BÀI 12. CÔNG DÂN VỚI TÌNH YÊU, HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH
( TIẾT 2)
I. Mục tiêu bài học
1. Kiến thức
- Hiểu được thế nào là hôn nhân và chế độ hôn nhân ở nước ta hiện nay.
- Gia đ ình, chức năng của gia đình, các mối quan hệ trong gia đình và
trách nhiệm của các thành viên trong gia đình.
2. Kĩ năng
Học sinh có thể sử dụng các kiến thức đã học để nhận xét, lí giải, phê phán một số quan niệm, thái độ hành vi.trong xã hội trong quan hệ tình yêu, hôn nhân và gia đình.
3. Thái độ
- Đồng tình và ủng hộ những quan niệm, những hành động đúng và tiến bộ
- Phê phán những nhận thức và hành vi lệch lạc, sai trái về quan hệ tình yêu, hôn nhân và gia đình trong điều kiện hiện nay.
189 trang |
Chia sẻ: binhan19 | Lượt xem: 956 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Giáo dục công dân 10 cả năm – Trường THPT Ngô Thì Nhậm, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
, lợi ích chung của xã hội. Trong trường hợp ấy con người được xem là có đạo đức.
Giáo viên giúp học sinh năm được thế nào là đạo đức và nhấn mạnh ba vấn đề của của đạo đức.
PV :Em hãy lấy ví dụ về hành vi có đạo đức và hành vi không có đạo đức ?
GV : Tự điều chỉnh hành vi là việc tùy ý hay phải tuân theo ?
Tự điều chỉnh hành vi là bắt buộc hay tự giác ? Có phù hợp với lợi ích cộng đồng của xã hội không ?
- GV tổng kết và đưa ra khái niệm về đạo đức.
PV: Quy tắc là gì? Chuẩn mực là gì?
- Quy tắc là những điều quy định mọi người phải tuân theo trong một hoạt động chung nào đó.
- Chuẩn mực là cái được công nhận là đúng theo quy định hoặc theo thói quen trong xã hội.
- Hành vi là những phản ứng, cách xử xự biểu hiện ra bên ngoài của con người trong một hoàn cảnh nhất định.
Phân biệt hành vi tham nhũng với hành vi không phải là tham nhũng
Trong lĩnh vực đạo đức, những nhu cầu lợi ích của cá nhân, xã hội đều được thể hiện ra ở các quy tắc , chuẩn mực và dư luận xã hội. Một hành vi đạo đức phải được xã hội thừa nhận và hình thành một cách tự giác luôn luôn được củng cố bằng « sức mạnh » của các tấm gương của quần chúng.
- Câu thơ : “ Trăm năm bia đá thì mòn.
Ngàn năm bia miệng vẫn còn trơ trơ”
Em hiểu câu thơ trên muốn nói tới điều gì?
- Danh dự, nhân phẩm của con người.
GV chuyển ý : Cùng với sự vận động và phát triển của lịch sử xã hội, các quy tắc chuẩn mực này cũng biến đổi theo. Tùy theo sự phát triển của xã hội mà mỗi xã hội có một nền đạo đức riêng.
VD : Chế độ phong kiến và Chiếm hữu nô lệ nền đạo đức luôn bị chi phối bởi quan điểm và lợi ích của giai cấp bóc lột.( Trung với vua, vua bảo chết là chết)
Chế độ XHCN : Nền đạo đức tiến bộ phù hợp với yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước ( Trung có nghĩa là trung thành với lợi ích của đất nước, của nhân dân)
PV : Từ khái niệm đạo đức em hãy chỉ ra các đặc trưng của đạo đức ?
Theo em quy tắc, chuẩn mực đạo đức có biến đổi theo sự vận động và phát triển của xã hội không ? lấy ví dụ minh họa ?
Đây là một phương thức điều chỉnh hành vi cơ bản của con người nhưng không phải là phương thức duy nhất. Pháp luật và phong tục tập quán cũng là những phương thức có khả năng điều chỉnh nhất định đối với hành vi của con người. Tuy nhiên giữa chúng có sự khác biệt cơ bản.
