Giáo án Giáo dục công dân 10 Bài 5: Cách thức sự vận động, phát triển của sự vật hiện tượng

Hoạt động 3: Sử lý thông tin nhằm tìm hiểu sự biến đổi về lượng dẫn đến sự biến đổi về chất.

* Mục tiêu:

- HS hiểu được sự biến đổi về lượng dẫn đến sự biến đổi về chất.

- Rèn luyện năng lực tự học, năng lực giao tiếp, năng lực giải quyết vấn dề.

* Cách tiến hành: Thảo luận lớp

 

doc11 trang | Chia sẻ: binhan19 | Lượt xem: 726 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Giáo dục công dân 10 Bài 5: Cách thức sự vận động, phát triển của sự vật hiện tượng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lớp 10 Tiết Ngày dạy Sĩ số Vắng Lớp 10 Tiết Ngày dạy Sĩ số Vắng Lớp 10 Tiết Ngày dạy Sĩ số Vắng Lớp 10 Tiết Ngày dạy Sĩ số Vắng Lớp 10 Tiết Ngày dạy Sĩ số Vắng Lớp 10 Tiết Ngày dạy Sĩ số Vắng Lớp 10 Tiết Ngày dạy Sĩ số Vắng Tiết 7 (PPCT) - Bài 5 CÁCH THỨC SỰ VẬN ĐỘNG, PHÁT TRIỂN CỦA SỰ VẬT HIỆN TƯỢNG I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: Học xong bài này học sinh cần đạt được - Nêu được khái niệm chất, lượng của sự vật hiện tượng - Biết được mối quan hệ biện chứng giữa sự biến đổi về lượng dẫn đến sự biến đổi về chất của sự vật hiện tượng. 2.Về kỹ năng Chỉ ra được sự khác nhau giữa chất và lượng, sự biến đổi của lượng và chất. 3.Về thái độ Có ý thức kiên trì học tập và rèn luyện, không coi thường việc nhỏ, tránh biểu hiện nôn nóng trong cuộc sống. II.CÁC NĂNG LỰC HƯỚNG TỚI PHÁT TRIỂN Ở HỌC SINH Năng lực tự học, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề sáng tạo, năng lực trách nhiệm công dân, năng lực tự quản lý và phát triển bản thân, năng lực tư duy phê phán. III. PHƯƠNG PHÁP / KỸ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC CÓ THỂ SỬ DỤNG - Thảo luận nhóm - Đọc hợp tác - Đàm thoại - Nêu vấn đề IV. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC - Sách giáo khoa, sách giáo viên, tài liệu tham khảo - Triết học Mác- Lê Nin - Bảng phụ,phiếu học tập , giáo án V. TỔ CHỨC DẠY HỌC Hoạt động cơ bản của GV và HS Nội dung bài học 1. Khởi động * Mục tiêu: - Kích thích HS tự tìm hiểu về chất, lượng, mối quan hệ giữa sự biến đổi về lượng dẫn đến sự biến đổi về chất. - Rèn luyện năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề cho HS. * Cách tiến hành: - GV cho HS xem video Axit Sunfuric đặc tác dụng với đường. - GV nêu câu hỏi? 1) Em có nhận xét gì khi xem vi deo trên? 2) Theo em khi đường sau tác dụng với axit sunfuric có khác đường khi chưa nóng chảy không? 3) Trong cuộc sông em có gặp những hiện tương tương tự không? 4) Nếu trong cuộc sông mà chúng ta nóng vội, không tuân theo quy luật tự nhiên thì điều gì sẽ xảy ra? - HS trả lời - GV nhận xét, kết luận: Chúng ta thường sử dụng đường trong đời sống và sản xuất. Nhưng khi ta cho Axit Sufurics đặc tác dụng với đường ta thấy đường biến đổi thành khối màu đen và không thể sử dụng được. Qua video này ta thấy khi lượng mà biến đổi thì chất cũng biến đổi theo - đây là hiện tượng phổ biến trong đời sống. Vậy thế nào là chất, lượng, chất và lượng có mối quan hệ như thế nào, chúng ta sẽ tìm hiểu Bài 5: Cách thức vận động phát triển của sự vật, hiện tượng. 