Giáo án Hóa 8 - Tiết 1 và 2

Tuần 1

Tiết 2 CHẤT (T1) NS: 6/ 9/ 18

ND: 8/ 9/ 18

I. Mục tiêu:

1. Kiến thức:

 - Khái niệm chất và một số tính chất của chất (chất có trong các vật thể xung quanh ta: Vật thể tự nhiên và vật thể nhân tạo).

 2. Kĩ năng:

 - Quan sát TN, hình ảnh, mẩu chất, để rút ra được nhận xét về tính chất của chất (chủ yếu là tính chất vật lí)

 - Phân biệt được chất, vật thể.

3. Thái độ:

- Tạo cho HS niềm đam mê, hứng thú, tìm tòi kiến thức với môn học

II. Định hướng các năng lực có thể hình thành và phát triển:

- Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tư duy, năng lực hợp tác (trong hoạt động nhóm).

- Năng lực thực hành Hóa học: Làm thí nghiệm, quan sát hiện tượng, giải thích các hiện tượng xảy ra khi tiến hành thí nghiệm.

- Năng lực vận dụng kiến thức Hóa học vào thực tiễn cuộc sống.

- Năng lực sử dụng ngôn ngữ: Diễn đạt, trình bày ý kiến, nhận định của bản thân.

- Năng lực tính toán qua việc giải các bài tập Hóa học có bối cảnh thực tiễn.

 

