+ Thành phần nào có tỉlệnhỏnhất?
TL: Lượng hơi nước nhỏnhưng là nguồn gốc
sinh ra mây, mưa, sương mù.
-Giáo viên: + Nếu không có hơi nước trong
không khí thì bầu khí quyển không có hiện
tượng khí tượng.
+ Hơi nước và CO2 hấp thụnăng
lượng mặt trời, giữl ại các tia hồng ngoại gây
hiệu ứng nhà kính điều hòa nhiệt độtrên trái đất.
7 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 9648 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Địa lý lớp 6 - Lớp vỏ khí, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 17: LỚP VỎ KHÍ.
1. MỤC TIÊU:
a. Kiến thức:
- Học sinh biết thành phần của lớp vỏ khí. Biết vị trí và đặc điểm của các
tầng trong lớp vỏ khí. Vai trò của lớp odôn trong tầng bình lưu.
- Giải thích nguyên nhân hình hình thành và tính chất của các khối khí nóng,
lạnh, lục địa và đại dương.
b. Kỹ năng: Trình bày vị trí các tầng của lớp vỏ khí.
c. Thái độ: Giáo dục ý thức học bộ môn.
2. CHUẨN BỊ:
a. Giáo viên: Giáo án, tập bản đồ, sgk. Tranh lớp vỏ khí.
b. Học sinh: Sgk, tập bản đồ, chuẩn bị bài theo câu hỏi sgk.
3. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC: - Sử dụng ảnh địa lí khai thác kiến thức
- Hoạt động nhóm. – Sử dụng biểu đồ khai thác kiến thức. – Phân tích
4. TIẾN TRÌNH:
4.1. Ổn định lớp: 1’. Kdss.
4.2. Ktbc: không.
4. 3. Bài mới: 37’
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ. NỘI DUNG.
Giới thiệu bài mới.
Hoạt động 1.
** Sử dụng biểu đồ khai thác kiến thức.
** Phân tích.
- Quan sát biểu đồ H 54 ( các thành phần của
lớp vỏ khí).
+ Thành phần của không khí? Tỉ lệ?
TL:
+ Thành phần nào có tỉ lệ nhỏ nhất?
TL: Lượng hơi nước nhỏ nhưng là nguồn gốc
sinh ra mây, mưa, sương mù.
- Giáo viên: + Nếu không có hơi nước trong
không khí thì bầu khí quyển không có hiện
tượng khí tượng.
+ Hơi nước và CO2 hấp thụ năng
lượng mặt trời, giữ lại các tia hồng ngoại gây
hiệu ứng nhà kính điều hòa nhiệt độ trên trái
đất.
1. Thành phần của không
khí:
- Gồm các khí: Nitơ 78%;
Oxi 221%, hơi nước và
các khí khác 1%.
Chuyển ý.
Hoạt động 2.
** Sử dụng biểu đồ khai thác kiến thức.
- Quan sát H 46 ( các tầng khí quyển).
+ Lớp vỏ khí gồm những tầng nào? Vị trí của
mỗi tuần?
TL:
+ Nêu đặc điểm của tầng đối lưu, vai trò ý
nghĩa của nó đối với sự sống trên bề mặt đất?
TL: - Dày 0 -19km.
- 90% không khí của khí quyển tập trung
sát đất.
- Không khí luôn chuyển động theo chiều
thẳng đứng.
- Nhiệt độ giảm dần theo độ cao 100m –
0.60.
- Học sinh lên bảng xác định tầng này.
2. Cấu tạo của lớp vỏ khí (
lớp khí quyển):
- Tầng đối lưu : 0 – 16km.
- Tầng bình lưu: 16 –
18km.
- Các tầng cao của khí
quyển : 80km trở lên.
+ Tàng đối lưu nơi sinh ra
các hiện tượng khí tượng
mây, mưa, sấm chớp. Gió.
Bão…
+ Tại sao người ta leo núi đến độ cao 6000m
đã cảm thây khó thở?