PV: Theo em quan niệm đạo đức giữa các quốc gia, dân tộc khác nhau trên thế giới có giống nhau không? Cho ví dụ?
- Có sự khác nhau, bởi mỗi quốc gia, mỗi dân tộc có quan niệm đạo đức phù hợp với cách sống của họ.( Khi bố mẹ về già)
Như vậy đạo đức vừa mang tính giai cấp, vừa mang tính dân tộc.
GV chuyển ý: Đạo đức là một phương thức điều chỉnh hành vi con người nhưng không phải là duy nhất. Ngoài đạo đức ra thì pháp luật và phong tục tập quán cũng có khả năng điều chỉnh nhất định đối với hành vi con người, tuy nhiên giữa chúng có sự khác biệt.
PV : Em hãy chỉ ra sự giống nhau giữa đạo đức với pháp luật, phong tục tập quán ?
? Em hãy nêu một số phong tục, tập quán ở địa phương của em ?
Giáo viên giúp học sinh nắm được đơn vị kiến thức để từ đó học sinh thấy được việc học tập, tu dưỡng đạo đức không chỉ là mục tiêu giáo dục trong nhà trường mà còn là mục tiêu của các nhân và xã hội. Để nắm được điều này giáo viên nêu ra các câu hỏi đàm thoại.
GV cho học sinh củng cố kiến thức 1.
Những câu tục ngữ nào sau đây nói về đạo đức, pháp luật và phong tục tập quán ?
Trọng nghĩa khinh tài
Bền người hơn bền của
Thương người như thể thương thân
Đất có lề quê có thói
Phép vua thua lệ làng.
- HS trả lời ý kiến cá nhân
- GV nhận xét và kết luận
1. Quan niệm về đạo đức.
a.Đạo đức là gì ?
- Khái niệm :Đạo đức là một hệ thống các quy tắc chuẩn mực xã hội mà nhờ đó con người tự điều chỉnh hành vi của mình cho phù hợp với lợi ích của cộng đồng, của xã hội.
- Đạo đức là một phương thức điều chỉnh hành vi của con người, khi nói đến đạo đức cần chú ý đến 3 điểm sau :
+) Đó là những quy tắc, chuẩn mực của xã hội chứ không phải của cá nhân.
+) Đó là tính tự giác, nếu không có tính tự giác thì hành vi đó sẽ mất tính đạo đức.
+) Hành vi phải phù hợp với lợi ích chân chính của con người, phù hợp với xã hội.
VD : - Trên đường đi học về có một cụ già muốn qua đường, em đã giúp cụ qua đường an toàn.
- Trong lớp giúp đỡ các bạn có hoàn cảnh khó khăn.
*) Tham nhũng :là sự lợi dụng quyền lực nhà nước để trục lợi riêng.
Luật phòng chống tham nhũng năm 2005 : « Tham nhũng là hành vi của người có chức vụ, quyền hạn đã lợi dụng chức vụ quyền hạn đó vì vụ lợi »
- Người có hành vi tham nhũng chà đạp lên lợi ích của Nhà nước và công dân, là người không có đạo đức.
VD : Người tham ô tài sản của Nhà nước chỉ nghĩ đến lợi ích của bản thân, xâm phạm đến lợi ích của Nhà nước.
- Tham ô tài sản của Nhà nước là hành vi tham nhũng.
- Lấy cắp tài sản của Nhà nước không phải là hành vi tham nhũng( Trộm cắp tài sản XHCN ; người có chức có quyền lấy của công thành của tư gọi là tham nhũng)
VD : Huỳnh Thị Huyền Như chiếm đoạt 4.000 tỷ đồng.Huỳnh Thị Huyền Như - nguyên quyền trưởng phòng Giao dịch Điện Biên Phủ, Vietinbank chi nhánh TP HCM .Theo đó, ngày 18/10, VKSND Tối cao ra cáo trạng truy tố bị can Huỳnh Thị Huyền Như về hai tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản và Làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức; Võ Anh Tuấn, nguyên cán bộ văn phòng Vietinbank TP HCM, về tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Liên quan vụ án, 21 bị can khác bị truy tố theo các tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản; Cho vay lãi nặng;
- Đặc trưng :
+ Là quy tắc chuẩn mực xã hội (không phải của cá nhân)
+ Là tính tự giác
+ Phù hợp với lợi ích chân chính của con người.