2. Hoạt động hình thành kiến thức Hoạt động 1: thảo luận nhóm tìm hiểu khái niệm Chất. * Mục tiêu: - HS hiểu được thế nào là chất theo quan điểm triết học. - HS phân biệt được Chất theo quan điểm triết học và Chất thông thường. - Rèn luyện năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác và năng lực giải quyết vấn đề cho HS. Thời gian : 4 phút * Cách tiến hành: GV cho HS thảo luận nhóm - GV chia lớp thành 4 nhóm và nêu nội dung thảo luận cho từng nhóm. + Nhóm 1: Tìm hiểu thuộc tính của Muối? +Nhóm 2: Tìm hiểu thuộc tính của Đường? +Nhóm 3: Tìm hiểu thuộc tính của Chanh? + Nhóm 4: Tìm hiểu thuộc tính của Ớt? - Mỗi nhóm thảo luận dưới sự điều hành của nhóm trường, viết kết quả thảo luận lên giấy. - GV hỗ trợ các nhóm khi cần thiết. - Hết thời gian thảo luận, đại diệncác nhóm báo cáo kết quả - HS các nhóm khác có thể nhận xét, bổ xung. - GV nêu câu hỏi: 1) Trong mỗi sự vật đó,thuộc tính nào là tiêu biểu nhất mà dựa vào đó ta có thể phân biệt nó với sự vật hiện tượng khác? 2) Theo em Chất là gì? - HS thảo luận - GV ghi tóm tắt ý kiến của từng học sinh lên bảng phụ. * GV Kết luận: Mỗi sự vật hiện tượng trên đều có nhiều thuộc tính, nhưng chỉ có một thuộc tính tiêu biểu mới nói lên sự khác nhau của sự vật hiện tượng. GV chốt lại khái niệm Chất. Sản phẩm: kết quả thảo luận của các nhóm và ý kiến của học sinh ghi trên bảng phụ. Lưu ý: GV cần lấy ví dụ và giảng giải để phân biệt Chất và Chất liệu. GV chuyển ý: mỗi sự vật hiện tượng đều có mặt chất và lượng thích hợp của nó, muốn hình dung ra lượng là gì, chúng ta cùng nhau quan sát và nhận xét các sự vật sau. 1. Chất Chất là khái niệm chỉ những thuộc tính cơ bản vốn có của sự vật hiện tượng, tiêu biểu cho sự vật hiện tượng đó, phân biệt nó với sự vật hiện tượng khác. Hoạt động 2: thảo luận lớp tìm hiểu khái niệm Lượng. * Mục tiêu: - HS hiểu được thế nào là Lượng. - Rèn luyện năng lực tự học, năng lực hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề cho HS. * Cách tiến hành: - GV cho cả lớp quan sát các sự vật qua các tranh ảnh. 2. Lượng - GV nêu câu hỏi: 1) Mỗi túi đường, túi muối nặng bao nhiêu? 2) Hãy quan sát xem quả ớt có đặc điểm gì về hình dáng bên ngoài? 3) Hãy quan sát xem quả tranh có đặc điểm gì về hình dáng bên ngoài? 4) Theo em mức độ (nặng - nhẹ), kích thước (dài - ngắn), quy mô (to - nhỏ) là gì? 5) Em hãy nêu ví dụ về lượng của sự vật hiện tượng mà em biết? 6) Em hãy cho biết lượng là gì? - HS suy nghĩ trả lời câu hỏi - GV ghi tóm tắt ý kiến của HS lên bảng phụ. * GV Kết luận: - Trong thực tế có những mặt lượng của sự vật hiện tượng khó biểu thị bằng các dạng lượng chính xác + Mức độ tình cảm của con người “Em rất quý cô” “Con rất yêu mẹ” + Cách mạng tháng 8 - Không có sự vật hiện tượng nào lại không có mặt chất và lượng. Chất và lượng của sự vật hiện tượng luôn thống nhất với nhau. Chất và lượng đều là thuộc tính vốn có của sự vật hiện tượng, không thể có