1. Khái niệm thế nào là hoạt động sản xuất của cải vật chất
a.Thế nào là sản xuất của cải vật chất:
Là sự tác động của con người vào tự nhiên, biến đổi các yếu tố của tự nhiên để tạo ra các sản phẩm phù hợp với nhu cầu của mình.
b.Vai trò của sản xuất của cải vật chất
Sx vật chất là cơ sở tồn tại của xã hội vì: sx ra của cải vật chất để duy trì sự tồn tại của con người và xh loài người. (Nếu ngừng sản xuất vật chất xã hội sẽ không tồn tại)
8 trang |
Chia sẻ: binhan19 | Lượt xem: 711 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Giáo dục công dân 11 Bài 1: Công dân với sự phát triển kinh tế, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lớp 11 Tiết Ngày dạy Sĩ số Vắng
Lớp 11 Tiết Ngày dạy Sĩ số Vắng
Lớp 11 Tiết Ngày dạy Sĩ số Vắng
Lớp 11 Tiết Ngày dạy Sĩ số Vắng
Tiết 1,2: BÀI 1
CÔNG DÂN VỚI SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
Học xong bài này HS cần:
1.Về kiến thức
- Hiểu được thế nào là sản xuất của cải vật chất và vai trò của sản xuất của cải vật chất đối với đời sống xã hội.
- Hiểu được khái niệm sức lao động, tư liệu lao động, đối tượng lao động.
- Hiểu được các yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất và mối quan hệ giữa chúng.
- Hiểu được thế nào là phát triển kinh tế và ý nghĩa của phát triển kinh tế đối với cá nhân, gia đình và xã hội.
2. Về kĩ năng
- Vận dụng những kiến thức của bài học vào thực tiễn, giải thích một số vấn đề thực tiễn có liên quan đến nội dung bài học.
3. Về thái độ
- Tích cực học tập để nâng cao chất lượng lao động của bản thân, góp phần xây dựng KT đất nước.
II. NHỮNG NĂNG LỰC CẦN HƯỚNG TỚI HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN Ở HỌC SINH
Năng lực tìm kiếm và xử lí thông tin, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực đánh giá
III. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
1.Giáo viên
SGK, SGV, sơ đồ minh hoạ, tài liệu tham khảo, giáo trình kinh tế chính trị.
2.Học sinh
SGK, vở ghi, vở bài tập,...
IV. PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC
1.Thảo luận nhóm
2. Xử lí tình huống
V. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Ổn định tổ chức
- Kiểm tra sĩ số
2. Kiểm tra bài cũ
3. Nội dung bài mới
Tổ chức các hoạt động học cho học sinh theo hướng giải quyết vấn đề
Giáo viên tổ chức cho HS quan sát một số hình ảnh, từ đó trao đổi, thảo luận để xác định vấn đề cần giải quyết.
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
Mục tiêu
HS chia sẻ những hiểu biết của bản thân về tầm quan trọng của việc sản xuất của cải vật chất
Xác định được các yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất, ý nghiã của phát triển kinh tế đối với cá nhân, gia đình và xã hội
Thứ tự
Hoạt động
Nội dung
Xây dựng tình huống xuất phát
1
Chuyển giao nhiệm vụ học tập
Giáo viên cho HS xem hình ảnh về hoạt động sản xuất ra của cải vật chất trên thị trường, sau đó nêu ra vấn đề cần giải quyết.
Định hướng cho HS trao đổi, thảo luận và chia sẻ suy nghĩ hình ảnh.
2
Thực hiện nhiệm vụ học tập
HS có thể thảo luận với bạn ngồi cạnh hoặc tự suy nghĩ để tìm hiểu tầm quan trọng của hoạt động sản xuất của cải vật chất và còn nhận biết được các yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất của cải vật chất
3
Báo cáo thảo luận
Giáo viên tổ chức cho học sinh trình bày về tầm quan trọng của hoạt động sản xuất của cải vật chất, các yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất của cải vật chất
4
Phát hiện vấn đề
Trên cơ sở thảo luận, giáo viên phát hiện vấn đề cần giải quyết: vai trò của sản xuất của cải vật chất đối với đời sống xã hội, các yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất và mối quan hệ giữa chúng và ý nghĩa của phát triển kinh tế đối với cá nhân, gia đình và xã hội.