- Cùng với sự phát triển của xã hội thì quy tắc, chuẩn mực đạo đức cũng thay đổi.
VD : Trong xã hội phong kiến : « Trai năm thê bảy thiếp »
Hiện nay trong chế độ XHCN : một vợ một chồng, vợ chồng bình đẳng với nhau.
b. Phân biệt đạo đức với pháp luật và phong tục tập quán trong sự điều chỉnh hành vi của con người.
- Giống nhau : Đều là phương thức điều chỉnh hành vi con người.
- Khác nhau :
+ Đạo đức : Tự giác thực hiện → nếu không thực hiện sẽ bị xã hội lên án, hoặc lương tâm cắn rứt, mang tính tự nguyện.
VD : Lễ phép chào hỏi người lớn ; Anh em hòa thuận thương yêu nhau.
+ Pháp luật : Bắt buộc thực hiện → nếu không thực hiện sẽ bị xử lý bằng sức mạnh của nhà nước( cưỡng chế)
VD : Đèn đỏ dừng lại ; Không có thái độ sai trong thi cử.
+ Phong tục tập quán : Con người phải tuân theo thói quen , tục lệ, nề nếp có từ lâu đời, là thuần phong mĩ tục cần thừa kế và phát huy, những hủ tục cần loại bỏ.
VD : Thờ cúng ông bà tổ tiên ; Dạm ngõ, ăn hỏi, xin dâu của lễ cưới. ; Ăn cơm phải mời...
4. Củng cố kiến thức( 3 phút)
Bài 1 : Học sinh điền ví dụ vào bảng sau :
Hệ thống
Khái niệm
Ví dụ
Hành vi
Những hành động, cách cư sử biểu hiện ra bên ngoài của con người trong hoàn cảnh nhất định
Quy tắc
Những điều quy định mọi người phải tuân theo trong một hành động chung
Chuẩn mực
Cái được công nhận theo đúng khuôn mẫu, mực thước, quy tắc, thói que của xã hội
Bài tập 2- Trang 66 SGK
Ngày xưa con người chặt củi, đốt than trên rừng là người hướng thiện, vì cây trên rừng không thuộc về ai, việc khai thác không liên quan đến ai, công cụ khai thác giản đơn, thô sơ, lạc hậu, số lương không đáng kể chỉ đủ dùng.
Ngày nay việc làm đó được coi là phá rừng, gây ô nhiễm môi trường là thiếu ý thức, vì : Rừng là tài sản quốc gia, có lợi cho con người về gá trị kinh tế và điều hòa môi trường, phá hoại rừng cây, gây hậu quả không tốt cho con người.
Họ là người vi phạm đạo đức và vi phạm pháp luật.
5. Hướng dẫn học bài ở nhà( 1 phút)
- Về nhà học bài cũ.
- Trả lời các câu hỏi 1,2,3 sách giáo khoa và chuẩn bị tiết 2 của bài 10
VI. RÚT KINH NGHIỆM
......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tuần: 20
Tiết : 20 Ký duyệt: Ngày..tháng.năm 2016
Ngày soạn:......../....../2016 .
Ngày dạy: ./....../2016 ..
BÀI 10: QUAN NIỆM VỀ ĐẠO ĐỨC ( Tiết 2)
I. Mục tiêu bài học.
Học xong bài 10 học sinh cần nắm được
1. Về kiến thức.
Nêu được thế nào là đạo đức, phân biệt được sự giống nhau và khác nhau giữa đạo đức với pháp luật và phong tục tập quán, hiểu được vai trò của đạo đức đối với sự phát triển của cá nhân, gia đình và xã hội.
2. Về kĩ năng.
- Phân biệt được hành vi đạo đức với hành vi pháp luật và hành vi không phù hợp với phong tục tập quán.
- Vận dụng các kiến thức đã học để giải quyết một số vấn đề đạo đức xã hội ngày nay, đặc biệt là các vấn đề đạo đức hằng ngày của học sinh.
