Giáo án Ngữ văn 10 tiết 60: Đại cáo bình ngô - Nguyễn Trãi-

Trong suốt hai mươi năm đô hộ nước ta (1407-1427), chính quyền đô hộ nhà Minh đã thực hiện nhiều chính sách và biện pháp từ tinh vi đến trắng trợn nhằm xoá bỏ quá khứ đấu tranh, dựng nước và giữ nước bất khuất của dân tộc ta, thủ tiêu những di sản văn hoá truyền thống tốt đẹp của nhân dân Đại Việt để chiếm đóng vĩnh viễn đất nước ta. Nhà Minh nhiều lần đốt sách vở, kể cả sách học của trẻ em, phá huỷ các bia đá. Tháng 8 - 1418, chính quyền đô hộ tịch thu những sách còn sót lại đem về nước. Nhiều tác phẩm có giá trị về văn hoá, nghệ thuật, lịch sử, quân sự về thời kỳ lịch sử từ thế kỷ XIV trở về trước đều bị cướp hoặc bị thiêu huỷ, trong số đó có bộ Đại Việt sử ký gồm 30 quyển của Lê Văn Hưu, Vạn Kiếp bí truyền, Binh thư yêu lược của Trần Quốc Tuấn, Tử thư thuyết của Chu An, các bộ luật Hình thư, Hình luật của nhà Lý, nhà Trần, Việt sử cương mục của Hồ Tông Thốc, v.v. Năm 1414, chính quyền đô hộ mở trường học ở phủ, châu, huyện để tuyên truyền, nhồi nhét tư tưởng mê tín với đội ngũ giáo viên là những thầy cúng, thầy chùa, thầy phù thuỷ, đạo sĩ. Chúng bắt nhân dân Đại Việt ăn mặc theo phong tục tập quán người Hán. Năm 1414, cấm con trai, con gái không được cắt tóc ngắn, phụ nữ phải mặc áo ngắn, quần dài.

doc53 trang | Chia sẻ: binhan19 | Lượt xem: 517 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Ngữ văn 10 tiết 60: Đại cáo bình ngô - Nguyễn Trãi-, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
xâm lược để an dân - > Nghĩa quân Lam Sơn: là một đội quân nhân nghĩa - Như nước. .đời nào cũng có + Dùng các từ có tính chất hiển nhiên: từ trước, vốn xưng, đã lâu, đã chia, cũng khác + Cách viết đối xứng giữa Đại Việt và Trung Hoa về: văn hiến lâu đời, bờ cõi, phong tục, chế độ riêng, hào kiệt ->Như lời tuyên ngôn khẳng định độc lập, chủ quyền của dân tộc Đại Việt -> Khởi nghĩa Lam Sơn ngoài mục đích an dân còn để giành lại độc lập, chủ quyền của dân tộc, đây là việc làm chính nghĩa => Như vậy, cuộc khởi nghĩa Lam Sơn là nhân nghĩa, chính nghĩa - So sánh sự thất bại của kẻ thù – còn ta thì chiến thắng. -> Làm nổi bật niềm tự hào dân tộc, tin tưởng tính tất yếu thắng lợi của cuộc khởi nghĩa * Khẳng định tính chất đúng đắn, tốt đẹp, tất yếu thắng lợi của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn @ Tìm hiểu phần hai bài cáo ? Tác giả đã tố cáo âm mưu, tội ác nào của giặc Minh? * Tích hợp kiến thức lịch sử: Cái tội của họ Hồ là “chính sự phiền hà- Để trong nước lòng dân oán hận”, tạo ra cái cớ cho quân cuồng Minh giả danh “phạt Hồ phục Trần” hòng biến nước ta thành quận huyện của Trung Quốc. Ngày 19 tháng 11 năm 1406, hai mươi vạn quân chủ lực và bốn mươi vạn quân hậu cần của nhà Minh do Mộc Thạnh và Trương Phụ vượt biên giới kéo vào giày xéo nước ta. Bọn Việt gian đắc tội bán nước cầu vinh đã tiếp tay cho chúng. ? Em có nhận xét gì về tính chất, mức độ tội ác của kẻ thù? * Tích hợp kiến thức lịch sử: Những hình ảnh “nướng dân đen”, “vùi con đỏ” mang ý nghĩa tượng trưng cho tội ác tàn bạo, dã man thâm độc của kẻ thù nhưng cũng có dấu ấn của sự thật lịch sử. Đầu