Giáo án Hình học 12 - Chủ đề: Khái niệm về hình đa diện, khối đa diện, thể tích khối đa diện

Phân biệt được các khối là đa diện và khối không là đa diện

- Biết phân chia các khối đa diện thành các khối khác nhau.

- Biết tính thể tích của khối lập phương, khối hộp chữ nhật

- Hình thành cho học sinh các kĩ năng khác:

+ Thu thập và xử lý thông tin.

+ Tìm kiếm thông tin và kiến thức thực tế, thông tin trên mạng Internet.

+ Làm việc nhóm trong việc thực hiện dự án dạy học của giáo viên.

+ Viết và trình bày trước đám đông.

+ Học tập và làm việc tích cực chủ động và sáng tạo.

 

doc21 trang | Chia sẻ: vudan20 | Lượt xem: 602 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Hình học 12 - Chủ đề: Khái niệm về hình đa diện, khối đa diện, thể tích khối đa diện, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
bày trước đám đông. + Học tập và làm việc tích cực chủ động và sáng tạo. 3. Thái độ: - Nghiêm túc, tích cực, chủ động, độc lập và hợp tác trong hoạt động nhóm. - Say sưa, hứng thú trong học tập và tìm tòi nghiên cứu liên hệ thực tiễn. - Tư duy vấn đề có lôgic và hệ thống. 4. Các năng lực chính hướng tới hình thành và phát triển ở học sinh: - Năng lực hợp tác: Tổ chức nhóm học sinh hợp tác thực hiện các hoạt động. - Năng lực tự học, tự nghiên cứu: Học sinh tự giác tìm tòi, lĩnh hội kiến thức và phương pháp giải quyết bài tập và các tình huống. - Năng lực giải quyết vấn đề: Học sinh biết cách huy động các kiến thức đã học để giải quyết các câu hỏi. Biết cách giải quyết các tình huống trong giờ học. - Năng lực sử dụng công nghệ thông tin: Học sinh sử dụng máy tính, mang internet, các phần mềm hỗ trợ học tập để xử lý các yêu cầu bài học. - Năng lực thuyết trình, báo cáo: Phát huy khả năng báo cáo trước tập thể, khả năng thuyết trình. - Năng lực tính toán. II. Chuẩn bị 1. Chuẩn bị của giáo viên - Soạn KHBH - Chuẩn bị phương tiện dạy học: phấn, thước kẻ, máy chiếu 2. Chuẩn bị của học sinh - Đọc trước tài liệu - SGK, vở ghi, dụng cụ học tập - Làm việc nhóm ở nhà, trả lời các câu hỏi đã được giao về nhà chuẩn bị - Kê bàn học theo nhóm III. Bảng mô tả các mức độ nhận thức và năng lực được hình thành - Bảng mô tả các mức độ nhận thức Nội dung Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao -Khối đa diện, khối đa diện lồi, khối đa diện đều - Các phép biến hình và dời hình trong không gian - Khái niệm thể tích khối đa diện, thể tích khối hộp chữ nhật - Học sinh nắm được các khái niệm - Học sinh nắm được các khái niệm - Học sinh nắm được các khái niệm - Áp dụng khái niệm nhận dạng khối đa diện - Biết tìm ảnh của một điểm, một hình qua các phép biến hình trong không gian - Biết tính thể tích khi có sẵn ba kích thước - Chứng minh một khối đa diện là khối đa diện đều - Chứng minh hai hình bằng nhau - Chứng minh công thức, tìm tỉ lệ thể tích Biết tìm mặt phẳng đối xứng, trục đối xứng của một hình - Áp dụng vào các bài toán thực tế IV. Các câu hỏi/bài tập theo từng mức độ. MỨC ĐỘ CÂU HỎI/BÀI TẬP NB Bài tập 1. Trong các hình sau, hình nào không phải là đa diện lồi Hình 1 Hình 2 Hình 3 \ Hình 4 TH Bài tập 2: Cho khối chóp hãy chia khối chóp thành 3 khối chóp tam giác VD Bài tập 3: Cho hình hộp chữ nhật . Biết . Tính thể tích khối hộp VDC Bài tập 4: Gia đình bạn Nam cần gò một thùng tôn dạng hình hộp chữ nhật không nắp để chứa 9m3 nước. Gia đình bạn cần sử dụng bao nhiêu m2 tôn để gò biết thùng có đáy là hình chữ nhật có chiều rộng 1,5m, chiều dài 4m . V. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC Tiết 1: *) Ổn định tổ chức *) Kiểm tra bài cũ: (3 phút) Câu hỏi 1: Định nghĩa hình chóp, hình lăng trụ? 1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (15 phút) * Mục tiêu: - Tạo sự chú ý của học sinh để vào bài mới - Tạo tình huống để học sinh tiếp cận các khái niệm khối lăng trụ, khối chóp, khối đa diện, khối đa diện lồi, khối đa diện đều. * Nội dung, phương thức tổ chức: +) Chuyển giao nhiệm vụ: GV: Chia lớp thành 4 nhóm, trong mỗi nhóm cử nhóm trưởng, thư kí. Giao nhiệm vụ cho mỗi nhóm. - Nhóm 1,2 theo dõi câu hỏi trên máy, viết câu trả lời của nhóm ra bảng phụ, cử đại diện trình bày câu trả lời của nhóm. - Nhóm 3,4 cử đại diện trình bày kết quả công việc và các câu hỏi được giao về nhà. Câu hỏi 1 (Nhóm 1): Quan sát các hình ảnh sau (trên máy chiếu) và trả lời câu hỏi: H1.1: Mỗi cạnh của hình A là cạnh chung của bao nhiêu mặt? H1.2: Mỗi cạnh của hình B là cạnh chung của bao nhiêu mặt? Hình A Hình B Câu hỏi 2 (Nhóm 2): Quan sát các hình ảnh (trên máy chiếu). Có hai khối gỗ có hình dạng như hình C và hình D, quan sát và trả lời câu hỏi sau: H2.1: Ta có thể đặt mô hình đó trên mặt đất theo một mặt bất kì của nó không? H2.2: Dùng một đoạn dây nối hai điểm bất kì trên mỗi mô hình quan sát em có nhận xét gì? Hình C Hình D Câu hỏi 3 (Nhóm 3): Cho một khối gỗ lập phương có cạnh 1dm. trình bày cách xẻ khối gỗ đó thành 6 khối tứ diện Câu hỏi 4 (Nhóm 4): Lấy hai cái chặn giấy đặc kích thước giống nhau có hình dạng khối lập phương. Cách tính thể tích của một cái chặn giấy, so sánh thể tích của hai cái chặn giấy, ghép hai cái chặn giấy vào một tính thể tích +) Thực hiện nhiệm vụ: - HS: Học sinh các nhóm thực hiện nhiệm vụ được giao theo chỉ đạo của nhóm trưởng, thảo luận đưa ra phương án trả lời, phương án làm, thư kí ghi kết vào bảng phụ. - GV: Quan sát các nhóm làm bài , giải đáp các thắc mắc của học sinh liên quan đến nội dung câu hỏi, nhắc nhở những học sinh không hoạt động ỷ lại. - Dự kiến trả lời Nhóm 1: TL1.1: Mỗi cạnh hình A là cạnh chung của đúng hai mặt. TL1.2: Hình B có một cạnh là cạnh chung của 4 mặt, các cạnh còn lại là cạnh chung của đúng hai mặt. GV: Hỏi thêm quan sát hình A cho biết với hai mặt bất kì có tính chất gì? HS: Với hai mặt bất kì hoặc không có điểm chung, hoặc có một cạnh chung. Nhóm 2: TL2.1: Hình C ta có thể đặt mô hình đó trên mặt đất theo một mặt bất kì của nó, hình D có mặt không đặt được. TL2.2: Dùng một đoạn dây nối hai điểm bất kì trên hình C thì đoạn đay đó luôn thuộc hình C, đối với hình D có những điểm khi nối lại thì đoạn dây không thuộc hình D. GV: Hỏi thêm quan sát hình C, D cho biết với hai mặt bất kì có tính chất gì? HS: Với hai mặt bất kì hoặc không có điểm chung, hoặc có một cạnh chung, hoặc có một đỉnh chung Nhóm 3: Dự kiến trả lời: Xẻ khối lập phương thành hai lăng trụ, ứng với mỗi lăng trụ xẻ làm 3 khối tứ diện như hình vẽ Nhóm 4: - Bỏ chặn giấy vào bình nước đầy, lượng nước tràn ra là thể tích của chặn giấy - Hai chặn