3. Về thái độ.
- Coi trọng vai trò của đạo đức trong đời sống xã hội.
- Có ý thức điều chỉnh các hành vi phù hợp với các chuẩn mực đạo đức mới
II. CÁC NĂNG LỰC HƯỚNG TỚI HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN Ở HỌC SINH
Năng lực tự nhận thức các vấn đề về sự vật hiện tượng.
Năng lực tư duy phê phán
Năng lực giải quyết vấn đề
Năng lực hợp tác
- Năng lực sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông
III. PHƯƠNG PHÁP/ KĨ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC CÓ THỂ SỬ DỤNG
Xử lí tình huống
Đọc hợp tác, động não.
Liên môn: Văn học
Tích hợp: Kĩ năng sống.
IV. CHUẨN BỊ
1.Đối với giáo viên: - Soạn bài, SGK, tài liệu.
- Tình huống GDCD10
2. Đối với học sinh: Học bài, vở ghi, SGK.
V.TIẾN TRÌNH LÊN LỚP :
1.Ổn định tổ chức lớp( 1 phút)
Kiểm tra sĩ số các lớp dạy:
10A..........10B............10C...........
10D...........10E.......10G...........................
2. Kiểm tra bài cũ. ( 3 phút)
Câu hỏi : Phân biệt đạo đức với pháp luật? Lấy ví dụ ?
- Gọi học sinh trả lời
- Nhận xét và cho điểm
3. Học bài mới( 40 phút)
Trong những hoạt động xã hội, đạo đức là vấn đề luôn luôn đặt ra với tất cả các cá nhân để đảm bảo sự tồn tại và phát triển của xã hội. Tùy theo trình độ phát triển kinh tế-xã hội và quan điểm của giai cấp cầm quyền mà sự tác động của đạo đức đến cá nhân, gia đình và xã hội có sự khác nhau.
Vai trò của đạo đức thể hiện như thế nào chúng ta cùng tìm hiểu bài học ngày hôm nay.
Hoạt động của GV và HS
Nội dung cần đạt
GV tổ chức cho học sinh thảo luận.
- GV cho học sinh điền vào bảng.
Nhóm 1 : Vai trò của đạo đức đối với cá nhân ? Ở mỗi cá nhân tài năng và đạo đức cái nào hơn ? Vi sao ? Ví dụ minh họa ?
Nhóm 2 : Vai trò của đạo đức đối với gia đình ? Theo em hạnh phúc gia đình có được là nhờ có đạo đức hay tiền bạc, danh vọng ?Vì sao ? Nêu những dẫn chứng trong cuộc sống mà em biết ?
Nhóm 3 : Vai trò của đạo đức đối với xã hội ?
Nhóm 4 : Tình trạng trẻ em vị thành niên lao vào các tệ nạn xã hội như hiện nay có phải do đạo đức xuống cấp, xã hội cần phải làm gì ?
- HS các nhóm thảo luận
- HS cử đại diện nhóm trình bày
- HS cả lớp tham gia góp ý kiến, bổ sung.
-GV liệt kê ý kiến các nhóm
- HS ghi bài.
GV : Hạnh phúc gia đình có được là nhờ vào đạo đức. Vì có đạo đức mới giáo dục con cái đúng quy tắc, chuẩn mực đạo đức xã hội. Từ đó con cái ngoan ngoãn, trưởng thành nghe theo lời dạy bảo của cha mẹ.
Ngược lại nếu cha mẹ cãi nhau, hay mâu thuẫn, làm ăn phi pháp, sống không chung thủy dẫn đến gia đình tan nát con cái xa vào các tệ nạn xã hội, chơi bời....
GV : Một cá nhân sống đúng quy tắc, chuẩn mực đạo đức thì gia đình hạnh phúc, hòa thuận, mà khi gia đình hạnh phúc thì xã hội sẽ ổn định và hạnh phúc.
VD : Tệ nạn xã hội nhiều(ma túy, trộm cắp, cướp giật, mại dâm....) thì xã hội không yên ổn, con người luôn sợ hãi.
