GV:Nhà nước CHXHCN VN là ‘‘Nhà nước của dân, do dân và vì dân’’ tại sao lại có khẳng định đó. Vì nhà nước ta là thành quả cách mạng của nhân dân. Lợi ích của nhân dân chính là thước đo hoạt động của bộ máy nhà nước. Và đây cũng chính là bản chất của nước CHXHCN VN. Chúng ta cùng sang phần II. Nội dung bài học.
H: Bản chất của nhà nước CHXHCNVN là gì?
GV: Cho HS quan sát 4 hình ảnh gắn liền với sự kiện đất nước.
-3/2/1930 thành lập Đảng cộng sản VN.
-2/9/1945 Bác hồ đọc Bản tuyên ngôn đọc lập khai sinh ra nước VN DCCH.
-7/5/1954 chiến thắng Điện Biên Phủ
-30/4/1975 giải phóng miền Nam. Thống nhất đất nước.
8 trang |
Chia sẻ: binhan19 | Lượt xem: 1175 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Giáo dục công dân 7 Bài 17: Nhà nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GIÁO ÁN GDCD 7
TRƯỜNG THCS LONG TOÀN
GVHD: Cô VŨ CẨM VÂN
GSTT: NGUYỄN THỊ PHƯƠNG ANH
Tuần 32
Lớp 7A4
Bài 17: NHÀ NƯỚC CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
I. Mục tiêu bài học:
1. Kiến thức:
- Giúp HS hiểu được Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa VN là nhà nước của ai, ra đời từ bao giờ, do ai (Đảng nào) lãnh đạo?
- Cơ cấu tổ chức của Nhà nước ta hiện nay bao gồm những loại cơ quan nào? Phân chia các cấp như thế nào?
- Chức năng nhiệm vụ của từng cơ quan nhà nước.
2. Kĩ năng:
- Nhận biết một số cơ quan của bộ máy nhà nước trong thực tế.
- Chấp hành tốt chính sách PL của nhà nước
3. Thái độ:
- Hình thành ở HS tính tự giác thực hiện chính sách, pháp luật và tinh thần trách nhiệm bảo vệ cơ quan nhà nước.
4. Định hướng phát triển năng lực:
- Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo, năng lực tự quản lý, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng ngôn ngữ,...
- Năng lực chuyên biệt:
+Tự nhận thức, tự điều chỉnh hành vi phù hợp với pháp luật và chuẩn mực đạo đức xã hội.
+Tự chịu trách nhiệm và thực hiện trách nhiệm công dân vối cộng đồng, đất nước.
+ Giải quyết các vấn đề đạo đức, pháp luật, chính trị, xã hội.
II. Các kĩ năng sống cơ bản đươc giáo dục trong bài:
- Kĩ năng tư duy phê phán
- Kĩ năng trình bày suy nghĩ, ý tưởng
- Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin.
III. Các phương pháp/ Kĩ thuật dạy học tích cực:
- Thảo luận nhóm
- Xử lí tình huống
- Động não
- Kĩ thuật bày tỏ thái độ
IV. Chuẩn bị:
1. Giáo viên:
- SGK giáo dục công dân lớp 7
- Hiến pháp 2013
2. Học sinh:
- Sgk và những đồ dùng học tập cần thiết
- Đọc phần thông tin sự kiện, tìm hiểu nội dung và bài tập.
V. Tiến trình lên lớp:
1. Ổn định lớp, kiểm tra sĩ số
2. Khám phá
3. Kết nối
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung
Hoạt động khởi động
Mục tiêu: giúp học sinh hứng thú hơn khi vào bài.
Phương pháp: động não
GV: Cho HS xem video Bác Hồ đọc tuyên ngôn độc lập giữa quảng trường Ba Đình khai sinh nước Việt Nam dân chủ cộng hoà và ngày nay là nước CHXHCN VN.
Để hiểu rõ được vấn đề Nhà Nước, cơ cấu chức năng và quyền hạn, chúng ta cùng tìm hiểu bài ngày hôm nay: “ Nhà nước CHXHCN VN”.
B. Hoạt động hình thành kiến thức:
HĐ1: “Tìm hiểu thông tin sự kiện”
Mục tiêu: Giúp học sinh tìm hiểu thông tin sự kiện và trả lời câu hỏi.
Phương pháp: thảo luận nhóm, động não.
