HĐ3 Khái quát rút ra NDBH
- Năng lực:
+ Chung: (tự học) Hình thành cách ghi nhớ của bản thân, (GQVĐ&ST) Phát hiện yếu tố mới, tích cực trong những ý kiến của người khác; (giao tiếp), biết trình bày và bảo vệ quan điểm, suy nghĩ của mình (hợp tác) phân tích nhiệm vụ của cả nhóm để nêu được các hoạt động phải thực hiện, trong đó tự đánh giá được hoạt động mình có thể đảm nhiệm tốt nhất để tự đề xuất cho nhóm phân công.
+ Chuyên biệt:
1. Năng lực tự nhận thức, tự điều chỉnh hành vi phù hợp với chuẩn mực đạo đức và chuẩn mực xã hội.
2. Năng lực tự chịu trách nhiệm và thực hiện trách nhiệm công dân với cộng đồng đất nước.
3. Giải quyết vấn đề cá nhân và hợp tác giải quyết vấn đề xã hội.
- Phẩm chất: Sống yêu thương, sống tự chủ, sống trách nhiệm
7 trang |
Chia sẻ: binhan19 | Lượt xem: 746 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Giáo dục công dân 8 Bài 3 - Tôn trọng người khác, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 3.Tiết 3 Ngày soạn: 29/8/2018
Bài 3- TÔN TRỌNG NGƯỜI KHÁC
(1T)
A. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
-Thế nào là tôn trọng người khác, biểu hiện tôn trọng người khác;
- Vì sao trong quan hệ XH mọi người đều phải tôn trọng lẫn nhau.
2. Kĩ năng
- HS biết cách phân biệt các hành vi thể hiện sự tôn trọng người khác và tôn trọng người khác trong cuộc sống.
- HS rèn luyện thói quen tự kiểm tra, đánh giá và điều chỉnh hành vi của mình cho phù hợp.
- Thực hành hành vi tôn trọng người khác mọi lúc, mọi nơi.
3. Thái độ
- Có thái độ đồng tình, ủng hộ và học tập những nét ứng xử đẹp trong hành vi của những người biết tôn trọng người khác;
- Phê phán những biểu hiện của hành vi thiếu tôn trọng người khác.
4. Các năng lực, phẩm chất hình thành
- Năng lực:
+ Chung: tự học, GQVĐ&ST, giao tiếp, hợp tác, thẩm mỹ, ICT.
+ Chuyên biệt:
1. Năng lực tự nhận thức, tự điều chỉnh hành vi phù hợp với chuẩn mực đạo đức và chuẩn mực xã hội.
2. Năng lực tự chịu trách nhiệm và thực hiện trách nhiệm công dân với cộng đồng đất nước.
3. Giải quyết vấn đề cá nhân và hợp tác giải quyết vấn đề xã hội.
- Phẩm chất: Sống yêu thương, sống tự chủ, sống trách nhiệm
B. CHUẨN BỊ
1. Thầy:
- Phương pháp: giảng giải, đàm thoại, nêu gương, GQVĐ, nhóm,
- Kĩ thuật: đặt câu hỏi, chia nhóm, trình bày 1 phút.
- Phương tiện :
+ SGK, SGV, TKBG GDCD 8, máy chiếu, máy tính
+ Những mẩu chuyện, thơ, ca dao, tục ngữ nói về sự tôn trọng lẫn nhau trong cuộc sống.
2. Trò:
C. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG
* Ổn định
Lớp
8A
8B
8C
8D
Vắng
* Kiểm tra
Trình bày khái niệm Liêm khiết. Nêu 2 ví dụ về tính liêm khiết trong cuộc sống hàng ngày.
Tình huống
?Muốn con có Học bạ đẹp, mẹ đã nói với em dự định đến xin cô nâng điểm. Em dự tính làm thế nào trong tình huống trên?
1. Hoạt động khởi động
GV chiếu và HS theo dõi câu chuyện:
Phần 1 câu chuyện
Ngày nọ, một ông lão ăn mày quần áo rách tả tơi, đầu tóc bù xù, trên người bốc ra một mùi hôi khó chịu đứng trước một cửa tiệm bánh ngọt náo nhiệt. Những vị khách mua hàng đứng bên cạnh đều bịt mũi, nhíu mày, tỏ rõ thái độ ghét bỏ và khó chịu với ông ta.
Nhân viên bán hàng quát to: “Đi ngay! Đi ngay đi!”