chất hoặc lượng nằm ngoài sự vật hiện tượng. - GV chốt lại khái niệm Lượng Sản phẩm: ý kiến của học sinh ghi trên bảng phụ. GV chuyển ý: Trong quá trình vận động phát triển của sự vật hiện tượng chất và lượng không đứng im mà luôn luôn vận động trong mối quan hệ qua lại với nhau. Lượng là khái niệm chỉ thuộc tính vốn của sự vật, hiện tượng biểu thị trình độ (cao - thấp), quy mô (to - nhỏ), tốc độ vận động (nhanh –chậm), số lượng ( ít-nhiều) của sự vật hiện tượng. Hoạt động 3: Sử lý thông tin nhằm tìm hiểu sự biến đổi về lượng dẫn đến sự biến đổi về chất. * Mục tiêu: - HS hiểu được sự biến đổi về lượng dẫn đến sự biến đổi về chất. - Rèn luyện năng lực tự học, năng lực giao tiếp, năng lực giải quyết vấn dề. * Cách tiến hành: Thảo luận lớp - GV đưa ra ví dụ sau “Trong điều kiện bình thường nước ở trạng thái lỏng, nếu ta tăng dần nhiệt độ đến 100 độ C thì nước sẽ sôi và chuyển sang thể hơi” - GV hướng dẫn học sinh phân tích ví dụ bằng các câu hỏi sau. 1) Em hãy xác định đâu là chất, đâu là lượng trong ví dụ trên? 2) Việc tăng dần nhiệt độ diễn ra như thế nào? 3) Khi ta đun nước có chuyển thành thể hơi ngay không? 4) Đến khi nào thì nước hoá hơi? 5) Qua phân tích ví dụ trên em có nhận xét gì về tác động của sự biến đổi của lượng dẫn đến sự biến đổi của chất? - HS trả lời cá nhân - HS cả lớp trao đổi, nhận xét. - GV ghi tóm tắt ý kiến của HS lên bảng phụ. * GV kết luận: - Sự biến đổi của chất bao giờ cũng bắt đầu từ sự biến đổi về lượng. Sự biến đổi về lượng diễn ra dần dần. Quá trình biến đổi đó ảnh hưởng đến trạng thái chất của sự vật hiện tượng. - Nhưng chất chưa biến đổi ngay mà lượng phải biến đổi đến một giới hạn nhất định, phá vỡ sự thống nhất giữa lượng và chất thì chất mới sẽ ra đời thay thế cho chất cũ. Sự vật mới ra đời thay thế cho sự vật cũ. + Từ 00C đến thấp hơn 1000C thì nước chưa hóa hơi. Đến đúng 1000C thì nước hóa hơi. + Nước từ trạng thái lỏng khi chuyển sang trạng thái hơi, thì thể tích vận tốc, độ hòa tan của các phân tử nước cũng khác trước. Sản phẩm: ý kiến của học sinh trên bảng phụ. - GV chốt lại mối quan hệ giữa sự biến đổi về lượng dẫn đến sự biến đổi về chất. GV chuyển ý: Mỗi sự vật, hiện tượng đều có chất đặc trưng và lượng đặc trng phù hợp với nó. Vì vậy khi một chất mới ra đời, bao hàm một lượng mới để tạo thành sự thống nhất giữa chất và lượng. 3. Quan hệ về sự biến đổi về lượng và sự biến đổi về chất. a. Sự biến đổi về lượng dẫn đến sự biến đổi về chất. - Sự biến đổi về chất của sự vật hiện tượng bao giờ cũng bắt đầu từ sự biến đổi về lượng. - Lượng biến đổi dần dần, đến một giới hạn nhất định sẽ dẫn đến sự biến đổi về chất. + Giới hạn mà trong đó sự biến đổi của lượng làm thay đổi chất của sự vật hiện tượng gọi là độ. + Điểm giới hạn mà tại đó sự biến đổi của lượng làm thay đổi chất của sự vật hiện tượng gọi là điểm nút. Hoạt động 4: Đàm thoại tìm hiểu chất mới ra đời lại bao hàm một lượng mới tương ứng. * Mục tiêu: - HS hiểu được khi chất mới ra đời thì sẽ bao hàm một lượng mới tương ứng với nó. - Rèn luyên năng