1. Tên chủ đề: QUAN NIỆM VỀ ĐẠO ĐỨC
2. Mục tiêu bài học
a. Về kiến thức
- Hiểu được khái niệm đạo đức.
- Mối quan hệ giữa đạo đức và pháp luật trong phương thức điều chỉnh hành vi của con người.
- Biết được vai trò của đạo đức đối với cá nhân, gia đình và xã hội.
b. Về kĩ năng
- Phân biệt được các hành vi vi phạm đạo đức với hành vi vi phạm pháp luật.
- Nhận thức được vai trò những quy tắc đạo đức điều chỉnh trong cuộc sống.
c. Về thái độ
Luôn tu dưỡng, rèn luyện đạo đức trong cuộc sống, coi trọng vai trò của đạo đức trong cuộc sống xã hội.
3. Phương tiện, thiết bị sử dụng, phương và định hướng phát triển năng lực
a. Phương tiện, thiết bị sử dụng, phương pháp
- SGK, SGV GDCD 10, chuẩn kiến thức kĩ năng môn GDCD.
- Sách đạo đức học, pháp luật, bài tập tình huống GDCD 10.
- Những nội dung có liên quan đến bài học.
- Thuyết trình, thảo luận, đàm thoại.
- Sơ đồ,bảng phụ liên quan đến bài học.
b. Định hướng phát triển năng lực
-Năng lực chung: Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác, tự học,sáng tạo, hợp tác, sử dụng ngôn ngữ; .
-Năng lực chuyên biệt: Tự nhận thức, tự điều chỉnh hành vi; giải quyết vấn đề,tuân thủ PL
124 trang |
Chia sẻ: binhan19 | Lượt xem: 689 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Giáo dục công dân 10 trọn bộ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ngừng sáng tạo ra lịch sử và sáng tạo ra chính bản thân con người.
*Sản phẩm: HS hiểu được, chính con người là động lực của các cuộc CMXH. Nếu không có các cuộc CMXH thì XH loài người khong phát triển như ngày hôm nay.
1. Con người là chủ thể của lịch sử
a. Con người sáng tạo ra lịch sử của chính mình
- Việc chế tạo ra công cụ lao động giúp cho lịch sử xã hội loài người hình thành và phát triển, Từ công xã nguyên thủy -> Chiếm hữu nô lệ -> xã hội phong kiến -> TBCN -> XHCN.
b. Con người là chủ thể sáng tạo ra giá trị vật chất và giá trị tinh thần
* Con người là chủ thể sáng tạo ra giá trị vật chất
- Để tồn tại và phát triển con người cần có cái ăn, ở, mặc và các phương tiện sinh hoạt khác. Do đó, con người phải lao động sản xuất tạo ra của cải vật chất để nuôi sống mình và xã hội.
- Sản xuất ra của cải vật chất là đặc trưng riêng chỉ có ở con người.
- Là kết quả lao động có mục đích và sáng tạo của con người.
Ví dụ:
+ Con người sản xuất ra cái ăn, mặc, ở...
+ Con người sản xuất ra phương tiện sinh hoạt, tư liệu sản xuất.
* Con người là chủ thể sáng tạo ra giá trị giá trị tinh thần
- Đời sống sinh hoạt hàng ngày, kinh nghiệm trong lao động, đấu tranh, của con người là đề tài vô tận cho các phát minh khoa học và sáng tác nghệ thuật.
- Con người là tác giả của các công trình khoa học, tác phẩm vc. Con người là động lực của các cuộc cách mạng xã hội.
- Nhu cầu về một cuộc sống tốt đẹp hơn là động lực thúc đẩy con người không ngừng đấu tranh để cải tạo xã hội.
- Mọi sự biến đổi của xã hội, mọi cuộc cách mạng xã hội đều do con người tạo ra.
Ví dụ:NN Roma bị người Giecman xâm chiếm(476) kết thúc CHNL - PK. CMTS Hà Lan(1566), Anh(1649), Pháp(1789) phá bỏ PK - TBCN. CMT10 Nga(1917) xóa bỏ TBCN - CNXH.
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung
Hoạt động 4:Phân tích dữ liệu và đàm thoại tìm hiểu vì sao nói con người là mục tiêu phát triển xã hội
* Mục tiêu:
- HS hiểu được con người là mục tiêu phát triển xã hội.
- Rèn luyện kĩ năng so sánh, phân tích để hình thành năng lực tự học, tự nhận thức, giải quyết vấn đề.