Người ăn mày lập cập lấy ra mấy đồng tiền lẻ bẩn thỉu và nói: “Tôi đến mua bánh ngọt! Loại nào là nhỏ nhất?”
Ông lão chủ tiệm bánh ngọt đi đến, niềm nở lấy ra một chiếc bánh ngọt nhỏ và đẹp đẽ từ trong tủ kính đưa cho người ăn mày, rồi cúi người thật sâu xuống, nói: “Cảm ơn quý khách đã mua hàng! Hoan nghênh lần sau lại tới!”
Có câu nói: “Lòng rộng một thước, con đường sẽ rộng một trượng”, hãy mở rộng tấm lòng đối xử với người khác! Bất luận là người mà bạn yêu mến hay là người mà bạn chán ghét, bất luận là bạn bè hay là kẻ thù, đều phải tôn trọng họ. Đây chính là một loại dũng khí, càng là một loại trí tuệ.
2. Hoạt động hình thành kiến thức
Hoạt động của thầy và trò
KT trọng tâm
HĐ1: Tìm những biểu hiện của tôn trọng người khác.
- Năng lực:
+ Chung: (GQVĐ&ST) : Phân tích được tình huống trong học tập; phát hiện và nêu được tình huống có vấn đề trong học tập; đề xuất được giải pháp giải quyết vấn đề; (giao tiếp) Đọc lưu loát và đúng ngữ điệu; (hợp tác) Biết trách nhiệm, vai trò của mình trong nhóm ứng với công việc cụ thể; Tổ chức và thuyết phục người khác; (thẩm mỹ) Có cảm xúc và chính kiến cá nhân trước hiện tượng trong đời sống xã hội
+ Chuyên biệt:
(1) - Tự đánh giá, điều chỉnh hành vi phù hợp với pháp luật và chuẩn mực đạo đức xã hội.
- Phẩm chất: (Sống yêu thương) tôn trọng sự khác biệt của mỗi người; (Sống tự chủ) cư xử đúng mực;
- HS hoạt động cá nhân
Đọc phần ĐVĐ
- GV phân nhóm, sau đó hướng dẫn HS thảo luận nhóm
Nhóm 1:
?Nhận xét về cách cư xử, thái độ và việc làm của Mai?
?Cách ứng xử của Mai đó đem lại những gì cho bạn?
Nhóm 2:
?Một số bạn trong lớp đã cư xử với Hải như thế nào? Nhận xét hành vi đó.
?Hải có suy nghĩ gì trước thái độ của các bạn?
?Em có nhận xét gì về các bạn của Hải?
Nhóm 3:
? Em có nhận xét gì về việc làm, thái độ của Hùng và Quân?
* Dự kiến TL
N1:
- 7 năm liền là HSG, không kiêu căng, không coi thường người khác, giúp đỡ mọi người vô tư, nhiệt tình, gương mẫu chấp hành nội qui.
- Lễ phép với thầy cô và người trên, sống chan hòa, cởi mở với bạn, nhiệt tình, gương mẫu.
- Mọi người tôn trọng, quí mến
N2
- Thái độ chế giễu, châm chọc màu da của Hải.
- Hải rất buồn tủi và giận các bạn.
- Luôn yêu và tự hào về màu da của mình
- Các bạn không tôn trọng Hải và bố của Hải
N3
- Đọc truyện trong giờ học và cười khúc khích.
- Hùng và Quân đã vi phạm nội quy trường học, không tôn trọng cô giáo và các bạn trong lớp.
?Theo em hành vi nào đáng để chúng ta học tập? Vì sao?
- Hành vi của Mai và Hải đáng để chúng ta học tập. Vì đó là biểu hiện của đức tính tôn trọng người khác.
? Hành vi nào đáng phê phán? Vì sao?
- Hành vi của Quân, Hùng và các bạn của Hải là đáng phê phán. Bởi vì đã thể hiện thái độ coi thường, chê bai người khác.
GVKL: Trong thực tế cuộc sống luôn luôn lắng nghe, luôn luôn thấu hiểu để có cách ứng xử phù hợp với mọi người, mọi hoàn cảnh, mọi tình huống đem lại sự hài lòng, dễ chịu cho nguời khác sẽ nhận lại được sự yêu quí của mọi người
HĐ2 Thảo luận 2 nhóm tìm những biểu hiện của tôn trọng người khác và thiếu tôn trọng người khác trong cuộc sống.
- Năng lực:
+ Chung: GQVĐ&ST, giao tiếp, hợp tác,
+ Chuyên biệt:
(3) Giải quyết vấn đề cá nhân và hợp tác giải quyết vấn đề xã hội.
