Tiết 17- Tuần 17. BÀI 6. CÔNG DÂN VỚI CÁC QUYỀN TỰ DO CƠ BẢN ( T 1)
I. Mục tiêu bài học
1. Kiến thức: Giúp học sinh nêu được khái niệm , ý nghĩa, nội dung của quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân
Trình bày đượởctách nhiệm của nhà nước và công dân trong việc bảo đảm và thực hiện quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân
2. Kỹ năng: Học sinh biết thực hiện quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân , phân biệt được những hành vi thực hiện đúng và hành vi xâm phạm quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân.
3. TháI độ : Có tháI độ phê phán với những biểu hiện vi phạm quyền tự do cơ bản của công dân
II. Chuẩn bị: SGK, sách tham khảo, một số tình huống pháp luật
III. Tiến trình dạy học
1. ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ: Kết hợp trong quá trình dạy bài mới
74 trang |
Chia sẻ: binhan19 | Lượt xem: 609 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Giáo dục công dân 12 hoàn chỉnh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ước 1. Định hướng nhận thức: Khi ăn uống với người nước ngoài cần lưu ý những gì ?
Bước 2. Học sinh nghiên cứu cá nhân: Đọc tài liệu mà giáo viên cung cấp hoặc xem lại những tư liệu đã sưu tầm được.
Bước 3. Học sinh trình bày kết quả nghiên cứu cá nhân. Cả lớp theo dõi và bổ sung.
Bước 4: Giáo viên nhận xét, bổ sung:
- Khi ăn tiệc tự chọn, nên bày cho đẹp khi lấy đồ ăn vào đĩa của mình. Có thể lấy nhiều lần.
- Tìm hiểu về cách ăn uống khác nhau của các dân tộc trên trên thế giới.
Hoạt động 6: Nói và nghe
Mục tiêu cần đạt: Học sinh trình bày được những điều cần lưu ý khi nói và nghe trong giao lưu với người nước ngoài.
Tổ chức thực hiện:
Bước 1. Định hướng nhận thức: Khi nói và nghe trong giao lưu với người nước ngoài cần lưu ý những gì ?
Bước 2. Học sinh nghiên cứu cá nhân: Đọc tài liệu mà giáo viên cung cấp hoặc xem lại những tư liệu đã sưu tầm được.
Bước 3. Học sinh trình bày kết quả nghiên cứu cá nhân. Cả lớp theo dõi và bổ sung.
Bước 4: Giáo viên nhận xét, bổ sung:
- Nên nghe nhiều, nói ít.
- Không ba hoa, xảo ngữ, lộng ngôn, khoe khoang;
- Rèn luyện khả năng thuyết trình trước đám đông.
Tiết 15 - Tuần 15. ÔN TẬP HỌC KỲ I
I.MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Nắm được và hệ thống lại nội dung kiến thức của cả học kỳ I
2. Kỹ năng: Học sinh rèn luyện cách trình bày bài ;Học sinh biết tư duy và lập luận khoa học; Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn một cách thuần thục
3. TháI độ : Có tháI độ phê phán với những biểu hiện tiêu cực trong thi cử
II. CHUẨN BỊ: Câu hỏi ôn tập
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ
GV kết hợp trong quá trình giảng bài mới
3. Bài mới
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung kiến thức cơ bản
Bài 1. Pháp luật và đời sống
Theo em ở bài 1 chúng ta cần nắm được những nội dung cơ bản nào?
Bài 2: Thực hiện pháp luật
Theo em ở bài 2 chúng ta cần nắm được những nội dung gì?
Bài 3: Công dân bình đẳng trước pháp luật
Theo em ở bài 3 chúng ta cần nắm được những nội dung gì?
Bài 4: Quyền bình đẳng của công dân trong một số lĩnh vực của đời sống xã hội
Theo em ở bài 4 chúng ta cần nắm được những nội dung gì?
Bài 5: Quyền bình đẳng giữa các dân tộc , tôn giáo
Theo em ở bài 5 chúng ta cần nắm được những nội dung gì?