doc13 trang | Chia sẻ: binhan19 | Lượt xem: 620 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hóa 8 - Tiết 1 và 2, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 1 Tiết 1 MỞ ĐẦU MÔN HOÁ HỌC NS: 3/9/18 ND: 5/9/18 I. Mục tiêu: 1. Kiến thức:HS biết: - Hoá học là môn khoa học nghiên cứu các chất, sự biến đổi chất và ứng dụng của chúng. - Hoá học có vai trò quan trọng trong cuộc sống của chúng ta. 2. Kĩ năng: - Cần phải làm gì để học tốt môn Hóa học? + Khi học tập môn Hóa học cần thực hiện các hoạt động sau: Tự thu thập, tìm kiếm kiến thức, xử lí thông tin, vận dụng và ghi nhớ. + Học tốt môn Hóa học là nắm vững và có khả năng vận dụng kiến thức đã học. 3. Thái độ: - Tạo cho HS niềm đam mê, hứng thú với môn học vừa lí thuyết gắn với thí nghiệm thực hành. - Bước đầu hình thành cho HS ý thức học tập nghiêm túc, tích cực để tiếp thu kiến thức. - Cẩn thận khi làm thí nghiệm. II. Định hướng các năng lực có thể hình thành và phát triển: - Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tư duy, năng lực hợp tác (trong hoạt động nhóm). - Năng lực thực hành Hóa học: Làm thí nghiệm, quan sát hiện tượng, giải thích các hiện tượng xảy ra khi tiến hành thí nghiệm về sự biến đổi Hóa học. - Năng lực vận dụng kiến thức Hóa học vào thực tiễn cuộc sống. - Năng lực sử dụng ngôn ngữ: Diễn đạt, trình bày ý kiến, nhận định của bản thân. - Năng lực tính toán qua việc giải các bài tập Hóa học có bối cảnh thực tiễn. II. Phương pháp và kĩ thuật dạy học: 1. Phương pháp dạy học: Phương pháp đặt và giải quyết vấn đề, hoạt động nhóm nhỏ, đôi bạn, cá nhân. 2. Các kĩ thuật dạy học: - Hỏi đáp tích cực, khăn trải bàn, thí nghiệm trực quan, đọc tích cực, viết tích cực. III. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh: 1. Giáo viên (GV): - Dụng cụ mỗi nhóm: - Cốc thuỷ tinh: 1 - Ống nghiệm: 2 - Muỗng thủy tinh, kẹp ống nghiệm, giá để ống nghiệm, ống hút nhỏ giọt: 1 - Đèn cồn, diêm: 1 - Hóa chất mỗi nhóm: - Kẽm viên: 1- Axit clohiđric: 1 - Dung dịch đồng (II) sunfat: 1 - Dung dịch natri hiđroxit: 1 2. Học sinh (HS): - Nghiên cứu trước nội dung bài học. - Bảng nhóm, phấn. IV. Chuỗi các hoạt động học: Hoạt động trải nghiệm, kết nối (15 phút) Mục tiêu: - HS tiếp cận bài học mới thông qua thí nghiệm về sự biến đổi chất từ đó hiểu được Hóa học là gì? - Rèn năng lực thực hành Hóa học, năng lực hợp tác và năng lực sử dụng ngôn ngữ: Diễn đạt, trình bày ý kiến, nhận định của bản thân. Phương thức tổ chức HĐ Sản phẩm Đánh giá 1/ Chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV chia lớp thành 4 nhóm, các dụng cụ thí nghiệm và hóa chất được giao đầy đủ về cho từng nhóm. Sau đó hoàn thành phiếu học tập sau Phiếu học tập số 1 GV: Giới thiệu qua về bộ môn và cấu trúc chương trình bộ môn hoá ở THCS. Để em hiểu hoá học là gì, chúng ta tiến hành một vài TN đơn giản sau: GV: Giới thiệu dụng cụ hoá chất, hướng dẫn HS làm thí nghiệm, yêu cầu HS quan sát, nhận xét hiện tượng ở mỗi thí nghiệm. Ống 1: dd CuSO4; ống 2: dd NaOH; ống 3: dd HCl; HS: Quan sát màu sắc, trạng thái các chất trước khi làm TN, sau đó tiến hành TN như sau: - Dùng ống nhỏ giọt nhỏ 5-7 giọt dd NaOH vào dd CuSO4 - Cho vài giọt dd HCl vào ống nghiệm chứa sẵn vài viên kẽm Yêu cầu HS lần lượt nêu từng hiện tượng sau khi làm từng TN Qua quan sát TN trên em có rút ra kết luận gì? 2/ Thực hiện nhiệm vụ học tập HĐ nhóm: GV hướng dẫn HS sử dụng dụng cụ TN, cách tiến hành TN với các hóa chất cho sẵn để hoàn thành nội dung trong phiếu học tập số 1. Các nhóm phân công nhiệm vụ cho từng thành viên: tiến hành thí nghiệm, quan sát và thống nhất