lực tự học, năng lực giao tiếp, năng lực giải quyết vấn đề. * Cách tiến hành: GV cho HS TL câu hỏi - GV đưa ra thông tin sau: “Một hình chữ nhật có chiều dài 50cm, chiều rộng 30cm. Người ta có thể ta tăng hoặc giảm chiều rộng từ hai phía” - GV nêu câu hỏi: 1) Lượng của hình chữ nhật sẽ thay đổi như thế nào? 2) Nếu ta tăng chiều rộng từ 30cm lên 50cm thì điều gì sẽ xảy ra? 3) Nếu ta giảm chiều rộng từ 30cm xuống 0cm thì điều gì sẽ xảy ra? 4) Chất mới của hình chữ nhật là gì? 5) Khi chất mới ra đời thì lượng có thay đổi không? 6) Em rút ra bài học lý luận và thực tiễn qua nội dung bài học? - HS trả lời cả nhân. - GV ghi tóm tắt ý kiến của học sinh lên bảng phụ. - GV nhận xét, bổ xung a, Bài học lý luận. - Lượng luôn luôn gắn liền với chất, lượng của chất, không có lượng thuần túy. Muốn có chất đổi phải có lượng đổi (Sự tích lũy về lượng) là điều kiện tất yếu của chất đổi). - Chất đổi là kết thúc một giai đoạn biến đổi của lượng. Chất mới ra đời thay thế chất cũ. Đây là điểm nút trong quá trình vận động liên tục của các sự vật, hiện tượng, khi chất mới ra đời, lại hình thành một lượng mới tạo thành sự thống nhất mới giữa chất và lượng. b, Bài học thực tiễn. - Trong học tập và rèn luyện, chúng ta phải kiên trì, nhẫn nại, học thuộc lý thuyết sau đó mới áp dụng làm bài tập. - Trong cuộc sống: tránh nóng vội, đốt cháy giai đoạn, không nên quá thái, hành động nửa vời, không nên coi thường việc nhỏ, không triệt để đều không đem lại kết quả mong muốn. - Trong quan hệ tình bạn, tình yêu, tình đồng chí cũng phải đảm bảo ở giới hạn nhất định, nếu không sẽ không đem lại kết quả như mong muốn. Sản phẩm: ý kiến của học sinh trên bảng phụ. GV chốt lại mối quan hệ khi chất mới ra đời lại bao hàm một lượng mới tương ứng. GV kết luận: - Sự vận động, phát triển của các sự vật hiện tượng trong thế giới khách quan rất đa dạng. - Sự chuyển hóa của lượng và chất là biểu hiện cách thức của sự phát triển. Cách thức đó là: Phát triển là sự chuyển hóa biện chứng giữa sự biến đổi về lượng thành sự biến đổi về chất và ngược lại. - Để tạo sự biến đổi về chất, nhất thiết phải tạo ra sự biến đổi về lượng đến một giai đoạn nhất định. - Vì vậy, trong học tập và rèn luyện, chúng ta phải kiên trì nhẫn nại. Mọi hành động nóng vội, nửa vời đều không đem lại kết quả tốt đẹp. b. Chất mới ra đời lại bao hàm một lượng mới tương ứng. - Mọi sự vật, hiện tượng đều có chất đặc trưng và lượng đặc trưng phù hợp với nó. - Khi chất mới ra đời thi lại hình thành một lượng mới phù hợp với nó, để tạo thành sự thống nhất mới giữa chất và lượng. Bài học thực tiễn. - Trong học tập và rèn luyện, chúng ta phải kiên trì, nhẫn nại, học thuộc lý thuyết sau đó mới áp dụng làm bài tập. - Trong cuộc sống: tránh nóng vội, đốt cháy giai đoạn, không nên quá thái, hành động nửa vời, không nên coi thường việc nhỏ, không triệt để đều không đem lại kết quả mong muốn. - Trong quan hệ tình bạn, tình yêu, tình đồng chí cũng phải đảm bảo ở giới hạn nhất định, nếu không sẽ không đem lại kết quả như mong muốn. 