GV kết luận chung toàn bài : Xây dựng và phát triển nền đạo đức mới ở nước ta hiện nay có ý nghĩa rất to lớn. Không chỉ trong chiến lược xây dựng và phát triển con người Việt nam hiện đại mà còn xây dựng, phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.
2. Vai trò của đạo đức trong sự phát triển của cá nhân, gia đình và xã hội.
a. Vai trò của đạo đức đối với cá nhân
- Góp phần hoàn thiện nhân cách.
- Có ý thức và năng lực, sống thiện, sống có ích.
- Giáo dục lòng nhân ái, vị tha.
VD : Một kĩ sư xây dựng giỏi nhưng lại ăn cắp, bớt xén tiền và tài sản của nhân dân....là những người không có lương tâm, nhân phẩm, danh dự làm hại người khác, làm hại xã hội...
Tóm lại : Mỗi cá nhân cần phát triển hài hòa hai mặt đạo đức và tài năng. Trong đó đạo đức là gốc.Vì học hỏi sẽ có tài năng, còn nếu không có đạo đức sẽ thành người không có lương tâm, nhân phẩm và danh dự, làm hại cho người khác, cho xã hội...
b.Vai trò của đạo đức đối với gia đình.
Nhóm 2 :
- Đạo đức là nền tảng của gia đình.
- Tạo nên sự ổn định, phát triển vững chắc của gia đình.
- Là nhân tố xây dựng gia đình hạnh phúc.
Tóm lại :Tiền bạc danh vọng không mua được hạnh phúc nếu mọi thành viên trong gia đình không biết tổ chức cuộc sống hòa thuận, tiến bộ và hạnh phúc.
Vai trò của đạo đức đối với xã hội
Nhóm 3 :
- Đạo đức được coi là sức khỏe của một cơ thể sống.
- Xã hội sẽ phát triển bền vững nếu xã hội đó thực hiện đúng các quy tắc, chuẩn mực xã hội.
- Xã hội sẽ bị mất ổn định nếu đạo đức xã hội bị xuống cấp.
VD : Tệ nạn xã hội nhiều(ma túy, trộm cắp, cướp giật, mại dâm....) thì xã hội không yên ổn, con người luôn sợ hãi.
Một số kẻ sử dụng ma túy đá dẫn đến ảo giác, giết người hàng loạt, kể cả những người thân trong gia đình.
*) Nhóm 4 : Tình trạng trẻ em vị thành niên lao vào các tệ nạn xã hội như hiện nay là do đạo đức xuống cấp, đặc biệt là đối với thế hệ trẻ, chúng chạy theo lối sống hưởng thụ, lối sống Tây hóa, các trò chơi điện tử, kích động bạo lực.......coi con người trong xã hội như một trò đua, chúng có thể sẵng sàng đánh đập, chém giết người nào theo ý thích của chúng.
- Xã hội cần phải làm gì ?
Xã hội có trách nhiệm xây dựng, củng cố và phát triển nền đạo đức Việt nam có ý nghĩa to lớn không chỉ trong chiến lược xây dựng và phát triển con người Việt Nam hiện đại mà còn góp phần xây dựng, phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.
4.Củng cố kiến thức( 3 phút)
Bài 3 Trang 66 SGK
Bà A kinh doanh hàng gạo, bà thực hiện nghĩa vụ đóng thuế đúng quy định, nhưng bà cân gạo bằng một cân riêng không đủ số lượng.
Anh B đi đúng phần đường quy định, 3 em học sinh đi học lại đùa nghịch trên đường va phải anh B làm cả 3 cùng ngã. Anh B thấy mình không vi phạm pháp luật nên lên xe đi thẳng...
Qua các ví dụ trên ta thấy đạo đức và pháp luật có mối quan hệ với nhau, cùng giúp con người hoàn thiện mình hơn.
Bài 2 Trang 66 SGK
Ngày xưa chặt củi, đốt than trên rừng là người hướng thiện.
Vì : Cây trên rừng không thuộc về ai, việc khai thác không liên quan đến ai, công cụ khai thác giản đơn, số lượng không đáng kể chỉ đủ sống hàng ngày.