để ghi lại hiện tượng xảy ra, trả lời các câu hỏi vào bảng phụ. + Dự kiến một số khó khăn, vướng mắc của HS và giải pháp hỗ trợ: - HS vừa mới tiếp cận môn học mới nên có thể lúng túng khi tiến hành các TN và nhận xét hiện tượng (ví dụ: hiện tượng sủi bọt khí hiđro HS có thể nói là hiện tượng sôi) tuy nhiên GV cần hướng dẫn, giúp đỡ để HS làm được các TN và nhận xét đúng hiện tượng trên. - Một số thuật ngữ mới của môn học có thể HS chưa hiểu GV cần nói ngắn gọn và giải thích để HS rõ. 3/ Báo cáo, thảo luận HĐ chung cả lớp: GV mời một nhóm báo cáo kết quả, các nhóm khác góp ý, bổ sung. 4/ Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ: - GV nhận xét về quá trình thực hiện nhiệm vụ của HS. Vì là hoạt động trải nghiệm kết nối để tạo mâu thuẫn nhận thức nên giáo viên không chốt kiến thức. GV: Treo bảng phụ vẽ sẵn các cốc nhôm đựng: nước; nước vôi; giấm ăn. Cách sử dụng nào đúng? Vì sao? GV: Các em chưa giải thích được là vì các em chưa có kiến thức về hoá học. Vì vậy chúng ta phải học hoá học.Vậy hoá học là gì? . Muốn hoàn thành đầy đủ và đúng nhiệm vụ được giao HS phải nghiên cứu bài học mới. - GV chuyển sang hoạt động tiếp theo: HĐ hình thành kiến thức. 1/ Thí nghiệm: HS: quan sát, nhận xét: Trước khi tiến hành TN: Ống 1: dd trong suốt, màu xanh. Ống 2: dd trong suốt, không màu. Ống 3: dd trong suốt không màu. HS: Sau khi tiến hành TN: Ở ống 2 có chất mới màu xanh không tan tạo thành. Ở ống 3 có bọt khí, viên kẽm tan. Ở ống 2 chất không tan màu xanh đó là đồng (II) hiđroxit, ống 3 có bọt khí đó là khí hiđro. Ở các TN trên đều có sự biến đổi chất. + Thông qua quan sát mức độ và hiệu quả tham gia vào hoạt động của học sinh. + Thông qua HĐ chung của cả lớp, của từng các nhân, GV hướng dẫn HS thực hiện các yêu cầu và điều chỉnh. B. Hoạt động hình thành kiến thức: Hoạt động 1: Tìm hiểu Hóa học là gì? (3 phút) Mục tiêu: - HS tiếp cận bài học mới thông qua thí nghiệm về sự biến đổi chất từ đó hiểu được Hóa học là gì? - Rèn năng lực thực hành Hóa học, năng lực hợp tác và năng lực sử dụng ngôn ngữ: Diễn đạt, trình bày ý kiến, nhận định của bản thân. Phương thức tổ chức HĐ Sản phẩm Đánh giá 1/ Chuyển giao nhiệm vụ học tập Từ hoạt động trãi nghiệm, kết nối trên GV yêu cầu HS hoàn thành phiếu học tập số 2 Phiếu học tập số 2 GV: Từ các thí nghiệm trên các em đã thấy có sự biến đổi chất, đó là một phần nhỏ của bộ môn Hóa học, vậy theo em Hóa học là gì? 2/ Thực hiện nhiệm vụ học tập HĐ đôi bạn: HS hoàn thành nội dung trong phiếu học tập số. 3/ Báo cáo, thảo luận HĐ chung cả lớp: GV mời một đôi bạn báo cáo kết quả, các đôi bạn khác góp ý, bổ sung. 4/ Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ: - GV nhận xét về quá trình thực hiện nhiệm vụ của HS; phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ và những ý kiến thảo luận của HS. - GV bổ sung chốt kiến thức nếu HS không tự chốt kiến thức được. Hoá học là khoa học nghiên cứu các chất, sự biến đổi các chất và ứng dụng của chúng. + Thông qua quan sát mức độ và hiệu quả tham gia vào hoạt động của học sinh. + Thông qua HĐ chung của cả lớp, của từng các nhân, GV hướng dẫn HS thực hiện các yêu cầu và điều chỉnh. Hoạt động 2: II/ Hoá Học có vai trò như thế nào trong cuộc sống của chúng ta? (10 phút) Mục tiêu: - HS biết được Hoá học có vai trò quan trọng trong cuộc sống của chúng ta từ đó liên hệ vận dụng liên hệ thực tiễn cuộc sống. - Rèn năng lực năng lực hợp tác và năng lực sử dụng ngôn ngữ: Diễn đạt, trình bày ý kiến, nhận định của bản thân. Phương thức tổ chức HĐ Sản phẩm Đánh giá 1/ Chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV chia lớp thành 4 nhóm, phiếu học tập giao đầy đủ về cho từng nhóm. Sau đó hoàn thành phiếu học tập số 3: Phiếu học tập số 3 - Em hãy kể tên một vài đồ dùng sinh hoạt được sản xuất từ sắt, nhôm, chất dẻo,... - Em hãy kể một số sản phẩm hoá học dùng trong nông nghiệp. - Em hãy kể tên một số sản phẩm hoá học phục vụ cho học tập và bảo vệ sức khoẻ cho gia đình em. GV giới thiệu ứng dụng của hiđro, chất dẻo, công nghệ chế biến dầu mỏ. Vậy em có kết luận gì về vai trò của Hoá Học trong cuộc sống của chúng ta? 2/ Thực hiện nhiệm vụ học tập HĐ nhóm: HS thảo luận nhóm hoàn thành nội dung trong phiếu học tập số 3. 3/ Báo cáo, thảo luận: HĐ chung cả lớp: GV mời một nhóm báo cáo kết quả, các nhóm khác góp ý, bổ sung. 4/ Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ: - GV nhận xét về quá trình thực hiện nhiệm vụ của HS; phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ và những ý kiến thảo luận của HS. - GV bổ sung chốt kiến thức nếu HS không tự chốt kiến thức được. HĐ chung cả lớp: GV mời một đôi bạn báo cáo kết quả, các đôi bạn khác góp ý, bổ sung. 4/ Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ: - GV nhận xét về quá trình thực hiện nhiệm vụ của HS; phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ và những ý kiến thảo luận của HS. - GV bổ sung chốt kiến thức nếu HS không tự chốt kiến thức được. - Cuốc, thau, nồi, dép, rổ - Thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ, phân bón Hóa học - Sách, vở, áo, quần, thuốc chữa bệnh - Hóa học có vai trò rất quan trọng trong đời sống của chúng ta. + Thông qua quan sát mức độ và hiệu quả tham gia vào hoạt động của học sinh. + Thông qua HĐ chung của cả lớp, của từng các nhân, của nhóm HS, GV hướng dẫn HS thực hiện các yêu cầu và điều chỉnh. Hoạt động 3: III/ Các em cần phải làm gì để học tốt môn Hoá học? (7 phút) Mục tiêu: HS biết: Cần phải làm gì để học tốt môn Hóa học? + Khi học tập môn Hóa học cần thực hiện các hoạt động sau: Tự thu thập, tìm kiếm kiến thức, xử lí thông tin, vận dụng và ghi nhớ. + Học tốt môn Hóa học là nắm vững và có khả năng vận dụng kiến thức đã học vào giải quyết các bài tập định tính, định lượng và các tình huống trong thực tiễn cuộc sống. Phương thức tổ chức HĐ Sản phẩm Đánh giá 1/ Chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV chia lớp thành 4 nhóm, phiếu học tập giao đầy đủ về cho từng nhóm. Sau đó hoàn thành phiếu học tập số 4: Phiếu học tập số 4 Muốn học tốt môn Hoá học em cần phải làm gì? GV: Gợi ý cho các em trả lời theo 2 phần: Nhóm 1, 2 trả lời câu 1, nhóm 3, 4 trả lời câu 2. Câu 1: Các hoạt động cần chú ý khi học môn Hoá học? Câu 2: Phương pháp học tập môn Hoá học như thế nào là tốt? 2/ Thực hiện nhiệm vụ học tập HĐ nhóm: HS thảo luận nhóm hoàn thành nội dung trong phiếu học tập số 4. 3/ Báo cáo, thảo luận: HĐ chung cả lớp: GV mời một nhóm báo cáo kết quả, các nhóm khác góp ý, bổ sung. 4/ Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ: - GV nhận xét về quá trình thực hiện nhiệm vụ của HS; phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ và những ý kiến thảo luận của HS. - GV bổ sung chốt kiến thức nếu HS không tự chốt kiến thức được. 1/Các hoạt động cần chú ý khi học môn Hóa học: -Thu thập kiến thức. -Xử lí thông tin; nhận xét hoặc rút ra kết luận. -Vận dụng. 2/Phương pháp học tập môn Hoá học như thế nào là tốt? -Biết làm TN, biết quan sát nhận xét hiện tượng trong TN, trong tự nhiên, trong cuộc sống. -Có hứng thú say mê, chủ động sáng tạo. -Nhớ một cách chọn lọc. -Tự tham khảo sách. + Thông qua quan sát mức độ và hiệu quả tham gia