Giáo án Giáo dục công dân 9 Tiết 9 - Bài 7: Kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc (tiết 1)

Hoạt động 2: Nội dung bài học (17’)

* Mục tiêu: Học sinh hiểu được khái niệm truyền thống tốt đẹp của dân tộc, biết được những truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam; được thế nào là phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc và vì sao cần phải kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc. Xác định được những thái độ, hành vi cần thiết để kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc.

* Nhiệm vụ: Nghiên cứu, hiểu nội dung bài học.

* Phương thức thực hiện: nghiên cứu cá nhân, trả lời câu hỏi vấn đáp.

* Sản phẩm: Học sinh hiểu và ghi tóm tắt được khái niệm truyền thống tốt đẹp của dân tộc, biết được những truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam; được thế nào là phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc và vì sao cần phải kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc. Xác định được những thái độ, hành vi cần thiết để kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc vào vở ghi.

* Dự kiến câu trả lời của HS: Thể hiện trong tiến trình.

* Phương án kiểm tra, đánh giá hoạt động và kết quả học tập của HS:

- Học sinh đánh giá hoạt động học của bạn.

- Học sinh đánh giá chéo khi thảo luận nhóm.

- Giáo viên kiểm tra, đánh giá kết quả hoạt động học của học sinh.

 