* Cách tiến hành: GV yêu cầu HS xem các ví dụ
- Cả xã hội đang nỗ lực để ngăn chặn và tiến tới đẩy lùi dịch cúm gia cầm.
- Tất cả các cơ sở kinh doanh mặt hàng ăn, uống phải đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.
- Trồng rừng.
- Nhà nước tổ chức tiêm chủng cho trẻ em.
- Tích cực tham gia các hoạt động phòng chống ma túy, HIV/AIDS.
- Đầu tư nâng cấp và xây mới nhiều bệnh viện, trường học, công trình giao thông, công trình thủy lợi,
GV đặt câu hỏi: Các hoạt động nói trên do ai thực hiện ? Xét đến cùng, những hoạt động nói trên được thực hiện vì ai ?
HS cùng thảo luận để trả lời theo sự phân công của GV
GV đặt câu hỏi tiếp: Việc lợi dụng những thành tựu khoa học để sản xuất ra những thứ vũ khí giết người hàng loạt như bom nguyên tử, chất độc màu da cam... có phải là vì con người hay không ? Vì sao ? Vậy những hoạt động đó là vì ai ? Vậy theo em, mục tiêu cuối cùng mà sự phát triển của xã hội hướng tới là gì ?
HS suy nghĩ trả lời.
GV kết luận: Không, vì chúng chỉ đem lại cho con người chết chóc, đau khổ và bệnh tật. Vì lợi ích của một số ít người nào đó, vì những lợi ích đó họ đã chống lại và bất chấp sự sống còn của cả nhân loại.
GV thuyết trình: Trong những xã hội có giai cấp thì sự phát triển của xã hội thường dẫn tới áp bức, bất công. Trong những xã hội đó, cuộc sống tự do, hạnh phúc cùng với những quyền sống cơ bản của số đông luôn bị một thiểu số người nào đó tìm cách tước đoạt. Chính vì thế mà các thế hệ loài người đã không ngừng nỗ lực đấu tranh để chống lại những áp bức, bất công đó. Đó là con người.
GV nêu câu hỏi: Theo em, một xã hội phát triển vì con người phải là một xã hội như thế nào ? Với tư cách là chủ thể của lịch sử, theo em con người cần phải được đối xử như thế nào ?
GV kết luận: Phải là một xã hội mà ở đó con người được tạo mọi điều kiện để phát triển toàn diện, không còn áp bức, bất công, mọi người được sống trong hòa bình, hạnh phúc và phồn vinh. Là chủ thể của lịch sử con người cần phải được tôn trọng, cần phải được đảm bảo các quyền chính đáng của mình, phải là mục tiêu phát triển của xã hội.
GV đặt câu hỏi: Em mong muốn được sống trong một xã hội như thế nào ? Em đã, đang và sẽ làm gì để thực hiện được mong muốn đó ?
GV nhận xét, bổ sung: Con người là chủ thể của lịch sử nên con người cần phải được tôn trọng, cần phải được đảm bảo quyền chính đáng của mình, phải là mục tiêu phát triển của mọi tiến bộ xã hội.
*Sản phẩm: HS hiểu được mọi hoạt động của con người, dù là hoạt động nhận thức hay hoạt động thực tiễn xét đến cùng đều xuất phát từ con người, do con người và vì con người.
Đơn vị kiến thức 2: b. Chủ nghĩa xã hội với sự phát triển toàn diện của con người
* Mục tiêu:
- HS hiểu được CNXH với sự phát triển toàn diện của con người.
- Rèn luyện kĩ năng so sánh, phân tích để hình thành năng lực tự học, tự nhận thức, giải quyết vấn đề.
* Cách tiến hành: Nêu vấn đề, thảo luận cặp đôi
GV đặt vấn đề: Chúng ta đang chứng kiến sự phát triển mạnh mẽ của chủ nghĩa tư bản trên khắp thế giới. Chủ nghĩa tư bản đã đưa xã hội loài người phát triển lên một trình độ mới cao hơn so với các xã hội trước đó trong lịch sử. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu to lớn đã đạt được, chủ nghĩa tư bản cũng đang bộc lộ nhiều hạn chế cũng như những mặt trái của nó.
GV yêu cầu các nhóm HS thảo luận các câu hỏi sau:
1. Chất độc màu da cam và các loại vũ khí hủy diệt hàng loạt chủ yếu được sản xuất ở những nước nào ?
2. Hiện nay nhân loại đã thực sự được hưởng một cuộc sống hòa bình hay chưa ? Vì sao ?
3. Ngoài chiến tranh, con người đang còn phải đối mặt với những hiểm họa nào ?
HS thảo luận theo cặp đôi, đại diện trình bày theo yêu cầu GV, các nhóm khác phản biện.