Nhóm 1: Tìm những biểu hiện của tôn trọng người khác trong gia đình, trường lớp, nơi công cộng.
Nhóm 2: Tìm những biểu hiện của thiếu tôn trọng người khác trong gia đình, trường lớp, nơi công cộng.
Hành vi
Địa điểm
Tôn trọng
người khác
Thiếu tôn trọng người khác
Gia đình
- Vâng lời ông bà, cha, mẹ
- Xấu hổ vì bố mẹ đều làm ruộng
Lớp
- Nghe thầy cô giảng bài
- Giúp đỡ bạn khuyết tật hòa nhập
- Chê nhà bạn nghèo.
- Coi thường vì bạn là HS khuyết tật
Nơi công cộng
- Không khạc nhổ khi đi qua người khác trên đường,
- Cười đùa khi đi qua đám tang;
- Cười nói to khi ở trong BV..
GVKL: Tôn trọng người khác cần thể hiện mọi lúc, mọi nơi, cả trong thái độ, lời nói và hành vi.
?Nếu thấy bạn ý kiến của bạn sai, em sẽ xử sự như thế nào?
- HSTL
GVKL: trong cuộc sống tôn trọng người khác không có nghĩa là khi họ sai mà mình vẫn đồng tình ủng hộ, hoặc thấy họ sai mà mình lại chỉ trích họ. Tôn trọng người khác còn thể hiện thấy sai thì góp ý chân thành, cần chỉ ra cái được, cái còn tồn tại trong ý kiến, trong cách ứng xử của bạn.
HĐ3 Khái quát rút ra NDBH
- Năng lực:
+ Chung: (tự học) Hình thành cách ghi nhớ của bản thân, (GQVĐ&ST) Phát hiện yếu tố mới, tích cực trong những ý kiến của người khác; (giao tiếp), biết trình bày và bảo vệ quan điểm, suy nghĩ của mình (hợp tác) phân tích nhiệm vụ của cả nhóm để nêu được các hoạt động phải thực hiện, trong đó tự đánh giá được hoạt động mình có thể đảm nhiệm tốt nhất để tự đề xuất cho nhóm phân công.
+ Chuyên biệt:
1. Năng lực tự nhận thức, tự điều chỉnh hành vi phù hợp với chuẩn mực đạo đức và chuẩn mực xã hội.
2. Năng lực tự chịu trách nhiệm và thực hiện trách nhiệm công dân với cộng đồng đất nước.
3. Giải quyết vấn đề cá nhân và hợp tác giải quyết vấn đề xã hội.
- Phẩm chất: Sống yêu thương, sống tự chủ, sống trách nhiệm
HS xem video-Đừng đánh giá người khác qua vẻ bề ngoài.
Trả lời câu hỏi
?Thế nào là tôn trọng người khác?
- Là đánh giá đúng mức, coi trọng danh dự, nhân phẩm và lợi ích của người khác;
- Là thể hiện lối sống có VH của mỗi người.
HS xem video – Tôn trọng người khác, nguồn Khoảnh khắc kì diệu
Trả lời câu hỏi
Vì sao cần phải tôn trọng người khác?
- Nhận được sự tôn trọng của mọi người (kỷ sở bất dục vật thi ư nhân...)
- Làm cho các mối QHXH trở lên lành mạnh, trong sáng và tốt đẹp hơn.
(Người biết sống tôn trọng người khác là người sống tự trọng, biết tôn trọng mình và mọi người xung quanh, không xúc phạm làm mất danh dự người khác.)
?Tôn trọng người khác cần biểu hiện như thế nào?
- Tôn trọng người khác mọi lúc, mọi nơi thể hiện bằng hành động, lời nói, việc làm, cử chỉ, thái độ.
VD:
+ Thầy cô đang giảng bài, khi người khác đang nói
Tình huống: Nhà hàng xóm thường vứt rác ra con sông Bắc Hưng Hải.
* GV tích hợp môi trường
- Các hành vi, việc làm BVMT là coi trọng cuộc sống của mình và mọi người, là thể hiện sự tôn trọng người khác.
* Các hành vi, việc làm bảo vệ môi trường như: không xả rác, đổ nước thải bừa bãi; không hút thuốc lá, không làm mất trật tự ở nơi công cộng, không mở ti vi, bật nhạc to trong giờ nghỉ trưa, nghỉ tối của người khác là coi trọng sự sống của mình và mọi người, là thể hiện sự tôn trọng người khác.