doc5 trang | Chia sẻ: binhan19 | Lượt xem: 621 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Giáo dục công dân 9 Tiết 9 - Bài 7: Kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc (tiết 1), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 12/10/2017 Ngày dạy: 16/10/2017 Dạy lớp: 9ABCD CHỦ ĐỀ: QUAN HỆ VỚI CỘNG ĐỒNG, ĐẤT NƯỚC, NHÂN LOẠI Tiết 9 - Bài 7: KẾ THỪA VÀ PHÁT HUY TRUYỀN THỐNG TỐT ĐẸP CỦA DÂN TỘC (Tiết 1) I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức - Nêu được thế nào là truyền thống tốt đẹp của dân tộc. - Nêu được một số truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam. - Hiểu được thế nào là phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc và vì sao cần phải kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc. - Xác định được những thái độ, hành vi cần thiết để kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc. 2. Kĩ năng - Biết rèn luyện bản thân theo các truyền thống tốt đẹp của dân tộc. 3. Thái độ - Tôn trọng, tự hào về những truyền thống tốt đẹp của dân tộc. 4. Năng lực cần đạt: - Tư duy, phân tích, tổng hợp, hợp tác, giao tiếp. II. CHUẨN BỊ: 1. Giáo viên: - SGK + SGV+ chuẩn kiến thức kĩ năng; nghiên cứu bài soạn, tình huống. 2. Học sinh: - SGK, vở viết, học bài cũ, nghiên cứu trước bài mới. III. QUÁ TRÌNH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG HỌC CHO HỌC SINH 1. Các hoạt động đầu giờ (8’) a. Kiểm tra sĩ số: 9A.; 9B; 9C.; 9D. b. Khởi động: - GV thu bài viết về phong tục đám ma, đám cưới của học sinh.Trao đổi, thảo luận nhằm giúp học sinh hiểu biết hơn về dân tộc mình và các dân tộc khác ở trong lớp. Từ đó khẳng định lại những phong tục tập quán của đồng bào các dân tộc vùng cao.Yêu cầu HS về nhà hoàn thiện, tiết sau nộp bài thu hoạch lấy điểm 15 phút. Từ vấn đề đưa ra, GV dẫn vào bài. 2. Nội dung bài học: Hoạt động 1: Đặt vấn đề (12’) * Mục tiêu: Học sinh bước đầu biết được một số truyền thống tốt đẹp của dân tộc. * Nhiệm vụ: nghiên cứu nội dung mục ĐVĐ, thảo luận nhóm, hoàn thành sản phẩm của nhóm. * Phương thức thực hiện: thảo luận theo nhóm. * Sản phẩm: kết quả thảo luận của nhóm. * Dự kiến câu trả lời của HS: Thể hiện trong tiến trình. * Phương án kiểm tra, đánh giá hoạt động và kết quả học tập của HS: - Học sinh đánh giá hoạt động học của bạn. - Học sinh đánh giá chéo khi thảo luận nhóm. - Giáo viên kiểm tra, đánh giá kết quả hoạt động học của học sinh. * Tiến trình thực hiện: GV: Gọi h/s đọc phần đặt vấn đề trong SGK. GV: Y/c h/s thảo luận theo 4 nhóm (7') ?1 Truyền thống yêu nước của dân tộc ta thể hiện như thế nào qua lời nói của Bác Hồ? Tình cảm và việc làm trên thể hiện truyền thống gì? Nhóm1 * Lòng yêu nước của dân tộc ta được thể hiện: - Sôi nổi kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn. - Nó lướt qua mọi sự nguy hiểm khó khăn. - Nhấn chím tất cả lũ bán nước, cướp nước. - Dân tộc Việt Nam ta có lòng yêu nước nồng làn, biết phát huy tinh thần yêu nước. -Truyền thống yêu nước. ?2 Hãy nêu thực tiễn lịch sử để chứng minh lòng yêu nước nồng nàn của dân tộc Việt Nam? (Tích hợp GDANQP) Nhóm 2 - Các cuộc kháng chiến vĩ đại của dân tộc: Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, . - Ghi nhớ công lao các vị anh hùng - Hậu phương nhịn ăn để ủng hộ bộ đội. - Phụ nữ khuyên chồng con đi tòng quân. - Các bà mẹ chiến sĩ yêu thương săn sóc bồ đội như con đẻ của mình. - Nông dân, công nhân thi đua sản xuất góp phần vào kháng chiến. ?3 Cụ Chu Văn An là người như thế nào? Nhóm 3 * Cụ Chu Văn An: - Là một nhà giáo nổi tiếng thời Trần. - Có công đào tạo nhiều nhân tài cho đất nước. - Cụ Có nhiều Học trò là những nhân vật nổi tiếng. Cách cư xử của học trò cũ với thầy giáo Chu Văn An? ?4 Em có nhận xét gì về cách cư xử của học trò cũ với thầy giáo Chu Văn An? Cách cư xử