GV bổ sung và kết luận:
1. Chất độc màu da cam và các loại vũ khí hủy diệt hàng loạt chủ yếu được sản xuất ở những nước tư bản phát triển.
2. Hiện nay nhân loại chưa được hưởng một cuộc sống hòa bình thực sự, vì chiến tranh, xung đột và khủng bố vẫn đang diễn ra ở nhiều nơi trên thế giới.
3. Ngoài chiến tranh, nhân loại đang còn phải đối mặt với đói nghèo, các bệnh, dịch bệnh nguy hiểm, ô nhiễm môi trường, thất nghiệp, những áp bức, bất công...
GV đặt câu hỏi: Theo em, sự phát triển của xã hội tư bản chủ nghĩa là vì ai ? Vì thiểu số những người có quyền lực và nhiều tiền hay vì đa số nhân dân lao động ? Vậy sự phát triển của xã hội tư bản chủ nghĩa đã thực sự vì con người hay chưa ? Theo em, một xã hội như thế nào mới được coi là xã hội phát triển vì con người ?
HS suy nghĩ trả lời:
GV bổ sung: Sự phát triển của xã hội tư bản chủ nghĩa là vì lợi ích của số ít những người có quyền lực và nhiều tiền. Sự phát triển của xã hội tư bản chủ nghĩa chưa thực sự vì con người. Đó là một xã hội mà ở đó con người sẽ được tạo mọi điều kiện tốt nhất để phát triển một cách toàn diện, là một xã hội mà ở đó không còn áp bức, bóc lột và bất công, là một xã hội mà ở đó con người luôn được tôn trọng, được đảm bảo những quyền chính đáng của mình, được sống trong hòa bình, tự do và hạnh phúc. Xã hội đó là xã hội xã hội chủ nghĩa. Cũng theo các nhà sáng lập ra chủ nghĩa nghĩa Mác - Lênin thì sớm hoặc muộn xã hội tư bản chủ nghĩa hiện nay sẽ tất yếu bị thay thể bởi xã hội xã hội chủ nghĩa.
GV nêu câu hỏi: Chúng ta đang nỗ lực để xây dựng chủ nghĩa xã hội tức là xây dựng một xã hội như thế nào ? Mục tiêu xây dựng chủ nghĩa xã hội và mục tiêu: Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh có phải là một hay không ? Vì sao ? Theo em, xây dựng chủ nghĩa xã hội có phải là công việc dễ dàng hay không ? Và em sẽ làm gì để góp một phần nhỏ bé của mình vào sự nghiệp chung vĩ đại ấy ?
*Sản phẩm: HS hiểu được CNXH với sự phát triển toàn diện của con người
GV kết luận: Xây dựng chủ nghĩa xã hội là xây dựng một xã hội vì con người. Là một, vì xây dựng một xã hội công bằng, dân chủ, văn minh, mọi người có điều kiện phát triển toàn diện cũng chính là mục tiêu cao cả của chủ nghĩa xã hội. Xây dựng chủ nghĩa xã hội là một quá trình hết sức lâu dài, gian khổ đòi hỏi phải có sự đoàn kết, nhất trí và nỗ lực của nhiều người. Để góp một phần nhỏ bé của mình vào sự nghiệp chung vĩ đại ấy, để có một cuộc sống tốt đẹp hơn, mỗi chúng ta phải không ngừng học tập, lao động và sáng tạo, không ngừng đấu tranh với những biểu hiện tiêu cực, sai trái trong đời sống, ủng hộ cái đúng, cái tiến bộ và luôn tôn trọng con người.
2. Con người là mục tiêu của sự phát triển xã hội
a. Vì sao nói con người là mục tiêu phát triển xã hội.
- Mọi hoạt động của con người, dù là hoạt động nhận thức hay hoạt động thực tiễn xét đến cùng đều xuất phát từ con người, do con người và vì con người.
=> Như vậy : Con người là chủ thể của lịch sử nên con người cần phải được tôn trọng, cần phải được đảm bảo quyền chính đáng của mình, phải là mục tiêu phát triển của mọi tiến bộ xã hội.
b. Chủ nghĩa xã hội với sự phát triển toàn diện của con người
- Sự phát triển của xã hội tư bản chủ nghĩa chưa thực sự vì con người.