vào hoạt động của học sinh. + Thông qua HĐ chung của cả lớp, của từng các nhân, của nhóm HS, GV hướng dẫn HS thực hiện các yêu cầu và điều chỉnh. C. Hoạt động vận dụng và mở rộng (8 phút) Giúp HS vận dụng các kĩ năng, vận dụng kiến thức đã học để giải quyết các tình huống trong thực tế Phương thức tổ chức HĐ Sản phẩm Đánh giá 1/ Chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV chia lớp thành 4 nhóm, phiếu học tập giao đầy đủ về cho từng nhóm. Sau đó hoàn thành phiếu học tập số 5: Phiếu học tập số 5 - Nêu một số ứng dụng của Hóa học trong cuộc sống mà em biết? - Em có biết một số hiện tượng như ma trơi, bóng cườiGiải thích bằng kiến thức Hóa học? - Vì sao vàng, bạc được dùng làm đồ trang sức trong khi sắt, kẽm lại không? 2/ Thực hiện nhiệm vụ học tập HĐ nhóm: HS hoàn thành nội dung trong phiếu học tập số 4 ngay tại lớp tùy mức độ hiểu biết của từng em và tiếp tục hoàn chỉnh nội dung phiếu học tập khi về nhà. 3/ Báo cáo, thảo luận: HĐ cá nhân: GV mời một số cá nhân báo cáo kết quả, các HS khác góp ý, bổ sung. 4/ Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ: - GV nhận xét về quá trình thực hiện nhiệm vụ của HS; phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ và những ý kiến thảo luận của HS. - GV không chốt kiến thức ở phần này mà dành cho HS về nhà tiếp tục tìm hiểu. HS tìm hiểu các câu hỏi trên bằng sự hiểu biết về thực tiễn Mỗi HS sẽ có đáp án của mình tùy vào khả năng thu tập, tìm kiếm kiến thức. + Thông qua quan sát mức độ và hiệu quả tham gia vào hoạt động tìm hiểu qua nhiều kênh thông tin của học sinh. + Thông qua HĐ chung của cả lớp, của từng các nhân, của nhóm HS, GV hướng dẫn HS thực hiện các yêu cầu và điều chỉnh. D. Hoạt động dặn dò (2 phút) Giúp HS biết được những hoạt động cần thực hiện để rèn luyện kĩ năng, luyện tập nội dung kiến thức vừa học và chuẩn bị các nội dung cho tiết học sau. Phương thức tổ chức HĐ Sản phẩm Đánh giá 1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập: - GV thiết kế hoạt động và giao việc cho HS về nhà hoàn thành. Yêu cầu cán sự lớp kiểm tra vào đầu buổi có môn học và báo cáo với GVBM vào đầu tiết học. - GV khuyến khích HS tích cực luyện tập để hoàn thành các bài tập nâng cao ở sách nâng cao. - Nội dung HĐ: - Hoá học là gì? - Hoá học có vai trò như thế nào trong cuộc sống của chúng ta? - Phương pháp học tập bộ môn Hoá học? - Giải thích được một số hiện tượng gần gũi trong cuộc sống bằng kiến thức Hóa học (Vận dụng cao) - Chất có ở đâu? -Biết tính chất của chất để làm gì? 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập: + Cá nhân mỗi HS tự ghi nhớ hoặc ghi lại các yêu cầu của GV. + Dự đoán khó khăn của HS: HS TB, yếu không giải thích được một số hiện tượng gẫn gũi trong cuộc sống bằng kiến thức Hóa học => GV không bắt buộc HS thực hiện; => GV hướng dẫn HS có thể tham khảo các kênh thông tin khác nhau để tìm hiểu nhằm tạo hứng thú học tập bộ môn Hóa học. 3. Báo cáo kết quả và thảo luận: - HĐ chung cả lớp: GV mời cán sự lớp báo cáo kết quả kiểm tra vào đầu buổi học tiếp theo. 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập: GV nhận xét về quá trình thực hiện nhiệm vụ của HS; phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ của HS ở nhà vào đầu buổi học tiếp theo. Bài tập về nhà và bài soạn bài mới của HS - GV yêu cầu cán sự lớp kiểm tra và báo cáo kết quả thực hiện ở nhà của các HS trong lớp vào đầu buổi học tiếp theo. - Căn cứ vào nội dung báo cáo, đánh giá hiệu quả thực hiện công việc của HS. Đồng thời động viên kết quả làm việc của HS. Tuần 1 Tiết 2 CHẤT (T1) NS: 6/ 9/ 18 ND: 8/ 9/ 18 I. Mục tiêu: Kiến thức: - Khái niệm chất và một số tính chất của chất (chất có trong các vật thể xung quanh ta: Vật thể tự nhiên và vật thể nhân tạo). 