? Để phát triển EU đã đặt ra mục tiêu quan trọng nào?
-GV cho HS xem qua Hình 7.3
*GV thông tin:
-Hội đồng châu Âu: cơ quan quyền lực cao nhất EU gồm những người đứng
đầu nhà nước của các nước.
-Nghị viện châu Âu: là đại diện các dân tộc trong liên minh bầu theo tỉ lệ dân
số, có nhức năng tư vấn, kiểm tra, thảo luận và ban hành quyết định về ngân
sách.
-Hội đồng bộ trưởng EU: là cơ quan lập pháp của EU.
8 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 6300 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Địa lý lớp 11 - EU - Liên minh khu vực lớn trên thế giới, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
EU - LIÊN MINH KHU VỰC LỚN TRÊN THẾ GIỚI
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Hiểu được quá trình hình thành và phát triển, mục tiêu và thể chế của
EU.
- Chứng minh được EU là trung tâm kinh tế hàng đầu của thế giới.
2. Kĩ năng:
- Phân tích sơ đồ, lược đồ, bảng số liệu trong SGK để thấy được thời
gian gia nhập, vai trò của EU trong nền kinh tế thế giới.
3. Thái độ:
HS thấy được EU là một mô hình liên kết đặc biệt trong quan hệ quốc
tế. EU không đơn thuần là một tổ chức liên chính phủ như LHQ và cũng
không phải là một liên bang như Hoa Kì.
II. Thiết bị dạy học:
Bản đồ hành chính các nước châu Âu.
III. Trọng tâm bài:
- Quá trình hình thành, phát triển và mục đích của EU.
- EU là trung tâm kinh tế hàng đầu của thế giới.
IV. Tiến trình dạy học:
- Kiểm tra bài cũ: chỉ tương đối trên bản đồ ba vùng công nghiệp của Hoa
Kì. Nêu tên các ngành công nghiệp ở thành phố Newyork trong đó ngành
nào là ngành truyền thống và hiện đại ?
- Mở bài:
Nhằm tạo điều kiện phát triển KT-XH các nước thành viên, mở rộng
hợp tác, tăng cường khả năng cạnh tranh trong xu hướng toàn cầu hóa nền
kinh tế. Rất nhiều tổ chức kinh tế khu vực ra đời, trong đó nổi lên là một tổ
chức hợp tác toàn diện nhất, một trung tâm thương mại hàng đầu thế giới.
Bài học hôm nay sẽ giúp chúng ta tìm hiểu về tổ chức kinh tế khu vực
đó.
TG Hoạt động của thầy và trò Nội dung
HĐ 1. Cả lớp
Tìm hiểu quá trình hình thành và phát
triển của EU.
- GV giới thiệu cội nguồn lịch sử EU:
Sau thế chiến II nhiều quốc gia muốn
tăng cường hội nhập, nhất thể hóa ở châu
I. Quá trình hình thành và phát
triển:
Âu để ngăn chặn nguy cơ chiến tranh và
duy trì một nền hòa bình bền vững. Ý
tưởng về thống nhất châu Âu được ngoại
trưởng Pháp (Rober Shuman) lần đầu tiên
đề xuất trong phát biểu ngày 9/5/1950.
Ngày mà hiện nay được coi là sinh nhật
của EU và được kỉ niệm hàng năm là
ngày châu Âu.
? Dựa vào nội dung SGK nêu quá trình
thành lập, phát triển của EU.
=>HS dựa vào nội dung mục 1 trả lời,
GV chuẩn kiến thức.
- Hiệp ước Maastricht (Hà Lan) kí ngày
7/2/1992
- Community: cộng đồng; Economic: về
kinh tế.
? Dựa trên lược đồ Hình 7.2 em có nhận
xét gì về số lượng thành viên tham gia và
phạm vi lãnh thổ.
=>GV hướng dẫn HS khai thác phần phụ
1. Sự ra đời và phát triển
- Sau thế chiến hai, các nước
Tây Âu đã có nhiều hoạt động
nhằm tăng cường quá trình liên
kết.
- Năm 1951 thành lập cộng
đồng than và thép châu Âu (6
nước)
- Năm 1957 Cộng đồng kinh tế
châu Âu (EEC)
- Năm 1958 Cộng đồng nguyên
tử châu Âu
- Năm 1967 Cộng đồng châu
Âu (EC) ra đời trên cơ sở hợp nhất
3 tổ chức trên
- Năm 1993 EC được đổi tên
thành Liên minh châu Âu (EU)
*Qui mô: số lượng thành viên
73, 95
lục
? Để phát triển EU đã đặt ra mục tiêu
quan trọng nào?
- GV cho HS xem qua Hình 7.3
*GV thông tin:
- Hội đồng châu Âu: cơ quan quyền
lực cao nhất EU gồm những người đứng
đầu nhà nước của các nước.
