Phiếu số 2:
1. Thơ Tố Hữu mang tính chất trữ tình . (chính trị).
2. Niềm vui trong thơ Tố Hữu không nhỏ bé tầm thường mà là .(niềm vui lớn)
3. Nghệ thuật biểu hiện trong thơ Tố Hữu mang tính . (dân tộc) rất đậm đà.
4. Tố Hữu đặc biệt thành công khi vận dụng thể thơ . (truyền thống)
5. Hồn thơ Tố Hữu luôn hướng đến cái . (ta chung) với những lẽ sống lớn, tình cảm lớn, niềm vui lớn
6. Tố Hữu thường sử dụng từ ngữ cách nói quen thuộc với . (dân tộc)
Phiếu số 3:
1. Cảm hứng trong thơ Tố Hữu là cảm hứng . (lịch sử - dân tộc)
2. Thơ Tố Hữu phát huy cao độ .(tính nhạc) phong phú của tiếng Việt
3. Nổi bật trong thơ Tố Hữu là vấn đề vận mệnh . (cộng đồng)
4. Giọng thơ mang tính chất . (tâm tình)
5. Nhà thơ luôn đề cập đến những vấn đề có ý nghĩa .(lịch sử)
6. Nhân vật trữ tình trong thơ Tố Hữu thường mang phẩm chất tiêu biểu cho .(dân tộc)
10 trang |
Chia sẻ: binhan19 | Lượt xem: 5232 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 12 tiết 23: Việt Bắc (Phần I – Tác giả), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 23
VIỆT BẮC ( PHẦN I – TÁC GIẢ)
I. MỤC TIÊU
1. Về kiến thức:
- Nắm được những nét chính trong đường đời, đường cách mạng và đường thơ của Tố Hữu, nhà hoạt động cách mạng ưu tú, lá cờ đầu của nền văn học nghệ thuật cách mạng Việt Nam.
- Cảm nhận sâu sắc tính chất trữ tình chính trị về nội dung và tính dân tộc trong nghệ thuật biểu hiện của thơ Tố Hữu.
2. Về kĩ năng:
- Kỹ năng đọc hiểu văn bản văn học sử.
- Kỹ năng đánh giá vấn đề: thấy được vẻ đẹp tư tưởng và phong cách thơ Tố Hữu.
- Kỹ năng trình bày vấn đề: trình bày kiến thức về một giai đoạn văn học.
3. Về thái độ:
- Hình thành thói quen: đọc hiểu văn bản về tác giả văn học
- Hình thành tính cách: tự tin khi trình bày kiến thức về tác gia, tác phẩm văn học
- Hình thành nhân cách: có tinh thần lạc quan, yêu đời , say mê lí tưởng, có ước mơ, khát vọng cao đẹp của tuổi trẻ;
4. Định hướng phát triển năng lực:
- Năng lực thu thập thông tin liên quan đến văn bản.
- Năng lực giải quyết những tình huống đặt ra trong văn bản.
- Năng lực đọc hiểu văn bản theo đặc trưng thể loại.
- Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân về đặc điểm thơ ca, phong cách nghệ thuật trong thơ Tố Hữu.
- Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận về nội dung và nghệ thuật thơ Tố Hữu.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
1. Chuẩn bị của giáo viên:
- Thiết bị dạy học: SGK, SGV Ngữ văn 12 (tập 1); Tài liệu chuẩn kiến thức – kĩ năng Ngữ văn 12; Bài soạn; Bài giảng Powerpoit; phiếu học tập
- Tư liệu tham khảo: Tố Hữu thơ và đời (NXB Giáo dục), Thi pháp thơ tố Hữu – Trần Đình Sử (NXB Văn học)
2. Chuẩn bị của học sinh:
SGK, SBT Ngữ văn 12 (tập 1), soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi.
Tìm hiểu phiếu học tập số 1
III. TIẾN TRÌNH BÀI HỌC
Kiểm tra bài cũ: (kiểm tra kết hợp trong phần khởi động)
Bài mới:
a. Hoạt động 1: Khởi động ( 5 phút)
* Mục tiêu; Phương pháp/Kĩ thuật dạy học
- Mục tiêu: Nhớ lại bài thơ Từ ấy của Tố Hữu tạo tâm thế cho HS tiếp cận bài mới.