Sản phẩm mong đợi từ hoạt động
HS hiểu được vai trò của sản xuất của cải vật chất đối với đời sống xã hội, các yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất và ý nghĩa của phát triển kinh tế đối với cá nhân, gia đình và xã hội.
HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Mục tiêu
HS nêu được:
- Thế nào là sản xuất của cải vật chất - Hiểu được khái niệm sức lao động, tư liệu lao động, đối tượng lao động.
- Các yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất và mối quan hệ giữa chúng.
- Thế nào là phát triển kinh tế và ý nghĩa của phát triển kinh tế đối với cá nhân, gia đình và xã hội.
Phương thức hoạt động
GV hướng dẫn HS trao đổi, thảo luận khái niệm sản xuất của cải vật chất. Các yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất. Phát triển kinh tế và ý nghĩa phát triển kinh tế
Thứ tự
Hoạt động
Nội dung
Đề xuất các giải pháp giải quyết vấn đề
1
Chuyển giao nhiệm vụ
Giáo viên yêu cầu HS thảo luận về khái niệm sản xuất của cải vật chất
Các yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất
Ý nghĩa cúa phát triển kinh tế đối với cá nhân, gia đình và xã hội
2
Thực hiện nhiệm vụ
GV tổ chức cho HS thảo luận theo nhóm, ghi kết quả thảo luận lên giấy A0.
3
Thảo luận
Giáo viên tổ chức cho học sinh trình bày và thảo luận về các vấn đề đặt ra.
4
Lựa chọn giải pháp
Trên cơ sở thảo luận, giáo viên giúp HS thấy được: khái niệm thế nào là sản xuất của cải vât chất, khái niệm sức lao động, đối tượng lao động, tư liệu lao động, khái niệm phát triển kinh tế.
Hướng dẫn thực hiện giải pháp giải quyết vấn đề
1
Chuyển giao nhiệm vụ
Giao cho HS câu hỏi thảo luân lớp. HS tìm hiểu nội dung khái niệm sản xuất của cải vật chất, các yếu tố của quá trình sản xuất.(theo nhóm)
Nhóm1: Con người tác động, làm biến đổi tự nhiên như thế nào và để làm gì?
Nhóm 2: Thế nào là sản xuất của cải vật chất? Lấy ví dụ minh họa.
Nhóm 3: Vai trò của sản xuất của cải vật chất là gì?
Nhóm 4: Các yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất
2
Thực hiện nhiệm vụ
Các nhóm thực hiện nhiệm vụ theo sự phân công
3
Báo cáo thảo luận
HS báo cáo kết quả và thảo luận về các kết quả báo cáo
4
Kết luận
GV nhận xét kết quả làm việc của HS về ý nghĩa của phát triển kinh tế đối với cá nhân, gia đình, xã hội.
Sản phẩm mong đợi
Báo cáo kết quả hoạt động theo nhóm được phân công
Hoạt động luyện tập
Mục tiêu
HS củng cố, hoàn thiện kiến thức công dân đối với sự phát triển kinh tế. Đồng thời rèn luyện kĩ năng sử dụng ngôn ngữ, thuyết trình, làm việc nhóm, tìm kiếm và xử lí thông tin
Phương thức hoạt động
GV hướng dẫn HS trả lời một số câu hỏi kiểm tra, tình huống, tiểu phẩm do HS chuẩn bị để củng cố kiến thức đã học để vận dụng vào thực tiễn cuộc sống.
Sản phẩm mong đợi
HS thực hiện được nhiệm vụ theo sự phân công
Hoạt động vận dụng và tìm tòi mở rộng
Mục đích
HS vận dụng những kiến thức trong bài về công dân với sự phát triển kinh tế để giải quyết các tình huống/nhiệm vụ học tập từ nội dung bài, từ thực tiễn cuộc sống đặt ra.