GV: Cho hs đọc phần thông tin, sự kiện và thảo luận câu hỏi.
a) Nước ta - Nước VNDCCH ra đời từ bao giờ và khi đó ai là Chủ Tịch nước?
b) Nhà nước VN DCCH ra đời từ thành quả của cuộc cách mạng nào? Cuộc cách mạng đó do Đảng nào lãnh đạo?
c) Nhà nước ta đổi tên thành CHXHCN VN vào năm nào? Tại sao đổi tên như vậy?
d) Nhà nước ta là nhà nước của ai?
H: Vì sao Nhà nước ta là Nhà nước của dân, do dân và vì dân ?
GV:Nhà nước CHXHCN VN là ‘‘Nhà nước của dân, do dân và vì dân’’ tại sao lại có khẳng định đó. Vì nhà nước ta là thành quả cách mạng của nhân dân. Lợi ích của nhân dân chính là thước đo hoạt động của bộ máy nhà nước. Và đây cũng chính là bản chất của nước CHXHCN VN. Chúng ta cùng sang phần II. Nội dung bài học.
H: Bản chất của nhà nước CHXHCNVN là gì?
GV: Cho HS quan sát 4 hình ảnh gắn liền với sự kiện đất nước.
-3/2/1930 thành lập Đảng cộng sản VN.
-2/9/1945 Bác hồ đọc Bản tuyên ngôn đọc lập khai sinh ra nước VN DCCH.
-7/5/1954 chiến thắng Điện Biên Phủ
-30/4/1975 giải phóng miền Nam. Thống nhất đất nước.
H: Qua các sự kiện trên để được chiến thắng vẻ vang đó là nhờ vào sự lãnh đạo của tổ chức nào? (Nhà nước ta do ai lãnh đạo?)
GV: Chúng ta vừa tìm hiểu xong bản chất nhà nước VN. Vậy bộ máy nhà nước của chúng ta được tổ chức như thế nào. Cô mời các em qua phần 2.
HĐ 2: Tìm hiểu tổ chức bộ máy nhà nước:
Mục tiêu: Giúp học sinh hiểu tổ chức bộ máy nhà nước CHXHCN VN
Phương pháp: động não
GV: Cho HS quan sát sơ đồ trong SGK và trả lời câu hỏi.
a) Bộ máy nhà nước được chia làm mấy cấp? Tên gọi của từng cấp?
b) Bộ máy nhà nước cấp trung ương gồm có những cơ quan nào?
c) Bộ máy nhà nước cấp tỉnh gồm có những cơ quan nào?
d) Bộ máy nhà nước cấp Huyện ( Quận,thị trấn) gồm có những cơ quan nào?
đ) Bộ máy nhà nước cấp xã ( Phường, thị trấn) gồm có những cơ quan nào?
GV: nhận xét và tổng kết bằng cách giới thiệu sơ đồ phân cấp BMNN giống như sơ đồ trong SGK/tr 56.
H: Bộ máy nhà nước là gì?
GV: Cho HS quan sát hình ảnh một số vị lãnh đạo đại diện các cơ quan, các cấp trong bộ máy nhà nước.
H: Em hãy kể 1 số việc làm mà bản thân hoặc gia đình em đã đến cơ quan nhà nước để giải quyết?
GV: Vẽ sơ đồ bộ máy nhà nước tỉnh BRVT
HĐ3: Tìm hiểu chức năng và nhiệm vụ của bộ máy nhà nước:
Mục tiêu: Giúp học sinh hiểu bộ máy nhà nước có những chức năng gì.
Phương pháp: động não.
GV: cho HS tìm hiểu sơ đồ bộ máy nhà nước và trả lời câu hỏi
a) Bộ máy nhà nước ta gồm những cơ quan nào? Mỗi cơ quan gồm những cơ quan cụ thể nào?
b)Vì sao Quốc hội được gọi là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân và là cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất ?
c) Vì sao Chính phủ được gọi là cơ quan chấp hành của Quốc hội ?
C.Hoạt động luyện tập
Mục tiêu: Giúp và hình thành cho HS ý thức tự thực hiện pháp luật, quy định của địa phương, quy chế nội quy của nhà trường. Phương pháp: động não.