thế kỉ XV, nhiều cuộc nổi dậy chống Minh, điển hình là nhà Hậu Trần, đã bị dẹp một cách tàn khốc. Liên tiếp 2 vua nhà Hồ, một vua nhà Hậu Trần bị bắt về bắc, vua Trùng Quang và các tướng đều tử tiết. Trương Phụ tàn sát những người lính theo quân khởi nghĩa và cả dân thường rất tàn bạo (chặt đầu, đốt xác, cuốn ruột vào cây...) để khủng bố tinh thần người Việt. Mặt khác, các tướng nhà Minh như Hoàng Phúc, Trương Phụ đã thiết lập bộ máy cai trị và huy động được một lực lượng người Việt giúp việc khá đắc lực như Mạc Thúy, Lương Nhữ Hốt, Trần Phong... Tinh thần chống đối của người Việt lúc đó đã lắng xuống khá nhiều so với thời nhà Hồ mới mất. Một lớp nhân tài nổi lên chống đối trước đây đã bị tiêu diệt hoặc vô hiệu hoá. Một số cuộc khởi nghĩa chống Minh vẫn hoạt động nhưng lẻ tẻ và không có khả năng mở rộng. Giặc Minh là kẻ thù xâm lược phương Bắc tàn bạo nhất trước đó và sau này. Chúng giống như một bầy quỉ chỉ chực ăn tươi nuốt sống đồng bào ta. GV: Hình ảnh so sánh lấy cái vô hạn( trúc Nam Sơn ) để nói cái vô hạn( tội ác của giặc ); dùng cái vô cùng( nước Đông Hải ) để nói cái vô cùng( sự nhơ bẩn của kẻ thù ). Đây chính là bản cáo trạng đanh thép đòi quyền sống con người, tố cáo kẻ thù. * Tích hợp kiến thức lịch sử: Lịch sử đã ghi lại âm mưu tội ác vô cùng thâm độc của kẻ thù đó là chúng chủ trương đồng hóa, Hán hóa người Việt trên nhiều lĩnh vực: bắt người tài mang về Trung Quốc, thu gom trống đồng, bắt trang phục và theo phong tục người Hán Chính sách đô hộ của phong kiến nhà Minh: Quan lại nhà Minh thi hành chính sách triệt để cướp bóc, vơ vét chỉ trong 6 tháng xâm lược, quân Minh đã cướp của nước ta 235.900 con voi, ngựa, trâu bò; 13.600.000 thạch thóc; 8.670 chiếc thuyền và nhiều vàng bạc, châu báu đem về Trung Quốc. Chính quyền đô hộ tăng thuế ruộng đất lên gấp ba lần (bằng cách bắt ghi một mẫu thành ba mẫu) so với thời nhà Hồ. Tất cả nghề thủ công, buôn bán, v.v. đều bị đánh thuế. Chính quyền đô hộ kiểm soát việc sản xuất muối, nắm độc quyền buôn bán muối. Người đi đường chỉ được phép mang nhiều nhất là ba bát muối. Nhân dân còn phải cưỡng bức đi khai thác vàng, bạc, mò ngọc trai dưới biển, khai thác lâm thổ sản, các hương liệu quý, đi lao dịch. Nhiều người còn bị bắt làm nô tỳ, hoặc bị bắt đưa về Trung Quốc, phục dịch bọn quan lại nhà Minh. Năm 1407, Trương Phụ bắt đem về nước 7.700 thợ thủ công. Nhiều thầy thuốc, thợ thủ công, dân phu, phụ nữ, trẻ con, đào hát, phường nhạc cũng bị bắt đem về Trung Quốc. Đồng thời, các quan lại nhà Minh còn ráo riết thi hành chính sách ngu dân, đồng hoá dân tộc. Trong suốt hai mươi năm đô hộ nước ta (1407-1427), chính quyền đô hộ nhà Minh đã thực hiện nhiều chính sách và biện pháp từ tinh vi đến trắng trợn nhằm xoá bỏ quá khứ đấu tranh, dựng nước và giữ nước bất khuất của dân tộc ta, thủ tiêu những di sản văn hoá truyền thống tốt đẹp của nhân dân Đại Việt để chiếm đóng vĩnh viễn đất nước ta. Nhà Minh nhiều lần đốt sách vở, kể cả sách học của trẻ em, phá huỷ các bia đá. Tháng 8 - 1418, chính quyền đô hộ tịch thu những sách còn sót lại đem về nước. Nhiều tác phẩm có giá trị về văn hoá, nghệ thuật, lịch sử, quân sự về thời kỳ lịch sử từ thế kỷ XIV trở về trước đều bị cướp hoặc bị thiêu huỷ, trong số đó có bộ Đại Việt sử ký gồm 30 quyển của Lê Văn Hưu, Vạn Kiếp bí truyền, Binh thư yêu lược của Trần Quốc Tuấn, Tử thư thuyết của Chu An, các bộ luật Hình thư, Hình luật của nhà Lý, nhà Trần, Việt sử cương mục của Hồ Tông Thốc, v.v.. Năm 1414, chính quyền đô hộ mở trường học ở phủ, châu, huyện để tuyên truyền, nhồi nhét tư tưởng mê tín với đội ngũ giáo viên là những thầy cúng, thầy chùa, thầy phù thuỷ, đạo sĩ. Chúng bắt nhân dân Đại Việt ăn mặc theo phong tục tập quán người Hán. Năm 1414, cấm con trai, con gái không được cắt tóc ngắn, phụ nữ phải mặc áo ngắn, quần dài. * Tich hợp kiến thức giáo dục công dân: GV Định hướng cho học sinh rút ra bài học sắc sau khi đọc- hiểu tiết 1 “Bình ngô đại cáo”? 2. Vạch tội ác kẻ thù - Vạch trần âm mưu “ Phù Trần diệt Hồ ” của giặc Minh chỉ là lừa bịp " thực ra là thừa cơ vào cướp nước ta. -> Đứng trên lập trường dân tộc, yêu nước - Tố cáo tội ác của giặc Minh: + Thời gian: “gây binh kết oán trải hai mươi năm” + Không gian gieo rắc tội ác: từ rừng sâu ( Kẻ bị đem vào núi.) tới biển xa (.Người bị ép xuống biển) + Hành động; “nướng dân đen”, “vùi con đỏ”, “nặng thuế khóa”, “” + Hình ảnh giặc Minh “thằng há miệng, đứa nhe răng, máu mỡ bấy no nê chưa chán” -> kẻ thù bất nhân, phi nghĩa, vô đạo như một lũ quỷ khát máu người -> Đứng trên lập trường nhân nghĩa để kết tội bất nhân, bất nghĩa của kẻ thù - Kết thúc cáo trạng: Độc ác thayDơ bẩn thay. -> Giặc Minh là kẻ thù tàn bạo bậc nhất trong lịch sử chống xâm lược phương Bắc. Bởi vậy, trời không dung, đất không tha - Nghệ thuật: + Giọng văn thống thiết, vừa đau đớn, vừa xót xa, đanh thép + Sử dụng nhiều hình ảnh, hình tượng và nghệ thuật đối lập, tương phản * Tóm lại, quân xâm lược đã gây tội ác ở một không gian rộng lớn trong thời gian đằng đẵng. Tội ác của chúng trời không dung đất không tha và thân nhân không thể chịu được và khởi nghĩa Lam Sơn bùng nổ là một tất yếu lịch sử. =>Thái độ của chúng ta: Căm thù giặc sâu sắc, thể hiện ý thức dấu tranh chống các thế lực thù địch dể bảo vệ nền độc lập, có thức nghĩa vụ đóng góp, xây dựng quê hương, đất nước. Hoạt động 4. Củng cố: Tại sao nói khởi nghĩa Lam Sơn là một cuộc khởi nghĩa đúng đắn, tốt đẹp ? Trả lời: Nghĩa quân Lam Sơn là một đội quân nhân nghĩa, trừ bạo-chống xâm lược để an dân Khởi nghĩa Lam Sơn dấy lên để dành lại độc lập, chủ quyền bị xâm phạm của nước Đại Việt 5. Hướng dẫn học bài: Soạn bài Đại cáo bình Ngô (tiết 61) PHIẾU MÔ TẢ HỒ SƠ DẠY HỌC DỰ THI CỦA GIÁO VIÊN 1. TÊN BÀI DỰ THI: Tích hợp kiến thức văn học với kiến thức lịch sử, địa lí và giáo dục công dân trong tiết dạy Văn bản “Đại cáo bình ngô” của Nguyễn Trãi. 2. MỤC TIÊU DẠY HỌC: 1. Về kiến thức : Nắm được những giá trị to lớn về nội dung và nghệ thuật của Đại cáo bình Ngô. + Cảm nhận được lòng yêu nước và tinh thần tự hào dân tộc được thể hiện tập trung ở tư tưởng nhân nghĩa xuyên suốt bài Cáo. Thấy được đây là yếu tố quyết định làm nên thắng lợi trong cuộc chiến tranh chống xâm lược. + Bản anh hùng ca tổng kết cuộc kháng chiến chống