- Nghị viện châu Âu: là đại diện các
dân tộc trong liên minh bầu theo tỉ lệ dân
số, có nhức năng tư vấn, kiểm tra, thảo
luận và ban hành quyết định về ngân
sách.
- Hội đồng bộ trưởng EU: là cơ quan
lập pháp của EU.
Liên hệ: khu vực Đông Nam Á đang
xúc tiến và dự kiến đến năm 2015 thành
lập cộng đồng ASEAN
không ngừng tăng (2007: 27 thành
viên)
2. Mục đích và thể chế
a. Mục đích: xây dựng EU
thành một khu vực:
- Tự do lưu thông hàng hóa,
dịch vụ, con người, tiền vốn.
- Tăng cường hợp tác liên kết
về: kinh tế, luật pháp, nội vụ, an
ninh và đối ngoại.
86 04, 07
81, 04
Chuyển ý: sự hợp tác trong EU đã
tạo nên những thành công gì? chúng ta
sẽ nghiên cứu sang mục II.
b. Thể chế:
*EU được xây dựng trên 3
trụ cột: Cộng đồng châu Âu, chính
sách đối ngoại và an ninh chung,
hợp tác về tư pháp & nội vụ.
*Các cơ quan đầu não quyết
định những vấn đề quan trọng của
EU:
- Hội đồng châu Âu
- Nghị viện châu Âu
- Hội đồng bộ trưởng EU: là cơ
quan lập pháp của EU.
- Ủy ban liên minh châu Âu: là
tổ chức lãnh đạo liên quốc gia.
HĐ 2. Cả lớp
Tìm hiểu về vị trí của EU trong nền
kinh tế thế giới.
*Trải qua quá trình phát triển, mở rộng
ngông ngừng, ngày nay EU đã trở thành
II. Vị thế của EU trong nền kinh
tế thế giới:
1. Trung tâm kinh tế hàng đầu
của thế giới
một khu vực tự do lưu thông hàng hóa,
con người, tiền vốn, sử dụng đồng tiền
chung…
Một tổ chức liên kết thành công, hiệu
quả.
? Dựa vào Hình 7.1 em hãy so sánh một
số chỉ số cơ bản giữa EU với Hoa Kì và
Nhật Bản
=> Năm 2004: GDP của EU gấp 1.1 lần
Hoa Kì và 2.8 lần của Nhật Bản.
- EU cũng vượt Hoa Kì và Nhật Bản về tỉ
trọng xuất khẩu trong GDP, và tỉ trọng
trong xuất khẩu của thế giới.
- GV cho HS khai thác Hình 7.5 để thấy
được vai trò của EU.
? Dựa vào nội dung SGK em có nhận xét
gì về quan hệ thương mại của EU đối với
các nước bên trong và bên ngoài EU ?
- Là một trong ba trung tâm
kinh tế lớn nhất của thế giới.
- Qui mô GDP đứng đầu thế
giới, giá trị xuất khẩu cao.
2. Tổ chức thương mại hàng đầu
thế giới
- Kinh tế của EU phụ thuộc
nhiều vào xuất khẩu và nhập khẩu.
- Tự do lưu thông thương mại
- Quan hệ Việt Nam-EU: quan hệ đối tác
toàn diện: EU tích cực hỗ trợ Việt Nam
trong các lĩnh vực như xóa đói giảm
nghèo, bảo vệ môi trường, cải cách hành
chính, giáo dục đào tạo. Viện trợ ODA
của EU cho VN hơn 10 năm đạt trên 2 tỉ
$, chiếm 20% vốn FDI nước ngoài đầu tư
vào Việt Nam với trên 400 dự án.
trong nội bộ khối.
- EU dẫn đầu thế giới về
thương mại, bạn hàng lớn nhất của
các nước đang phát triển.
IV. Đánh giá:
1. Trình bày tóm tắt quá trình hình thành phát triển, mục đích và thể chế
của EU.
V. Hoạt động nối tiếp:
GV dặn HS xem trước bài 7 tiết 2. EU- hợp tác liên kết để cùng phát
triển ở nhà.
VI. Phụ lục:
- Năm 1973 Kết nạp thêm 3 nước thành viên (Đanh Mạch, Anh, Ailen) : 9
nước
- Năm 1981 Kết nạp thêm 1 nước thành viên (Hy Lạp) : 10 nước
- Năm 1986 Kết nạp thêm 2 nước thành viên (Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha):
12 nước
- Năm 1995 Kết nạp thêm 3 nước thành viên (Áo, Thụy Điển, Phần Lan) :
15 nước
- Năm 2004 Kết nạp thêm 10 nước thành viên (CH Sec, Hungary, Ba Lan,
Slovakia, Slovenia, Litva, Latvia, Estonia, Malta và CH Sip) : 25 nước
- Năm 2007 Kết nạp thêm 2 nước thành viên (Romani và Bulgari) : 27
nước.
----------------------------
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 10_8282.pdf