Ngày nay việc làm đó được coi là tàn phá rừng, gây ô nhiễm môi trường là thiếu ý thức
Vì : Rừng là tài sản quốc gia, có lợi cho con người cả về giá trị kinh tế và điều hòa môi trường... vi phạm đạo đức và vi phạm pháp luật.
*) Tư liệu tham khảo :
Trời có bốn mùa : Xuân, Hạ, Thu, Đông
Đất có 4 phương : Đông, Tây, Nam, Bắc
Người có 4 đức : Cần, Kiệm, Liêm, Chính
Thiếu một mùa thì không thành trời
Thiếu một phương thì không thành đất
Thiếu một đức thì không thành người
( Hồ Chí Minh)
« Ta thà làm quỷ nước Nam còn hơn làm vương đất Bắc »
( Trần Bình Trọng)
« Thà đui mà giữ đạo nhà »
( Nguyễn Đình Chiểu)
- Có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó, có tài mà không có đức thì là người vô dụng »
( Hồ Chí Minh)
5. Hướng dẫn học ở nhà( 1 phút)
- Làm các bài tập còn lại trong SGK
- Đọc trước bài 11
VI. RÚT KINH NGHIỆM
......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tuần: 21
Tiết : 21 Ký duyệt: Ngày..tháng.năm 2016
Ngày soạn:..../...../2016 .
Ngày dạy: ./...../2016 ..
BÀI 11. MỘT SỐ PHẠM TRÙ CƠ BẢN
CỦA ĐẠO ĐỨC HỌC ( 2 tiết)
I.MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Về kiến thức
- Hiểu được thế nào là nghĩa vụ, lương tâm.
- Hiểu rõ những yêu cầu và nhiệm vụ mà đạo đức xã hội đặt ra cho con người. Từ đó có nhận thức đúng về đạo đức cá nhân và có ý thức bồi dưỡng đạo đức mới.
- Người tham nhũng hoặc phải sống trong trạng thái cắn rứt lương tâm, hoặc không cắn rứt lương tâm, không ăn năn hối hận... đều không thanh thản.
2. Về kĩ năng :
- Đánh giá một cách khoa học các hiện tượng đạo đức trong xã hội
- Đánh giá được các hành vi đạo đức diễn ra trong cuộc sống hàng ngày
- Phân biệt trạng thái lương tâm của người tham nhũng với người không tham nhũng.
3. Về thái độ :
- Biết tôn trọng và giữ gìn các giá trị và chuẩn mực đạo đức mới tiến bộ
- Có ý thức tự giác thực hiện hành vi của bản thân theo các giá trị.
II. CÁC NĂNG LỰC HƯỚNG TỚI HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN Ở HỌC SINH
Năng lực tự nhận thức các vấn đề về sự vật hiện tượng.
Năng lực tư duy phê phán
Năng lực giải quyết vấn đề
Năng lực hợp tác
- Năng lực sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông
III. PHƯƠNG PHÁP/ KĨ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC CÓ THỂ SỬ DỤNG
Xử lí tình huống
Đọc hợp tác, động não.
- Tích hợp: Kĩ năng sống; Phòng chống tham nhũng.
IV. CHUẨN BỊ
1.Đối với giáo viên: - Soạn bài, SGK, tài liệu.
- Tình huống GDCD10
2. Đối với học sinh: Học bài, vở ghi, SGK.
V.TIẾN TRÌNH LÊN LỚP :
1.Ổn định tổ chức lớp( 1 phút)
Kiểm tra sĩ số các lớp dạy:
10A..........10B............10C...........
10D...........10E.......10G...........................
2.Kiểm tra bài cũ. ( 3 phút)
Câu hỏi : Nêu vai trò của đạo đức đối với cá nhân, gia đình và xã hội ?
- Gọi học sinh trả lời
- Nhận xét và cho điểm
3. Học bài mới( 40 phút)
Phạm trù đạo đức học bao hàm những khái niệm đạo đức cơ bản phản ánh những đặc tính cơ bản, những phương tiện và những quan hệ phổ biến nhất của những hiện tượng đạo đức trong đời sống hiện thực. Đạo đức học bao gồm các phạm trù cơ bản : Nghĩa vụ, lương tâm, nhân phẩm, danh dự, hạnh phúc, thiện ác....