2. Kĩ năng: - Quan sát TN, hình ảnh, mẩu chất, để rút ra được nhận xét về tính chất của chất (chủ yếu là tính chất vật lí) - Phân biệt được chất, vật thể. 3. Thái độ: - Tạo cho HS niềm đam mê, hứng thú, tìm tòi kiến thức với môn học II. Định hướng các năng lực có thể hình thành và phát triển: - Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tư duy, năng lực hợp tác (trong hoạt động nhóm). - Năng lực thực hành Hóa học: Làm thí nghiệm, quan sát hiện tượng, giải thích các hiện tượng xảy ra khi tiến hành thí nghiệm. - Năng lực vận dụng kiến thức Hóa học vào thực tiễn cuộc sống. - Năng lực sử dụng ngôn ngữ: Diễn đạt, trình bày ý kiến, nhận định của bản thân. - Năng lực tính toán qua việc giải các bài tập Hóa học có bối cảnh thực tiễn. III. PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC: 1/ Phương pháp dạy học: Phương pháp đặt và giải quyết vấn đề, hoạt động nhóm nhỏ, đôi bạn, cá nhân. 2/ Các kĩ thuật dạy học: - Hỏi đáp tích cực, khăn trải bàn, thí nghiệm trực quan, đọc tích cực, viết tích cực. IV. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH: 1/ Chuẩn bị của GV: :- Chuẩn bị TN để HS làm quen với việc nhận ra tính chất của chất. -TN để HS phân biệt được cồn với nước. * Hoá chất: * Dụng cụ: -Một miếng nhôm. -Cốc thuỷ tinh. -Nước cất. -Đũa thuỷ tinh. -Cồn. -Diêm. -Muối ăn. 2/ Chuẩn bị của HS: -Nghiên cứu nội dung bài học - Tìm hiểu các vật thể xung quanh ta, giải quyết những hiện tượng trong đời sống có liên quan đến nội dung bài học. V. CHUỔI CÁC HOẠT ĐỘNG A. Hoạt động trải nghiệm kết nối (5 phút) Mục tiêu: - Huy động các kiến thức đã được học của HS về vật thể ở môn Vật lí 7, tạo nhu cầu tiếp tục tìm hiểu kiến thức mới. - Rèn năng lực hợp tác và năng lực sử dụng ngôn ngữ: Diễn đạt, trình bày ý kiến, nhận định của bản thân. PHƯƠNG THỨC TỔ CHỨC HĐ SẢN PHẨM ĐÁNH GIÁ 1/ Chuyển giao nhiệm vụ học tập: - GV chia lớp thành 4 nhóm, nghiên cứu phiếu học tập số 1 và sau đó hoàn thành phiếu học tập sau vào bảng nhóm: Phiếu học tập số 1 Em hãy kể những vật thể chung quanh ta. Hãy tự xếp các vật thể mà em cho là giống nhau vào các nhóm. 2/ Thực hiện nhiệm vụ học tập: HĐ nhóm: HS làm việc cá nhân – nhóm viết ra những vật thể và chia thành hai nhóm: Vật thể tự niên và vật thể nhân tạo + Dự kiến một số khó khăn, vướng mắc của HS và giải pháp hỗ trợ: HS kể được các vật thể có ở xung quanh ta tuy nhiên các em có thể chưa phân loại thành hai loại chính là vật thể tự nhiên và vật thể nhân tạo. 3/ Báo cáo, thảo luận: HĐ chung: GV mời các nhóm treo bảng phụ, báo cáo, nhận xét kết quả, bổ sung 4/ Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ: - GV nhận xét về quá trình thực hiện nhiệm vụ của HS. Vì là hoạt động trải nghiệm kết nối để tạo mâu thuẫn nhận thức nên giáo viên không chốt kiến thức. Muốn hoàn thành đầy đủ và đúng nhiệm vụ được giao HS phải nghiên cứu bài học mới. - GV chuyển sang hoạt động tiếp theo: HĐ hình thành kiến thức. 1/ Vật thể: Vật thể tự nhiên: Có sẵn trong tự nhiên như: Sông, núi, cây bàng, con mèo, quả cam. Vật thể nhân tạo: do con người tạo ra như: sách, vở, xe, nhà, cái cuốc,... Thông qua quan sát mức độ và hiệu quả tham gia vào hoạt động của học sinh. + Thông qua HĐ chung của cả lớp, của từng các nhân, GV hướng dẫn HS thực hiện các yêu cầu và điều chỉnh. B. Hoạt động hình thành kiến thức (33 phút) Mục tiêu: - Khái niệm chất. Phân biệt được vật thể tự nhiên, vật thể nhân tạo, chất. - Hiểu được