Phương thức hoạt động
GV giao nhiệm vụ về nhà cho HS theo khả năng nhận thức của các em.
Sản phẩm mong đợi
HS thực hiện được nhiệm vụ theo sự phân công của GV.
Kế hoạch dạy học chi tiết
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1: Hoạt động khởi động
Cách tiến hành:
GV cho HS quan sát một số hình ảnh về hoạt động sản xuất của cải vật chất
(Nguồn: Internet)
HS quan sát hình ảnh
Câu hỏi gợi ý:
1. Em có nhận xét gì sau khi xem các hình ảnh trên ?
2. Ý nghĩa, tầm quan trọng của hoạt động sản xuất của cải vật chất hiện nay như thế nào?
HS trả lời câu hỏi
GV dẫn dắt học sinh vào bài mới.
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung cần đạt
Hoạt động hình thành kiến thức
Hoạt động 2: Tìm hiểu Khái niệm sản xuất của cải vật chất
Mục tiêu: Nêu được khái niệm sản xuất của cải vật chất
Phương pháp: thảo luận lớp
Cách tiến hành: GV cho HS quan sát hình ảnh về hoạt động sản xuất
GV cho HS quan sát hình ảnh
Hỏi: Hình ảnh trên nói đến hoạt động gì?
Để tạo ra những sản phẩm đó, con người đã làm gì?
Hoạt động trên có ý nghĩa như thế nào?
HS trả lời
GV: Nhận xét, bổ xung
1. Khái niệm thế nào là hoạt động sản xuất của cải vật chất
a.Thế nào là sản xuất của cải vật chất:
Là sự tác động của con người vào tự nhiên, biến đổi các yếu tố của tự nhiên để tạo ra các sản phẩm phù hợp với nhu cầu của mình.
b.Vai trò của sản xuất của cải vật chất
Sx vật chất là cơ sở tồn tại của xã hội vì: sx ra của cải vật chất để duy trì sự tồn tại của con người và xh loài người. (Nếu ngừng sản xuất vật chất xã hội sẽ không tồn tại)
Hoạt động 3: Thảo luận nhóm tìm hiểu các yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất
- Mục tiêu: HS hiểu được các yếu tố cơ bản của quá trình sản xuấ biểu hiện ở 3 nội dung cụ thể.
- Thời gian: ...
- Cách tiến hành: Tổ chức thảo luận nhóm
- GV chia lớp làm 03 nhóm
Nhóm1: Sức lao động là gì? Phân biệt sức lao động và lao động?
Nhóm2: Thế nào là đối tượng lao động? Có mấy loại đối tượng lao động?
Nhóm 3: Thế nào là tư liệu lao động? Có mấy loại tư liệu lao động?
HS thảo luận nhóm
Đại diện nhóm báo cáo
Các nhóm khác nhận xét, bổ xung
- GV quan sát, hướng dẫn.
- GV nhận xét, đánh giá, đưa ra sơ đồ
Hỏi: Qua sơ đồ em có nhận xét gì ?
- GV nhận xét, đánh giá, kết luận.
Ba yếu tố cơ bản của QTSX
Sức lao động
Tư liệu lao động
Đối tượng lđ
Sản phẩm
2. Các yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất
a) Sức lao động
- Sức lao động là toàn bộ những năng lực thể chất và tinh thần của con người vận dụng vào quá trình sx.
Đối tượng lao động là những yếu tố của tự nhiên mà lao động của con người tác động vào nhằm biến đổi nó cho phù hợp với mục đích của con người.
- ĐTLĐ gồm 2 loại:
+ Loại có sẵn trong tự nhiên.
+ Loại trải qua tác động của lao động
c) Tư liệu lao động
* TLLĐgồm:
-Cclđ, Hệ thống bình chứa của sx - Kết cấu hạ tầng của sx
Hoạt động 4: Thảo luận lớp, làm việc cá nhân tìm hiểu ý nghĩa cúa phát triển kinh tế đối với cá nhân, gia đình và xã hội
Mục tiêu: HS biết ý nghĩa của phát triển kinh tế đối với cá nhân, gia đình và xã hội,
Tích cực học tập để nâng cao chất lượng lao động của bản thân, góp phần xây dựng KT đất nước.