- Phương pháp: Đố vui
* Hình thức tổ chức hoạt động:
- Ông là ai? (Ông là nhà thơ đông anh em nhất Việt Nam) Hãy đọc những câu thơ trong bài thơ Từ ấy để lí giải điều này.
" Tôi đã là con của vạn nhà
Là em của vạn kiếp phôi pha
Là anh của vạn đầu em nhỏ
Không áo cơm, cù bất cù bơ...
GV: chuyển bài mới: Ông là nhà thơ đông anh em nhất Việt Nam chỉ là cách đùa vui nhưng quả thật Tố Hữu là nhà thơ của lẽ sống lớn, tình cảm lớn, niềm vui lớn của con người Cách mạng và của dân tộc. Hôm nay ...
b. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức. ( 32 phút)
* Mục tiêu/Phương pháp/Kĩ thuật dạy học
- Mục tiêu: Nắm được những nét chính trong đường đời, đường cách mạng và đường thơ những đặc điểm chính trong phong cách nghệ thuật của Tố Hữu.
- Phương pháp: Sử dụng nhóm phương pháp đọc sáng tạo, nêu vấn đề, chơi trò chơi, Thảo luận nhóm với kỹ thuật Trình bày một phút.
* Hình thức tổ chức hoạt động:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung chính
1. Hướng dẫn học sinh tìm hiểu vài nét về tiểu sử tác giả.
Trò chơi:
Phần 1: Đọc thơ đoán sự kiện
Chia lớp thành 2 đội chơi. GV đưa ra đoạn thơ, trong vòng 10S, các đội phải đoán được sự kiện nếu không phần trả lời sẽ nhường cho đội bạn. Mỗi SK được 10 điểm.
I. Vài nét về tiểu sử:
Dựa vào SGK và những hiểu biết cá nhân, anh chị hãy ghi lại các thông tin mà những câu thơ trên gợi nhắc đến về cuộc đời Tố Hữu.
Thơ Tố Hữu
Những thông tin được gợi nhắc về cuộc đời Tố Hữu, về sự kiện của đất nước.
1. Năm 20 của thế kỉ 20
Tôi sinh ra. Nhưng chưa được làm người
Nước đã mất. Cha đã làm nô lệ
[....] Ngẩng đầu lên, không thấy mặt trời
Đất lai láng những là nước mắt.... (Một nhành xuân – một tiếng đờn)
Tố Hữu sinh năm 1920 khi đất nước chìm trong đêm đen nô lệ.
2. Huế ơi, quê mẹ của ta ơi!
Nhớ tự ngày xưa, tuổi chín mười
Mây núi hiu hiu, chiều lặng lặng
Mưa nguồn gió biển, nắng xa khơi ... (Quê mẹ - Gió lộng)
Quê hương của Tố Hữu: Huế - mảnh đất thơ mộng, trữ tình còn lưu giữ nhiều nét văn hoá dân gian
3. Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ
Mặt trời chân lí chói qua tim
Hồn tôi là một vườn hoa lá
Rất đậm hương và rộn tiếng chim... (Từ ấy)
1938 Tố Hữu được kết nạp Đảng Công sản Đông Dương
4. Cô đơn thay là cảnh thân tù
Tai mở rộng và lòng sôi rạo rực
Tôi lắng nghe tiếng đời lăn náo nức
Ở ngoài kia vui sướng biết bao nhiêu (Tâm tư trong tù – Từ ấy)
1939 - 1942 Tố Hữu bị thực dân Pháp bắt giam.
5. Chừ đây Huế, Huế ơi! Xiềng gông xưa đã gãy
Hãy bay lên! Sông núi của ta rồi!
Nước mắt ta trào, húp mí, tràn môi
Cổ ta ré trăm trận cười, trận khóc!
[...] Ngực lép bốn nghìn năm, trưa nay cơn gió mạnh
(Huế tháng Tám – Từ ấy)
Niềm vui khi Cách mạng Tháng Tám thành công.