* Bài 1 cần nắm được những nội dung cơ bản sau:
Học sinh cần phảI nắm được:
-Pháp luật là gì
-Pháp luật được hình thành từ đâu
-Pháp luật mang bản chất gì
-Tại sao lại phảI quản lí xã hội bằng pháp luật
-Nhà nước quản lý xã hội bằng pháp luật có tác dụng gì
-Các đặc trưng của pháp luật
* Nội dung cơ bản bài 2 cần nắm được:
-KháI niệm thực hiện pháp luật
- Phân biệt được các hình thức thực hiện pháp luật
- Các giai đoạn thực hiện pháp luật
- Phân biệt được vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lý. Từ đó nêu được các loại vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lý
* Nội dung cơ bản của bài 3:
- Học sinh hiểu được thế nào là quyền và nghĩa vụ
- Hiểu được công dân bình đẳng về quyền và nghĩa vụ. Từ đó lấy được các ví dụ dẫn chứng
- Công dân bình đẳng về trách nhiệm pháp lý
* Bài 4 học sinh cần nắm được :
- Thế nào là bình đẳng trong hôn nhân và gia đình, bình đẳng trong kinh doanh và trong lao động
- Nội dung quyền bình đẳng trong những lĩnh vực trên
* Bài 5 học sinh cần nắm được những nội dung cơ bản sau:
- Thế nào là dân tộc, tôn giáo
- Nội dung quyền bình đẳng giữa các dân tộc , tôn giáo
- Thấy được trách nhiệm của nhà nước trong việc bảo đảm quyền bình đẳng đó
4. Củng cố bài: Giáo viên nhận xét buổi ôn tập và cho điểm một số học sinh
5. Dặn dò học sinh Giáo viên nhắc nhở học sinh chuẩn bị ôn tập thật tốt ; Tiết sau kiểm tra học kỳ I
Tiết 16 – Tuần 16: KIỂM TRA HỌC KỲ I
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức: Giúp học sinh nắm được và hệ thống lại nội dung kiến thức của cả học kỳ I
2. Kỹ năng: Học sinh rèn luyện cách trình bày bài; Học sinh biết tư duy và lập luận khoa học; Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn một cách thuần thục
3. TháI độ : Có tháI độ phê phán với những biểu hiện tiêu cực trong thi cử
II. CHUẨN BỊ:
1. Phương tiện: - SGK,
- Xây dựng ma trận đề
Bài
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Vận dụng cao
Tổng
Bài 1: Pháp luật và đời sống
2
2
2
6
Bài 2: Thực hiện pháp luật
3
2
2
1
8
Bài 3: Công dân bình đẳng trước pháp luận
1
2
2
5
Bài 4: Quyền bình đẳng của công dân trong một số lĩnh vực
3
3
1
3
10
Bài 5: Bình đẳng giữa các dân tộc, tôn giáo
1
2
2
5
Bài 6: Công dân với các quyền tự do cơ bản
2
1
1
2
6
Tổng
12
12
10
6
40
- Biên soạn câu hỏi kiểm tra theo ma trận đề, đáp án đề kiểm tra:
Câu 1: Mục tiêu chủ yếu trong thực hiện quyền bình đẳng về giáo dục giữa các dân tộc nhằm
A. nâng cao trình độ dân trí. B. duy trì chữ viết riêng.
C. xóa mù chữ. D. mở rộng quy mô giáo dục.
Câu 2: Nhờ chị L có hiểu biết về pháp luật nên tranh chấp về đất đai giữa gia đình chị và gia đình anh H đã được giải quyết ổn thỏa. Trường hợp này cho thấy pháp luật thể hiện vai trò nào dưới đây?
A. Bảo vệ quyền và tài sản của công dân.
B. Bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của công dân.
C. Bảo vệ quyền dân chủ của công dân.
D. Bảo vệ quyền tham gia quản lí xã hội của công dân.
Câu 3: Trước khi cưới, anh A và chị B đã đến UBND phường làm thủ tục và được chủ tịch UBND phường cấp giấy chứng nhận kết hôn. Vợ chồng anh A và chủ tịch Phường đã thực hiện hình thức thực hiện pháp luật nào dưới đây?
A. Sử dụng pháp luật và thi hành pháp luật.
B. Sử dụng pháp luật và áp dụng pháp luật.
C. Tuân thủ pháp luật và áp dụng pháp luật.
D. Thi hành pháp luật và áp dụng pháp luật.
Câu 4: Pháp luật được Nhà nước đảm bào thực hiện bằng biện pháp nào dưới đây?