quân Minh xâm lược gian khổ mà hào hùng của quân dân Đại Việt + Nắm được những đặc trưng cơ bản của thể cáo và những sáng tạo nghệ thuật đặc sắc. + Nhận thức được vẻ đẹp của áng “ thiên cổ hùng văn’ với sự kết hợp hài hòa của sức mạnh lý lẽ và giá trị biểu cảm của hình tượng nghệ thuật. - Nắm được những kiến thức liên môn trong bài cáo: lịch sử, địa lý, văn hóa, giáo dục công dân, giáo dục môi trường 2. Về kĩ năng : Nắm được kỹ năng đọc hiểu văn bản theo thể cáo. Có kỹ năng tích hợp những kiến thức liên môn( ngữ văn với lịch sử, địa lý, giáo dục công dân..) khi đọc hiểu văn bản văn học này. 3. Về thái độ : Bồi dưỡng lòng yêu nước, niềm tự hào về lịch sử, về văn hóa, về những người anh hùng và chiến công hiển hách trong lịch sử chống ngoại xâm của nhân dân ta. Bồi dưỡng ý thức bảo về đất nước, bảo vệ môi trường sống. - Trân trọng tư tưởng của Nguyễn Trãi. 3. NĂNG LỰC VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN Để đáp ứng giải quyết các vấn đề trong dự án, học sinh cần có một số kiến thức về các môn học sau: - Văn học: tri thức về thể loại cáo, tri thức về văn chính luận Đặc biệt thấy được độc đáo sáng tạo của Nguyễn Trãi trong việc sử dụng thể loại cáo kết hợp với văn phong chính luận để viết một bản hùng ca tổng kết cuộc khởi nghĩa Lam Sơn qua“Đại cáo bình ngô”. - Lịch sử : Cuộc xâm lược và đô hộ của nhà Minh (1407-1427) * Cuộc xâm lược của nhà Minh Năm 1406, lấy cớ nhà Hồ cướp ngôi của nhà Trần, nhà Minh huy động một lực lượng lớn gồm 20 vạn bộ binh và thuỷ binh cùng với hàng chục vạn dân phu vận chuyển, dưới quyền chỉ huy của Chu Năng, Trương Phụ, Mộc Thạnh, Lý Bân, Trần Húc kéo vào xâm lược Đại Việt. Quân Minh chia làm hai cánh: một cánh do Trương Phụ chỉ huy theo đường Bằng Tường, Quảng Tây tiến vào Lạng Sơn, một cánh do Mộc Thạnh chỉ huy từ Vân Nam theo đường sông Hồng kéo xuống. Nhà Minh còn sai người mang sắc vào dụ vua Chămpa phối hợp tấn công ở biên giới phía nam. Ngày 19-11-1406, quân Minh vượt biên giới tiến vào xâm lược nước ta. Quân Trương Phụ lần lượt đánh bại quân nhà Hồ ở các ải Lưu Quan, Kê Lăng (Chi Lăng - Lạng Sơn). Cánh quân do Mộc Thạnh chỉ huy vượt qua nhiều cửa ải, rồi theo dòng sông Lô và sông Thao tiến vào vùng đồng bằng Bắc Bộ. Quân nhà Hồ phải lui dần về đóng ở nam sông Hồng, lấy thành Đa Bang làm trung tâm phòng ngự. Ngày 20-1-1407, hai cánh quân Minh đều tập trung tấn công vào thành Đa Bang. Ngày 22-1-1407, sau khi đánh bại quân Hồ ở Đa Bang, quân Minh tiến vào đánh chiếm Đông Đô (Thăng Long). Quân nhà Hồ rút về vùng Hoàng Giang (thuộc địa phận Lý Nhân, tỉnh Hà Nam). Quân Minh do Mộc Thạnh chỉ huy kéo đến uy hiếp. Quân nhà Hồ do Hồ Nguyên Trừng chỉ huy đem 300 chiến thuyền đánh quân Minh, bị thất bại, phải rút về Muộn Hải (cửa sông Hồng ở Giao Thuỷ - Hà Nam). Quân đội nhà Hồ ở Lạng Giang do Hồ Đỗ, Hồ Xá chỉ huy cũng bị thua trận phải bỏ Bình Than rút về hội quân với cánh quân Hồ Nguyên Trừng ở Muộn Hải. Quân Minh tấn công Muộn Hải, quân nhà Hồ thua, bỏ Muộn Hải chạy về cửa Đại An (Hà Nam). Quân Minh bị bệnh tật, ốm đau nhiều, buộc phải bỏ Muộn Hải rút về Hàm Tử (Hưng Yên). Cuối tháng 3-1407, Hồ Nguyên Trừng chỉ huy một lực lượng lớn gồm bộ binh và thuỷ binh tấn công quân Minh ở Hàm Tử nhưng bị đại bại. Hồ Quý Ly, Hồ Nguyên Trừng, Hồ Hán Thương và tướng sĩ nhà Hồ chạy về cố thủ ởTây Đô (Vinh Lộc, Thanh Hoá). Tháng 4-1407, Trương Phụ, Mộc Thạnh, Lý Bân đem một lực lượng mạnh gồm có kỵ binh, bộ binh, thuỷ binh tiến vào đánh bại quân nhà Hồ ở Tây Đô. Triều đình nhà Hồ chạy vào ẩn náu ở vùng Ngàn Sâu (rừng núi Nghệ An). Tháng 6-1407, cha con Hồ Quý Ly cùng nhiều tướng lĩnh, quan lại triều Hồ bị quân Minh bắt giải về Kim Lăng (Trung Quốc). Vùng Thuận Hoá (Quảng Trị, Thừa Thiên) lần lượt rơi vào tay quân xâm lược Minh. Chỉ sau sáu tháng, do đường lối chiến lược và chiến thuật sai lầm, cuộc kháng chiến của nhà Hồ đã bị thất bại thảm hại. Sự thất bại đó còn do triều đại nhà Hồ thiếu một cơ sở chính trị vững chắc, mâu thuẫn nội bộ cũng như mâu thuẫn xã hội đang gay gắt, không xây dựng được khối đoàn kết, thống nhất lực lượng toàn dân tộc để cả nước cùng đánh giặc. Từ đó, nước ta rơi vào ách đô hộ tàn bạo của phong kiến nhà Minh trong 20 năm (1407-1427). * Chính sách đô hộ của phong kiến nhà Minh Quan lại nhà Minh thi hành chính sách triệt để cướp bóc, vơ vét chỉ trong 6 tháng xâm lược, quân Minh đã cướp của nước ta 235.900 con voi, ngựa, trâu bò; 13.600.000 thạch thóc; 8.670 chiếc thuyền và nhiều vàng bạc, châu báu đem về Trung Quốc. Chính quyền đô hộ tăng thuế ruộng đất lên gấp ba lần (bằng cách bắt ghi một mẫu thành ba mẫu) so với thời nhà Hồ. Tất cả nghề thủ công, buôn bán, v.v. đều bị đánh thuế. Chính quyền đô hộ kiểm soát việc sản xuất muối, nắm độc quyền buôn bán muối. Người đi đường chỉ được phép mang nhiều nhất là ba bát muối. Nhân dân còn phải cưỡng bức đi khai thác vàng, bạc, mò ngọc trai dưới biển, khai thác lâm thổ sản, các hương liệu quý, đi lao dịch. Nhiều người còn bị bắt làm nô tỳ, hoặc bị bắt đưa về Trung Quốc, phục dịch bọn quan lại nhà Minh. Năm 1407, Trương Phụ bắt đem về nước 7.700 thợ thủ công. Nhiều thầy thuốc, thợ thủ công, dân phu, phụ nữ, trẻ con, đào hát, phường nhạc cũng bị bắt đem về Trung Quốc. Quân Minh còn cướp ruộng đất của nhân dân chung quanh trại của chúng, biến thành đồn điền giao cho quân lính cày cấy. Đồng thời, các quan lại nhà Minh còn ráo riết thi hành chính sách ngu dân, đồng hoá dân tộc. Trong suốt hai mươi năm đô hộ nước ta (1407-1427), chính quyền đô hộ nhà Minh đã thực hiện nhiều chính sách và biện pháp từ tinh vi đến trắng trợn nhằm xoá bỏ quá khứ đấu tranh, dựng nước và giữ nước bất khuất của dân tộc ta, thủ tiêu những di sản văn hoá truyền thống tốt đẹp của nhân dân Đại Việt để chiếm đóng vĩnh viễn đất nước ta. Nhà Minh nhiều lần đốt sách vở, kể cả sách học của trẻ em, phá huỷ các bia đá. Tháng 8 - 1418, chính quyền đô hộ tịch thu những sách còn sót lại đem về nước. Nhiều tác phẩm có giá trị về văn hoá, nghệ thuật, lịch sử, quân sự về thời kỳ lịch sử từ thế kỷ XIV trở về trước đều bị cướp hoặc bị thiêu huỷ, trong số đó có bộ Đại Việt sử ký gồm 30 quyển của Lê Văn Hưu, Vạn Kiếp bí truyền, Binh thư yêu lược của Trần Quốc Tuấn, Tử thư thuyết của Chu An, các bộ luật Hình thư, Hình luật