6. Kháng chiến ba ngàn ngày
Không đêm nào vui bằng đêm nay
Đêm lịch sử, Điện Biên sáng rực
Trên đất nước, như huân chương trên ngực
Dân tộc ta, dân tộc anh hùng
(Hoan hô chiến sĩ Điện Biên – Việt Bắc)
Niềm vui trước chiến thắng Điện Biên - 1954
6. Ồ thích thật, bài thơ Miền Bắc
Rất tự do nên tươi nhạc tươi vần
Cả không gian như xích lại gần
Thời gian cũng quên tuần quên tháng
Đi ta đi khai phá rừng hoang
Hỏi núi non cao đâu sắt đâu vàng (Bài ca xuân 61)
1961 - Ngợi ca cuộc sống mới trên miền Bắc
7. Tôi lại nhìn, như đôi mắt trẻ thơ
Tổ quốc tôi, chưa đẹp thế bao giờ!
Xanh núi xanh sông, xanh đồng, xanh biển
Xanh trời, xanh của những giấc mơ..
Tôi bay giữa màu xanh giải phóng
Tầng thấp, tầng cao, chiều dài chiều rộng
Ôi Việt Nam! Yêu suốt một đời
Nay mới được ôm Người trọn vẹn, Người ơi! (Vui thế hôm nay – Máu và hoa)
Niềm tự hào niềm vui phơi phới khi "toàn thắng về ta"
8. Xin tạm biệt đời yêu quý nhất
Còn mấy vần thơ, một nắm tro
Thơ gửi bạn đường, tro bón đất
Sống là cho và chết cũng là cho.
2002 - Bài thơ cuối cùng của Tố Hữu
Nhìn vào các đoạn thơ trích trong phiếu học tập em có nhận xét gì về đường thơ và đường cách mạng của Tố Hữu ?
- Các đoạn thơ đều gợi ra những sự kiện quan trọng của đất nước. Có thể thấy đường thơ và song hành gắn bó với những chặng đường CM đầy gian khổ hi sinh nhưng cũng nhiều thắng lợi và vinh quang.
2. Hướng dẫn HS tìm hiểu về đường Cách mạng, đường thơ của Tố Hữu
II. Đường cách mạng, đường thơ:
Phần 2: Số nào đúng? Có nhiều con số xuất hiện, hãy chọn con số mà mình cho là đúng. Sau đó hãy gắn những con số vừa chọn với một tập thơ. Con số đúng được 10 điểm.
Trình chiếu slide 13
- GV trình chiếu slide 14 sơ đồ grap các tập thơ và năm sáng tác
HS thảo luận nhóm lớn (5 nhóm)
- Thời gian: 5 phút
- Chọn ngẫu nhiên các tập thơ – Tên nhóm tương ứng với các tập thơ đã chọn.
- Nội dung thực hiện:
Tập thơ:
- Hoàn cảnh sáng tác:
- Nội dung cơ bản:
HS lần lượt trình bày, các nhóm nhận xét, GV chuẩn kiến thức
Tập thơ:
- Hoàn cảnh sáng tác:
- Nội dung cơ bản:
Tập thơ
HCST
Nội dung
Tác phẩm tiêu biểu
TỪ ẤY
Phong trào mặt trận Dân chủ và cuộc vận động tiến tới Cách mạng tháng Tám năm 1945
- Cảm thông sâu sắc với cuộc sống cơ cực của những người nghèo khổ trong xã hội.
- Ý chí kiên cường, yêu đời, khao khát tự do của người chiến sĩ trẻ
- Ca ngợi thắng lợi cách mạng, khẳng định niềm tin của nhân dân vào chế độ mới
- Tiếng hát sông Hương.
- Tâm tư trong tù
- Huế tháng Tám
VIỆT BẮC
Cuộc kháng chiến chống Pháp, gian khổ, anh dũng của dân tộc
- Là bản hùng ca về cuộc kháng chiến chống Pháp gian khổ mà anh hùng.
+ Ca ngợi những con người kháng chiến: Đảng và Bác Hồ, anh vệ quốc quân, bà mẹ nông dân, chị phụ nữ, em liên lạc
+ Nhiều tình cảm sâu đậm được thể hiện: tình quân dân, miền xuôi và miền ngược, tình yêu đất nước, tình cảm quốc tế vô sản,.
+ Phản ánh khí thế chiến thắng hào hùng.
