Giáo án Địa lý lớp 11 - Tự nhiên, dân cư và xã hội khu vực Đông Nam Á

-Mở bài:

-Chúng ta đã tìm hiểu một số khu vực và quốc gia trên thế giới.

Hôm nay chúng ta tìm hiểu tiếp sang khu vực sản xuất và xuất khẩu nhiều

nông sản nhiệt đới nổi tiếng: gạo, cao su, cà phê, chè, tiêu, dầu cọ, mía

-Xem quốc kì một số nước trong khu vực.

pdf11 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 16021 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Địa lý lớp 11 - Tự nhiên, dân cư và xã hội khu vực Đông Nam Á, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KHU VỰC ĐÔNG NAM Á Tiết 1. TỰ NHIÊN, DÂN CƯ VÀ XÃ HỘI *** - Diện tích: 4.5 triệu km2 - Dân số: 556.2 triệu người (2005) I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: - Biết được vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ của khu vực Đông Nam Á - Phân tích được đặc điểm tự nhiên khu vực Đông Nam Á - Phân tích được các đặc điểm dân cư và xã hội khu vực Đông Nam Á → Từ đó đánh giá được những thuận lợi và khó khăn đối với sự phát triển KT-XH của khu vực. 2. Kĩ năng: - Khai thác được kiến thức từ bản đồ, lược đồ, tranh ảnh. - Phân tích được đặc điểm tự nhiên, dân cư và xã hội khu vực Đông Nam Á. 3. Thái độ: Giúp HS có ý thức bảo vệ, khai thác bền vững tự nhiên, các di sản văn hoá, cố gắng học tập tốt để xây dựng đất nước. II. Thiết bị dạy học: - Bản đồ hành chính Đông Nam Á - Bản đồ tự nhiên Đông Nam Á. III. Trọng tâm bài: Đánh giá được ảnh hưởng của VTĐL, các điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên, các điều kiện dân cư và xã hội tới sự phát triển kinh tế khu vực Đông Nam Á. IV. Tiến trình dạy học: - Kiểm tra bài cũ: bài Thực hành. - Mở bài: - Chúng ta đã tìm hiểu một số khu vực và quốc gia trên thế giới. Hôm nay chúng ta tìm hiểu tiếp sang khu vực sản xuất và xuất khẩu nhiều nông sản nhiệt đới nổi tiếng: gạo, cao su, cà phê, chè, tiêu, dầu cọ, mía… - Xem quốc kì một số nước trong khu vực. TG Hoạt động của Thầy và Trò Nội dung HĐ 1. Cả lớp Tìm hiểu về đặc điểm tự nhiên I. Tự nhiên: 1. Vị trí địa lí và lãnh thổ: của khu vực Đông Nam Á. ? Dựa vào Hình 11.1 nêu nét chính về VTĐL Đông Nam Á. - GV giới hạn toạ độ địa lí trên bản đồ: (920 Đ - 140 0 Đ; 280 B - 15 0 N) - GV gọi HS đọc thông tin mục 1. SGK Gọi HS chỉ trên BĐ khu vực Đông Nam Á ? Tiếp giáp với biển và đại dương nào ? ? Tiếp giáp với các nước lớn và các nền văn minh nào ? ? Vị trí đó mang lại thuận lợi, khó khăn gì cho phát triển kinh tế các nước trong khu vực ? =>HS trả lời, HS khác bổ sung, GV chuẩn kiến thức. Giao lưu - Nằm ở phía đông nam châu Á, tiếp giáp giữa TBD và ÂĐD. - Gồm 2 bộ phận: bán đảo Trung Ấn và quần đảo Mã Lai. - Nằm trong khu vực nội chí tuyến (có khí hậu xích đạo, nhiệt đới ẩm gió mùa). - Tiếp giáp 2 nền văn minh lớn là Trung Quốc và Ấn Độ. - Có vị tríchiến lược quan trọng. giữa các nước trong và ngoài khu vực, giao lưu giữa các nền văn minh lớn; thiên tai nhiều, là nơi bị các cường quốc nhòm ngó. ? Tại sao nói ĐNA có vị tríchiến lược quan trọng ? → Cầu nối châu Á và châu ĐD, ÂĐD & TBD, khu vực giàu tài nguyên, lao động, hiện đang phát triển rát năng động và có vị trí ngày càng cao trên trường quốc tế. Chuyển ý: trong mục 2, 3 chúng ta sẽ nghiên cứu về các đặc điểm tự nhiên và vai trò rất đa dạng của Đông Nam Á. HĐ 2. Nhóm ? Để nghiên cứu khu vực chia làm mấy bộ phận ? - GV: để nghiên cứu từng bộ phân 2. Đặc điểm tự nhiên: Đông Nam Á gồm 2 bộ phận: Đông Nam Á lục địa và Đông Nam Á biển đảo. có những đặc điểm nổi bật gì về tự nhiên: địa hình, khí hậu, đất, sông ngòi… - GV chia nhóm và phát phiếu học tập cho HS. + Nhóm 1, 2, 3 thảo luận: Đông Nam Á