của nhà Lý, nhà Trần, Việt sử cương mục của Hồ Tông Thốc, v.v.. Năm 1414, chính quyền đô hộ mở trường học ở phủ, châu, huyện để tuyên truyền, nhồi nhét tư tưởng mê tín với đội ngũ giáo viên là những thầy cúng, thầy chùa, thầy phù thuỷ, đạo sĩ. Chúng bắt nhân dân Đại Việt ăn mặc theo phong tục tập quán người Hán. Năm 1414, cấm con trai, con gái không được cắt tóc ngắn, phụ nữ phải mặc áo ngắn, quần dài. Chúng còn thực hiện chính sách chia rẽ dân tộc và đàn áp tàn bạo. Sau khi đặt được nền đô hộ ở Đại Việt, nhà Minh đã xoá bỏ tên Đại Việt của nước ta, đặt làm quận Giao Chỉ và tổ chức chính quyền đô hộ trên đất nước ta. Đứng đầu chính quyền đô hộ là ba ty: thừa tuyên bố chính sứ ty (ty Bố chính), đô chỉ huy sử ty (Đô ty), đề hình án sát ty (ty tư sát). Ba ty đóng ở thành Đông Quan, chịu sự điều khiển, giám sát trực tiếp của triều đình nhà Minh. Dưới quận là phủ, châu, huyện (năm 1407 cả quận Giao Chỉ có 15 phủ, 36 châu, 181 huyện và 5 châu trực thuộc vào quận). Năm 1419, để nắm chắc các địa phương, nhà Minh lập ra đơn vị lý gồm 110 hộ do lý trưởng đứng đầu, giáp có 10 hộ do giám thủ cai quản. Ở Đông Quan được tổ chức thành phường , ngoại thành thành các sương . Bên cạnh các cơ quan hành chính và tư pháp, có một hệ thống tổ chức quân sự đồ sộ nhằm sẵn sàng đàn áp các cuộc nổi dậy chống chính quyền đô hộ. Một hệ thống đồn luỹ mọc lên khắp nơi. Mỗi vệ có 5.600 quân, mỗi thiên hộ sở có 1.120 quân, mỗi bách hộ sở (100 hộ) có 120 quân. Ngoài hệ thống đồn lũy, vệ sở còn có cả một hệ thống trạm dịch, cứ 10 dặm có một trạm dịch, tất cả có 374 trạm dịch. Chính quyền đô hộ còn tuyển lựa một số người làm tay sai cho chúng và xây dựng một đội nguy quân. Đối với nhân dân, chúng thi hành biện pháp kiểm soát chặt chẽ, dùng hình phạt tàn bạo để khủng bố, tiêu diệt tinh thần chống chính quyền đô hộ. Trong Bình Ngô đại cáo , Nguyễn Trãi đã tố cáo tội ác tàn bạo của giặc Minh như sau: "Thui dân đen trên lò bạo ngược, Vùi con đỏ dưới hố tai ương, Tát khô nước Đông Hải, khôn rửa sạch tanh hôi Chẻ hết trúc Nam Sơn khó ghi đầy tội ác”. Hai mươi năm đô hộ của nhà Minh đã gây nhiều hậu quả tai hại cho đất nước ta, làm đình trệ nền kinh tế, đời sống của nhân dân vô cùng cực khổ, những di sản văn hoá bị phá huỷ, cuộc khủng hoảng cuối thế kỷ XIV không được giải quyết mà còn thêm sâu sắc hơn, con đường phát triển của đất nước ta bị chững lại. Thế nhưng, nền đô hộ tàn bạo của nhà Minh không tiêu diệt được ý thức dân tộc và tinh thần yêu nước, bất khuất của dân tộc Việt Nam. Phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc đã sớm bùng lên liên tục cho tới khi đất nước được độc lập, tự chủ hoàn toàn. - Địa Lí: Học sinh hiểu được các vị thế trọng yếu của khởi nghĩa Lam Sơn (qua bản đồ minh họa). - Giáo dục công dân: Tích hợp với kiến thức của Bài 10 (Quan niệm về đạo đức), Bài 11 (Một số phạm trù cơ bản của đạo đức học), Bài 14 (Công dân với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc) trong chương trình Giáo dục công dân 10 để có lối sống lành mạnh và tư tưởng tiến bộ - Tin häc: sö dông ®­îc c¸c phÇn mÒm mÒm Microsoft Office, biÕt t×m kiÕm c¸c th«ng