chất tạo nên vật thể. - Rèn kĩ năng phân tích, I/ Chất có ở đâu? PHƯƠNG THỨC TỔ CHỨC HĐ SẢN PHẨM ĐÁNH GIÁ 1/ Chuyển giao nhiệm vụ học tập: GV: HS thảo luận nhóm hoàn thành phiếu học tập số 2: -Hoàn thành bảng sau: TT Tên vật thể Vật thể TN Vật thể NT Chất tạo nên vật thể 1 Quả chuối 2 Ấm nhôm 3 Mía 4 Bàn 5 Nhà -Qua bài tập trên, em hãy cho biết chất có ở đâu? 2/ Thực hiện nhiệm vụ học tập: HĐ nhóm: Thảo luận nhóm, điền vào bảng và báo cáo kết quả và rút ra kết luận chất có ở đâu? 3/ Báo cáo, thảo luận: HĐ chung: GV mời các nhóm treo bảng phụ, báo cáo, nhận xét kết quả, bổ sung 4/ Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ: - GV nhận xét về quá trình thực hiện nhiệm vụ của HS. GV: chốt lại kiến thức và nhấn mạnh: Vật thể là những vật cụ thể ta thấy hay cảm nhận được còn vật liệu là những vật dùng để làm ra vật thể. Chất có ở khắp mọi nơi, ở đâu có vật thể là có chất. Chất nằm trong vật thể tự nhiên và vật thể nhân tạo. Vật thể tự nhiên: -Quả chuối: nước, tinh bột, đường, vitamin -Mía: nước, đường,... Vật thể nhân tạo: -Ấm nhôm: Nhôm -Bàn: xenlulozơ, sắt -Nhà: Cát, xi măng, sắt,.. vật thể tự nhiên được hình thành từ chất còn vật thể nhân tạo được làm ra từ các vật liệu mà mọi vật liệu đều là chất hay hỗn hợp một số chất. Chất có ở khắp mọi nơi, ở đâu có vật thể là có chất. Chất nằm trong vật thể tự nhiên và vật thể nhân tạo. Thông qua quan sát mức độ và hiệu quả tham gia vào hoạt động của học sinh. + Thông qua HĐ chung của cả lớp, của từng các nhân, GV hướng dẫn HS thực hiện các yêu cầu và điều chỉnh. II/Tính chất của chất Mục tiêu: -Biết được một số tính chất của chất. -Biết được chất có hai tính chất chính là tính chất vật lí và tính chất hóa học. - Hiểu được ích lợi của việc biết tính chất của chất - Rèn năng lực thực hành, kĩ năng quan sát, nhận xét PHƯƠNG THỨC TỔ CHỨC HĐ SẢN PHẨM ĐÁNH GIÁ 1/ Chuyển giao nhiệm vụ học tập: Phiếu học tập số 3 Giới thiệu một số dụng cụ, hoá chất sau: Cốc chứa nước, dụng cụ thử tính dẫn điện, đũa thuỷ tinh và một miếng nhôm, muối ăn. Em hãy tự tiến hành một số thí nghiệm để biết được một số tính chất của các chất trên? 2/ Thực hiện nhiệm vụ học tập: HĐ nhóm: Làm TN,Thảo luận nhóm, 3/ Báo cáo, thảo luận: HĐ chung: GV mời các nhóm báo cáo, nhận xét kết quả, bổ sung 4/ Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ: - GV nhận xét về quá trình thực hiện nhiệm vụ của HS. GV: chốt lại kiến thức và nhấn mạnh: Chất có hai đặc trưng là: Có thành phần Hóa học xác định và có những tính chất nhất định không đổi gồm tính chất vật lí và tính chất Hóa học Tính chất vật lí: Trạng thái, màu sắc, mùi vị, tính tan trong nước, nhiệt dộ sôi, nhiệt độ nóng chảy,.... Tính chất hoá học: Khả năng biến đổi chất này thành chất khác (khả năng phân huỷ, tính cháy được...) Để biết tính chất vật lí ta có thể quan sát hoặc dùng dụng cụ đo hoặc làm TN. Còn tính chất hoá học thì phải làm TN mới biết được GV: Tại sao chúng ta phải biết tính chất của chất? Để trả lời câu hỏi trên, em hãy cho biết lọ nào đựng nước, lọ nào đựng cồn? Làm TN đốt cháy cồn và nước. GV: Tại sao chúng ta phải biết tính chất của chất? Kể thêm một số tác hại của việc sử dụng chất không đúng do không biết tính chất của chất. 1/Mỗi chất có những tính chất nhất định: Làm TN: Quan sát trạng thái, màu sắc của muối và nhôm, tính dẻo của nhôm, dẫn nhiệt, dẫn điện. Muối hòa tan trong nước. 2/Việc hiểu biết tính chất của chất có lợi gì? Dựa vào tính chất khác nhau của nước và cồn là cồn cháy được còn nước không cháy được. HS làm TN a) Giúp ta phân biệt được chất này với chất khác (nhận biết