A. Giáo dục. B. Răn đe. C. Thuyết phục. D. Cưỡng chế.
Câu 5: Vi phạm dân sự là hành vi vi phạm pháp luật, xâm phạm
A. quan hệ lao động và quan hệ xã hội. B. quan hệ xã hội và quan hệ kinh tế.
C. quan hệ tài sản và quan hệ nhân thân. D. quan hệ kinh tế và quan hệ lao động.
Câu 6: Tòa án xét sử các vụ án sản xuất hàng giả không phụ thuộc vào người đó là ai, giữ chức vụ gì. Điều này thể hiện quyền bình đẳng về
A. quyền tự chủ trong kinh doanh. B. nghĩa vụ trong kinh doanh.
C. trách nhiệm pháp lí. D. quyền lao động.
Câu 7: Sau khi anh Đ xây nhà mới được một thời gian ngắn, tường vách nhà chị A liền kề bị nứt toác ra và có nguy cơ sụp đổ. Anh Đ khăng khăng mình không vi phạm pháp luật vì làm nhà trên đất của mình. Để giải quyết vấn đề trong tình huống này chị A phải căn cứ vào
A. quy định của pháp luật. B. quy định của tổ chức.
C. quy định của cơ quan. D. quy định của nhà đất.
Câu 8: Công dân dưới bao nhiêu tuổi khi tham gia giao dịch dân sự phải có người đại diện theo pháp luật?
A. Dưới 15 tuổi. B. Dưới 18 tuổi. C. Dưới 17 tuổi. D. Dưới 16 tuổi.
Câu 9: Ranh giới để phân biệt pháp luật với đạo đức là ở tính
A. ứng dụng trong đời sống xã hội. B. xác định chặt chẽ về mặt hình thức.
C. quyền lực, bắt buộc chung. D. quy pháp phổ biến.
Câu 10: Quyền và nghĩa vụ của công dân được Nhà nước quy định trong
A. hiến pháp và luật. B. các nội quy của đoàn thanh niên.
C. luật và nội quy. D. các điều lệ của Hội luật gia.
Câu 11: Mặc dù đã li thân với vợ nhưng do quen biết với chủ tịch xã X nên anh D vẫn được cấp giấy chứng nhận kết hôn với chị C. Trong trường hợp này, ai sẽ phải chịu trách nhiệm pháp lí về những sai phạm này?
A. Anh D và chị C. B. Anh D và vợ.
C. Vợ anh D và ông chủ tịch xã. D. Anh D và ông chủ tịch xã.
Câu 12: B đi vào đường ngược chiều và đâm vào D làm D bị xây xước và hỏng xe. Hành vi của B sẽ phải chịu trách nhiệm pháp lí nào dưới đây?
A. Dân sự và hành chính. B. Dân sự và kỉ luật.
C. Hình sự và hành chính. D. Hành chính và kỉ luật.
Câu 13Trong giờ sinh hoạt ngoại khóa của lớp 12A với rất nhiều câu hỏi đặt ra. Có bạn trong lớp thắc mắc về độ tuổi kết hôn của nam giới. Là bí thư chi đoàn, em hiểu và giải đáp với bạn đó tuổi được đăng ký kết hôn của nam giới là bao nhiêu?
A. Đủ 18 tuổi trở lên. B. Đủ 19 tuổi trở lên.
C. Đủ 20 tuổi trở lên. D. Đủ 21 tuổi trở lên.
Câu 14: Hình thức nào dưới đây không phải là hình thức xử phạt chính?
A. Tịch thu tăng vật. B. Giáo dục tại xã phường.
C. Phạt tiền. D. Trục xuất.
Câu 15: Biểu hiện nào dưới đây là tuân thủ pháp luật?