giấy có thể tích bằng nhau - Khi gắn hai chặn giấy(lượng keo không đáng kể) thể tích khối gắn bằng tổng thể tích hai chặn giấy +)Báo cáo thảo luận - Các nhóm báo cáo kết quả làm được của nhóm mình (treo bảng và thuyết trình). - Các nhóm còn lại chú ý lắng nghe kết quả của nhóm bạn , thảo luận các kết quả đó. - Giáo viên quan sát lắng nghe học sinh trình bày kết quả. +) Đánh giá, nhận xét, tổng hợp - Giáo viên đánh giá tổng quát kết quả hoạt động của các nhóm, nhận xét thái độ học tập và phối hợp làm việc của các nhóm. Tính đúng sai trong kết quả của các nhóm, giải đáp các vấn đề học sinh thắc mắc, các vấn đề học sinh chưa giải quyết được, tuyên dương các nhóm làm việc tích cực và có câu trả lời tốt nhất, động viên các nhóm còn lại làm việc tích cực để thu được kết quả tốt hơn trong các hoạt động sau * Sản phẩm - Các phương án giải quyết được hai câu hỏi đầu - Các sản phẩm thực hành của học sinh trong hai câu hỏi sau - Các tình huống và câu hỏi đưa ra dẫn đến hình thành khái niệm khối lăng trụ, khối chóp, khối đa diện, khối đa diện lồi, khối đa diện đều 2. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC 2.1. HTKT1: KHỐI LĂNG TRỤ VÀ KHỐI CHÓP (5 phút) * Mục tiêu: Hình thành khái niệm khối lăng trụ, khối chóp, tên gọi và các yếu tố liên quan. * Nội dung, phương thức tổ chức: +) Giao nhiệm vụ: Câu hỏi 1: Quan sát hình 1 trả lời câu hỏi các mặt ngoài khối rubic tạo thành hình gì? Câu hỏi 2: Nêu khái niệm của khối lăng trụ, khối chóp? Câu hỏi 3: Nêu cách gọi tên hình chóp? Kể tên các mặt của hình chóp ? Hình 1 Hình 2 +) Thực hiện nhiệm vụ: Từng học sinh suy nghĩ trả lời bằng giơ tay phát biểu ý kiến. Dự kiến trả lời: TL1: mặt ngoài khối rubic tạo thành hình lập phương. TL2: Khối lăng trụ là phần không gian giới hạn bởi một hình lăng trụ kể cả hình lăng trụ ấy. Khối chóp là phần không gian giới hạn bởi một hình chóp kể cả hình chóp ấy TL3: Cách gọi tên hình chóp: Hình chóp + tên đa giác đáy. Các mặt của hình chóp là các tam giác: và tứ giác +) Báo cáo thảo luận: GV: Gọi học sinh trả lời từng câu hỏi, nhận xét tính đúng, sai HS: Trả lời câu hỏi, nhận xét câu trả lời của bạn +) Đánh giá, nhận xét, tổng hợp: GV: chốt lại - Khối lăng trụ là phần không gian giới hạn bởi một hình lăng trụ kể cả hình lăng trụ ấy. - Khối chóp là phần không gian giới hạn bởi một hình chóp kể cả hình chóp ấy. - Khối chóp cụt là phần không gian giới hạn bởi một hình chóp cụt kể cả hình chóp cụt ấy. - Tên gọi = khối + tên lăng trụ (chóp) tương ứng. - Đỉnh, canh, mặt bên, mặt đáy, cạnh bên, cạnh đáy của hình lăng trụ(chóp) theo thứ tự là đỉnh, canh, mặt bên, mặt đáy, cạnh bên , cạnh đáy của khối lăng trụ(chóp) - Điểm không thuộc khối lăng trụ gọi là điểm ngoài khối lăng trụ. Điểm thuộc khối lăng trụ gọi là điểm trong khối lăng trụ, tương tự cho khối chóp. * Sản phẩm: Học sinh lĩnh hội được khái niệm khối chóp, khối lăng trụ cách gọi tên và thuộc tính liên quan. 2.2. HTKT2: KHÁI NIỆM VỀ HÌNH ĐA DIỆN, KHỐI ĐA DIỆN ( 11 phút ) 2.2.1. HOẠT ĐỘNG 1 ( 4 phút) * Mục tiêu: Hình thành khái niệm hình đa diện. * Nội dung, phương thức tổ chức. +) Giao nhiệm vụ. Câu hỏi 1: Từ kết quả của câu hỏi phần HĐKĐ nêu khái niệm hình đa diện? +) Thực hiện nhiệm vụ: Từng học sinh suy nghĩ trả lời bằng giơ tay phát biểu ý kiến. TL1: Hình đa diện là hình được tạo bởi một số hữu hạn miền đa giác thỏa mãn đồng thời hai tính chất sau: + Hai đa giác phân biệt chỉ có thể hoặc không có điểm chung, hoặc chỉ có một đỉnh chung, hoặc chỉ có một cạnh chung + Mỗi cạnh của đa giác nào cũng là cạnh chung của đúng hai đa giác +) Báo cáo thảo luận: GV: Gọi học sinh trả lời câu hỏi, nhận xét tính đúng, sai HS: Trả lời câu hỏi, nhận xét câu trả lời của bạn +) Đánh giá, nhận xét, tổng hợp GV: chốt lại - Hình đa diện là hình được tạo bởi một số hữu hạn miền đa giác thỏa mãn đồng thời hai tính chất sau: + Hai đa giác phân biệt chỉ có thể hoặc không có điểm chung, hoặc chỉ có một đỉnh chung, hoặc chỉ có một cạnh chung + Mỗi cạnh của đa giác nào cũng là cạnh chung của đúng hai đa giác * Sản phẩm: Học sinh nắm được khái niệm hình đa diện. 2.2.2. HOẠT ĐỘNG 2 ( 7 phút ) * Mục tiêu: Hình thành khái niệm khối đa diện, giúp học sinh nhận biết được một hình bất kì có phải là khối đa diện hay không * Nội dung, phương thức tổ chức: +) Giao nhiệm vụ: Câu hỏi 1: Từ khái niệm khối chóp, khối lăng trụ nêu khái niệm khối đa diện? Câu hỏi 2: Nêu khái niệm về điểm trong, điểm ngoài, miền trong, miền ngoài của khối đa diện? Câu hỏi 3: Quan sát hình vẽ và chỉ ra hình nào là khối đa diện. hình nào không phải là khối đa diện? Hình 3 Hình 4 Hình 5 Hình 6 +) Thực hiện nhiệm vụ: Từng học sinh suy nghĩ trả lời bằng giơ tay phát biểu ý kiến. Dự kiến trả lời: TL1: Khối đa diện là phần không gian giới hạn bởi một hình đa diện kể cả hình đa diện. TL2: Những điểm không thuộc khối đa diện gọi là điểm ngoài của khối đa diện. Những điểm thuộc khối đa diện nhưng không thuộc hình đa diện giới hạn khối đa diện ấy gọi là điểm trong của khối đa diện. Tập hợp các điểm trong được gọi là miền trong, tập hợp các điểm ngoài được gọi là miền ngoài khối đa diện TL3: Hình 4, 5 không là khối đa diện. +) Báo cáo thảo luận: GV: Gọi học sinh trả lời từng câu hỏi, nhận xét tính đúng, sai, giải thích rõ cho học sinh tại sao hình 4, 5 không là khối đa diện. HS: Trả lời câu hỏi, nhận xét câu trả lời của bạn +) Đánh giá, nhận xét, tổng hợp: GV: chốt lại - Khối đa diện là phần không gian giới hạn bởi một hình đa diện kể cả hình đa diện - Trình chiếu để thuyết trình cho học sinh hiểu các khái niệm về điểm trong, ngoài, miền trong, ngoài của khối đa diện * Sản phẩm: Học sinh nắm được khái niệm khối đa diện, phân biẹt được hình nào là khối đa diện, hình nào không phải là khối đa diện 2.3. HTKT3: KHỐI ĐA DIỆN LỒI (5 phút) * Mục tiêu: Giúp học sinh nắm khái niệm khối đa diện lồi * Nội dung, phương thức tổ chức: +) Giao nhiệm vụ: Câu hỏi 1: Từ câu hỏi 2 hoạt động khởi động cho biết thế nào là khối đa diện lồi? Câu hỏi 2: Quan sát các hình trong thực tế sau và chỉ ra đâu là khối đa diện lồi, đâu là khối đa diện không lồi? Hình 6 Hình 7 Hình 8 Hình 9 +) Thực hiện nhiệm vụ: Từng học sinh suy nghĩ trả lời bằng giơ tay phát biểu ý kiến. Dự kiến trả lời: TL1: Khối đa diện (H) được gọi là khối đa diện lồi nếu đoạn thẳng nối hai điểm bất kì của (H) luôn thuộc (H). Khi đó đa diện xác định (H) được gọi là đa diện lồi. TL2: Hình 7, 8, 9 là khối đa diện lồi, hình 6 không phải là khối đa diện lồi. +) Báo cáo thảo luận