1.Cơ quan nào được quyền soạn thảo và sữa đổi hiến pháp, ra văn bản luật?
a. Cơ quan quyền lực
b. Cơ quan hành chính
c. Cơ quan kiểm sát
2.Cơ quan nào tổ chức thực hiện những văn bản của cơ quan quyền lực?
a. Cơ quan xét xử
b. Cơ quan hành chính
c. Cơ quan kiểm sát
3.Cơ quan nào giám sát mọi hoạt động của nhà nước, đảm bảo cho pháp luật được chấp hành nghiêm chỉnh thống nhất ?
a. Cơ quan xét xử
b. Cơ quan hành chính
c. Cơ quan kiểm sát
D. Thực hành/ Luyện tập: “Màu sắc em yêu”
1.Quốc kỳ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam?
2.Thủ đô nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là ở đâu?
3.Ngày quốc khánh nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam?
4. Quốc ca, nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là bài gì?
5. Bằng kiến thức lịch sử và văn học em hãy cho biết ngoài bản tuyên ngôn độc lập ngày 2/9/1945 , nước ta còn có những áng văn thơ nào được coi là bản tuyên ngôn độc lập?
-HS quan sát lắng nghe và ghi tựa bài vào vở.
-HS đọc thông tin sự kiện và trả lời câu hỏi.
a) Nước VNDCCH ra đời ngày 02/09/1945 do Bác Hồ làm chủ tịch.
b) Nhà nước VNDCCH ra đời là thành quả của cuộc cách mạng tháng 8-1945. Cuộc cách mạng đó do Đảng Cộng Sản lãnh đạo.
c) Ngày 2/7/1976 Quốc Hội nước Việt Nam đã quyết định đổi tên nước là CHXHCH VN.Vì: Chiến dịch Điện Biên Phủ 1954 và chiến dịch HCM lịch sử 1975 đã giải phóng đất nước, thống nhất Tổ quốc. Cả nước bước vào thời kì quá độ lên CNXH.
d) Nhà nước Việt Nam là của dân, do dân và vì dân.
- Của dân: Nhà nước ta được thành lập sau khi cách mạng tháng 8/1945.là thành quả cách mạng của nhân dân.
- Do dân:Do nhân dân bầu ra qua các kì bầu cử
- Vì dân: Nhà nước hoạt động phục vụ nhân dân.
-Do Đảng cộng sản VN lãnh đạo
-HS quan sát và trả lời câu hỏi.
-Gồm 4 cấp: cấp trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã
-HS dựa vào sơ đồ ở SGK.
Xin làm lại hộ khẩu, làm giấy khai sinh, công chứng giấy tờ v..v.
Vì Quốc hội là cơ quan bao gồm những người có tài, có đức do nhân dân lựa chọn bầu ra, đại diện cho mình để tham gia những việc quan trọng nhất của nhà nước như làm Hiến pháp và Luật, quyết định các chính sách cơ bản về đối nội đối ngoại của đất nước.
Vì Chính phủ do Quốc hội bầu ra để điều hành công việc hành chính nhà nước trong toàn quốc.
I. Thông tin, sự kiện:
II. Nội dung bài học:
1. Bản chất của nhà nước CHXHCNVN: là nhà nước của dân, do dân và vì dân.
-Nhà nước CHXHCN VN do Đảng Cộng Sản lãnh đạo
2.Bộ máy nhà nước:
Phân cấp bộ máy nhà nước:
Bộ máy nhà nước ta được phân thành 4 cấp:
-Trung ương
-Tỉnh (thành phố trực thuộc trung ương)
- Huyện (quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh)
- Xã (phường, thị trấn)
-Bộ máy nhà nước là một hệ thống tổ chức bao gồm các cơ quan nhà nước cấp trung ương và cấp địa phương.
3. Chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan nhà nước:
Có 4 loại cơ quan được phân định theo các chức năng và nhiệm vụ khác nhau:
- Cơ quan quyền lực (Quốc Hội và Hội đồng nhân dân các cấp)
- Cơ quan hành chính (Chính phủ và Uỷ ban ND các cấp)
- Cơ quan xét xử (Toà án nhân dân, toà án quân sự)
- Cơ quan kiểm sát (Viện kiểm sát ND, Viện kiểm sát quân sự)
4. hướng dẫn học sinh tự học:
Học thuộc nội dung bài học.
Xem trước nội dung tiếp theo của bài 17.
VI. Rút kinh nghiệm:
Bà Rịa, ngày 14 tháng 04 năm 2018
GVHD
Vũ Cẩm Vân
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Bai 17 Nha nuoc Cong hoa xa hoi chu nghia Viet Nam_12333072.doc