- Lượm, Bầm ơi; Bà mẹ Việt Bắc
- Việt Bắc; Sáng tháng năm
- Hoan hô chiến sĩ Điện Biên
GIÓ LỘNG
Miền Bắc đi lên xây dựng chủ nghĩa xã hội và đấu tranh thống nhất đất nước.
+ Hướng về quá khứ để thấm thía nối đau khổ của cha ông, công lao của thế hệ đi trước
+ Niềm tin vào cuộc sống mới XHCN
+ Tình cảm thiết tha, sâu nặng với miền Nam và quốc tế vô sản.
- Ba mươi năm đời ta có Đảng
- Trên miền Bắc mùa xuân; Tiếng chổi tre; Mùa thu mới.
Mẹ Tơm;Quê mẹ
RA TRẬN; MÁU VÀ HOA
Cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước gian khổ, anh dũng và toàn thắng
- Ra trận: bản hùng ca về miền Nam, những hình ảnh tiêu biểu cho dũng khí kiên cường của dân tộc (anh giải phóng quân, ngươờithợ điện, em thơ hoá anh hùng, anh công nhân, cô dân quân)
- Máu và hoa:
+ Ghi lại chặng đường cách mạng đầy gian khổ
+ Niềm tin sâu sắc vào sức mạnh của quê hương, con người Việt Nam.
+ Cổ vũ, ca ngợi chiến đấu, mang đậm tính thời sự.
- Miền Nam; Mẹ Suốt; Hãy nhớ lấy lời tôi..
- Việt Nam, máu và hoa; Nước non ngàn dặm; Toàn thắng về ta
MỘT TIẾNG ĐỜN; TA VỚI TA
Đất nước bắt đầu bước vào thời kì hàn gắn vết thương chiến tranh, xây dựng, đổi mới
- Giọng thơ trầm lắng, đượm chất suy tư, chiêm nghiệm về cuộc đời và con người.
- Niềm tin vào lí tưởng và con đường cách mạng, tin vào chữ nhân luôn toả sáng ở mỗi hồn người.
- Một khúc ca xuân
- Có một ngày; Chân lí vẫn xanh tươi
- Em có nhận xét gì về chặng đường thơ của Tố Hữu và chặng đường cách mạng của dân tộc ta?
GV kết luận: Nhìn vào chặng đường thơ Tố Hữu có thể thấy rất rõ chặng đường CM. Với Tố Hữu, thơ và CM là một. Tố Hữu sáng tác thơ ca để phục vụ CM và chính CM cũng làm cho thơ Tố Hữu không ngừng phát triển. Tố Hữu rất xứng đáng với danh hiệu “Con chim sơn ca của CM” như nhiều người đã nói về ông.
3. Hướng dẫn HS tìm hiểu về phong cách thơ Tố Hữu.
Phần 3: Ai nhanh hơn
- Tổ chức cho HS chơi trò chơi: Điền nhanh vào dấu...
- Luật chơi: Hai đội cử người lên điền từ, cụm từ còn thiếu vào ... có thể lần lượt thay nhau lên điền. Mỗi đáp án đúng được 10 điểm
III. Phong cách thơ Tố Hữu:
Phiếu số 2:
1. Thơ Tố Hữu mang tính chất trữ tình ... (chính trị).
2. Niềm vui trong thơ Tố Hữu không nhỏ bé tầm thường mà là ...(niềm vui lớn)
3. Nghệ thuật biểu hiện trong thơ Tố Hữu mang tính ... (dân tộc) rất đậm đà.
4. Tố Hữu đặc biệt thành công khi vận dụng thể thơ ... (truyền thống)
5. Hồn thơ Tố Hữu luôn hướng đến cái ... (ta chung) với những lẽ sống lớn, tình cảm lớn, niềm vui lớn
6. Tố Hữu thường sử dụng từ ngữ cách nói quen thuộc với ... (dân tộc)
Phiếu số 3:
1. Cảm hứng trong thơ Tố Hữu là cảm hứng ... (lịch sử - dân tộc)
2. Thơ Tố Hữu phát huy cao độ ...(tính nhạc) phong phú của tiếng Việt
3. Nổi bật trong thơ Tố Hữu là vấn đề vận mệnh ... (cộng đồng)
4. Giọng thơ mang tính chất ... (tâm tình)
5. Nhà thơ luôn đề cập đến những vấn đề có ý nghĩa ...(lịch sử)
6. Nhân vật trữ tình trong thơ Tố Hữu thường mang phẩm chất tiêu biểu cho ...(dân tộc)
GV chuẩn xác kiến thức bằng slide 22 . Yêu cầu HS đối chiếu với phiếu học tập, bổ sung, sửa chữa.