đó thể hiện truyền thống gì của dân tộc ta Nhóm 4 - Đứng ngoài sân vái vào, miệng chào to kính cẩn: lạy thầy ạ, anh em chúng con đến hầu thầy! - Cụ cho phép ngồi sập tiếp chuyện thầy, nhưng họ không dám. Họ xin ngồi ở ghế kề bên. - H/S cũ biết ơn công lao dạy dỗ của thầy, kính trọng và luôn nhớ ơn thầy -> Cách cư xử của học trò cụ Chu Văn An thể hiện truyền thống “Tôn sư trọng đạo” của dân tộc ta. Là truyền thống tốt đẹp, vô cùng quí giá. ? Qua hai câu chuyện trên em có suy nghĩ gì? - Lòng yêu nước của nhân dân ta là truyền thống quý báu. Đó là truyền thống yêu nước. Biết ơn kính trọng thầy cô, đó là truyền thống “tôn sư trọng đạo” -> Đó chính là truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta. Hoạt động 2: Nội dung bài học (17’) * Mục tiêu: Học sinh hiểu được khái niệm truyền thống tốt đẹp của dân tộc, biết được những truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam; được thế nào là phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc và vì sao cần phải kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc. Xác định được những thái độ, hành vi cần thiết để kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc. * Nhiệm vụ: Nghiên cứu, hiểu nội dung bài học. * Phương thức thực hiện: nghiên cứu cá nhân, trả lời câu hỏi vấn đáp. * Sản phẩm: Học sinh hiểu và ghi tóm tắt được khái niệm truyền thống tốt đẹp của dân tộc, biết được những truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam; được thế nào là phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc và vì sao cần phải kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc. Xác định được những thái độ, hành vi cần thiết để kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc vào vở ghi. * Dự kiến câu trả lời của HS: Thể hiện trong tiến trình. * Phương án kiểm tra, đánh giá hoạt động và kết quả học tập của HS: - Học sinh đánh giá hoạt động học của bạn. - Học sinh đánh giá chéo khi thảo luận nhóm. - Giáo viên kiểm tra, đánh giá kết quả hoạt động học của học sinh. * Tiến trình thực hiện: ? Em hiểu thế nào là truyền thống tốt đẹp của dân tộc? - Là những giá trị tinh thần, vật chất hình thành trong lịch sử và cho đến ngày nay. GV: Gọi một số HS nêu quan điểm, nhận xét -> chốt khái niệm truyền thống tốt đẹp của dân tộc. ? Hãy nêu những truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam? - Các truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam: Yêu nước, bất khuất chống giặc ngoại xâm, đoàn kết nhân nghĩa, cần cù lao động, hiếu thoả, tôn sư trọng đạo, hiếu thảo các truyền thống về văn hoá, về nghệ thuật (Hát ca trù, trò chơi dân gian). GV: Gọi một số HS nêu quan điểm, nhận xét -> chốt các truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam. ? Nêu những truyền thống tốt đẹp của địa phương em? - Lễ cơm mới, cưới xin, ma chay, . ? Hãy nêu những tư tưởng lạc hậu của dân tộc ta mà em biết? - Tập quán lạc hậu, tảo hôn. - Nếp nghĩ, lối sống tuỳ tiện. - Coi thường pháp luật. - Tư tưởng địa phương hẹp hòi. - Tục lệ ma chay, cưới hỏi, mê tín, dị đoan, GV treo bảng phụ: ? Em đồng ý với những ý kiến nào? a- Truyền thống là những kinh nghiệm quí giá. b- Nhờ có truyền thống mỗi dân tộc mới giữ được bản sắc riêng. c- Dân tộc Việt Nam có nhiều truyền thống tốt đẹp. d- Không có truyền thống mỗi dân tộc và cá nhân vẫn phát triển. e- Không để truyền thống bị mai một, lãng quên. - H/S thảo luận (3’) - Đáp án đúng: a, b, c, e. GV Truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam là vô cùng quí giá, góp phần tích cực vào quá trình phát triển của dân tộc và mỗi cá nhân. Vì vậy phải bảo vệ, kế thừa và phát huy để góp phần giữ gìn bản sắc dân tộc Việt Nam. ? Thế nào là phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc và vì sao cần phải kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc? - Bảo vệ, giữ gìn để không bị phai nhạt. - Vì đó là tài sản vô giá, góp phần vào sự phát triển của mỗi cá nhân và cả dân tộc. GV Kế thừa và phát huy là tôn trọng, bảo vệ, tích cực tìm hiểu, học tập cái hay, cái đẹp của truyền thống tiếp tục phát triển toả sángMỗi dân tộc muốn phát triển phải có sự giao lưu với các dân tộc khác, với các nền văn hoá khác, cần tiếp thu tinh hoa của các dân tộc khác mà vẫn giữ được bản sắc dân tộc riêng của mình ? Chúng ta cần làm gì để phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc? - Tự hào. - Giữ gìn, phát huy. - Ngăn chăn những hành vi xấu ? Chúng ta không nên làm những việc gì ảnh hưởng đến truyền thống tốt đẹp của dân tộc? - Không chạy theo những cái mới lạ không phù hợp. - Không tiếp thu hoàn toàn những truyền thống của các dân tộc khác ? Theo em, bên cạnh truyền thống dân tộc mang ý nghĩa tích cực, còn có truyền thống, thói quen, lối sống tiêu cực không? Nêu một vài ví dụ minh hoạ? - Bên cạnh yếu tố tích cực còn có lối sống, thói quen tiêu cực như: + Tập quán lạc hậu. + Nếp nghĩ, lối sống tiều tuỵ. + Coi thường pháp luật. + Tục lệ ma chay, mê tín dị đoan GV Tích hợp tư tưởng HCM: Bác Hồ không những tiếp nhận những truyền thống tốt đẹp của dân tộc như: yêu quê hương đất nước, nhân ái, khoan dung, nhân nghĩa, cần cù lao động, giản dị, tiết kiệm, giữ chữ tín, liêm khiết, chí công vô tư, khiêm tốn,. Mà còn phát huy những truyền thống đó bằng cách thực hiện tốt các giá trị đạo đức dân tộc nên đã trở thành tấm gương đạo đức trong sáng, cao đẹp để mọi người noi theo. GV Chúng ta cần lên án phê phán những người có thái độ, hành vi chê bai, phủ nhận truyền thống tốt đẹp của dân tộc hoặc bảo thủ trì trệ, hoặc ca ngợi chủ nghĩa Tư bản, thích hàng ngoại, đua đòi ? Mỗi công dân cần phải có trách nhiệm như thế nào đối với truyền thống tốt đẹp của dân tộc? (GDKNS) - Tự hào, giữ gìn, phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc. - Lên án, ngăn chặn những hành vi làm tổn hại đến truyền thống tốt đẹp của dân HOẠT ĐỘNG 3: BÀI TẬP (5’) * Mục tiêu: HS áp dụng những kiến thức đã tiếp thu trong bài học để làm bài tập. * Nhiệm vụ: Nghiên cứu đề bài, làm bài tập. * Phương thức thực hiện: nghiên cứu cá nhân, xử lí BTTH, TLN. * Sản phẩm: HS hiểu, ghi tóm tắt được kết quả mỗi bài tập. * Dự kiến câu trả lời của học sinh (Thể hiện trong phần tiến trình). * Phương án kiểm tra, đánh giá hoạt động và kết quả học tập của HS: - Học sinh đánh giá hoạt động học của bạn. - Học sinh đánh giá chéo khi thảo luận nhóm. - Giáo viên kiểm tra, đánh giá kết quả hoạt động học của học sinh. - GV đánh giá ý thức, thái độ của học sinh trong của trình thực hiện nhiệm vụ được giao của cả tiết học. * Tiến trình thực hiện: GV: Gọi h/s đọc yêu cầu BT trong SGK. * Bài tập 1 SGK / 25,26. - Đáp án đúng: a, c, e, g, h, i, l. - > Đó là thái độ và việc làm thể hiện sự tích cực tìm hiểu, tuyên truyền và thực hiện các chuẩn mực giá trị truyền thống. */ Bài 3: H/S làm bài tập -> H/S nhận xét - Học tập truyền thống của dân tộc: Thêu khăn piêu, làm nón, đồ gốm, hiếu học đan lát, đồ gỗ, mây, vàng bạc 3. Củng cố luyện tập, hướng dẫn học sinh tự học (3’): a. Củng cố, luyện tập: - GV khái quát lại nội dung cần nắm của bài. b. Hướng dẫn học sinh tự học: - Hoàn thiện nội dung bài học trong SGK vào vở ghi và học thuộc. - Tìm hiểu nguồn gốc và ý nghĩa của một truyền thống tốt đẹp ở quê em (nghề truyền thống, phong tục tập quán, lễ hội truyền thống, trò chơi dân gian, trang phục dân tộc), sưu tầm các làn điệu dân ca của địa phương mình cũng như của mội miền đất nước. Tiết sau thực hành trải nghiệm sáng tạo.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docBai 7 Ke thua va phat huy truyen thong tot dep cua dan toc_12434667.doc
Tài liệu liên quan