GV: Gọi học sinh trả lời từng câu hỏi, nhận xét tính đúng, sai HS: Trả lời câu hỏi, nhận xét câu trả lời của bạn +) Đánh giá, nhận xét, tổng hợp: GV: chốt lại - Khối đa diện (H) được gọi là khối đa diện lồi nếu đoạn thẳng nối hai điểm bất kì của (H) luôn thuộc (H). Khi đó đa diện xác định (H) được gọi là đa diện lồi * Sản phẩm: Học sinh nắm được khái niệm khối đa diện lồi và phân biệt được khối đa diện lồi và không lồi 2.4. HTKT4: KHỐI ĐA DIỆN ĐỀU (6 phút) * Mục tiêu: Giúp học sinh nắm được khái niệm khối đa diện đều, nắm được các loại khối đa diện đều, chứng minh một khối đa diện là đa diện đều * Nội dung, phương thức tổ chức +) Giao nhiệm vụ: Câu hỏi 1: Quan sát hình ảnh hai khối rubic ( trên máy chiếu ) và trả lời: H1.1: Mỗi mặt của khối rubic hình 10 là hình gì, mỗi đỉnh của khối rubic hình 10 là đỉnh chung của bao nhiêu mặt? H1.2: Mỗi mặt của khối rubic hình 11 là hình gì, mỗi đỉnh của khối rubic hình 11 là đỉnh chung của bao nhiêu mặt? Hình 10 Hình 11 Câu hỏi 2: Nêu khái niệm đa diện đều? Câu hỏi 3: Kể tên các loại khối đa diện đều mà em biết? Câu hỏi 4: Khối chóp tứ giác đều có phải là khối đa diện đều không? Vì sao? +) Thực hiện nhiệm vụ: Từng học sinh suy nghĩ trả lời bằng giơ tay phát biểu ý kiến. Dự kiến trả lời: TL1.1: Mỗi mặt của khối rubic hình 10 là tam giác đều, mỗi đỉnh của khối rubic hình 10 là đỉnh chung của ba mặt TL1.2: Mỗi mặt của khối rubic hình 11 là hình vuông, mỗi đỉnh của khối rubic hình 11 là đỉnh chung của ba mặt. TL2: Đa diện đều là đa diện lồi có tính chất:Mỗi mặt là đa giác đều p cạnh, mỗi đỉnh là đỉnh chung của đúng q mặt. TL3: Các khối đa diện đều: tứ diện đều, khối lập phương, khối bát diện đều, khối mười hai mặt đều, khối hai mươi mặt đều. TL4: Khối chóp tứ giác đều không phải là đa diện đều vì các mặt không phải cùng là các đa giác đều p cạnh. +) Báo cáo thảo luận: GV: Gọi học sinh trả lời từng câu hỏi, nhận xét tính đúng, sai. HS: Trả lời câu hỏi, nhận xét câu trả lời của bạn. +) Đánh giá, nhận xét, tổng hợp: GV: chốt lại - Đa diện dều là đa diện lồi có tính chất:Mỗi mặt là đa giác đều p cạnh, mỗi đỉnh là đỉnh chung của đúng q mặt. Khối đa diện đều như vậy được gọi là khối đa diện đều loại {p,q} - Định lý: chỉ có năm loại khối đa diện đều . đó là loại {3;3}, loại {4;3}, loại {3;4}, loại {5;3}, loại {3;5} * Sản phẩm: Học sinh nắm được khái niệm khối đa diện đều, nắm được tên gọi của các loại khối đa diện đều, số cạnh, số đỉnh, số mặt của đa diện đều Tiết 2: *) Ổn định tổ chức *) Kiểm tra bài cũ (3 phút) Câu hỏi 1: Định nghĩa hình đa diện, khối đa diện. 2. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC ( tiếp ) 2.5. HTKT5: HAI ĐA DIỆN BẰNG NHAU (10 phút) 2.5.1. HOẠT ĐỘNG 1 (5 phút) * Mục tiêu: Giúp học sinh nắm được các phép dời hình trong không gian. * Nội dung, phương thức tổ chức: +) Giao nhiệm vụ: Câu hỏi 1: Nêu khái niệm phép biến hình trong mặt phẳng? Câu hỏi 2: Khái niệm phép biến hình trong không gian, phép tịnh tiến, phép đối xứng tâm, phép đối xứng trục, phép đối xứng qua mặt phẳng? +) Thực hiện nhiệm vụ: Từng học sinh suy nghĩ trả lời bằng giơ tay phát biểu ý kiến. Theo dõi sách giáo khoa trả lời các câu hỏi liên quan khái niệm các phép biến hình trong không gian +) Báo cáo thảo