c. Hoạt động 3: Thực hành. ( 3 phút )
* Mục tiêu/Phương pháp/Kĩ thuật dạy học
- Mục tiêu: Nắm được một số vấn đề cơ bản về tác giả Tố Hữu
- Phương pháp: Nêu vấn đề
* Hình thức tổ chức hoạt động: Trình chiếu câu hỏi trắc nghiệm
Câu 1: Dòng nào chưa đúng với phong cách nghệ thuật thơ Tố Hữu:
A. Trữ tình chính trị
B. Trữ tình đạo đức
C. Giọng điệu tâm tình ngọt ngào và đậm đà tính dân tộc
D. Khuynh hướng sử thi
Câu 2: Ý nào chưa đúng với đặc điểm nội dung trong thơ Tố Hữu:
A. Tình cảm lớn
B. Lẽ sống lớn.
C. Niềm vui lớn.
D. Nỗi buồn to lớn.
Câu 3: Con đường thơ của Tố Hữu được đánh dấu bằng 5 tập thơ chính. Sắp xếp nào sau đây đúng trình tự thời gian sáng tác của các tập thơ ?
A. Từ ấy, Việt Bắc, Ra trận, Gió lộng, Máu và Hoa
B. Việt Bắc, Từ ấy, Gió lộng, Ra trận, Máu và Hoa.
C. Từ ấy, Việt Bắc, Gió lộng, Ra trận, Máu và Hoa
D. Ra trận, Từ ấy, Việt Bắc, Máu và Hoa, Gió lộng.
Câu 4: Thông tin nào sau đây về tác giả Tố Hữu là chưa chính xác
A. Trong giai đoạn 1930 – 1935, ông từng là thành viên của phong trào Thơ Mới.
B. Năm 1938 ông trở thành Đảng viên của Đảng Cộng sản và năm 1939 bị bắt giam ở nhiều nhà tù miền Trung.
C. Nhiều năm liền ông phụ trách công tác văn hóa nghệ thuật của Đảng và từng là Ủy viên của Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Việt Nam.
D. Ông được tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật năm 1996.
d. Hoạt động 4: Vận dụng, mở rộng ( 4 phút )
* Mục tiêu/Phương pháp/Kĩ thuật dạy học
- Mục tiêu: Đạt những yêu cầu về kĩ năng đọc hiểu văn bản, nắm được nội dung của bài, có sự vận dụng và mở rộng kiến thức
- Phương pháp: Đọc sáng tạo, kĩ năng trình bày, năng lực tự học.
* Hình thức tổ chức hoạt động: HS làm ở nhà, nộp sản phẩm vào tiết sau:
- Vẽ sơ đồ tư duy hoặc sơ đồ grap bài học : Việt Bắc - Phần I. Tác giả
- Sưu tầm thêm mỗi chặng đường thơ gồm 2 bài thơ của Tố Hữu.
3. Hướng dẫn học sinh học bài ở nhà: ( 1 phút )
- Hoàn thành bài thu hoạch theo yêu cầu
- Chuẩn bị bài Việt Bắc - Phần I. Tác phẩm: Đọc văn bản, trả lời câu hỏi phần hướng dẫn học bài, tìm hiểu thêm về hoàn cảnh lịch sử khi bài thơ ra đời (tranh ảnh, thơ ...)
Phụ lục:
TIẾT 23 VIỆT BẮC – PHẦN I TÁC GIẢ
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1
Họ tên HS/Nhóm ...............................................Lớp 11B2
Dựa vào SGK và những hiểu biết cá nhân, anh chị hãy ghi lại các thông tin mà những câu thơ trên gợi nhắc đến về cuộc đời Tố Hữu.
Nhà thơ Tố Hữu (1920 - 2002)
Thơ Tố Hữu
Những thông tin được gợi nhắc về cuộc đời Tố Hữu, về sự kiện của đất nước.
