Giáo án Hóa học 10 - Chủ đề: Cấu hình electron nguyên tử

- Năng lực tự học.

- Năng lực hợp tác.

-. Năng lực giải quyết vấn đề.

- Năng lực sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông.

-. Năng lực giao tiếp.

- Năng lực sử dụng ngôn ngữ .

- Năng lực tính toán.

Chuẩn bị của giáo viên và học sinh

* Chuẩn bị của giáo viên: Máy chiếu, máy tính, bảng phụ.

* Chuẩn bị của HS: Xem lại nội dung Bài cấu tạo vỏ nguyên tử

 

doc18 trang | Chia sẻ: vudan20 | Lượt xem: 778 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hóa học 10 - Chủ đề: Cấu hình electron nguyên tử, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chủ đề: CẤU HÌNH ELECTRON NGUYÊN TỬ I. Các vấn đề cần giải quyết - Viết cấu hình electron nguyên tử của các nguyên tố. - XÁc định loại nguyên tố dựa vào số lượng electron ở lớp ngoài cùng. II. Nội dung chủ đề Chủ đề này nằm trong nội dung chương 1, Hóa học 10 cơ bản, gồm các bài: - Bài 5: Cấu hình electron nguyên tử- 1 tiết. - BS4: Luyện tập cấu hình electron nguyên tử- 1 tiết. - BS 5: Bài tập cấu hình electron nguyên tử- 1 tiết. III. Chuẩn kiến thức, kỹ năng, thái độ, định hướng năng lực 1. Chuẩn kiến thức, kỹ năng a) Kiến thức Biết được: - Thứ tự các mức năng lượng của các electron trong nguyên tử. - Sự phân bố electron trên các phân lớp, lớp và cấu hình electron nguyên tử của 20 nguyên tố đầu tiên. - Đặc điểm của lớp electron ngoài cùng: Lớp ngoài cùng có nhiều nhất là 8 electron (ns2np6), lớp ngoài cùng của nguyên tử khí hiếm có 8 electron (riêng heli có 2 electron). Hầu hết các nguyên tử kim loại có 1, 2, 3 electron ở lớp ngoài cùng. Hầu hết các nguyên tử phi kim có 5, 6, 7 electron ở lớp ngoài cùng. b) Kỹ năng - Viết được cấu hình electron nguyên tử của một số nguyên tố hoá học. - Dựa vào cấu hình electron lớp ngoài cùng của nguyên tử suy ra tính chất hoá học cơ bản (là kim loại, phi kim hay khí hiếm) của nguyên tố tương ứng. 2. Thái độ Nghiên cứu khoa học nghiêm túc, thái độ tự học và say mê hoạt động nhóm. Tinh thần phê và tự phê trong hoạt động nhóm. 3. Các định hướng năng lực cần đạt - Năng lực tự học. - Năng lực hợp tác. -. Năng lực giải quyết vấn đề. - Năng lực sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông. -. Năng lực giao tiếp. - Năng lực sử dụng ngôn ngữ . - Năng lực tính toán. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh * Chuẩn bị của giáo viên: Máy chiếu, máy tính, bảng phụ. * Chuẩn bị của HS: Xem lại nội dung Bài cấu tạo vỏ nguyên tử IV. Bảng mô tả mức độ câu hỏi/bài tập đánh giá theo định hướng năng lực Nội dung Loại câu hỏi/bài tập Nhận biết Thông hiểu Vận dụng thấp Vận dụng cao Câu hỏi/bài tập định tính - Thứ tự các mức năng lượng của các electron trong nguyên tử. - Sự phân bố electron trên các phân lớp, lớp và cấu hình electron nguyên tử. - Đặc điểm cấu hình của lớp electron ngoài cùng. Xác định electron ngoài cùng - Viết được cấu hình electron nguyên tử của một số nguyên tố hoá học. - Dựa vào cấu hình electron lớp ngoài cùng của nguyên tử suy ra tính chất hoá học cơ bản (là kim loại, phi kim hay khí hiếm) của nguyên tố tương ứng. Viết cấu hình electron của ion Bài tập định lượng V. Biên soạn câu hỏi theo bảng mô tả Biết: 1. Cấu hình electron của Cu (cho Z = 29) là: A. 