được chất) b) Biết cách sử dụng chất. c) Biết ứng dụng chất thích hợp trong đời sống và sản xuất. Thông qua quan sát mức độ và hiệu quả tham gia vào hoạt động của học sinh. + Thông qua HĐ chung của cả lớp, của từng các nhân, GV hướng dẫn HS thực hiện các yêu cầu và điều chỉnh. C. Hoạt động vận dụng và mở rộng (5 phút) Giúp HS vận dụng các kĩ năng, vận dụng kiến thức đã học để giải quyết các tình huống trong thực tế Phương thức tổ chức HĐ Sản phẩm Đánh giá 1/ Chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV chia lớp thành 4 nhóm, phiếu học tập giao đầy đủ về cho từng nhóm. Sau đó hoàn thành phiếu học tập số 4: Phiếu học tập số 4 - Nêu một số ứng dụng tính chất vật lí và tính chất hóa học trong cuộc sống mà em biết? - 2/ Thực hiện nhiệm vụ học tập HĐ nhóm: HS hoàn thành nội dung trong phiếu học tập số 4 ngay tại lớp tùy mức độ hiểu biết của từng em và tiếp tục hoàn chỉnh nội dung phiếu học tập khi về nhà. 3/ Báo cáo, thảo luận: HĐ cá nhân: GV mời một số cá nhân báo cáo kết quả, các HS khác góp ý, bổ sung. 4/ Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ: - GV nhận xét về quá trình thực hiện nhiệm vụ của HS; phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ và những ý kiến thảo luận của HS. - GV không chốt kiến thức ở phần này mà dành cho HS về nhà tiếp tục tìm hiểu. HS tìm hiểu các câu hỏi trên bằng sự hiểu biết về thực tiễn Mỗi HS sẽ có đáp án của mình tùy vào khả năng thu tập, tìm kiếm kiến thức. + Thông qua quan sát mức độ và hiệu quả tham gia vào hoạt động tìm hiểu qua nhiều kênh thông tin của học sinh. + Thông qua HĐ chung của cả lớp, của từng các nhân, của nhóm HS, GV hướng dẫn HS thực hiện các yêu cầu và điều chỉnh. D. Hoạt động dặn dò (2 phút) Giúp HS biết được những hoạt động cần thực hiện để rèn luyện kĩ năng, luyện tập nội dung kiến thức vừa học và chuẩn bị các nội dung cho tiết học sau. Phương thức tổ chức HĐ Sản phẩm Đánh giá 1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập: - GV thiết kế hoạt động và giao việc cho HS về nhà hoàn thành. Yêu cầu cán sự lớp kiểm tra vào đầu buổi có môn học và báo cáo với GVBM vào đầu tiết học. - GV khuyến khích HS tích cực luyện tập để hoàn thành các bài tập nâng cao ở sách nâng cao. - Tại sao nói: Ở đâu có vật thể là có chất? - Nêu một số tính chất của chất, HS phân biệt để thấy các chất khác nhau giữa muối ăn và đường? - Biết tính chất của chất có lợi gì? - Phân biệt được chất và hỗn hợp. Tách muối ăn ra khỏi cát 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập: + Cá nhân mỗi HS tự ghi nhớ hoặc ghi lại các yêu cầu của GV. + Dự đoán khó khăn của HS: HS TB, yếu không giải thích được một số hiện tượng gẫn gũi trong cuộc sống bằng kiến thức Hóa học => GV không bắt buộc HS thực hiện; => GV hướng dẫn HS có thể tham khảo các kênh thông tin khác nhau để tìm hiểu nhằm tạo hứng thú học tập bộ môn Hóa học. 3. Báo cáo kết quả và thảo luận: - HĐ chung cả lớp: GV mời cán sự lớp báo cáo kết quả kiểm tra vào đầu buổi học tiếp theo. 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập: GV nhận xét về quá trình thực hiện nhiệm vụ của HS; phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ của HS ở nhà vào đầu buổi học tiếp theo. Bài tập về nhà và bài soạn bài mới của HS - GV yêu cầu cán sự lớp kiểm tra và báo cáo kết quả thực hiện ở nhà của các HS trong lớp vào đầu buổi học tiếp theo. - Căn cứ vào nội dung báo cáo, đánh giá hiệu quả thực hiện công việc của HS. Đồng thời động viên kết quả làm việc của HS.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docBai 2 Chat_12471502.doc
Tài liệu liên quan