1. Năm 20 của thế kỉ 20
Tôi sinh ra. Nhưng chưa được làm người
Nước đã mất. Cha đã làm nô lệ
[....] Ngẩng đầu lên, không thấy mặt trời
Đất lai láng những là nước mắt.... (Một nhành xuân – một tiếng đờn)
2. Huế ơi, quê mẹ của ta ơi!
Nhớ tự ngày xưa, tuổi chín mười
Mây núi hiu hiu, chiều lặng lặng
Mưa nguồn gió biển, nắng xa khơi ... (Quê mẹ - Gió lộng)
3. Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ
Mặt trời chân lí chói qua tim
Tâm hồn tôi là một vườn hoa lá
Rất đậm hương và rộn tiếng chim... (Từ ấy)
4. Cô đơn thay là cảnh thân tù
Tai mở rộng và lòng sôi rạo rực
Tôi lắng nghe tiếng đời lăn náo nức
Ở ngoài kia vui sướng biết bao nhiêu (Tâm tư trong tù – Từ ấy
5. Chừ đây Huế, Huế ơi! Xiềng gông xưa đã gãy
Hãy bay lên! Sông núi của ta rồi!
Nước mắt ta trào, húp mí, tràn môi
Cổ ta ré trăm trận cười, trận khóc!
[...] Ngực lép bốn nghìn năm, trưa nay cơn gió mạnh
(Huế tháng Tám – Từ ấy)
6. Kháng chiến ba ngàn ngày
Không đêm nào vui bằng đêm nay
Đêm lịch sử, Điện Biên sáng rực
Trên đất nước, như huân chương trên ngực
Dân tộc ta, dân tộc anh hùng
(Hoan hô chiến sĩ Điện Biên – Việt Bắc)
6. Ồ thích thật, bài thơ Miền Bắc
Rất tự do nên tươi nhạc tươi vần
Cả không gian như xích lại gần
Thời gian cũng quên tuần quên tháng
Đi ta đi khai phá rừng hoang
Hỏi núi non cao đâu sắt đâu vàng (Bài ca xuân 61)
7. Tôi lại nhìn, như đôi mắt trẻ thơ
Tổ quốc tôi, chưa đẹp thế bao giờ!
Xanh núi xanh sông, xanh đồng, xanh biển
Xanh trời, xanh của những giấc mơ..
Tôi bay giữa màu xanh giải phóng
Tầng thấp, tầng cao, chiều dài chiều rộng
Ôi Việt Nam! Yêu suốt một đời
Nay mới được ôm Người trọn vẹn, Người ơi! (Vui thế hôm nay – Máu và hoa)
TIẾT 23 VIỆT BẮC – PHẦN I TÁC GIẢ
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2
Họ tên HS/Nhóm ...............................................Lớp 11B2
Điền từ còn thiếu vào ...................
1. Thơ Tố Hữu mang tính chất trữ tình ...
. Niềm vui trong thơ Tố Hữu không nhỏ bé tầm thường mà là ...
3. Nghệ thuật biểu hiện trong thơ Tố Hữu mang tính ... rất đậm đà.
4. Tố Hữu đặc biệt thành công khi vận dụng thể thơ ...
5. Hồn thơ Tố Hữu luôn hướng đến cái ... với những lẽ sống lớn, tình cảm lớn, niềm vui lớn
6. Tố Hữu thường sử dụng từ ngữ cách nói quen thuộc với ...
TIẾT 23 VIỆT BẮC – PHẦN I TÁC GIẢ
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 3
Họ tên HS/Nhóm ...............................................Lớp 11B2
Điền từ còn thiếu vào ...................
1. Cảm hứng trong thơ Tố Hữu là cảm hứng ...
2. Thơ Tố Hữu phát huy cao độ ... phong phú của tiếng Việt
3. Nổi bật trong thơ Tố Hữu là vấn đề vận mệnh
4. Giọng thơ mang tính chất ...
5. Nhà thơ luôn đề cập đến những vấn đề có ý nghĩa
6. Nhân vật trữ tình trong thơ Tố Hữu thường mang phẩm chất tiêu biểu cho ...
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Tuan 8 Viet Bac_12352758.doc