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 3d10 4s1 B. 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 3d9 4s2 C. 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 4s2 3d9 D. 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 4s2 3d10 2. Cho cấu hình electron của các nguyên tố sau: a. 1s2 2s2 2p6 3s2 b. 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 4s1 c. 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 d. 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 3d6 4s2 Các nguyên tố kim loại là trường hợp nào sau đây? A. a, b, c. B. a, b, d. C. b, c, d. D. a, c, d. 3. Một nguyên tử có kí hiệu là , cấu hình electron của nguyên tử X là : A.1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 4s2 3d1. B. 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 4s1 3d2. C.1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 3d3. D.1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 3d1 4s2. 4. Nguyên tử có tổng số e là 13 thì cấu hình electron lớp ngoài cùng là : A. 3s2 3p2. B. 3s2 3p1 . C. 2s2 2p1 . D. 3p1 4s2 Hiểu 5. Tìm cấu hình electron viết sai A. Na+ (Z =11) 1s22s22p63s2. B. Na (Z=11) 1s22s22p63s1. C. F( = 9) 1s22s22p5. D. F-(Z=9) 1s22s22p6. 6. Nguyên tử R có 38 hạt mang điện và 20 hạt không mang điện, kí hiệu nào sau đây đúng? A. B. R C. D. 7. Nguyên tử M có electron ở phân mức năng lượng cao nhất là 3d7. Tổng số electron của nguyên tử M là : A. 24 B.25 C.27 D.29 Vận dụng 8. Ion X2- có cấu hình electron lớp ngoài cùng là 3s23p6. Cấu hình electron lớp ngoài cùng của nguyên tử X là: A. 3s23p6. B.4s2. C. 3s23p4. D. 3s23p5. 9. Cấu hình electron lớp ngoài cùng của ion X2- là 3s23p6. Tổng số electron của nguyên tử nguyên tố X là: A. 14 B. 16 C. 18 D. 20 VI. Tổ chức hoạt động dạy và học Hoạt động: Khởi động (Tiết 1) Hoạt động của GV Hoạt động của HS Kết quả/Sản phẩm dự kiến * Hoạt động vào bài: - Tổ chức HS ngồi theo 4 nhóm và các nhóm cử ra một người làm nhóm trưởng. - GV đặt vấn đề: cho một các nguyên tử các nguyên tố, xác định sự phân bố các electron theo mức năng lượng từ thấp tới cao? Xác định những nguyên tử của nguyên tố nào là kim loại, phi kim, khí hiếm? - Từ sựu phân bố đó, GV đề ra câu hởi cách biễu biễn sự phân bố e trong các lớp, phân lớp. Làm thế nào để dựa vào sự phân bố đó để biết một nguyên tử là khí hiếm, phi kim hay kim loại? - GV giới thiệu: chủ đề cấu hình electron nguyên tử + Phần 1: khởi động (1 tiết) + Phần 2: hình thành kiến thức (1 tiết) + Phần 3: luyện tập + kiểm tra 10 phút (1 tiết) - Các nhóm thảo luận để cử ra một người làm nhóm. - HS các nhóm nhận nhiệm vụ và suy nghĩ để đưa ra các giải pháp giải quyết vấn đề mà GV đã giao. - Các nhóm trưởng báo cáo về các giải pháp giải quyết vấn