luận: GV: Gọi học sinh trả lời từng câu hỏi, nhận xét tính đúng, sai. HS: Trả lời câu hỏi, nhận xét câu trả lời của bạn, bổ xung, hoàn thiện. +) Đánh giá, nhận xét, tổng hợp: GV: chốt lại - Phép biến hình trong không gian là qui tắc đặt tương ứng mỗi điểm với điểm được xác định duy nhất, phép biến hình trong không gian được gọi là phép dời hình nếu nó bảo toàn khoảng cách giữa hai điểm bất kì. - Trong không gian các phép biến hình sau là phép dời hình: phép tịnh tiến, phép đối xứng tâm, phép đối xứng trục, phép đối xứng qua mặt phẳng. - Mặt phẳng (P) được gọi là mặt phẳng đối xứng của hình (H) nếu phép đối xứng qua mp(P) biến hình (H) thành chính nó. - Đường thẳng d gọi là trục đối xứng của hình (H) nếu phép đối xứng qua d biến hình (H) thành chính nó. - Thực hiện liên tiếp hai phép dời hình được phép dời hình. - Phép dời hình biến đa diện (H) thành đa diện (H’), biến đỉnh cạnh, mặt của (H) thành đỉnh cạnh, mặt tương ứng của (H’). * Sản phẩm: Học sinh nắm được khái niệm các phép biến hình trong không gian, biết tìm ảnh của một điểm, ảnh của một hình qua các phép biến hình trong không gian, biết tìm các mặt phẳng đối xứng, trục đối xứng của một hình đa diện. 2.5.2. HOẠT ĐỘNG 2 ( 5 phút) * Mục tiêu: Hình thành khái niệm hai hình bằng nhau, giúp học sinh biết cách chứng minh hai hình bằng nhau. * Nội dung, phương thức tổ chức +) Giao nhiệm vụ: Câu hỏi 1: Nêu khái niệm hai hình bằng nhau? Câu hỏi 2: Cho hình hộp . Chứng minh hai hình và bằng nhau. +) Thực hiện nhiệm vụ: Từng học sinh suy nghĩ trả lời bằng giơ tay phát biểu ý kiến. Dự kiến trả lời: TL1: Hai hình được gọi là bằng nhau nếu có một phép dời hình biến hình này thành hình kia. Gợi ý chứng minh câu hỏi 2: Chứng minh hai hình và bằng nhau ta phải chứng minh điều gì? TL: Ta phải chứng minh tồn tại phép dời hình biến hình này thành hình kia. TL2: Gọi O là tâm hình hộp. Phép đối xứng tâm O biến hình thành hình nên hai hình đó bằng nhau. +) Báo cáo thảo luận: GV: Gọi học sinh trả lời từng câu hỏi, nhận xét tính đúng, sai HS: Trả lời câu hỏi, nhận xét câu trả lời của bạn +) Đánh giá, nhận xét, tổng hợp: GV: chốt lại - Hai hình được gọi là bằng nhau nếu có một phép dời hình biến hình này thành hình kia * Sản phẩm: Học sinh nắm được khái niệm hai hình bằng nhau, biết cách chứng minh hai hình bằng nhau. 2.6. HTKT6: PHÂN CHIA VÀ LẮP GHÉP CÁC KHỐI ĐA DIỆN (5 phút) * Mục tiêu: Giúp học sinh nắm nguyên tắc phân chia và lắp ghép các khối đa diện * Nội dung, phương thức tổ chức +) Giao nhiệm vụ: Câu hỏi 1: Từ câu hỏi HĐKĐ chia khối lập phương, và quan sát hình ảnh bóc tách khối rubic cho biết mỗi khối tứ diện khi được xẻ ra từ khối lập phương các khối con bị tách có điểm chung không? Câu hỏi 2: Muốn phân chia một khối đa diện thành nhiều khối thì mỗi khối con phải thỏa mãn điều kiện gì? +) Thực hiện nhiệm vụ: Từng học sinh suy nghĩ trả lời bằng giơ tay phát biểu ý kiến. Dự kiến trả lời : TL1: Các khối con bị tách không có điểm chung. TL2: Muốn phân chia một khối đa diện thành nhiều khối thì mỗi khối con không có điểm chung với khối con khác. +) Báo cáo thảo luận GV: Gọi học sinh trả lời từng câu hỏi, nhận xét tính đúng, sai. HS: Trả lời câu hỏi, nhận xét câu trả lời của bạn, hoàn thiện câu trả