Cách tiến hành: HS nghiên cứu nội dung phần 3 (sgk t9) sau đó GV chia lớp để thảo luận nhóm
- HS: Đọc nội dung sách giáo khoa
GV chia lớp 3 nhóm, giải quyết các vấn đề sau
Nhóm 1: Đối với cá nhân? Liên hệ thực tiễn?
Nhóm 2: Đối với gia đình? Liên hệ thực tiễn?
Nhóm 3: Đối với xã hội? Liên hệ thực tiễn?
HS thảo luận và trình bày ý kiến nhóm thảo luận và bổ xung
GV: Kết luận
3. Phát triển kinh tế và ý nghĩa của phát triển kinh tế đối với cá nhân, gia đình và xã hội
- Đối với cá nhân: Phát triển KT tạo điều kiện để mỗi người có việc làm và thu nhập ổn định, cuộc sống ấm no; đáp ứng nhu vật chất, tinh thần ngày càng phong phú; có điều kiện học tập, hoạt động xã hội, phát triển con người toàn diện ...
- Đối với gia đình: Phát triển KT là tiền đề, cơ sở quan trọng để thực hiện tốt các chức năng gia đình: KT, sinh sản, chăm sóc và giáo dục, đảm bảo hạnh phúc gia đình; xây dựng gia đình văn hoá ...để gia đình thực sự là tổ ấm hạnh phúc mỗi người, là tế bào của xã hội.
- Đối với xã hội:
+ Phát triển KT làm tăng thu nhập quốc dân và phúc lợi xh, chất lượng cuộc sống cộng đồng ..
+ Tạo điều kiện giải quyết công ăn việc làm, giảm thất nghiệp và tệ nạn xã
hội.
+ Là tiền đề để phát triển VH, GD, YT ... đảm bảo ổn định KT, CT, XH.
+ Tạo tiền đề vật chất để củng cố Quốc phòng An ninh giữ vững chế độ chính trị, tăng cường hiệu lực quản lý của Nhà nước, củng cố niềm tin của nd vào sự lãnh đạo của Đảng.
+ Là điều kiện để khắc phục tụt hậu về KT, xây dựng nền KT độc lập tự chủ, mở rộng quan hệ quốc tế, định hướng XHCN
Hoạt động luyện tập
Mục tiêu: Chính xác hóa kiến thức, vận dụng trực tiếp kiến thức vừa học vào giải quyết những nhiệm vụ cụ thể. Củng cố kiến thức đã học, kiểm tra khả năng nhận biết, thông hiểu, vận dụng kiến thức đã học để giải quyết các tình huống trong thực tiễn.
Cách tiến hành: HS trả lời các câu hỏi trắc nghiệm
Hoạt động của GV và học sinh
Nội dung cần đạt
GV nêu câu hỏi luyện tập
Câu 1.Sự tác động của con người vào tự nhiên biến đổi các yếu tố tự nhiên để tạo ra các sản phẩm phù hợp với nhu cầu của mình gọi là:
a. Sản xuất kinh tế
b. Thỏa mãn nhu cầu.
c. Sản xuất của cải vật chất.
d. Quá trình sản xuất.
HS trả lời
Câu 2. Sản xuất của cải vật chất giữ vai trò như thế nào đến mọi hoạt động của xã hội?
a. Quan trọng.
b. Quyết định.
c. Cần thiết.
d. Trung tâm.
HS trả lời
Câu 3 Toàn bộ năng lực thể chất và tinh thần của con người được vận dụng vào trong quá trình sản xuất được gọi là gì?
a. Sức lao động.
b. Lao động.
c. Sản xuất của cải vật chất.
d. Hoạt động.
HS trả lời
Câu 1: đáp án c
Câu 2: đáp án b
Câu 3: đáp án a
Hoạt động vận dụng
Mục tiêu: Củng cố kiến thức, kĩ năng, tăng cường năng lực vận dụng những kiến thức đã học để giải quyết các vấn đề trong thực tiễn cuộc sống.