- Xây dựng chủ nghĩa xã hội là xây dựng một xã hội vì con người.
Xây dựng một xã hội công bằng, dân chủ, văn minh, mọi người có điều kiện phát triển toàn diện chính là mục tiêu cao cả của chủ nghĩa xã hội.
- Xây dựng chủ nghĩa xã hội là một quá trình hết sức lâu dài, gian khổ đòi hỏi phải có sự đoàn kết, nhất trí và nỗ lực của nhiều người- Như vậy : Mọi chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước ta đều vì phát triển con người toàn diện với mục tiêu : Dân giầu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ văn minh.
3. Hoạt động luyện tập
* Mục tiêu:
- Giúp HS củng cố kiến thức của nội dung bài học.
- Rèn luyện kĩ năng phân tích, tổng hợp, khái quát hướng đến NL tự học, năng lực giải quyết vấn đề cho HS.
* Cách tiến hành: Cho HS làm bài tập sau
GV yêu cầu HS làm bài tập sau:
Hãy chọn phương án đúng, sai bằng cách đánh dấu (X) vào các ô tương ứng.
Nội dung
Đúng
Sai
1. Con người đã xuất hiện trước khi biết chế tạo ra công cụ lao động.
2. Lịch sử loài người đã xuất hiện trước khi có sự xuất hiện của con người.
3. Con người là sản phẩm của lịch sử và xã hội.
4. Sản xuất ra của cải vật chất là đặc trưng riêng chỉ có ở con người.
5. Con người là chủ thể sáng tạo ra lịch sử và sáng tạo ra chính bản thân mình.
6. Những cá nhân lãnh tụ là nhữ
g người sáng tạo ra lịch sử.
7. Những con người lao động bình thường thì không thể sáng tạo ra lịch sử và không phải là chủ thể của lịch sử.
8. Xây dựng chủ nghĩa xã hội là xây dựng một xã hội vì con người.
9. Quá trình đấu tranh để xây dựng được một xã hội thực sự vì con người là một quá trình hết sức lâu dài, khó khăn và phức tạp.
10. Quá trình xây dựng một xã hội vì con người đồng thời cũng là quá trình đấu tranh, khắc phục những mặt trái của nền văn minh.
*Sản phẩm: Câu trả lời của HS
4. Hoạt động vận dụng, mở rộng
* Mục tiêu
- Giúp cho HS vận dụng được kiến thức đã học vào thực tế cuộc sống.
- Rèn luyện kĩ năng phân tích, tổng hợp, khái quát, giao tiếp để hướng đến năng lực giải quyết vấn đề cho HS.
* Cách tiến hành:
Tự luận: Những hành vi nào sau đây cần phải bị lên án và xử lí thật nghiêm khắc ? Vì sao ?
a. Đua xe trái phép.
b. Sản xuất và tiêu thụ bột ngọt giả.
c. Khai thác gỗ trong rừng phòng hộ.
d. Tháo gỡ bom mìn còn sót sau chiến tranh.
e. Xả rác bừa bãi, không đúng nơi quy định.
g. Buôn bán phụ nữ và trẻ em.
h. Biểu tình phản đối chiến tranh.
i. Lưu hành và phổ biến văn hoá phẩm đồi truỵ.
Gợi ý trả lời: Những hành vi cần phải bị lên án và xử lí thật nghiêm khắc là các hành vi a, b, c, e, g, i vì đó là những hành vi chống lại con người.
5. Dặn dò nhắc nhở.
Về nhà làm bài tập 1 trang 59 và chuẩn bị nội dung bài 10: Quan niệm về đạo đức: Đạo đức là gì, phân biệt đạo đức với pháp luật trong sự điều chỉnh hành vi của con người, vai trò của đạo đức trong sự phát triển của cá nhân, gia đình và xã hội
Ngày soạn: .. Ngày dạy: .. Tiết KHDH:
1. Tên chủ đề: QUAN NIỆM VỀ ĐẠO ĐỨC
2. Mục tiêu bài học
a. Về kiến thức
- Hiểu được khái niệm đạo đức.
- Mối quan hệ giữa đạo đức và pháp luật trong phương thức điều chỉnh hành vi của con người.
- Biết được vai trò của đạo đức đối với cá nhân, gia đình và xã hội.
b. Về kĩ năng
- Phân biệt được các hành vi vi phạm đạo đức với hành vi vi phạm pháp luật.