lời. +) Đánh giá, nhận xét, tổng hợp: GV: chốt lại - Nếu khối đa diện (H) là hợp của hai khối (H1),(H2) sao cho (H1) và (H2) không có điểm chung thì khối đa diện (H) được phân chia thành hai khối (H1), (H2). - Một khối đa diện bất kì luôn có thể phân chia thành các khối tứ diện. * Sản phẩm: Học sinh biết cách phân chia lắp ghép khối đa diện. 2.7. HKT7. KHÁI NIỆM THỂ TÍCH KHỐI ĐA DIỆN (7 phút) * Mục tiêu: Hình thành khái niệm thể tích khối đa diện, thể tích khối hộp chữ nhật. * Nội dung, phương thức tổ chức +) Giao nhiệm vụ: Câu hỏi 1: Nêu khái niệm thể tích khối đa diện? Câu hỏi 2: Nêu cách đo thể tích của khối chất lỏng, chất rắn đã biết? Câu hỏi 3: Cho khối lập phương cạnh 1 có thể tích bằng 1. Nêu cách tính thể tích khối hộp chữ nhật có chiều dài bằng 4, chiều rộng bằng 3, chiều cao bằng 2 Câu hỏi 4: Từ kết quả câu 3 dự đoán công thức tính thể tích khối hộp chữ nhật, thể tích khối lập phương +) Thực hiện nhiệm vụ: Từng học sinh suy nghĩ trả lời bằng giơ tay phát biểu ý kiến GV: Phát vấn tại chỗ để gợi mở trả lời câu hỏi 3 ? Có thể chia khối hộp chữ nhật thành mấy khối có kích thước 4:3:1. ? Có thể chia khối hộp chữ nhật có kích thước 4:3:1 thành bao nhiêu khối lập phương có cạnh 1. ? Dựa vào kết quả câu hỏi 4 HĐKĐ cho biết thể tích khối hộp chữ nhật ban đầu có bằng tổng thể tích các khối lập phương con không. ? Kết quả thể tích khối hộp tính được có liên hệ gì với tích ba kích thước của khối hộp. Dự kiến trả lời câu hỏi 3 - Chia được khối hộp chữ nhật thành 2 khối có kích thước 4:3:1. Ứng với mỗi khối chia thành 12 khối lấp phương có kích thước 1 vậy thể tích khối hộp chữ nhật bẳng 24 có giá trị bằng tích ba kích thước +) Báo cáo thảo luận GV: Gọi học sinh trả lời từng câu hỏi, nhận xét tính đúng, sai HS: Trả lời câu hỏi, nhận xét câu trả lời của bạn, hoàn thiện câu trả lời. +) Đánh giá, nhận xét, tổng hợp. GV: chốt lại - Cho khối đa diện (H), số dương V(H) được gọi là thể tích khối đa diện (H) khi thỏa mãn các tính chất sau: + Nếu (H) là khối lập phương có cạnh bẳng 1 thì V(H)=1. + Nếu hai khối đa diện (H1) và (H2) bằng nhau thì V(H1)=V(H2). + Nếu khối đa diện (H) được phân chia thành khối đa diện (H1), (H2) thì V(H) = V(H1)+ V(H2). - Cho khối hộp chữ nhật ta có định lý: Thể tích của một khối hộp chữ nhật bằng tích ba kích thước. * Sản phẩm: Học sinh nắm được khái niệm thể tích khối đa diện, công thức thể tích khối hộp chữ nhật, biết tính thể tích khối hộp chữ nhật, thể tích khối lập phương. 3. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP (10 phút) * Mục tiêu: Giúp học sinh nhận dạng khái niệm đã học: khối đa diện,thể tích khối hộp chữ nhật, phân chia lắp ghép các khối đa diện *Nội dung, phương thức tổ chức +) Giao nhiệm vụ: HS làm việc theo từng cặp đôi lần lượt giải quyết các bài tập sau: BÀI TẬP GỢI Ý, TRẢ LỜI Bài tập 1 (NB). Trong các hình sau, hình nào không phải là đa diện lồi Hình 2 không phải là khối đa diện lồi Hình 1 Hình 2 Hình 3 Hình 4 Bài tập 2 (TH). Cho khối chóp hãy chia khối chóp thành 3 khối chóp tam giác +) Sử dụng hai mặt phẳng chia khối chóp thành ba khối chóp tam giác: Bài tập 3 (VD). Cho hình hộp chữ nhật . Biết . Tính thể tích khối hộp +) +)Thực hiện nhiệm vụ: - HS làm việc theo cặp đôi, viết lời giải