đề. - HS lắng nghe. - Dự kiến HS sẽ trả lời * Hoạt động khởi động: - GV cho HS xem mô hình sự phân bố các electron trong các lớp, cho biết các kin loại, phi kim, khí hiếm - GV yêu cầu các nhóm HS quan sát, GV tổ chức HS ghi các câu hỏi có vấn đề thông qua mô hình. - GV phát giấy A0 cho 4 nhóm để cho mỗi thành viên trong các nhóm ghi chép lại các câu hỏi có vấn đề tại vị trí của ô mình đang ngồi theo kĩ thuật khăn trải bàn. - GV định hướng cho các nhóm HS tự đặt ra các câu hỏi vấn đề cần giải quyết. - Sau khi các nhóm đã đặt ra các câu hỏi có vấn đề. GV mời đại diện các nhóm lên bảng trình bày các câu hỏi của nhóm mình và đi đến thống nhất các câu hỏi có vấn đề cần giải quyết. GV yêu cầu các nhóm ghi lại các câu hỏi đó vào phiếu học tập số 1. - Sau 5 phút GV mời đại diện các nhóm lên bảng trình bày các giải pháp giải quyết các câu hỏi có vấn đề của nhóm mình và đi đến thống nhất các giải pháp giải quyết các câu hỏi vấn đề. GV yêu cầu các nhóm ghi lại các giải pháp đó vào phiếu học tập số 1 để làm tư liệu học tập cho mỗi nhóm. - Để cho HS thực hiện tốt phần hình thành kiến thức cho tiết sau, GV giới thiệu qua cách thức sẽ tổ chức buổi học cho các nhóm HS. - GV giới thiệu: Tổ chức dạy học theo phương pháp dự án * Hoạt động nhóm: + Chia làm 4 nhóm, các thành viên trong cùng một nhóm sẽ đọc tài liệu về chủ đề đang tìm hiểu và đặt ra những vấn đề chưa giải quyết được khi đọc tài liệu và ghi lại những câu hỏi vấn đề đó. + Sau khi nghiên cứu tài liệu và đặt ra các câu hỏi vấn đề, các nhóm sẽ tiến hành nghiên cứu sâu một phần trong tài liệu từ sự phân công của GV cho mỗi nhóm. Mỗi nhóm sẽ cùng nhau suy nghĩ, thảo luận để hoàn thành nhiệm vụ được giao và tìm ra các giải pháp giải quyết các câu hỏi vấn đề liên quan đến nội dung mà nhóm nghiên cứu. + Sau khi các nhóm đã hoàn thành nhiệm vụ được giao và tìm ra các giải pháp giải quyết vấn đề. Các nhóm sẽ báo cáo trước lớp nội dung mà mình nghiên cứu. Các nhóm khác lắng nghe, có quyền nhận xét, đặt câu hỏi và tranh luận với nhóm trình bày. Nhóm báo cáo có nhiệm vụ trả lời các câu hỏi từ các nhóm khác và tranh luận với các nhóm. + 4 nhóm tìm hiểu 4 nội dung kết hợp lại thành nội dung cần tìm hiểu của chủ đề. - Các nhóm HS quan sát các video thí nghiệm và đặt ra các vấn đề cần giải quyết. Mỗi thành viên trong cùng một nhóm sẽ suy nghĩ và ghi chép lại các câu hỏi có vấn đề vào giấy A0 tại vị trí của ô mình đang ngồi. Sau đó các nhóm trưởng sẽ tổng hợp lại câu hỏi đó theo kĩ thuật khăn trải bàn. - Đại diện các nhóm lên bảng trình bày các câu hỏi của nhóm mình và đi đến thống nhất các câu hỏi có vấn đề cần giải quyết. - Sau khi thống nhất các câu hỏi có vấn đề cần giải quyết từ các nhóm. Các nhóm sẽ ghi lại các câu hỏi đó vào phiếu học tập số 1. - HS lắng nghe. - Dự kiến HS sẽ đặt ra các vấn đề cần giải quyết là: + Làm thế nào để biễu diễn sự phân bố e trên các lớp, phân lớp? - Phiếu học tập số 1 của các nhóm sau khi đã hoàn thành các câu hỏi và câu trả lời trong phiếu. * Nội dung phiếu học tập số 1 SỞ GD&ĐT THỪA THIÊN HUẾ CHỦ ĐỀ: CẤU HÌNH ELECTRON TRƯỜNG THPT TRẦN VĂN KỶ NHÓM . PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1 Hãy ghi ra những câu hỏi vấn đề và đưa ra giải pháp giải quyết vấn đề trong quá trình xem - Cách phân bố electron trong các lớp? - Khí hiếm, kim loại, phi kim thường có bao nhiêu elcectron ở lớp vở, cách xác định? 1) . 