TL: Không khí loãng. Lớp không khí đậm
đặc chỉ có ở gần mặt đất.
+ Tầng không khí nằm trên tầng đối lưu là
tầng gì? Đặc điểm?
TL: Tầng bình lưu.
+ Tầng bình lưu có lớp gì? Tác dụng của lớp
đó?
TL: Tầng bình lưu có lớp ôdôn nên nhiệt độ
tăng theo chiều cao, hơi nước ít đi. Tầng ôdôn
có vai trò hấp thụ các tia bức xạ có hại cho sự
sống, ngăn cản không cho xuống mặt đất.
Chuỷên ý.
Hoạt động 3.
** Hoạt động nhóm.
+ Nguyên nhân hình thành các khối khí?
TL: - Do vị trí hình thành ( lục địa hoặc đại
dương)
- Do bề mặt tiếp xúc.
3. các khối khí:
- Căn cứ vào bề mặt tiếp
xúc chia thành khối khí
đại dương và khối khí lục
địa.
- Quan sát bảng các khối khí.
- Giáo viên chia nhóm cho học sinh hoạt động
từng đại diện nhóm trình bày bổ sung giáo
viên chuẩn kiến thức và ghi bảng.
* Nhóm 1: Khối khí nóng và khối khí lạnh
hình thành ở đâu? Nêu tính chất mỗi loại?
TL:
# Giáo viên: - Khối khí nóng hình thành trên
các vùng vĩ độ thấp, có nhiệt độ tương đối cao.
- Khối khí lạnh hình thành trên các vùng
vĩ độ cao, có nhiệt độ tương đối thấp.
* Nhóm 2: Khối khí đại dương và khối khí lục
địa hình thành ở đâu? Nêu tính chất mỗi loại?
TL:
# Giáo viên: - Khối khí đại dương hình thành
trên các biển và đại dương, có độ ẩm lớn.
- Khối khí lục địa hình thành trên vùng
đất liền, có tính chất tương đối khô.
- Giáo viên: + Sự phân biệt các khối khí chủ
yếu là căn cứ vào tính chất của chúng ( nóng,
+ Khối khí luôn di chuyển
làm thay đổi thời tiết. Di
chuyển tới đâu lại chịu
ảnh hưởng của bề mặt nơi
đó.
khô, lanh, ẩm).
+Việc đặt tên căn cứ vào nơi
hình thành.
+ Tại sao có từng đợt gió mùa đông bắc vào
mùa đông và gió mùa tâuy nam vào mùa hạ?
Tl: - Do thay đổi tính chất ( bị biến tính).
- Giáo viên giới thiệu một số kí hiệu của khối
khí: E: khối khí xích đạo. T: khối khí nhiệt
đới ( Tm đại dương; Tc lục địa) P: khối khí ôn
đới hay cực ( Pm đại dương; Pc lục địa). A:
khối khí băng.
4.4. Củng cố và luỵên tập: 4’
+ Hướng dẫn làm tập bản đồ.
+ Cấu tạo của lớp vỏ khí ( lớp khí quyển) như thế nào?
- Tầng đối lưu : 0 – 16km.
- Tầng bình lưu: 16 – 18km.
- Các tầng cao của khí quyển : 80km trở lên.
. Tầng đối lưu nơi sinh ra các hiện tượng khí tượng mây, mưa, sấm chớp.
Gió. Bão…
+ Chọn ý đúng: Tính chất, nơi hình thành của khối khí đại dương là:
a. Hình thành trên vùng đất liền, có tính chất tương đối khô
@. Hình thành trên các biển và đại dương, có độ ẩm lớn.
c. Tất cả đều sai.
4.5. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà: 3’
- Học bài.
- Chuẩn bị bài mới: Thời tiết khí hậu và nhiệt độ không khí.
- Chuẩn bị theo câu hỏi trong sgk.
5. RÚT KINH NGHIỆM:
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- dia_6_42_2032.pdf