GV nhấn mạnh: ngay từ hôm nay, khi còn đang ngồi trên ghế nhà trường, bản thân mỗi HS hãy biết lắng nghe thầy cô giảng bài, ghi nhớ lời dặn dò, trong gia đình biết nghe lời ông bà, cha mẹ, hãy học điều hay, tránh làm cái dở và khi góp ý cho ai về lầm lỗi của họ thì hãy nhớ “lời nói chắng mất ...”
I. Đặt vấn đề
TH1:
-> Tôn trọng mọi người, sống chan hòa, cởi mở, vô tư
=> được mọi người tôn trọng, yêu quí.
TH2:
-> Coi thường, công kích, chê bai người khác khi họ không giống mình=> thiếu tôn trọng người khác;
=>Tự hào về màu da của mình
==> yêu quí kính trọng cha mẹ===> tôn trọng bản thân.
TH3:
-> Thiếu tôn trọng thầy giáo và các bạn
=> cần lên án và phê phán
II. Nội dung bài học.
1. Khái niệm
2. Ý nghĩa
a) Cá nhân
b) Xã hội
3. Rèn luyện tôn trọng người khác :
Hành vi BVMT cũng là tôn trọng người khác.
3. Hoạt động luyện tập
Hoạt động của thầy và trò
KT trọng tâm
Luyện tập
- Năng lực:
+ Chung: (giao tiếp) trình bày một cách thuyết phục quan điểm của cá nhân; (hợp tác) chia sẻ khiêm tốn học hỏi các thành viên trong nhóm.
+ Chuyên biệt:
(2) Nhận ra và tự chịu trách nhiệm trong các hoàn cảnh và công việc cụ thể
(3) Chủ động tham gia hợp giải quyết vấn đề xã hội.
- Phẩm chất: (Sống yêu thương) phản đối những hành vi phá hoại thiên nhiên; (Sống tự chủ) Có ý thức rèn luyện, tự hoàn thiện bản thân theo các giá trị xã hội; (Sống trách nhiệm) quan tâm đến các công việc chung; Tìm hiểu và chấp hành những quy định chung của tập thể và cộng đồng;
HS làm bài tập 1, 2(sgk) theo nhóm bàn
Bài tập 1:
Hành vi a, g, i là hành vi thể hiện sự tôn trọng người khác:
a-> nơi công cộng;
g, i-> đánh giá đúng mức và coi trọng danh dự của người khác.
Các hành vi còn lại là thiếu tôn trọng người khác trong đó có hành vi n-Vứt rác nơi công cộng là xâm phạm tới lợi ích của tập thể, cộng đồng
Bài tập 2:
ý kiến không đúng: a
ý kiến đúng: b,c
VD:
Trong gia đình các em phải tôn trọng ông bà, cha, mẹ...
III. Bài tập:
Bài tập 1:
Bài tập 2:
4. Hoạt động vận dụng
Phần 2- câu chuyện
Cháu trai lại hỏi: “Đã vậy thì sao ông lại còn thu tiền của ông ấy ạ?”
Người chủ tiệm bánh nói: “Oh, ông ấy hôm nay đến đây là khách chứ không phải là đến ăn xin đâu cháu ạ! Đương nhiên, chúng ta phải tôn trọng ông ấy chứ! Nếu như ông không thu tiền của ông ấy, thì chẳng phải ông đã vũ nhục ông ấy rồi sao? Nhất định phải nhớ kỹ, phải tôn trọng mỗi một khách hàng của chúng ta, cho dù đó là một người ăn mày. Bởi vì hết thảy những thứ chúng ta có đều là do khách hàng cấp cho.” Cậu bé nghe xong có phần hiểu nên gật gật đầu.
Ông chủ tiệm bánh này chính là ông nội của nhà kinh doanh, tỷ phú Nhật Bản – Yoshiaki Tsutsumi. Tỷ phú Tsutsumi từng nói: “Năm đó, mỗi cử động của ông nội đối với người ăn mày đó đều khắc sâu vào trong tâm trí của tôi.” Về sau, Tsutsumi đã kể lại rất nhiều lần câu chuyện này cho nhân viên của mình nghe để họ học tập cách tôn trọng khách hàng.
5. Hoạt động tìm tòi & mở rộng
*
- Xây dựng một câu chuyện với chủ đề Tôn trọng người khác.
*
- Hoàn thiện các bài tập vào vở, học thuộc nội dung bài học
- Đọc và trả lời các câu hỏi gợi ý ở bài số 4 – Giữ chữ tín.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 8.3_2018.docx