A. Không làm những điều mà cấp trên cấm.
B. Không làm những điều mà xã hội cấm.
C. Không làm những điều mà người thân cấm.
D. Không làm những điều mà pháp luật cấm.
Câu 16: Bất kì công dân nào vi phạm pháp luật đều phải chịu trách nhiệm về hành vi vi phạm của mình và bị xử lí theo quy định của pháp luật. Điều này thể hiện công dân bình đẳng về
A. trách nhiệm chình trị. B. trách nhiệm pháp lí.
C. trách nhiệm kinh tế. D. trách nhiệm xã hội.
Câu 17: Pháp luật là phương tiện để công dân
A. bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình. B. bảo vệ đất nước.
C. bảo vệ chính quyền. D. hoàn thiện bản thân.
Câu 18: Một trong những đặc điểm để phân biệt pháp luật với các quy phạm xã hội khác là
A. tính hệ thống. B. tính giáo dục.
C. tính chuẩn mực. D. tính quyền lực.
Câu 19: Quyền bình đẳng giữa các tôn giáo được hiểu là
A. các tôn giáo đều có quyền hoạt động trong khuôn khổ pháp luật.
B. các tôn giáo đều có thể hoạt động theo ý muốn của mình.
C. các tôn giáo được Nhà nước đối xử khác nhau tùy theo quy mô hoạt động của mình.
D. nhà nước phải đáp ứng mọi yêu cầu của các tôn giáo.
Câu 20: Trên đường mang thực phẩm bẩn đi tiêu thụ anh Y đã bị cán bộ quản lí thị trường giữ lại,lập biên bản và xử phạt. Trong tình huống này cán bộ quản lí thị trường đã thực hiện hình thức nào dưới đây?
A. Thi hành pháp luật. B. Áp dụng pháp luật.
C. Sử dụng pháp luật. D. Tuân thủ pháp luật.
Câu 21: Biểu hiện nào dưới đây không thể hiện bình đẳng về quyền và nghĩa vụ của công dân?
A. Trong lớp có bạn được miễn học phí, còn các bạn khác thì không.
B. Trong thời bình, các bạn nam đủ tuổi phải thực hiện nghĩa vụ quân sự, các bạn nữ thì không.
C. K và D đều đủ điểm xét tuyển vào công ty như nhau nhưng chỉ D được nhận vào làm vì có chú là giám đốc công ty này.
D. Bạn G trúng tuyển vào đại học vì có điểm ưu tiên.
Câu 22: Cố ý đánh người gây thương tích nặng là hành vi vi phạm pháp luật
A. hành chính. B. kỉ luật. C. hình sự. D. dân sự.
Câu 23: Việc định đoạt tài sản chung, có giá tri lớn hoặc à nguồn sống duy nhất của gia đình phải được
A. người chồng quyết định.
B. người vợ quyết định.
C. con cái quyết định.
D. vợ và chồng cùng bàn bạc, thỏa thuận.
Câu 24: Khi nói về quyền bình đẳng trong kinh doanh, theo em phát biểu nào dưới đây sai?
A. Kinh doanh phải theo đúng quy định của pháp luật.
B. Công dân có quyền tự do kinh doanh bất cứ ngành nghề gì mà pháp luật không cấm.
C. Kinh doanh là quyền tự do của mỗi người không ai có quyền can thiệp.
D. chủ động làm những điều mà đoàn thanh niên quy định phải làm.
Câu 25: Đặc trưng nào dưới đây không phải là đặc trưng của pháp luật?
A. Tính quyền lực, bắt buộc chung. B. Tính quy phạm phổ biến.
C. Tính xác định chặt chẽ về hình thức. D. Tính thống nhất.
Câu 26: Thi hành pháp luật được hiểu là các cá nhân, tổ chức chủ động làm những điều
A. cơ quan quy định phải làm. B. pháp luật quy định phải làm.
C. tổ chức quy định phải làm. D. Đoàn thanh niên quy định phải làm.
Câu 27: Nội dung nào dưới đây không phải là nội dung bình đẳng trong kinh doanh?
A. Mọi doanh nghiệp bình đẳng trong việc thay đổi mô hình và phương thức sản xuất kinh doanh.
B.Mọi doanh nghiệp bình đẳng trong việc nộp thuế và các nghĩa vụ tài chính khác đối với Nhà nước.
C. Mọi doanh nghiệp bình đẳng trong việc được khuyến khích phát triển lâu dài, cạnh tranh lành mạnh.
D. Mọi doanh nghiệp bình đẳng trong việc tự chủ đăng kí kinh doanh.
Câu 28: Sau nhiều lần hàng xóm rủ rê bán ma túy, anh B vẫn cương quyết từ chối không làm. Hành vi của anh B đã thực hiện hình thức pháp luật nào dưới đây?