Cách tiến hành: HS giải quyết được tình huống mô phỏng thực tế cuộc sống.
GV giao tình huống cho HS giải quyết.
Câu 1: Các em đã từng được quan sát một người thợ may đang may quần áo, vậy để thực hiện việc sản xuất tạo ra quần áo thì cần có sự tham gia của những yếu tố nào?
HS trả lời câu hỏi
Câu 2: Tình huống
Một thanh niên cao 1,7m, nặng 60 cân nhưng mắc bệnh tâm thần
Một người rất thông minh nhưng sau vụ tai nạn giao thông anh ta bị bại liệt toàn thân không thể lao động
? Người đó có được coi là người có sức lao động không?
HS trả lời câu hỏi
Đó là các yếu tố như người thợ may, máy khâu, vải, kim, chỉ, kéo, thước đo
Sức lao động là toàn bộ những năng lực thể chất và tinh thần của con người vận dụng vào quá trình sx.
- Thể lực và trí lực là hai yếu tố không thể thiếu trong hoạt động lao động của con người.
Hoạt động mở rộng
Mục tiêu: tăng cường ý thức tự tìm hiểu, mở rộng kiến thức, năng lực tự nghiên cứu, tự học của HS.
Cách tiến hành: GV yêu cầu HS tìm hiểu hoạt động sản xuất của cải vật chất,vai trò, ý nghĩa của hoạt động đo. đọc tài liệu tham khảo qua sách báo, mạng internet để mở rộng kiến thức.
Sản phẩm mong đợi: Biết học tập để nâng cao chất lượng lao động của bản thân, góp phần xây dựng KT đất nước.
GV gợi ý HS tìm hiểu thông tin, tài liệu qua một số website như:
1. bài 1: Công dân vơi sự phát triển kinh tế
2. Tài liệu: Giáo trình kinh tế chính trị Mác- Lê-nin NXB Chính trị quốc gia Hà Nội, 2002,
3. Tìm hiểu các hình ảnh, tình huống hoạt động sản xuất của cải vật chất
HS tìm hiểu
Báo cáo kết quả
HS biết nâng cao chất lượng lao động của bản thân, góp phần xây dựng KT đất nước.
6. Hoạt động đánh giá
* Mục tiêu:
- Nhận xét đánh giá được những ưu điểm, hạn chế của HS trong giờ HS và cả ngoài giờ học.
- Đánh giá khả năng tiếp thu bài học của HS.
- Phát triển NL tư duy phê phán, NL tự điều chỉnh bản thân HS.
* Cách tiến hành:
6.1. Đánh giá mọi người xung quanh
- GV nêu câu hỏi:
Nêu được tầm quan trọng của hoạt động sản xuất của cải vât chất
Chỉ ra được các yếu tố của quá trình sản xuất trong một hoạt động minh họa cụ thể
6.2. HS tự đánh giá kết quả tham gia bài học của HS
* GV yêu câu mỗi học sinh ghi ngắn gọn cảm nhận của bản thân sau bài học:
Điều em cảm thấy hứng thú nhất?
Điều em chưa hài lòng về tiết học?
- GV nhận xét bài học và đánh giá trên cơ sở những đánh giá của HS.
* GV đánh giá HS bằng điểm trên cơ sở những điều học sinh nắm được trong bài học
7. Hướng dẫn chuẩn bị bài mới
- HS đọc trước bài 2: HÀNG HÓA – TIỀN TỆ - THỊ TRƯỜNG
- Tài liệu: Giáo trình kinh tế chính trị Mác- Lê-nin NXB Chính trị quốc gia Hà Nội, 2002,
VI. PHỤ LỤC
Hướng dẫn thêm: Đọc báo kinh tế, mạng thông tin để tim hiểu các hàng hóa, giá cả, chất lượng....,trải nghiệm thực tế (đi chợ)
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Bai 1 Cong dan voi su phat trien kinh te Soan theo PP mo_12403213.doc