2) * Các dự án: Nhóm 1: Các electron được phân bố như thế nào trong các lớp, phân lớp? Câu hỏi khái quát: Các electron được phân bố như thế nào theo trong lớp vỏ nguyên tử? Nhiệm vụ của dự án: HS tìm hiểu nội dung trong sgk Hóa học 10 cơ bản, tổng hợp nội dung để làm bài thuyết trình về năng lượng của các electron trong lớp vỏ nguyên tử. Nhóm 2: Cách viết cấu hình electron Câu hỏi khái quát: Cấu hình electron? Cách viết cấu hình electron? Câu hỏi nội dung: + Cấu hình electron? + Quy tắc viết cấu hình electron? + Các bước viết cấu hình electron? Nhiệm vụ của dự án: HS tìm hiểu nội dung trong sgk Hóa học 10 cơ bản, tổng hợp nội dung để làm bài thuyết trình. Nhóm 3: Đặc điểm cấu hình electron ở lớp ngoài cùng Câu hỏi khái quát: Dựa vào số lượng electron ở lớp ngoài cùng làm thế nào để xác định được loại nguyên tố? Câu hỏi nội dung: + Cách xác định electron ở lớp ngoài cùng? Nhiệm vụ của dự án: HS tìm hiểu nội dung trong sgk Hóa học 10 cơ bản, tổng hợp nội dung để làm bài thuyết trình về cách xác định e ở lớp ngoài cùng từ đó suy ra loại nguyên tố. Nhóm 4: Xác định loại nguyên tố s, p, d,f. electron hóa trị Câu hỏi khái quát: Xác định loại nguyên tố s, p, d,f. electron hóa trị? Câu hỏi nội dung: Nhiệm vụ của dự án: HS tìm hiểu nội dung trong sgk Hóa học 10 cơ bản, internet, tổng hợp nội dung để làm bài thuyết trình. Trong thời gian 1 tuần, học sinh tìm hiểu, thu nhận thông tin trong sách giáo khoa hóa học 10, các trang web để thực hiện nhiệm vụ. Các nhóm trưởng phân công nhiệm vụ các thành viên trong nhóm: thu thập tài liệu, tổng hợp, xử lí tài liệu, biên soạn, người trình diễn, báo cáo. THỰC HIỆN DỰ ÁN Thực hiện kế hoạch dự án và xây dựng sản phẩm (1 tuần) (Hoạt động vào thời gian ngoài giờ lên lớp) Nội dung Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh -Tìm hiểu và thu thập tài liệu liên quan qua sách giáo khoa hóa 10 cb, tài liệu qua mạng. -Theo dõi, hướng dẫn, giúp đỡ các nhóm về kiến thức và nguồn tìm kiếm tài liệu. - Thực hiện nhiệm vụ theo kế hoạch. - Thảo luận nhóm để xử lý thông tin và lập dàn ý báo cáo. - Hoàn thành bài báo cáo - Theo dõi và giúp các nhóm hoàn thành nội dung báo cáo. - Các nhóm phân tích kết quả thu thập được và trao đổi về cách trình bày sản phẩm dự án . -Xây dựng báo cáo sản phẩm của nhóm TIẾT 2 BÁO CÁO SẢN PHẨM DỰ ÁN Nội dung Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh - Báo cáo kết quả. - Tổ chức cho các nhóm báo cáo kết quả và phản hồi. - Gợi ý các nhóm nhận xét, bổ sung cho các nhóm khác. - Chính xác hóa các nội dung tóm tắt của các nhóm trên giấy A0 - GV củng cố