A. Sử dụng pháp luật. B. Tuân thủ pháp luật.
C. Thi hành pháp luật. D. Áp dụng pháp luật.
Câu 29: Công ty TNHH X kinh doanh đồ mỹ nghệ nhưng 6 tháng liền không đóng thuế cho nhà nước mặc dù đã có giấy nhắc nhở. Cơ quan thuế đã ra quyết định buộc công ty TNHH X phải hoàn thuế. Việc làm của cơ quan thuế đã thể hiện đặc trưng nào dưới đây của pháp luật?
A. Tính bắt buộc chung. B. Tính quyền lực.
C. Tính quy phạm. D. Tính phổ biến.
Câu 30: Trong các quy định dưới đây, quy định nào là quy phạm pháp luật?
A. Học sinh phải mặc đồng phục khi tới lớp.
B. Quy định của hội liên hiệp phụ nữ.
C. Công dân phải trung thành với tổ quốc.
D. Quy định của đoàn thanh niên.
Câu 31: Vi phạm hành chính là hành vi xâm phạm tới các
A. quy tắc quản lí xã hội. B. quy tắc quản lí đất nước.
C. nguyên tắc quản lí hành chính. D. quy tắc quản lí nhà nước.
Câu 32: Do thiếu tiền đóng học phí, lợi dụng lúc bạn ra chơi. H đã lấy trộm điện thoại của bận đi bán lấy tiền. Việc làm của H đã xâm phạm tới quan hệ pháp luật nào dưới đây?
A. Dân sự. B. Hình sự. C. Kỉ luật. D. Hành chính.
Câu 33: Ông K mở cửa hàng bán quần áo, hàng tháng ông k chủ động đến cơ quan thuế để nộp cho nhà nước. Trong trường hợp này ông K đã
A. thi hành pháp luật. B. áp dụng pháp luật.
C. tuân thủ pháp luật. D. sử dụng pháp luật.
Câu 34: Việc Nhà nước có ưu đãi cho người lao động có trình độ chuyên môn kĩ thuật cao là thể hiện sự
A. không bình đẳng giữa các công dân trong thực hiện quyền lao động.
B. bình đẳng giữa các công dân trong thực hiện quyền lao động.
C. phân biệt đối xử trong sử dụng lao động.
D. hạn chế những lao động phổ thông khác.
Câu 35: Phương pháp quản lí xã hội một cách dân chủ và hiệu quả nhất là sử dụng
A. đạo đức. B. chính sách. C. giáo dục. D. pháp luật.
Câu 36: M thường xuyên tự ý nghỉ việc mà không có lí do. M đã vi phạm pháp luật ở lĩnh vực nào dưới đây?
A. Hành chính. B. Kỉ luật. C. Dân sự. D. Hình sự.
Câu 37: Trong các văn bản dưới đây, văn bản nào có hiệu lực pháp lí cao nhất?
A. Nghị quyết. B. Luật. C. Thông tư. D. Hiến pháp.
Câu 38: Để giao kết hợp đồng lao động,chị M cần căn cứ vào nguyên tắc nào dưới đây?
A. Chủ động, tích cực, tự quyết. B. Tự giác, trách nhiệm, tận tâm.
C. Tự do, tự nguyện, bình đẳng. D. Dân chủ, ccoong bằng, tiến bộ.
Câu 39: Chủ thể nào dưới đây có quyền áp dụng pháp luật?
A. Sinh viên đại học. B. Học sinh phổ thông.
C. Công chức có thẩm quyền. D. Người công nhân.
Câu 40: Ông P quyết định bán nhà để chuyển về quê sinh sống mà không bàn bạc gì với vợ.Thấy vậy bà H vợ ông đã ra sức phản đối. Hành vi của ông P đã vi phạm quan hệ nào dưới đây giữa vợ và chồng?