3. Hoạt động luyện tập * Mục tiêu: - Luyện tập để học sinh củng cố kiến thức về chất, lượng, mối quan hệ giữa sự biến đổi về lượng và sự biến đổi về chất. - Rèn luyện năng lực tự học, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác và năng lực giải quyết vấn đề. * Cách tiến hành: - GV tổ chức cho HS làm bài tập theo nhóm. Bài 1: Sự vật hiện tượng nào sau đây là chất theo quan điểm triết học. A. Bông dệt vải B. Gừng cay C. Đất nặn tượng D. Học sinh giỏi E. Vữa xây nhà Bài 2: Những câu tục ngữ nào sau đây nói về chất và lượng: A. Chín quá hóa nẫu. B. Có công mài sắt, có ngày nên kim. C.Góp gió thành bão. D. Dốt đến đâu học lâu cũng biết. - HS các nhóm làm bài tập. - Đại diện các nhóm báo cáo kết quả thảo luận. - HS lớp nhận xét, đánh giá và thống nhất đáp án. - GV chính xác hóa đáp án. *Sản phẩm: kết quả làm việc nhóm của HS. Bài tập 1: B Bài tập 2: A,B,C Hoạt động vận dụng * Mục tiêu: - Tạo cơ hội cho HS vận dụng kiến thức và kỹ năng có được vào các tình huống, hoàn cảnh mới, đặc biệt là vận dụng kiến thức vào thực tiễn cuộc sống. - Rèn luyện năng lực tự học, năng lực gải quyết vấn đề sáng tạo, năng lực công nghệ, năng lực trách nhiệm công dân, năng lực tự quản lý và phát triển bản thân. * Cách tiến hành: HS giải quyết được tình huống mô phỏng thực tế cuộc sống GV giao tình huống cho HS giải quyết: Có hai người bạn A và B chơi thân với nhau. Bạn A chăm học và bạn B lười học. Bạn B thường hay bị điểm kém và bị bố mẹ la mắng. Thương bạn, nên A thường cho bạn chép bài trong các giờ kiểm tra, vì thế mà B tránh được điểm kém và không bị bố mẹ la mắng. Nhưng một hôm, A thấy việc làm của mình không đúng, A đã nói riêng với B là nên tự học và A sẽ giúp đỡ B nếu B cần. Hiểu ra vấn đề, B đã đã bắt đầu nỗ lực học tập, tiến bộ trông thấy, B đã giành được nhiều điểm cao. Câu hỏi: 1) Theo em, "học kém" thuộc về chất hay lượng? 2) Muốn thay đổi (học giỏi - điểm cao) thì phải khắc phục bệnh lười học, vậy lượng kiến thức có thay đổi không? 3) Lượng kiến thức tăng đến giới hạn nào mới có thể học giỏi được? 4) Nếu là bạn A, em sẽ giúp đỡ B theo cách nào? Hoạt động mở rộng *Mục tiêu: tăng cường ý thức tự tìm hiểu, mở rộng kiến thức, năng lực tự nghiên cứu, tự học của HS. *Cách tiến hành: GV yêu cầu HS tìm hiểu các tình huống thực tế, đọc tài liệu tham khảo qua sách báo, mạng internet để mở rộng kiến thức. *Sản phẩm mong đợi: Các tình huống liên quan đến bài học. - GV hướng dẫn học sinh cách tìm hiểu mối quan hệ giữa sự biến đổi về lượng dẫn đến sự biến đổi về chất trong triết học Mác - Lê Nin và trên mạng Internet. - HS sưu tầm các câu ca dao, tục ngữ và các tình huống về mối quan hệ giữa sự biến đổi về lượng dẫn đến sự biến đổi về chất. HS tìm hiểu được các tình huống liên quan đến bài học, các câu ca dao tục ngữ... 4. Hoạt động vận dụng * Mục tiêu: - Tạo cơ hội cho HS vận dụng kiến thức và kỹ năng có được vào các tình huống, hoàn cảnh mới, đặc biệt là vận dụng kiến thức vào thực tiễn cuộc sống. - Rèn luyện năng lực tự học, năng lực gải quyết vấn đề