Để hiểu rõ hơn về vấn đề này chúng ta cùng nhau tìm hiểu bài học ngày hôm nay.
Hoạt động của HS và GV
Nội dung kiến thức cần đạt
GV đặt vấn đề : Con người sống trong xã hội ai cũng có những nhu cầu và lợi ích nhất định cần được thỏa mãn để đảm bảo sự tồn tại và phát triển của bản thân. Muốn vậy con người phải lao động làm ra của cải vật chất và tinh thần.
Lao động và đời sống xã hội đòi hỏi mỗi các nhân phải có ý thức hòa hợp với người khác đặt nhu cầu và lợi ích của các nhân trong lợi ích của toàn xã hội. Tuy nhiên mỗi cá nhân dù cố gắng đến đâu thì cũng không thể tự thỏa mãn nhu cầu và lợi ích nếu không có sự kết hợp các cá nhân khác và toàn xã hội. Ý thức cá nhân về các mối quan hệ này được gọi là nghĩa vụ.
- GV tổ chức cho học sinh thảo luận lớp
VD1: Khi có giặc ngoại xâm uy hiếp sự tồn vong của đất nước, mọi người dân xông ra chiến trường giết giặc dù biết trước có thể hi sinh.
GV gợi ý: các em đã biết lợi ích và nhu cầu của mỗi chúng ta là được sống, được lao động, được học tập, vui chơi... khi đất nước bị giặc ngoại xâm tàn phá thì lợi ích, nhu cầu đó có thực hiện được không? Lợi ích và nhu cầu đó chỉ được thực hiện khi nào?
- HS trả lời
- Gv nhận xét và kết luận: Con người chỉ được sống, được lao động, được học tập, được mưu cầu hạnh phúc khi đất nước có độc lập tự do. Vì vậy chỉ có đánh đuổi giặc ngoại xâm để bảo vệ nền độc lập tự do của đất nước thì mới bảo vệ được nhu cầu và lợi ích của chính mình. Mỗi cá nhân phải hiểu biết được sự tất yếu phải biết kết hợp giữa nhu cầu và lợi ích của mình với nhu cầu và lợi ích của người khác của xã hội chính là ý thức nghĩa vụ.
- GV nhận xét và kết luận : Nghĩa vụ là sự phản ánh các mối quan hệ đạo đức đặc biệt giữa cá nhân với cá nhân và cá nhân với xã hội.
Nghĩa vụ là đặc trưng riêng chỉ có ở con người, khác với con vật là theo bản năng.
*)GV cho học sinh thảo luận về các tình huống sau :
- Ông A là giám đốc công ty thu vén, lấy tài sản của nhà nước làm giàu cho bản thân.
- Nhà máy sx phân đạm của tỉnh H xả nước thải làm ô nhiễm nguồn nước ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt hàng ngày của nhân dân quanh vùng.
- HS nhận xét ý kiến cá nhân
- HS cả lớp trao đổi
- GV nhận xét : Trong thực tế không phải khi nào nhu cầu và lợi ích cá nhân cũng phù hợp với nhu cầu và lợi ích xã hội, thậm chí có khi còn mâu thuẫn, trong từng trường hợp chúng ta cần phải rút ra bài học sau :
- Gv cho học sinh cả lớp thảo luận chung về vấn đề nghĩa vụ của thanh niên hiện nay
- HS phát biểu về nghĩa vụ của bản thân nói riêng và thanh niên nói chung
GV kết luận : như vậy nghĩa vụ không hình thành một cách tự nhiên, nhất thời mà được hình thành trong cả quá trình giáo dục, tự giáo dục và rèn luyện, trong hoạt động thực tiễn lâu dài của mỗi cá nhân, thậm chí phải vượt qua sự đấu tranh thử thách lớn lao trong cuộc sống.
GV chuyển ý : bằng cách đưa ra các tình huống để học sinh nhận xét :
*) Trên đường đi học về gặp một em bé bị lạc mẹ. Em đã đưa em bé đó đến đồn công an nơi gần nhất nhờ các chú công an tìm giúp.