A. Quan hệ nhân thân. B. Quan hệ tài sản.
C. Quan hệ tình cảm. D. Quan hệ đạo đức.
2. Phương pháp: Trộn làm 8 mã đề.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. ổn định lớp
GV phát đề cho học sinh
Học sinh làm bài kiểm tra
3.Bài mới
4. Củng cố bài:GV thu bài kiểm tra và kiểm lại bài
5. Dặn dò học sinh: Đọc trước nội dung tiếp theo của bài 6
Tiết 17- Tuần 17. BÀI 6. CÔNG DÂN VỚI CÁC QUYỀN TỰ DO CƠ BẢN ( T 1)
I. Mục tiêu bài học
1. Kiến thức: Giúp học sinh nêu được khái niệm , ý nghĩa, nội dung của quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân
Trình bày đượởctách nhiệm của nhà nước và công dân trong việc bảo đảm và thực hiện quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân
2. Kỹ năng: Học sinh biết thực hiện quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân , phân biệt được những hành vi thực hiện đúng và hành vi xâm phạm quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân.
3. TháI độ : Có tháI độ phê phán với những biểu hiện vi phạm quyền tự do cơ bản của công dân
II. Chuẩn bị: SGK, sách tham khảo, một số tình huống pháp luật
III. Tiến trình dạy học
1. ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ: Kết hợp trong quá trình dạy bài mới
3. Bài mới
HĐ của thầy
HĐ của trò
Nội dung cơ bản
Hoạt động 1. Tổ chức cho học sinh tìm hiểu thế nào là quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân
Vì sao lại gọi là quyền tự do cơ bản của công dân?
Vì được quy định trong hiến pháp
Quy định mối quan hệ cơ bản giưũa nhà nước và công dân
Là giá trị nhân văn to lớn của xã hội và mang tính lịch sử đối với mỗi quốc gia
GV cho HS làm bài tập tình huống
GV gọi HS trả lời nội dung câu hỏi
HS nghiên cứu tình huống, kết hợp xem SGK và trả lời câu hỏi
1. Các quyền tự do cơ bản của công dân
a. Quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân
- Ghi nhận tại điều 71 hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam năm 1992
Ngày 26-8, tin từ Công an Hà Nội cho biết Công an quận Hoàng Mai vừa bắt giữ ba đối tượng có hành vi bắt giữ người trái pháp luật và tống tiền cán bộ công an.
Theo thông tin ban đầu, trưa 25-8, tại khu sân bóng Giáp Tứ (phường Thịnh Liệt, quận Hoàng Mai), các đối tượng Dương Hồng Hiệp (28 tuổi, ở 26 ngõ Trung Tả, phường Thổ Quan) và Lưu Xuân Hiệp (22 tuổi, ở P103, tập thể 242 Minh Khai) đã bắt giữ anh Nguyễn Xuân Thông (30 tuổi, ở Nghi Lộc, Nghệ An). Sau đó, các đối tượng này điện thoại cho anh Trần Công Luyện (anh họ anh Thông) là cán bộ X28 - Bộ Công an phải mang 15 triệu đồng nộp cho chúng, nếu không chúng sẽ giết anh Thông. Ngay sau khi nhận được tin báo về vụ việc, Công an quận Hoàng Mai đã triển khai truy xét và bắt giữ các đối tượng. Bước đầu cơ quan công an làm rõ anh Thông đã vay của các đối tượng này 3 triệu đồng nhưng chưa trả. Do đó, chúng đã bắt giữ anh Thông để tống tiền.
1. Lý do bắt, giữ người của các đối tượng là gì?
2. Trình độ hiểu biết về pháp luật của các đối tượng như thế nào?
3. Trách nhiệm pháp lý mà các đối tượng phải nhận có giống nhau không?
4. Có phải ai cũng có quyền được bắt giam, giữ người kể cả khi chưa có lý do chính đáng hay không?
5. Trong thực tế, có bao giờ các em thấy những trường hợp bắt, giam người mà không bị truy cứu trách nhiệm pháp lý chưa?
6. Pháp luật cho phép được bắt người trong những trường hợp nào?Tại sao pháp luật lại cho phép bắt người trong những trường hợp đó
Thế nào là quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân?
Nguyên tắc của quyền này đó là gì?
Trường hợp nào thì được bắt người?
Thòi gian cho phép giữ người trong trường hợp khẩn cấp là bao lâu nếu chưa được viện kiểm soát phê chuẩn?
Nội dung quyền bất khả xâm phạm về thân thể thể hiện như thế nào?
