - Giúp hs củng cố kiến thức đã học ở học kì II 2. Kĩ năng: Khái quát, tổng hợp kiến thức 3. Thái độ: Tinh thần tự giác trong học tập: II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh: 1. giáo viên: hệ thống câu hỏi 2. học sinh: ôn luyện: III. Tổ chức các hoạt động dạy học: 1. ổn dịnh lớp 2. Kiểm tra bài cũ: Tổ chức kiểm tra trong bài giảng 3. Tiến trình: a. khám phá: b. Kết nối: Hoạt động 1: Lí thuyết Hoạt động của GV và HS Nội dung chính Hoạt động 1: Ôn tập lí thuyết (15') - Mục tiêu: HS hệ thống lại kiến thức về một số vùng miền trên cả nước. ? Nêu vị trí địa lí Đông Nam Bộ? ? ĐNB có những điều kiện thuận nào để phát triển kinh tế? ? Trình bày đặc điểm tự nhiên? ? Dân cư xa hội của vùng này có đặc điểm gì? ? Tình hình phát triển kinh tế? Kể tên các trung tâm kinh tế của vùng ? Tại sao TP HCM là trung tâm kinh tế văn hoá xã họi lớn nhất cả nước ? Giới thiệu ngắn gọn vị trí địa lí giới hạn lãnh thổ vùng ĐBSCL ? Đặc điẻm về điểu kiện tự nhiên và tài nguyên thien nhiên của vùng ? Dân cư vùng ĐBSCL có đặc điểm gì nổi bật? ? Đặc điểm nghành nông nghiệp, công nghiệp dịch vụ của vùng? ? So sánh để thấy rõ những đặc điểm giống và khác nhau của hai vùng ĐBSH và ĐBSCL ? Trình bày đặc điểm biển và đảo Việt Nam ? Kể tên các nghành kinh tế biển của nước ta?Nêu thế mạnh kinh tế của từng nghành? 1. Vùng Đông Nam Bộ - Vị trí địa lí, giới hạn lãnh thổ - Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên - Đặc điểm tự nhiên - Dân cư xã hội - Tình hình phát triển kinh tế - Các trung tâm kinh tế 2. Vùng Đồng bằng sông Cửu Long - Vị trí địa lí, giới hạn lãnh thổ - Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên - Dân cư xã hội - Tình hình phát triển kinh tế - Các trung tâm kinh tế 3. Kinh tế biển và bảo vệ tài nguyên môi trường - Biển và đảo VN - Các nghành kinh tế biển - Phương hướng bảo vệ tài nguyên môi trường Hoạt động 2: Hướng dẫn hs trả lời câu hỏi Câu 1. Những thế mạnh về tài nguyên thiên nhiên để phát triển kinh tế - xã hội ở đồng Bằng sông Cửu Long: - Diện tích đất rừng 4 triệu ha, đất phù sa ngọt 1,2 triệu ha . - Khí hậu nóng ẩm quanh năm . - Nguồn nước dồi dào. - Vùng biển ấm quanh năm, ngư trường lớn, nguồn hải sản phong phú. - Nhiều đảo và quần đảo . Câu 2. Những điều kiện thuận lợi để phát triển ngành sản xuất nông nghiệp ở đồng Bằng sông Cửu Long: - Vị trí địa lí thuận lợi: Nằm liền kề phía tây vùng Đông Nam Bộ, phía Bắc giáp Căm Pu Chia, phía tây nam giáp vịnh Thái Lan, phía đông nam giáp biển à Thuận lợi cho sự phát triển kinh tế trên đất liền cũng như trên biển, mở rộng quan hệ hợp tác với các nước trong tiểu vùng sông Mê Công. - Địa hình: Đồng bằng thấp khá bằng phẳng. - Khí hậu: Cận xích đạo nóng ẩm quanh năm. - Mạng lưới sông ngòi dày đặc, kênh rạch chằng chịt à Nguồn nước dồi dào. - Đất phù sa: 4 triệu ha (1,2 triệu ha đất phù sa ngọt, 2,5 triệu ha đất phèn, đất mặn) - Tài nguyên sinh vật phong phú. - Nguồn lao động dồi dào, nhân dân có nhiều kinh nhiệm trong sản xuất, năng động thích ứng linh hoạt với sản xuất hàng hoá. - Nhiều cơ sở chể biến phát triển. - Thị trường ngày càng mở rộng. Câu 3. Những điều kiện thuận lợi phát triển các ngành kinh tế biển: Vùng biển nước ta có nhiều tiềm năng thuận lợi để phát triển các ngành kinh tế biển: - Bờ biển dài, có nhiều vũng vịnh. - Vùng biển rộng, nằm trong vùng nhiệt dới ẩm à Hải sản phong phú, các ngư trường đánh bắt lớn. - Có nhiều cảnh quan đẹp. - Nằm trên đường hàng hải quốc tế à Giao thông đường biển thuận lợi. - Thềm lục địa có khoáng sản biển: Dầu mỏ, khí đốt, muối .... Câu 4. Vì sao phải bảo vệ tài nguyên và môi trường biển- đảo? Phương hướng bảo vệ tài nguyên và môi trường biển- đảo. + Lí do bảo vệ biển: Vì biển nuớc ta đang suy thoái về tài nguyên và ô nhiễm môi trường. + Phương hướng: Điều tra, đánh giá tiềm năng sinh vật tại các vùng biển sâu. - Chuyển hướng khai thác hải sản ra các vùng biển sâu, xa bờ. - Bảo vệ và trồng rừng ngập mặn. - Bảo vệ rạn san hô ngầm và cấm khai thác san hô dưới mọi hình thức. - Bảo vệ và phát triển nguồn lợi hải sản. - Phòng chống ô nhiễm biển bởi các yếu tố hóa học, đặc biệt là dầu mỏ. Câu 5:. Tình hình phát triển kinh tế của vùng Đông Nam Bộ: * Công nghiệp - Công nghiệp tăng trưởng nhanh chiếm tỉ trọng lớn nhất trong GDP của vùng. - Cơ cấu sản xuất CN đa dạng, bao gồm các ngành như: Khai thác dầu khí, hóa dầu, điện tử, công nghệ cao Là khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng mạnh. - Trung tâm công nghiệp: TP HCM, Biên Hoà, Vũng Tàu (TP HCM chiếm 50% giá trị sản lượng công nghiệp toàn vùng) * Nông nghiệp - Đông Nam Bộ là vùng trồng cây công nghiệp quan trọng của cả nước - Cây công nghiệp cao su, cà phê, hồ tiêu, điều, lạc, mía đường, đậu tương, thuốc lá, cây ăn quả (sầu riêng, xoài, mít tố nữ, vú sữa...). - Chăn nuôi gia súc, gia cầm cũng phát triển. - Thuỷ sản nuôi trồng và đánh bắt đem lại nguồn lợi lớn. * Dịch vụ - Khu vực dịch vụ rất đa dạng. - TP HCM là đầu mối giao thông vận tải quan trọng hàng đầu của Đông Nam Bộ và của cả nước. - Đông Nam Bộ là địa bàn có sức hút mạnh nhất nguồn đầu tư nước ngoài. - TP HCM là trung tâm du lịch lớn nhất cả nước. Hoạt động 3: Thực hành - Gv yêu cầu hs vẽ biểu đồ sgk - Hs vẽ biểu đồ c. Luyện tập: - Gv củng cố kiến thức d. Vận dụng: Học bài và ôn tập, vẽ và nhận xét biểu đồ giờ sau kiểm tra học kì II

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docT 47 ÔN TẬP HK.doc