- Nhận thức được vai trò những quy tắc đạo đức điều chỉnh trong cuộc sống.
c. Về thái độ
Luôn tu dưỡng, rèn luyện đạo đức trong cuộc sống, coi trọng vai trò của đạo đức trong cuộc sống xã hội.
3. Phương tiện, thiết bị sử dụng, phương và định hướng phát triển năng lực
a. Phương tiện, thiết bị sử dụng, phương pháp
- SGK, SGV GDCD 10, chuẩn kiến thức kĩ năng môn GDCD.
- Sách đạo đức học, pháp luật, bài tập tình huống GDCD 10.
- Những nội dung có liên quan đến bài học.
- Thuyết trình, thảo luận, đàm thoại.
- Sơ đồ,bảng phụ liên quan đến bài học.
b. Định hướng phát triển năng lực
-Năng lực chung: Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác, tự học,sáng tạo, hợp tác, sử dụng ngôn ngữ; .
-Năng lực chuyên biệt: Tự nhận thức, tự điều chỉnh hành vi; giải quyết vấn đề,tuân thủ PL
4. Xây dựng bảng mô tả các mức độ nhận thức
Chủ đề
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Vận dụng cao
Quan niệm về đạo đức.
- Trình bày được thế nào là đạo đức.
-Trình bày được vai trò của đạo đức trong việc phát triển của cá nhân, gia đình và xã hội.
- Phân biệt được sự giống nhau và khác nhau giữa đạo đức với pháp luật, phong tục tậ quán trong việc điều chỉnh hành vi của con người.
- Hiểu được vai trò của đạo đức trong việc phát triển của cá nhân, gia đình và xã hội.
- Phân biệt được hành vi vi phạm đạo đức với hành vi vi phạm pháp luật và hành vi không phù hợp với phonh tục, tập quán.
- Coi trọng vai trò của đạo đức trong đời sống xã hội.
- Nhận xét được hành vi đạo đức của những người xung quanh.
5. Biên soạn câu hỏi, bài tập
Nhận biết
Câu 1. Cùng với sự vận động và phát triển của lịch sử xã hội, các quy tắc, chuẩn mực đạo đức
A. không phát triển. B. không thay đổi.
C. biến đổi theo. D. ăn theo.
Câu 2. So với đạo đức thì pháp luật điều chỉnh hành vi của con người một cách
A. tự phát. B. tự giác.
C. tự nhiên. D. bắt buộc.
Câu 3. Sự điều chỉnh hành vi của pháp luật là sự điều chỉnh mang tính
A. tự giác, có tính chủ động. B. bắt buộc, có tính cưỡng chế.
C. bắt buộc và tự nguyện. D. chủ động, có tính tự nguyện.
Thông hiểu
Câu 1. Nền đạo đức mới ở nước ta hiện nay là nền đạo đức
A. hiện đại. B. tiến bộ. C. tiên tiến. D. lành mạnh.
Câu 2. Trong những xã hội có giai cấp, nền đạo đức luôn bị chi phối bởi quan điểm và lợi ích của giai cấp
A. lao động. B. tiến bộ trong xã hội.
C. thống trị. D. chiếm số đông trong xã hội.
Câu 3. Việc sống và tuân theo những chuẩn mực, quy tắc đạo đức sẽ giúp con người
A. hoàn thiện nhân cách. B. sống thoải mái.
C. hoàn thiện nhiều kĩ năng. D. không bị pháp luật xử lí.
Vận dụng
Câu 1. Bạn B bắt trộm gà của người khác. Vậy bạn B vi phạm
A. đạo đức, nghĩa vụ. B. pháp luật, đạo đức.
C. nghĩa vụ, pháp luật. D. nội quy, đạo đức.
Câu 2. Đang trên đường đi học, A gặp người bán hàng rong bị đổ hàng tràn ra đường nhưng A không giúp đỡ họ. Vậy bạn A vi phạm nội dung nào sau đây?
A. Đạo đức. B. Pháp luật. C. Nghĩa vụ D. Nội quy.
Vận dụng cao
Câu 1.
Thiết kế tiến trình dạy học theo chủ đề.
1. Khởi động
* Mục tiêu:
- Kích thích HS tự tìm hiểu ý nghĩa của câu chuyện.
- Rèn luyện kĩ năng phân tích, nhận thức, quan sát.
* Cách tiến hành
- GV kể cho HS nghe câu chuyện về đạo đức.