chủ đề bằng bằng sơ đồ tư duy - Tổng hợp nội dung từ thông tin của các nhóm - Các nhóm báo cáo kết quả - Các nhóm tham gia phản hồi về phần trình bày của nhóm bạn. - Học sinh dựa vào các tóm tắt kiến thức cơ bản của các nhóm ở phần trình bày ở trên giấy A0 ghi kiến thức cần đạt vào vở học. Đánh giá quá trình thực hiện dự án, rút kinh nghiệm - GV đánh giá quá trình báo cáo sản phẩm mỗi nhóm qua nội dung phiếu số 1;2. - GV đánh giá chung về toàn bộ quá trình thực hiện dự án của mỗi nhóm(Quá trình thực hiện nhiệm vụ dự án, quá trình báo cáo sản phẩm dự án) - GV: Tuyên dương cá nhân và nhóm xuất sắc nhất. - Các nhóm tự đánh giá. Tiết 3: LUYỆN TẬP, KIỂM TRA Tổ chức trò chơi : “ Ai nhanh hơn” Phổ biến luật chơi: - Hoạt động 4 nhóm như đã phân công. - Gồm 8 câu hỏi trắc nghiệm, mỗi nhóm thảo luận và chọn đáp án của các câu hỏi tương ứng vào bảng phụ. Trả lời đúng được 10 điểm/câu. Sai 0 điểm. GV: Tổng kết điểm và lưu ý một số kiến thức trọng tâm. Y/c HS hoàn thành nội dung sơ đồ tư duy. 1. Cấu hình electron của Cu (cho Z = 29) là: A. 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 3d10 4s1 B. 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 3d9 4s2 C. 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 4s2 3d9 D. 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 4s2 3d10 2. Cho cấu hình electron của các nguyên tố sau: a. 1s2 2s2 2p6 3s2 b. 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 4s1 c. 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 d. 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 3d6 4s2 Các nguyên tố kim loại là trường hợp nào sau đây? A. a, b, c. B. a, b, d. C. b, c, d. D. a, c, d. 3. Nguyên tử của nguyên tố hoá học A có Z = 20 có cấu hình electron ở lớp ngoài cùng là: A. 3s2 3p2 B. 3s2 3p6 C. 3s2 3p4 D. 4s2 . 4. Một nguyên tử X có tổng số electron ở các phân lớp p là 10, nguyên tố X thuộc loại. A. Nguyên tố s. B. Nguyên tố p. C. Nguyên tố d. D. Nguyên tố f. 5. Ba nguyên tố X, Y, Z có số hiệu nguyên tử lần lượt là: 17; 18; 19; X; Y, Z có thể là: A. Phi kim, kim loại, phi kim. B. Phi kim, phi kim, kim loại. C. Kim loại, khí hiếm, phi kim. D. Phi kim, khí hiếm, kim loại 6. Một nguyên tử có kí hiệu là , cấu hình electron của nguyên tử X là : A.1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 4s2 3d1. B. 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 4s1 3d2. C.1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 3d3. D.1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 3d1 4s2. 7. Nguyên tử có tổng số e là 13 thì cấu hình electron lớp ngoài cùng là : A. 3s2 3p2. B. 3s2 3p1 . C. 2s2 2p1 . D. 3p1 4s2 8. Tổng số hạt p, n, e trong nguyên tử nguyên tố A là 21. Vậy cấu hình electron của A là : A. 1s2 2s2 2p4 . B. 1s2 2s2 2p2 . C. 1s2 2s2 2p3. D. 1s2 2s2 2p5. 9. Một nguyên tử có cấu hình 1s2 2s2 2p3 thì nhận xét nào sai : Có 7 electron. B. Có 7 nơtron. C. Điện tích hạt nhân là 7+. D. Có 7 proton. 10. Cấu hình electron lớp ngoài cùng của nguyên tử một nguyên tố là 2s2 2p5, số hiệu nguyên tử của nguyên tố đó là : A. 2. B. 5. C. 7. D. 9. 11. Lớp L ( n = 2) có số phân lớp là : A. 1 B. 2. C. 3. D. 4. 12. Các electron của nguyên tử nguyên tố X được phân bố trên 3 lớp, lớp thứ 3 có 7 electron. Số đơn vị điện tích hạt nhân của nguyên tử nguyên tố X là : A. 7. B. 9. C. 15. D. 17. 13. Nguyên tử cacbon(Z=6) ở trạng thái cơ bản có bao nhiêu electron ở lớp ngoài cùng ? A. 6. B. 4 C. 3. D. 2. 14. Trong số các cấu hình electron nguyên tử sau, cấu hình electron nào là của nguyên tử oxi (Z=8)? A. 1s2 2s2 2p3 B. 1s2 2s2 2p4. C. 1s2 2s3 2p4 D. 1s2 2s2 2p6. 15. Tìm cấu hình electron viết sai A. Na+ (Z =11) 1s22s22p63s2. B. Na (Z=11) 1s22s22p63s1. C. F( = 9) 1s22s22p5. D. F-(Z=9) 1s22s22p6. 16. Ion X2- có cấu hình electron lớp ngoài cùng là 3s23p6. Cấu hình electron lớp ngoài cùng của nguyên tử X là: A. 3s23p6. B.4s2. C. 3s23p4. D. 3s23p5. 17. Nguyên tử R có 38 hạt mang điện và 20 hạt không mang điện, kí hiệu nào sau đây đúng? A. B. R C. D. 18. Nguyên tử M có electron ở phân mức năng lượng cao nhất là 3d7. Tổng số electron của nguyên tử M là : A. 24 B.25 C.27 D.29 19. Một nguyên tử của nguyên tố X có tổng số hạt proton, nơtron, electron là 52 và có số khối là 35. Số hiệu nguyên tử của nguyên tố X là : A. 17. B. 23. C. 15. D. 18. 20. Phân lớp d chứa tối đa: A. 2 e. B. 6 e. C. 10 e. D. 14 e. 21. Nguyên tử của nguyên tố X có tổng số hạt là 24. Trong hạt nhân nguyên tử của nguyên tố đó có số proton bằng số nơtron. Vậy X là : A. N B. O C. Mg D. C 22. Nguyên tử của nguyên tố X có tổng số hạt là 58, trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 18. Số khối của X là : A. 39 B. 58 C. 40 D. 29 23. Cấu hình electron lớp ngoài cùng của ion X2- là 3s23p6. Tổng số electron của nguyên tử nguyên tố X là: A. 14 B. 16 C. 18 D. 20 24. Nguyên tử nguyên tố X có tổng hạt p, n, e bằng 16. Số hiệu của nguyên tử X là : A. 5. B. 6. C. 8. D. 10. 25. Nguyên tử nguyên tố X có tổng hạt p, n, e bằng 52, có 7e ở lớp ngoài cùng. Số khối của nguyên tử X là : A. 17. B. 36. C. 35. D. 52. 26. Một nguyên tử X có tổng số electron ở các phân lớp p là 10, nguyên tố X thuộc loại. A. Nguyên tố s. B. Nguyên tố p. C. Nguyên tố d. D. Nguyên tố f. 27. Những nguyên tố nào sau đây là nguyên tố kim loại: X(Z=3); Y(Z=7); M(Z=12); N(Z=19). A. Y;M;N. B. X;Y;N. C. X;M;N. D. X;Y; M. 28. Trong nguyên tử lưu huỳnh (z=16) , số electron ở mức năng lượng cao nhất là : A. 3. B. 4. C. 5. D. 6. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Sách giáo khoa Hóa học 10, NXB Giáo dục. 2. Sách giáo viên Hóa học 10, NXB Giáo dục. 3. Internet. 4. Biên soạn theo mẫu, dạng toán. PHỤ LỤC 1 BIÊN BẢN LÀM VIỆC NHÓM 1. Thời gian, địa điểm, thành phần Địa điểm: ............................................................................................ Thời gian: từ......giờ.....đến ....giờ ..........Ngày.......tháng......năm ..... Nhóm số: ... ; Số thành viên: .................... Lớp: . Số thành viên có mặt............ Số thành viên vắng mặt.......... 2. Nội dung công việc: (Ghi rõ tên chủ đề thảo luận hoặc nội dung thực hành) .................................................................................................................... ..................................................................................................................... ..................................................................................................................... STT Họ và tên Công việc được giao Thời hạn hoàn thành Ghi chú 1 2 3 4 5 6 7 8 4. Kết quả làm việc 5. Thái độ tinh thần làm việc 6. Đánh giá chung 7. Ý kiến đề xuất Thư kí Nhóm trưởng PHỤ LỤC 2 PHIẾU SỐ 2 PHIẾU TỰ ĐÁNH GIÁ CỦA NHÓM I, II,III,IV Nội dung đánh giá Thành viên tích cực nhất của nhóm ( Có thể không phải là nhóm trưởng) Thành viên chưa tích cực so với các bạn khác trong nhóm Thành viên làm nhóm trưởng thích hợp nhất Sự phối hợp hoạt động của các thành viên trong nhóm ( Tốt hay chưa tốt) Đánh giá chủ quan và khách quan của nhóm về mức độ thành công của dự án Đề xuất của nhóm đối với giáo viên về dự án thực hiện ( Những điều chưa làm, nên làm, không nên làm và cần tiếp tục làm ) PHỤ LỤC 3 PHIẾU ĐÁNH GIÁ SẢN PHẨM Tên nhóm: ............................................. Số lượng thành viên: ............................ Nội dung nhóm trình bày: ................................................................................... Thang điểm: 1 = Kém; 2 = Yếu; 3 = Khá; 4 = Tốt; 5 = Xuất sắc (Khoanh tròn điểm cho từng mục) Tiêu chí Yêu cầu Điểm Bố cục 1 Tiêu đề rõ ràng, hấp dẫn người xem 1 2 3 4 5 2 Cấu trúc mạch lạc, lô gic 1 2 3 4 5 3 Nội dung phù hợp với tiêu đề 1 2 3 4 5 Nội dung 4 Nội dung chính rõ ràng, khoa học 1 2 3 4 5 5 Các ý chính có sự liên kết 1 2 3 4 5 6 Có liên hệ với thực tiễn 1 2 3 4 5 7 Có sự kết nối với kiến thức đã học 1 2 3 4 5 8 Sử dụng kiến thức của nhiều môn học 1 2 3 4 5 Lời nói, cử chỉ 9 Giọng nói rõ ràng, khúc triết; âm lượng vừa phải, đủ nghe 1 2 3 4 5 10 Tốc độ trình bày vừa phải, hợp lí 1 2 3 4 5 11 Ngôn ngữ diễn đạt dễ hiểu, phù hợp lứa tuổi 1 2 3 4 5 12 Thể hiện được cảm hứng, sự tự tin, nhiệt tình khi trình bày 1 2 3 4 5 13 Có giao tiếp bằng ánh mắt với người tham dự 1 2 3 4 5 Sử dụng công nghệ 14 Thiết kế sáng tạo, màu sắc hài hòa, thẩm mĩ cao 1 2 3 4 5 15 Phông chữ, màu chữ, cỡ chữ hợp lý 1 2 3 4 5 16 Hiệu ứng hình ảnh dễ nhìn, dễ đọc 1 2 3 4 5 Tổ chức, tương tác 17 Cách dẫn dắt vấn đề thu hút sự chú ý của người dự; không bị lệ thuộc vào phương tiện. 1 2 3 4 5 18 Có nhiều học sinh trong nhóm tham gia trình bày 1 2 3 4 5 19 Trả lời các câu hỏi thêm từ người dự 1 2 3 4 5 20 Phân bố thời gian hợp lí 1 2 3 4 5 Tổng số mục đạt điểm Điểm trung bình ________________ (Cộng tổng điểm chia cho 20 nếu sử dụng công nghệ, chia cho 17 nếu không sử dụng công nghệ) Chữ kí người đánh giá

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docHoa hoc 106 buoc 5 hoat dong chu de cau hinh electron nguyen tu_12496691.doc