*) Mùa gặt, rơm phơi đầy đường, bạn nam do tinh nghịch liền lấy rơm phủ lên rãnh nước ngang đường, một cụ già không biết nên dẫm chân xuống rãnh ngã và phải đi cấp cứu. Nhìn hậu quả do mình gây ra, Nam thấy lo lắng, , buồn bực và ân hận.
? Em đánh giá hành vi của bạn Nam?
Năng lực tự đánh giá đó gọi là gì ?
Năng lực đó được thể hiện qua hai trạng thái như thế nào ?
- Hs cả lớp cùng trao đổi
- Gv nhận xét và kết luận : Trong cuộc sống, những người có đạo đức luôn tự xem xét, đánh giá mối quan hệ giữa bản thân và những người xung quanh, với xã hội. Trên cơ sở đánh giá hành vi của mình, các cá nhân tự giác điều chỉnh hành vi cho phù hợp với các chuẩn mực đạo đức. Đó là lương tâm.
*)Phân biệt trạng thái lương tâm của người tham nhũng với người không tham nhũng.
GV cho dù lương tâm ở trạng thái nào cũng có ý nghĩa tích cực đối với cá nhân. Trạng thái lương tâm thanh thản giúp con người tự tin hơn vào bản thân và phát huy được tính tích cực trong hành vi của mình.
Trạng thái lương tâm cắn rứt giúp các nhân điều chỉnh hành vi của mình cho phù hợp với yêu cầu của xã hội.
Cá nhân nào hay làm điều ác, nhưng không biết ăn năn hối cải,không cắn rứt lương tâm thì coi là người vô lương tâm.
- GV chuyển ý bằng cách yêu cầu học sinh phân tích tình huống sau để chỉ ra trạng thái lương tâm và nói rõ thái độ của bản thân : Giữa một ngõ nhỏ có viên gạch vỡ, một cụ già mắt kém chống gậy đi qua do không nhìn thấy đã vấp phải và bị ngã. Mấy thanh niên ngồi bên quán nước và cười ồ lên, viên gạch vẫn nằm nguyên ở vị trí đó. Một tốp học sinh đi qua mải cười đùa cũng bị vấp làm bật cả móng chân, tốp học sinh lại đi qua, viên gạch vẫn nằm im. Một chú bé bán báo đang đi đến, nhìn thấy viên gạch chú dừng lại nhặt và vứt vào đống rác bên đường. Tiếng cười của mấy thanh niên chấm rứt..........
- Gv cho học sinh cả lớp cùng trao đổi.
? Ý nghĩa của lương tâm đối với đời sống đạo đức.
? Con người phải rèn luyện như thế nào để trở thành người có lương tâm ? Liên hệ với bản thân em ?
- HS cả lớp trình bày ý kiến cá nhân
- GV tổng hợp ý kiến học sinh
GV kết luận : Lương tâm là đặc trưng của đời sống đạo đức, là yếu tố nội tâm làm nên giá trị đạo đức con người. Nhờ có lương tâm mà những cái tốt đẹp trong đời sống được duy trì và phát triển. Do đó trong cuộc sống không chỉ đòi hỏi mỗi cá nhân phải có lương tâm mà còn phải biết giữ gìn lương tâm trong sáng.
1. Nghĩa vụ
Nghĩa vụ là gì ?
Ví dụ :
* Sói mẹ nuôi con
*Cha mẹ nuôi con
? Em có nhận xét gì về hoạt động nuôi con của sói mẹ
? Cha mẹ đã nuôi con đến trưởng thành
Đây là tình cảm nghĩa vụ của con người.
VD : Trẻ em cần được đi học.
Muốn vậy phải có : Trường học, thầy cô...
Muốn vậy : Cha mẹ và mọi người phải đóng thuế để xây dựng trường, trả lương cho thầy cô giáo, xây dựng bệnh viện, nơi vui chơi giải trí..... bản thân mỗi cá nhân phải học tập, rèn luyện đạo đức cho thật
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- GIAO AN KHOI 10_12478779.doc