Ở phương Tây có một ngày rất hay: ngày của Mẹ (Mother's day). Một hôm nhân ngày của mẹ, một thanh niên đi làm xa nhà ra bưu điện để gửi điện hoa về cho mẹ. Xong việc anh thấy lòng nhẹ nhàng và thanh thản. Trên đường quay ra bỗng anh gặp một em bé nhỏ đang đứng bên quầy hoa với hai hàng nước mắt rưng rưng. Động lòng thương, hỏi ra anh biết em bé cũng muốn mua cho mẹ một bó hoa nhưng không đủ tiền. Anh thanh niên liền mua hoa cho em bé và đề nghị được chở em về nhà. Em bé đồng ý, nhưng các em biết không? Em lại dẫn anh thanh niên ra một nghĩa trang. Thành kính đặt bó hoa lên một ngôi mộ rồi em ôm chầm lấy nấm mồ khóc nức nở. Thì ra em đã không còn mẹ. Vô cùng xúc động trước hoàn cảnh của em bé. Anh thanh niên sau khi đưa em về nhà đã tức tốc thay đổi ý định, anh lái xe một mạch về thăm mẹ, anh muốn ôm lấy mẹ mà nói rằng: "mẹ ơi con yêu mẹ vô cùng"
- GV hỏi: Em rút ra bài học gì từ câu chuyện trên?
- GV gọi 1 HS đứng tại chỗ trả lời(có thể gọi thêm HS khác)
- HS trả lời(Dự kiến): Chúng ta cần phải biết thương yêu, luôn quan tâm, chăm sóc cha mẹ.
- GV tiếp tục: Người có đức có tâm trước hết phải là người biết yêu mẹ kính cha, đó không chỉ nghĩa vụ mà là quyền lợi của mỗi chúng ta và thể hiện là người có đạo đức. Vậy đạo đức là gì? Đạo đức đóng vai trò như thế nào trong cuộc sống thì chúng ta tìm hiểu trong bài 10: Quan niệm về đạo đức.
2. Hoạt động hình thành kiến thức
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung bài học
2. Hoạt động hình thành kiến thức
Hoạt động 1a: : GV sử dụng phương pháp đàm thoại tìm hiểu khái niệm đạo đức
* Mục tiêu:
- Nêu được khái niệm, ví dụ về đạo đức.
- Rèn luyện kĩ năng so sánh, phân tích để hình thành năng lực tự học, tự nhận thức, tự điều chỉnh hành vi.
* Cách tiến hành: phương pháp đàm thoại.
- GV đưa ra một tình huống: Trên đường đi học về A gặp một cụ già đang định qua đường nhưng xe đông nên bà không qua được , A liền chạy đến dắt cụ qua đường.
Em có nhận xét gì về việc làm của A?
GV đưa ra các câu hỏi:
Việc làm của A mang tính tự nguyện hay bắt buộc?
Việc làm đó có phù hợp lợi ích cộng đồng của XH không?
Việc làm của A gọi là gì?
- Dự kiến HS trả lời:
+ A đã làm việc tốt.
+ Việc làm của A mang tính tự nguyện, tự giác.
+ Việc làm đó phù hợp lợi ích cộng đồng, của XH.
+ Việc làm của A gọi là đạo đức.
- GV bổ sung, kết luận bằng thuyết trình: Trong cuộc sống chúng ta tự giác thực hiện những hành vi phù hợp với quy tắc chuẩn mực đạo đức của xã hội thì đó là những hành vi đạo đức.
- GV nêu lại khái niệm đạo đức để chốt kiến thức cho học sinh.
* Sản phẩm: khái niệm đạo đức và ví dụ.
- Hoạt động củng cố:
- Giáo viên: Đưa ra các tình huống đạo đức và yêu cầu học sinh nhận xét.
- Học sinh: Biết được các hành vi đạo đức.
Hoạt động 1b: Thảo luận nhóm phân biệt đạo đức với pháp luật trong sự điều chỉnh hành vi của con người.
* Mục tiêu:
- Học sinh phân biệt được đạo đức và pháp luật trong sự điều chỉnh hành vi của con người.
- Rèn luyện kĩ năng phân tích, quan sát, so sánh để hướng đến năng lực tự học, hợp tác, tự điều chỉnh hành vi, tuân thủ pháp luật.
* Cách tiến hành: Thảo luận cặp đôi.
- GV đưa ra phiếu học tập và sau đó cho HS thảo luận cặp đôi theo phiếu học tập và gọi ngẫu nhiên 2 đến 3 cặp trả lời các câu hỏi được ghi trên phiếu học tập.
- Dự kiến HS trả lời: .