vào giấy nháp. GV quan sát học sinh thực hiện nhiệm vụ, nhắc nhở những học sinh làm việc không tích cực, phát hiện những khó khăn học sinh mắc phải trong quá trình làm bài, giải đáp những thắc mắc nếu có của học sinh về nội dung bài tập. Các câu hỏi gợi ý Bài tập 1: - H1.1: Làm thế nào để xác định một đa diện không phải là đa diện lồi Bài tập 2: - H2.1: Muốn chia khối chóp thành ba khối chóp tam giác ta phải dùng mấy mặt phẳng để chia ? Có bao nhiêu phương án chia? Bài tập 3: - H3.1. Để tính thể tích khối hộp chữ nhật ta phải xác định yếu tố nào? - H3.2. Yếu tố nào của khối chữ nhật chưa xác định được? Để tính được yếu tố đó ta phải làm gì? Dự kiến trả lời: TL1.1: Để xác định một đa diện không là đa diện lồi ta nối hai điểm bất kì thuộc đa diện . Nếu đoạn thẳng nối hai điểm đó không thuộc đa diện thì đa diện đó là đa diện không lồi TL2.1: Muốn chia khối chóp thành ba khối chóp tam giác ta phải dùng hai mặt phẳng để chia? Có 5 phương án chia. TL3.1: Để tính thể tích khối hộp chữ nhật ta phải xác định được ba kích thước của khối hộp chữ nhật. TL3.2: Trong khối hộp cạnh chưa xác định. Để tính cạnhta gán cạnhvào tam giác vuông . +) Báo cáo thảo luận: - Hết thời gian dự kiến cho từng bài tập giáo viên quan sát cặp đôi nào có lời giải tốt nhất gọi đứng tại chỗ trả lời bài tập 1, lên bảng trình bày lời giải bài tập 2, 3. Các học sinh khác quan sát lời giải của bạn trên bảng so sánh với lời giải của mình để cho nhận xét. +) Đánh giá, nhận xét, tổng hợp - GV phát vấn học sinh lên bảng về lời giải của mình và goii học sinh khác nhận xét. - GV hoàn chỉnh lời giải, HS hoàn thành bài tập vào vở. * Sản phẩm: Là lời giải các bài tập 1, 2, 3. Học sinh biết nhận diện các đa diện lồi đơn giản và biết áp dụng công thức thể tích khối hộp chữ nhật tính các bài đơn giản, biết phân chia một khối đa diện thành nhiều khối đa diện khác theo yêu cầu. 4. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG (5 phút) * Mục tiêu: Giúp học biết áp dụng các kiến thức để giải các bài tập khó và vận dụng vào thực tiễn * Nội dung, phương thức tổ chức: +) Giao nhiệm vụ: Chia lớp hành 4 nhóm làm bài tập BÀI TẬP GỢI Ý Bài tập 4 (VDC): Gia đình bạn Nam cần gò một thùng tôn dạng hình hộp chữ nhật không nắp để chứa nước. Gia đình bạn cần sử dụng bao nhiêu tôn để gò biết thùng có đáy là hình chữ nhật có chiều rộng , chiều dài +) gọi là chiều cao của thùng tôn . +) là diện tích tôn cần dùng : +) Thực hiện nhiệm vụ: HS làm việc theo nhóm, viết lời giải vào bảng phụ. GV quan sát học sinh thực hiện nhiệm vụ, nhắc nhở những học sinh làm việc không tích cực, phát hiện những khó khăn học sinh mắc phải trong quá trình làm bài, giải đáp những thắc mắc nếu có của học sinh về nội dung bài tập. Các câu hỏi gợi ý H4.1: Để tính được lượng tôn cần sử dụng ta cần phải xác định được yếu tố nào? H4.2: Tính lượng tôn cần sử dụng là tính dữ kiện nào? Dự kiến trả lời: TL4.1: Để tính được lượng tôn cần sử dụng ta cần phải xác định được các kích thước của thùng. TL4.2. Tính lượng tôn cần sử dụng là tính diện tích xung quanh và diện tích một đáy của thùng. +) Báo cáo thảo luận: Hết thời gian dự kiến cho từ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docKHỐI ĐA DIỆN(Chuẩn).doc
Tài liệu liên quan