lục địa. + Nhóm 4, 5, 6 thảo luận: Đông Nam Á biển đảo. ? Gọi HS kể tên 1 số dãy núi. (lược đồ H 11.1) ? Yếu tố đất đai cho thuận lợi gì cho phát triển kinh tế ? (GV hướng dẫn HS khai thác thêm 1 số yếu tố: sinh vật, biển, khoáng sản) nếu có thời gian. *Chuyển ý: Với ĐKTN trên có những thuận lợi và khó khăn gì cho khu vực phát triển KT-XH. a. Đông Nam Á lục địa: - Địa hình: chủ yếu là đồi núi chạy dài theo hướng bắc-nam hoặc tây bắc-đông nam xen kẽ là các đồng bằng phù sa màu mỡ. - Khí hậu: nhiệt đới gió mùa -Đất đai: đất feralit, đất phù sa. - Sông ngòi: nhiều sông lớn Mekong, MeNam, sông Hồng… b. Đông Nam Á biển đảo: - Địa hình: nhiều đồi núi, ít đồng bằng, đất đai màu mở (do có nhiều tro bụi núi lửa). - Khí hậu: nhiệt đới gió mùa và khí hậu xích đạo - Sông ngòi: ngắn và dốc. HĐ 3. Cá nhân/cả lớp GV ghi yêu cầu trên bảng HS nghiên cứu trả lời: - Khí hậu, đất đai, nguồn nước. - Khoáng sản - Rừng - Biển ? Các yếu tố trên có thuận lợi và khó khăn gì cho sự phát triển KT- XH ở khu vực ? →Khó khăn: thiên tai, một số tài nguyên có nguy cơ cạn kiệt. *Chuyển ý: Dân cư và xã hội của khu vưc có đặc điểm gì nổi bật. 3. Đánh giá điều kiện tự nhiên: a. Thuận lợi: - Khí hậu nhiệt đới gió mùa và xích đạo; đất đai màu mở; nguồn nước dồi dào => phát triển nông nghiệp nhiệt đới. - Có lợi thế về tài nguyên khoáng sản: than, dầu mỏ, thiếc, quặng sắt… - Có lợi thế về tài nguyên rừng. - Có lợi thế phát triển kinh tế biển. b. Khó khăn: là nơi có nhiều thiên tai, nguy cơ cháy rừng… HĐ 4. Cả lớp II. Dân cư và xã hội: GV cho HS nghiên cứu SGK để trả lời câu hỏi: - Qui mô dân số - Tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên - Cơ cấu dân số - Phân bố. ? Lực lượng lao động ở các nước trong KV có thuận lợi và khó khăn gì ? - Dân tộc - Tôn giáo - Văn hoá 1. Dân cư: - Khu vực có dân số đông: 574 triệu người (2007), mật độ dân số cao gấp 2.5 lần thế giới. - Cơ cấu dân số trẻ - Phân bố dân cư không đồng đều (chủ yếu tập trung ở đồng bằng và ven biển) - Trình độ lao động còn hạn chế. 2. Xã hội: - các quốc gia Đông Nam Á có nhiều dân tộc, nhiều tôn giáo. - Là nơi giao thoa của nhiều nền văn hoá lớn. - Phong tục tập quán của người dân ĐNA có nhiều nét tương đồng. IV. Đánh giá: Câu 1. - Tại sao nói Đông Nam Á tồn tại trong đa dạng ? - Vấn đề đặt ra đối với các quốc gia Đông Nam Á là gì ? V. Hoạt động nối tiếp: xem trước bài ở nhà về kinh tế Đông Nam Á. VI. Phụ lục: Phiếu học tập Nhóm 1, 2, 3: Đông Nam Á lục địa Dựa vào kênh chữ và lược đồ SGK nêu đặc điểm của các nhân tố sau: Nhâ n tố Đặc điểm - Địa hình: ………………………………………………………………… … - Khí hậu : - Đất đai: - Sông ngòi: ………………………………………………………………… … ………………………………………………………………… … ………………………………………………………………… … ………………………………………………………………… … ………………………………………………………………… … ………………………………………………………………… … Phiếu học tập Nhóm 4, 5, 6: Đông Nam Á biển đảo Dựa vào kênh chữ và lược đồ SGK nêu đặc điểm của các nhân tố sau: Nhâ n tố Đặc điểm - Địa ………………………………………………………………… hình: - Khí hậu : - Đất đai: - Sông ngòi: … ………………………………………………………………… … ………………………………………………………………… … ………………………………………………………………… … ………………………………………………………………… … ………………………………………………………………… … ………………………………………………………………… … Giới hạn lãnh thổ ĐNA: - Vĩ độ: từ 280 30’B đến 100 30’N; kinh độ từ: 920Đ đến 1400Đ. - Điểm cực Bắc: 280 30’B (phía bắc Myanmar) - Điểm cực Nam: 100 30’N (phía Tây đảo Timor) - Điểm cực Tây: kinh tuyến 920Đ (trên biên giới Myanmar với Banglades gần bờ biển vịnh Bengan). - Điểm cực Đông: kinh tuyến 1400Đ (nằm trên đường biên giới của Indonesia với Papua New ghine.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf26_1692.pdf
Tài liệu liên quan