tin trªn Internet 4. ĐỐI TƯỢNG DẠY HỌC: - Đối tượng của dự án dạy học này là học sinh lớp 10D trường THPT Ngô Thì Nhậm. - Đặc điểm của học sinh: + Thuận lợi: Lớp 10D là lớp chọn khối D của trường, hầu hết các em đều là những học sinh khá, giỏi, khả năng nhận thức tốt, cách làm việc khoa học và tác phong nhanh nhẹn. + Khó khăn: Học sinh lớp 10 là các em trong độ tuổi mới bước chân vào trường THPT, còn đang bỡ ngỡ với môi trường học mới, cách học mới, bước đầu trăn trở về lựa chọn đích đi, đích phấn đấu, những nhận thức về nghề nghiệp, cuộc sống ít nhiều còn cảm tính, phụ thuộc vào dư luận hoặc sức ép của gia đình, đôi khi chưa hết mình vì con đường đã lựa chọn, thái độ còn thờ ơ, buông xuôi, phó mặc, thái độ sống chưa đúng mực. Bài học này sẽ giúp các em có một cái nhìn sâu sắc hơn về cuộc sống, về cách ứng xử đúng đắn trước thời cuộc: biết trân trọng, tự hào về lịch sử vẻ vang của dân tộc, biết phấn đấu học tập, rèn luyện để góp sức mình cho quê hương đất nước, xứng đáng với truyền thống cao đẹp và những đóng góp của người đi trước. 5. Ý NGHĨA CỦA DỰ ÁN. - Đối với công tác giảng dạy: Việc tích hợp kiến thức văn học với kiến thức lịch sử, địa lí và Giáo dục công dân mang lại hiệu quả cao hơn cho giờ dạy. Kiến thức lịch sử là cơ sở để hiểu nội dung bài dạy. Kiến thức địa lí giúp tiết học hào hứng và học sinh dễ liên tưởng được hành trình vất vả nhưng thần tộc của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn. Kiến thức Giáo dục công dân lại khiến bài học có ý nghĩa thực tế hơn, định hướng cho học sinh một lối cao đẹp, có ý nghĩa. - Đối với học sinh: Việc được tiếp thu nhiều tri thức thuộc các môn học khác nhau sẽ giúp học sinh có được cái nhìn đa chiều và hiểu bài sâu sắc. 6. THIẾT BỊ DẠY HỌC, HỌC LIỆU: - Giáo viên: + Sách giáo khoa Ngữ Văn lớp 10, giáo án của giáo viên + Một số tư liệu về lịch sử và chính sách đô hộ của nhà Minh, lịch sử về khởi nghĩa Lam Sơn. + Máy tính, máy chiếu: chiếu các hình ảnh, tư liệu để học sinh có cái nhìn trực quan và hệ thống về bài học - HS: Sách giáo khoa Ngữ văn 10, bài soạn và những tư liệu về lịch sử và chính sách đô hộ của nhà Minh, lịch sử về khởi nghĩa Lam Sơn. 7. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC VÀ TIẾN TRÌNH DẠY HỌC Tiến trình dạy học đã được triển khai cụ thể qua giáo án bài giảng đính kèm hồ sơ này. Ở đây chúng tôi chỉ xin nói ngắn gọn cách tích hợp những tri thức về lịch sử, địa lí và giáo dục công dân trong từng phần của bài giảng. a. Trước khi bắt đầu bài học: - Giáo viên: yêu cầu học sinh sử dụng mạng Internet, tìm kiếm thông tin về về lịch sử và chính sách đô hộ của nhà Minh, lịch sử về khởi nghĩa Lam Sơn. - Học sinh: Soạn bài và tìm kiếm thông tin trên mạng theo yêu cầu của giáo viên. b. Trong khi tiến hành bài học: - HOẠT ĐỘNG 1: Hướng dẫn tìm hiểu chung: + Tri thức văn học: Cho học sinh tìm hiểu về tác giả Nguyễn Trãi, về thể laoij cáo. Từ đó khẳng định: với “Đại cáo bình ngô”, Nguyễn Trãi thực sự đã góp một áng văn chính luận mẫu mực, một bản hùng ca chiến thắng để tổng kết lại cuộc khởi nghĩa Lam Sơn và tuyên bố nền độc lập dân tộc. - HOẠT ĐỘNG 2: Tích