HS nêu KN quyền bất khả xâm phạm về thân thể
HS trả lời câu hỏi
HS nêu ND quyền bất khả xâm phạm về thân thể
- KN: Không ai bị bắt nếu không có quyết định của Toà án , quyết định hoặc phê chuẩn của viện kiểm soát trừ trường hợp phạm tội quả tang
( Nguyên tắc không ai có thể bị bắt nếu không có quyết định của toà án hoặc phê chuẩn của Viện kiểm soát
Chỉ có người có thẩm quyền mới được tiến hành bắt người)
-Các trường hợp được bắt người
+ Bắt bị can , bị cáo
+ Bắt người trong trường hợp khẩn cấp
+ Bắt người đang bị truy nã
( - Trường hợp 1, 3 phải có quyết định của toà án
Trường hợp 2 phải có lệnh bắt khẩn cấp của người có thẩm quyền
Sau khi bắt khẩn cấp phải báo cho viện kiểm soát trong vòng 12 giờ. Nếu sau thời gian quy định mà viện kiểm soát không phê chuẩn thì phải thả tự do cho người bị bắt
Bắt người đúmg pháp luật là tiến hành theo đúng trình tự, thủ tục , thẩm quyền)
- Nội dung quyền bất khả xâm phạm về thân thể
+ Không được tự ý bắt người, giam giữ người
+ Bắt người phải theo đúng trình tự thủ tục ban hành
4. Củng cố bài: Gv hệ thống lại kiến thức cho học sinh,Cho học sinh làm bài tập tình huống
5. Dặn dò học sinh: Học bài và đọc trước SGK
Tiết 18- Tuần 18. BÀI 6.Công dân với các quyền tự do cơ bản (T2)
I.MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức: Giúp học sinh nêu được khái niệm , ý nghĩa, nội dung của quyền được pháp luật bảo vệ tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của công dân.
2. Kỹ năng: Học sinh biết thực hiện quyền được pháp luật bảo vệ tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của công dân.
Phân biệt được những hành vi thực hiện đúng và hành vi xâm phạm quyền quyền được pháp luật bảo vệ tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của công dân.
3. TháI độ : Có tháI độ phê phán với những biểu hiện vi phạm quyền tự do cơ bản của công dân
II. CHUẨN BỊ:
1.Phương tiện:SGK, sách tham khảo, một số tình huống pháp luật, máy chiếu
2.Phương pháp: Giải quyêt vấn đề, thảo luận nhóm, đóng vai, cặp đôi
III.TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
1. ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ: Kết hợp trong quá trình dạy bài mới
3. Bài mới: Gv đưa ra tình huống có vấn đề
HS giải quyêt tình huống và nêu ý kiến của cá nhân
GV nhận xét nội dung trình bày của học sinh và dẫn dắt vào bài.
HĐ của thày
HĐ của trò
ND cơ bản
GV cho HS đóng vai tình huống có vấn đề
HS đóng vai
HS khác quan sát
b, Quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng , sức khoẻ, danh dự , nhân phẩm của công dân
Mới sáng sớm, Tính đã bị mất chiếc điện thoại di động đắt tiền, Tính nghi ngờ Hòa lấy cắp và đem chuyện nói với bố mình vốn là công an xã. Bố của Tính tìm đến nhà Hòa nhưng không gặp. Ông lục tung phòng của Hòa để tìm chiếc điện thoại nhưng vẫn không thấy. Ông bực tức bỏ về và bắt gặp Hòa ở chợ cùng với các bạn. Đang trong cơn phẫn nộ, Ông mắng nhiếc Hòa thậm tệ rồi bắt cậu đưa về trụ sở công an xã. Tại đây, bố của Tính đã đánh Hòa và bỏ đói cậu đến chiều. Khi được thả, Hòa đã ngất và phải đưa đến bệnh viện cấp cứu.
Hãy cho biết hành động mắng nhiếc Hòa ở chợ, đánh và bỏ đói Hòa trong trụ sở công an của bố Tính có được pháp luật cho phép không?
Vì sao đó là những hành động không được pháp luật cho phép
Em hiểu thế nào là quyền được pháp luật bảo vệ về tính mạng sức khỏe, danh dự và nhân phẩm.
Quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm có những nội dung cơ bản nào?
Pl nước ta nghiêm cấm những hành vi nào liên quan đến quyền này?
Tại sao không được xúc phạm tới danh dự nhân phẩm của người khác?
-> gây thiệt hại về uy tín danh dự của người đó
HS nêu KN quyền bảo hộ tính mạng, sức khỏe, danh dư
- KN: Công dân có quyền được bảo đảm an toàn về tính mạng , sức khoẻ, được bảo vệ dnah dự nhân phẩm , không ai được xâm phạm tới tính mạng , sức khoẻ , danh dự và nhân phẩm của người khác.
- Nội dung
+ Không ai được xâm phạm tới sức khoẻ tính mạng của người khác ( cho dù hành vi đó là cố ý hay vô ý)
+ PL nước ta quy định cấm những hành vi sau: Đánh người;Giết người, đe doạ giết người, làm chết người
Xúc phạm tới nhân phẩm , danh dự của người khác
+ Không ai được xúc phạm tới danh dự nhân phẩm của người khác
4.Củng cố bài:
5.Dặn dò học sinh
HỌC KÌ II
Tiết 19 - Tuần 20: BÀI 6 CÔNG DÂN VỚI CÁC QUYỀN TỰ DO CƠ BẢN ( T 3)
I.MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức: Giúp học sinh nêu được khái niệm , ý nghĩa, nội dung của quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân
Trình bày đượctrách nhiệm của nhà nước và công dân trong việc bảo đảm và thực hiện quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân
2. Kỹ năng: Học sinh biết thực hiện quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân , phân biệt được những hành vi thực hiện đúng và hành vi xâm phạm quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân.
3. TháI độ : Có tháI độ phê phán với những biểu hiện vi phạm quyền tự do cơ bản của công dân
II. CHUẨN BỊ:SGK, sách tham khảo, một số tình huống pháp luật
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ: Kết hợp trong quá trình dạy bài mới
3. Bài mới
HĐ của thầy
HĐ của trò
Nội dung cơ bản
Em hiểu chỗ ở là như thế nào?
Thế nào là quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân? cho ví dụ?
Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân được thể hiện ở những nội dung nào?
Em hãy lấy ví dụ thể hiện chỗ ở là phương tiện thực hiện tội phạm .
Theo em nguyên tắc của việc khám xét chỗ ở là gì?
Tại sao khi khám xét chỗ ở phải có chủ nhà? Không được khám vào ban đêm?và đại diện chính quyền địa phương?
Gọi học sinh lấy ví dụ dẫn chứng
Thế nào là quyền được bảo đảm an toàn bí mật thư tín điện thoại điện tín?
Nội dung quyền được bảo đảm an toàn bí mật thư tín điện thoại điện tín? Cho ví dụ
HS trả lời
HS nêu ND quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở
HS nêu nguyên tắc khám xét chỗ ở
HS nêu KN
HS nêu ND
c. Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân
- Chỗ ở gồm: nhà riêng , căn hộ
- KN: Chỗ ở của công dân được nhà nước và mọi người tôn trọng, không ai được tự ý vào chỗ người khác nếu không được người đó đồng ý. Chỉ trong trường hợp được PL cho phép và phải có quyết dịnh của cơ quan nhà nước có thẩm quyền mới được khám xét chỗ ở của 1 người . Trong trường hợp này thì việc khám xét chỗ ở cũng không được tiến hành tuỳ tiện mà phải theo đúng trình tự , thủ tục do pháp luật quy định.
- ND:
PL cho phép khám xét chỗ ở trong trường hợp:
+ Khi có căn cứ khẳng định chỗ ở đó là phương tiện thực hiện tội phạm
+ Khi cần bắt người đang bị truy nã
- Nguyên tắc của việc khám xét chỗ ở:
+ Người do Pl quy định
+ Khi khám xét phải có mặt của chủ nhà
+ Có đại diện của chính quyền địa phương
+ Không được khám xét vào ban đêm trừ trường hợp khẩn cấp không thể trì hoãn
d. Quyền được bảo đảm an toàn bí mật thư tín điện thoại điện tín
- KN: Thư tín điện thoại , điện tín của cá nhân được bảo đảm an toàn bí mật .Việc kiểm soát thư tín điện thoại, điện tín của cá nhân được thực hiện trong trường hợp pháp luật có quy định và phải có quyết định cảu cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
- Nội dung:
+ Không ai được tự tiện
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Giao duc Cong dan 12_12408381.doc