sáng tạo, năng lực công nghệ, năng lực trách nhiệm công dân, năng lực tự quản lý và phát triển bản thân. * Cách tiến hành: 4.1. Giáo viên nêu yêu cầu: a) Tự liên hệ GV cho HS liên hệ bản thân qua một số câu hỏi sau: 1) Trong cộc sống hàng ngày, em đã vận dụng mối quan hệ giữa sự biến đổi về lượng và sự biến đổi về chất như thế nào? 2) Nêu những việc làm tốt và những hạn chế khi vận dụng mối quan hệ lượng đổi - chất đổi của bản thân? 3) Nêu cách khắc phục những hạn chế? b) Nhận diện xung quanh Gv yêu cầu HS nêu những nhận xét về việc vận dụng mối quan hệ lượng đổi - chất đổi của các bạn trong lớp và một số người khác. c) Giáo viên định hướng cho học sinh HS hiểu và vận dụng đúng mối quan hệ lượng đổi - chất đổi trong cuộc sống. 4.2. Học sinh chủ động thực hiện các yêu cầu trên. 5. Hoạt động mở rộng - GV hướng dẫn học sinh cách tìm hiểu mối quan hệ giữa sự biến đổi về lượng dẫn đến sự biến đổi về chất trong triết học Mác - Lê Nin và trên mạng Internet. - HS sưu tầm các câu ca dao, tục ngữ và các tình huống về mối quan hệ giữa sự biến đổi về lượng dẫn đến sự biến đổi về chất. 6. Hoạt động đánh giá * Mục tiêu: - Nhận xét, đánh giá được những ưu điểm, hạn chế của HS trong và ngoài giờ học. - Đánh giá khả năng tiếp thu bài của học sinh. - Phát triển năng lực tư duy phê phán, năng lực điều chỉnh bản thân của HS. * Cách tiến hành 6.1. Đánh giá bạn: - GV nêu câu hỏi: 1) Em hãy cho biết bạn nào đã vận dụng đúng mối quan hệ lượng đổi - chất đổi trong cuộc sống? 2) Em hãy cho biết bạ nào thực hiện vận dụng chưa tốt mối quan hệ lượng đổi - chất đổi trọng học tâp, rèn luyện và trọng cuộc sống? - HS nêu ý kiến. 6.2. Học sinh tự đánh giá kết quả tham gia bài học của học sinh: - GV gợi ý HS đánh giá. + Em hãy kể tên một bạn gây ấn tượng tốt nhất cho em trong tiết học này? + Em hãy kể tên một bạn mà em cho rằng cần cố gắng hơn? - GV nhận xét, đánh giá trên cơ sở đánh giá của HS. 6.3. Giáo viên đánh giá HS bằng điểm trên cơ sở câu hỏi, bài tập sau: Có hai người bạn A và B chơi thân với nhau. Bạn A chăm học và bạn B lười học. Bạn B thường hay bị điểm kém và bị bố mẹ la mắng. Thương bạn, nên A thường cho bạn chép bài trong các giờ kiểm tra, vì thế mà B tránh được điểm kém và không bị bố mẹ la mắng. Nhưng một hôm, A thấy việc làm của mình không đúng, A đã nói riêng với B là nên tự học và A sẽ giúp đỡ B nếu B cần. Hiểu ra vấn đề, B đã đã bắt đầu nỗ lực học tập, tiến bộ trông thấy, B đã giành được nhiều điểm cao. Câu hỏi: 1) Theo em, "học kém" thuộc về chất hay lương? 2) Muôn thay đổi (học giỏi - điểm cao) thì phải khắc phục bệnh lười học, vậy lượng kiến thức có thay đổi không? 3) Lượng kiến thức tăng đến giới hạn nào mới có thể học giỏi được? 4) Nếu là bạn A, em sẽ giúp đỡ B theo cách nào? 7. Hướng dẫn chuẩn bị bài mới - Làm bài tập SGK: 1, 2, 3, 5, 6. - Sưu tầm tục ngữ, ca dao nói về lượng và chất. - Chuẩn bị bài 6.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docBai 5 Cach thuc van dong phat trien cua su vat va hien tuong_12403206.doc
Tài liệu liên quan