hợp tri thức địa lí: * Lê Lợi dựng cờ khởi nghĩa ở Lam Sơn, xây dựng và bảo vệ căn cư địa vùng rừng núi Thanh Hóa (1418 - 1423) Lam Sơn - nơi Lê Lợi dựng cờ khởi nghĩa có tên Nôm là làng Cham, nằm bên tả ngạn sông Chu (thuộc Thọ Xuân, Thanh Hoá). Về địa thế, đó là nơi giao tiếp giữa đồng bằng và miền núi, thuận lợi cho khi lực lượng còn non yếu, có thể thủ hiểm chống vây quét. Nhưng một khi lực lượng đã lớn mạnh, có thể từ đó tiến xuống làm chủ những vùng đất rộng, người đông. Về cư dân, ở đây đã tập hợp và đoàn kết nhiều tộc người. Nhiều tướng lĩnh Lam Sơn có nguồn gốc từ những tộc người thiểu số khác nhau như Mường (Lê Lai , Lê Hiến, Lê Hưu), Thái (Lê Cố, Xa Khả Sâm, Cầm Quý) hoặc Tày (Lý Huề ). Năm 1416, Lê Lợi và 18 người dã tổ chức Hội thề Lũng Nhai (làng Mé,cách Lam Sơn 10km), nêu cao quyết tâm đoàn kết diệt giặc, đặt cơ sở cho sự hình thành lực lượng nòng cốt lãnh đạo khởi nghĩa. Đầu năm 1418, Lê Lợi dựng cờ khởi nghĩa, tự xưng là Bình Định Vương, truyền hịch kêu gọi nhân dân đứng lên cứu nước.  * Tiến quân vào Nghệ An, mở rộng vùng giải phóng Tân Bình - Thuận Hóa (1424 - 1425)  Vượt qua thời kỳ củng cố căn cứ địa, năm 1424 nghĩa quân chuyển sang giai đoạn phát triển. Đó là kế hoạch tiến xuống vùng đồng bằng Nghệ An của Nguyễn Chích. ông nói :"Nghệ An là nơi hiểm yếu, đất rộng người đông, tôi đã từng qua lại nên rất thông thuộc đường đất. Nay ta trước hãy đánh lấy Trà Long (huyện lỵ : Trà Lân), chiếm giữ cho được Nghệ An làm chỗ dừng chân, rồi dựa vào nhân lực, tài lực đất ấy mà quay ra đánh Đông Đô thì có thể tính xong việc dẹp yên thiên hạ".   Theo đúng kế hoạch, tháng 10 - 1424, nghĩa quân đã tiến công thành Trà Lân (Tương Dương, Con Cuông, Nghệ An), do nguỵ quan Cầm Bành với hơn 1000 quân đóng giữ. Sau 2 tháng bị bao vây, Cầm Bành phải đầu hàng. Chiếm thành Trà Lân, nghĩa quân đã khai thông và kiểm soát được con đường từ miền núi xuống vùng đồng bằng.  Sau khi diệt địch trong trận phục kích ở ải Khả Lưu- Bồ ái, nghĩa quân tiến xuống giải phóng toàn bộ các châu huyện thuộc Nghệ An, đồng thời vây hãm chặt thành Nghệ An trong nhiều tháng. Thành này do tướng giặc Trần Tư và sau là Phương Chính trấn giữ. Nghĩa quân đập tan nhiều cuộc phản kích của quân Minh. Nguyễn Trãi đã nhiều lần gởi thư khiêu chiến Phương Chính, nhưng giặc vãn đóng chặt cửa thành cố thủ. Đồng thời, Lê Lợi cũng cho xây dựng một hệ thống thành lũy trên núi Thiên Nhẫn làm căn cứ chính của nghĩa quân, đặt tên là Lục Niên thành (để kỷ niệm 6 năm khởi nghĩa).   Thừa lúc ghìm chặt quân địch ở đất Nghệ An, năm 1425, Lê Lợi cử Đinh Lễ tấn công ra phía bắc, vây hãm thành Diễn Châu, Tây Đô, tạo được vùng giải phóng rộng lớn, dồi dào sức người sức của, cắt đôi vùng chiếm đóng của địch thành hai nơi cách xa nhau, tạo điều kiện cho ta tiêu diệt.  Tiếp theo, Trần Nguyên Hãn, Lê Ngân cũng được cử vào giải phóng miền đất Tân Bình - Thuận Hóa (Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế) là nơi lực lượng địch tương đối yếu và sơ hở. Trong chiến dịch này,nghĩa quân đã kết hợp cả lực lượng thủy quân (theo đường biển) và bộ binh (theo đường núi). Mặt khác, nghĩa quân vