Giáo án Hóa học 10 năm 2018 - Bài 32: Hiđro sunfua lưu huỳnh đioxit lưu huỳnh trioxit

1. Ổn định lớp: kiểm tra sĩ số. (1p)

2. Kiểm tra bài cũ: (3p)

- Nêu tính chất hóa học đặc trưng của lưu huỳnh và viết pthh.

3. Vào bài: (1p) Ở tiết trước, các em đã được học về nguyên tố đặc trưng của nhóm VIA, đó là nguyên tố lưu huỳnh. Hôm nay, chúng ta sẽ tiếp tục học về những hợp chất của lưu huỳnh, tính chất lí hóa, đồng thời tìm hiểu những ứng dụng và tác hại của chúng trong đời sống.

4. Các hoạt động dạy học

Giáo viên chia học sinh thành 3 nhóm

 Giáo viên giao nhiệm vụ cho các nhóm:

 - Nhóm 1: Tìm hiểu về khí H2S.

 - Nhóm 2: Tìm hiểu về khí SO2.

 - Nhóm 3: Tìm hiểu về SO3.

 

docx10 trang | Chia sẻ: vudan20 | Lượt xem: 607 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hóa học 10 năm 2018 - Bài 32: Hiđro sunfua lưu huỳnh đioxit lưu huỳnh trioxit, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 09/03/2018 BÀI 32: HIĐRO SUNFUA LƯU HUỲNH ĐIOXIT LƯU HUỲNH TRIOXIT I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức, kĩ năng a. Kiến thức Học sinh biết được: - Tính chất vật lí, trạng thái tự nhiên và điều chế của hiđro sunfua, lưu huỳnh đioxit, lưu huỳnh trioxit. - Viết được pthh oxi hóa – khử trong đó có sự tham gia của H2S dựa trên sự thay đổi số oxi hóa của các nguyên tố. - H2S, SO2, SO3 có những tính chất nào giống và khác nhau. Học sinh hiểu được: - Cấu tạo phân tử. Tính khử mạnh của hiđrosunfua. - SO2 vừa có tính oxi hóa, vừa có tính khử. Học sinh vận dụng: - Giải thích một số hiện tượng tự nhiên - Giải một số bài tập liên quan đến H2S, SO2 và SO3. b. Kĩ năng - Rèn luyện tư duy linh hoạt, có hệ thống kiến thức. - Vận dụng lý thuyết vào bài toán cụ thể, trường hợp cụ thể. II. CHUẨN BỊ 1. Giáo viên:Chuẩn bị phiếu bài tập và hệ thống câu hỏi,... Đồ dùng dạy học: Phiếu bài tập. Phương pháp dạy học: Đàm thoại, gợi mở. Vấn đáp. Thuyết trình. Hoạt động nhóm. 2. Học sinh Đọc trước bài “Hiđro sunfua, lưu huỳnh đioxit, lưu huỳnh trioxit” III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 1. Ổn định lớp: kiểm tra sĩ số. (1p) 2. Kiểm tra bài cũ: (3p) - Nêu tính chất hóa học đặc trưng của lưu huỳnh và viết pthh. 3. Vào bài: (1p) Ở tiết trước, các em đã được học về nguyên tố đặc trưng của nhóm VIA, đó là nguyên tố lưu huỳnh. Hôm nay, chúng ta sẽ tiếp tục học về những hợp chất của lưu huỳnh, tính chất lí hóa, đồng thời tìm hiểu những ứng dụng và tác hại của chúng trong đời sống. 4. Các hoạt động dạy học Giáo viên chia học sinh thành 3 nhóm Giáo viên giao nhiệm vụ cho các nhóm: - Nhóm 1: Tìm hiểu về khí H2S. - Nhóm 2: Tìm hiểu về khí SO2. - Nhóm 3: Tìm hiểu về SO3. PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1: Tìm hiểu về khí H2S. 1. Mục tiêu: Học sinh biết được H2S là - chất khí, không màu, mùi trứng thối và rất độc. - chất có tính khử mạnh Rèn cho Hs kỹ năng phán đoán, sử dụng kiến thức cũ để giải thích kiến thức mới. 2. Phương pháp: Hoạt động nhóm. Thuyết trình. 3. Tổ chức hoạt động: - Hs nghiên cứu SGK và tài liệu do giáo viên phát và hoàn thành nội dung vào phiếu học tập số 1. - Hs làm việc nhóm 2 Hs trong 3 phút. - Hs thống nhất kiến thức trong nhóm 3 phút. - Hoạt động chung: nhóm cử đại diện trình bày nội dung được phân công, các nhóm khác theo dõi, nhận xét và bổ sung. - Giáo viên chốt lại kiến thức cần nhớ. - Giáo viên cho Hs xem clip điều chế H2S. 4. Kết quả: - Hs biết được kiến thức mới về H2S: - là chất khí, không màu, mùi trứng thối - rất độc - nặng hơn không khí - có tính khử mạnh - Hs hoàn thành phiếu học tập số 1 và ghi nội dung vào vở. I. Hiđro sunfua: H2S 1. Tính chất vật lí - là chất khí, không màu, mùi trứng thối, rất độc - ít tan trong nước, hóa lỏng ở nhiệt độ -60oC - nặng hơn không khí 2. Tính chất hóa học: 1. Tính axit yếu - Hiđro Sunfua tan trong nước tạo thành dung dịch axit sunfuhiđric, là một axit yếu (yếu hơn H2CO3), khi tác dụng dung dịch kiềm có thể tạo thành hai loại muối: S2-, hay HS-. H2S + NaOH ® NaHS + H2O Natri hidrosunfua (muối axit) H2S + 2NaOH ® Na2S + 2H2O Natri sunfua (muối trung hòa) 2. Tính khử mạnh: +2e + 6e + 8e -2 0 +4 +6 ® H2S có tính khử mạnh -2 0 0 -2 S-2 ® S0 2H2S + O2 2S + 2H2O (1) -1 -2 0 0 H2S + Cl2 S + 2HCl S-2 S+4 -2 0 -2 +4 2H2S + 3O2 2H2O + 2 SO2 (2) S-2 S+6 t0 -2 +5 +6 +4 H2S+8HNO3(đặc)8NO2+H2SO4+4H2O Þ H2S có tính khử mạnh tùy thuộc vào điều kiện phản ứng (nồng độ, và bản chất của chất oxi hóa) mà S-2 bị oxi hóa lên S0, S+4, S+6. 3. Điều chế: -Trong công nghiệp: không sản xuất H2S. -Trong phòng thí nghiệm điều chế từ dung dịch HCl tác dụng với FeS FeS + 2HClFeCl2 + H2S Câu hỏi 1: Nêu tính chất vật lí của hiđro sunfua? Câu hỏi 2: Nêu tính chất hóa học của H2S? Câu hỏi 3: Nêu trạng thái tự nhiên và điều chế? PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2: Tìm hiểu về SO2 1. Mục tiêu: Học sinh biết được SO2 là - chất khí, không màu, mùi hắc. - chất vừa có tính khử vừa có tính oxi hóa. Rèn cho Hs kỹ năng phán đoán, sử dụng kiến thức cũ để giải thích kiến thức mới. 2. Phương pháp: Hoạt động nhóm. Thuyết trình. 3. Tổ chức hoạt động: - Hs nghiên cứu SGK và tài liệu do giáo viên phát và hoàn thành nội dung vào phiếu học tập số 2. - Hs làm việc nhóm 2 Hs trong 3 phút. - Hs thống nhất kiến thức trong nhóm 3 phút. - Hoạt động chung: nhóm cử đại diện trình bày nội dung được phân công, các nhóm khác theo dõi, nhận xét và bổ sung. - Giáo viên chốt lại kiến thức cần nhớ. - Giáo viên cho Hs xem clip điều chế SO2. 4. Kết quả: - Hs biết được kiến thức mới về H2S: - là chất khí, không màu, mùi hắc - nặng hơn không khí - có tính khử, tính oxi hóa. - Hs hoàn thành phiếu học tập số 2 và ghi nội dung vào vở. II. Lưu huỳnh đioxit: SO2 1. Tính chất vật lí - là chất khí, không màu, mùi hắc - tan nhiều trong nước, hóa lỏng ở nhiệt độ -10oC - nặng hơn không khí 2. Tính chất hóa học: 1. SO2 là oxit axit: - SO2 tan trong nước tạo dd axit yếu (mạnh hơn H2S và H2CO3), không bền gọi là axit sunfurơ. SO2 + H2O H2SO3 - SO2 + Oxit bazơ → muối - SO2 + Bazơ → muối axit hoặc muối trung hòa, tùy vào tỉ lệ mol của chất tham gia. NaOH + SO2 → NaHSO3 (1) Natri hidro sunfit 2NaOH + SO2 → Na2SO3 + H2O (2) Natri sunfit 2. SO2 là chất khử và là chất oxi hóa: S -2 S0 S +4 S+6 Tính oxi hóa Tính khử a. SO2 là chất khử: +4 0 +6 -2 2SO2 + O2 2SO3 +4 0 +6 -1 SO2 + Br2 + 2H2O→ H2SO4 + 2HBr (vàng nâu) (không màu) +4 +7 +2 +6 +6 +6 5SO2 + 2KMnO4 + 2H2O → 2MnSO4 + K2SO4 + 2H2SO4 (tím) (không màu) → Dùng để nhận biết SO2 b. SO2 là chất oxi hóa: +4 -2 0 2SO2 + H2S → 3S + 2H2O +4 0 0 +2 SO2 + 2Mg → S + 2MgO KL: SO2 là oxit axit, có tính khử hoặc oxi hóa. III. Ứng dụng và điều chế Lưu huỳnh đioxit: 1. Ứng dụng: Sản xuất H2SO4. SO2 Tẩy trắng giấy và bột giấy Chống nấm mốc lương thực, thực phẩm. 2. Điều chế: a. Trong phòng thí nghiệm: H2SO4 + Na2SO3 → Na2SO4 + SO2 + H2O b.Trong CN: Đốt lưu huỳnh hoặc quặng pirit sắt. S + O2 SO2 4FeS2+ 11O2 2Fe2O3+ 8SO2 Câu 1: Nêu tính chất vật lý của SO2? Câu 2: Nêu tính chất hóa học của SO2? Câu 3: Nêu ứng dụng và điều chế SO2? PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2: Tìm hiểu về SO3 1. Mục tiêu: Học sinh biết được SO3 là - chất lỏng, không màu - là oxit axit Rèn cho Hs kỹ năng phán đoán, sử dụng kiến thức cũ để giải thích kiến thức mới. 2. Phương pháp: Hoạt động nhóm. Thuyết trình. 3. Tổ chức hoạt động: - Hs nghiên cứu SGK và tài liệu do giáo viên phát và hoàn thành nội dung vào phiếu học tập số 2. - Hs làm việc nhóm 2 Hs trong 3 phút. - Hs thống nhất kiến thức trong nhóm 3 phút. - Hoạt động chung: nhóm cử đại diện trình bày nội dung được phân công, các nhóm khác theo dõi, nhận xét và bổ sung. - Giáo viên chốt lại kiến thức cần nhớ. - Giáo viên cho Hs xem clip điều chế SO2. 4. Kết quả: - Hs biết được kiến thức mới về H2S: - là chất lỏng, không màu. - là oxit axit - Hs hoàn thành phiếu học tập số 3 và ghi nội dung vào vở. III. Lưu huỳnh trioxit: SO3 1. Tính chất - là chất lỏn, không màu. - tan vô hạn trong nước và trong axit sunfuric SO3 + H2O H2SO4 nSO3 + H2SO4 H2SO4.nH2O - SO3 có đầy đủ tính chất của oxit axit, SO3 tác dụng với oxít bazơ, dung dịch bazơ tạo muối Sunfat. SO3 + NaOH NaHSO4 SO3+2NaOHNa2SO4+H2O 2. Ứng dụng và điều chế: -Dùng để sản xuất H2SO4. -Điều chế SO3 bằng cách oxi hóa SO2. V2O5 450-500oC 2SO2 + O2 2SO3 Câu 1: Nêu tính chất của SO3? Câu 2: Nêu ứng dụng và điều chế SO3 IV/ Củng cố Câu 1: Cho 2,24 lít khí SO2 (đktc) hấp thụ hết vào 50 ml dung dịch NaOH 2M thu được dung dịch X chứa A. Na2SO3 và NaHSO3.   B. NaHSO3.   C. Na2SO3.  D. Na2SO3 và NaOH.                         Câu 2: Hỗn hợp khí X gồm 2 khí H2S và SO2 có tỉ khối so với H2 là 24, thành phần % của mỗi khí có trong 4,48 lít hỗn hợp X (đktc) trên là: A. H2S 40%, SO2 60% B. H2S 50%, SO2 50% C. H2S 70%, SO2 30% D. H2S 30%, SO2 70% Câu 3: Hấp thụ hoàn toàn 2,24 lít khí SO2 (đktc) vào bình đựng 300ml dung dịch NaOH 0,5M. Cô cạn dung dịch ở áp suất thấp thì thu được m gam chất rắn. Giá trị của m là bao nhiêu gam? A. 1,15 B. 11,5 C. 15,1 D. 1,51 Câu 4: Hấp thụ hoàn toàn 8,5 g H2S vào V ml dd Ba(OH)2 1M, thu được 28,75 g hỗn hợp 2 muối, V ml Ba(OH)2 cần dùng là: A. 200 B. 150 C. 300 D.500 Câu 5: Dẫn V lít khí SO2 vào dung dịch nước Br2 0,1M thì làm mất màu vừa hết 200 ml. Thể tích dung dịch NaOH 1M cần dùng để trung hoà hết dung dịch sau phản ứng là : A.80 ml. B.60 ml. C.40 ml. D.100 ml. V. Rút kinh nghiệm . Hải Phòng, ngày 10 tháng 03 năm 2018 Giáo viên hướng dẫn Người soạn

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxBai 32 Hidro sunfua Luu huynh dioxit_12317802.docx
Tài liệu liên quan