- GV nhận xét, kết luận và chốt lại kiến thức : Như vậy sự điều chỉnh vi của con người của đạo đức và pháp luật là khác nhau, sự điều chỉnh của đạo đức mang tính tự nguyện, tự giác còn sự điều chỉnh của pháp luật mang bắt buộc.
- GV cho HS chốt nội dung kiến thức :
* Sản phẩm : HS phân biệt được đạo đức và pháp luật, nêu được ví dụ.
1. Quan niệm về đạo đức
a, Đạo đức là gì?
Đạo đức là hệ thống các quy tắc, chuẩn mực XH mà nhờ đó con người tự điều chỉnh hành vi của mình cho phù hợp với lợi ích của cộng đồng, của XH.
b, Phân biệt đạo đức với pháp luật trong sự điều chỉnh hành vi của con người.
* Đạo đức Thực hiện các chuẩn mực đạo đức mà XH đề ra:
- Tự giác thực hiện
- Nếu không thực hiện sẽ bị dư luận XH lên án hoặc lương tâm cắn dứt - Lễ phép chào hỏi người lớn
-VD: - Con cái có hiếu với cha mệ
- Anh em hòa thuận
* Pháp luật - Thực hiện các quy tắc xử sự do Nhà nước quy định
- Bắt buộc (cưỡng chế) thực hiện
- Không thực hiện bị xử lý bằng sức mạnh của nhà nước
VD: - Đèn đỏ dừng lại
- Kinh doanh à nộp thuế.
Hoạt động 2: Tìm hiểu vai trò của đạo đức trong sự phát triển của cá nhân, gia đình, xã hội.
Hoạt động 2a: Thảo luận nhóm tìm hiểu vai trò của đạo đức trong sự phát triển của cá nhân, gia đình, xã hội.
* Mục tiêu:
- Học sinh hiểu được vai trò của đạo đức đối với cá nhân, gia đình, xã hội.
- Rèn luyện kĩ năng hợp tác để hình thành năng lực tự nhận thức, tự rèn luyện bản thân, điều chỉnh hành vi bản thân, năng lực hợp tác.
* Cách tiến hành:
Giáo viên chia lớp thành 4 nhóm, ghi sẵn nhiệm vụ của các nhóm vào bảng phụ cho các em thảo luận để trả lời vào bảng phụ và cử đại diện nhóm lên bảng trình bày.
Nhóm 1: Vai trò của đạo đức đối với cá nhân? Ví dụ.
Nhóm 2: Vai trò của đạo đức đối với gia đình? Ví dụ.
Nhóm 3: Vai trò của đạo đức đối với XH? Ví dụ.
Nhóm 4: Nêu các ví dụ về vai trò của đạo đức trong sự phát triển của cá nhân, gia đình, xã hội.
- HS cùng trao đổi trong thời gian 5 phút. Các nhóm tự cử đại diện của nhóm mình lên bảng trình bày và tương tác để góp ý cho nhau.
- Dự kiến HS trả lời:
VD: - Đối với cá nhân: yêu thương, giúp đỡ, quan tâm người khác.
- Đối với gia đình: các thành viên tôn trọng, yêu thương và gia đình sẽ hạnh phúc.
- Đối với xã hội: Xã hội ổn định, không có tệ nạn xã hội
- GV nhận xét tổng thể từng nhóm, chuẩn hóa nội dung kiến thức:
* Sản phẩm: Câu trả lời của các nhóm là vai trò của đạo đức trong sự phát triển của cá nhân, gia đình, xã hội.
Hoạt động củng cố: Giáo viên tổ chức cho học sinh hiểu sâu hơn vai trò của đạo đức đối với cá nhân, gia đình và xã hội bằng cách cho học sinh nhận xét các ý kiến sau:
- Ở mỗi cá nhân tài năng và đạo đức cái nào hơn? Vì sao?
- Theo em hạnh phúc gia đình có được là nhờ có đạo đức hay tiền bạc, danh vọng? vì sao? Dẫn chứng?
- Tình trạng trẻ vị thành niên lao vào tệ nạn XH như ngày nay có phải do đạo đức bị xuống cấp không? XH cần phải làm gì?
- Dự kiến HS trả lời:
* Kết luận: GV chính xác hóa đáp án của HS và kết luận
- Ở mỗi cá nhân đạo đức đóng vai trò quan trọng. Bởi vì, đạo đức đươc coi là cái gốc của con người, như Bác Hồ đã nói: “ Có đức mà không có tài làm việc gì cũng khó
Có tài mà không có đức là người vô dụng”.
- Theo em hạnh phúc gia đình có được là nhờ có đạo đức. Bởi vì nếu gia đình mà không có đạo đức thì gia đình đó sẽ không biết yêu thương, tôn trọng nhau, gia đình đó sẽ không hạnh phúc.
- Tình trạng trẻ vị thành niên lao vào tệ nạn XH như ngày nay do đạo đức bị xuống cấp. Bởi vì nhiều bạn trẻ hiện nay coi thường các quy tắc đạo đức.
Hoạt động củng cố : Giáo viên cho học sinh nêu các câu ca dao tục ngữ nói về vai trò của đạo đức đối với cá nhân, gia đình và xã hội?
2. Vai trò của đạo đức trong sự phát triển của cá nhân, gia đình, xã hội.
a, Vai trò của đạo đức đối với cá nhân
- Góp phần hoàn thiện nhân cách
- Có ý thức và năng lực sống thiện, sống có ích.
- Giáo dục lòng nhân ái vị tha
b, Vai trò của đạo đức đối với gia đình:
- Đạo đức là nền tảng của gia đình
- Tạo nên sự ổn định phát triển vững chắc của gia đình
- Là nhân tố xây dựng gia đình hạnh phúc
c, Vai trò đối với XH:
- Đạo đức được coi là sức khỏe của cơ thể sống.
- XH sẽ phát triển bền vững nếu XH đó thực hiện đúng quy tắc, chuẩn mực XH.
- XH sẽ bị mất ổn định nếu đạo đức XH bị xuống cấp.
3. Hoạt động luyện tập
* Mục tiêu:
- Giúp HS củng cố kiến thức về đạo đức, phân biệt đạo đức với pháp luật,vai trò của đạo đức đối với cá nhân, gia đình và xã hội.
- Rèn luyện kĩ năng phân tích, tổng hợp, khái quát hướng đến NL tự học, năng lực giải quyết vấn đề cho HS.
* Cách tiến hành:
GV đưa ra khung sơ đồ và yêu cầu học sinh hoàn thành sơ sơ đồ. (thời gian 5 phút):
Nhiệm vụ:
1. Hoàn thành sơ đồ.
2. Dựa vào sơ đồ đó nêu mối quan hệ giữa vai trò của đạo đức đối với cá nhân, gia đình, xã hội.
- GV gọi 1 học sinh lên bảng hoàn thành sơ đồ, sau đó gọi 2 học sinh nhận xét sơ đồ.
- GV gọi 2,3 học sinh chỉ ra mối quan hệ vai trò của đạo đức đối với cá nhân, gia đình, xã hội.
- Giáo viên nhận xét, bổ sung: Như vậy mỗi cá nhân mà có đạo đức thì cá nhân đó sẽ biết hoàn thiện bản thân mình, xây dựng gia đình hạnh phúc và sẽ góp phần vào sự ổn định xã hội.
* Sản phẩm: HS hoàn thành sơ đồ bài học và hiểu được về mối quan hệ vai trò của đạo đức đối với cá nhân, gia đình và xã hội.
4. Hoạt động vận dụng
* Mục tiêu
- Giúp cho HS vận dụng được kiến thức đã học vào thực tế cuộc sống.
- Rèn luyện kĩ năng phân tích, tổng hợp, khái quát, giao tiếp để hướng đến năng lực tự học,giải quyết vấn đề cho HS.
* Cách tiến hành:
1, GV nêu yêu cầu:
a, Tự liên hệ: - Hằng ngày trong cuộc sống em đã tự giác thực hiện các hành vi đạo đức chưa?
- Nêu những việc làm tốt ? những việc chưa làm tốt?
- Hãy nêu cách khắc phục những hành vi, việc làm chưa tốt?
b, Nhận diện xung quanh: Hãy nêu nhận xét của em về thực hiện các hành vi đạo đức của các bạn em hoặc 1 số người mà em biết.
c, GV định hướng học sinh:
- HS luôn thực hiện tốt các chuẩn mực đạo đức.
- HS làm bài tập 3 tron SGK, trang 66.
2, HS chủ động thực hiện các yêu cầu trên.
* Sản phẩm: Câu trả lời của HS
5. Hoạt động mở rộng
* Mục tiêu
- Giúp cho HS vận dụng được kiến thức đã học vào thực tế cuộc sống.
- Rèn luyện năng lực tự học, tự nhận thức và điều chỉnh hành vi của bản thân cho
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Giao an ca nam_12515371.doc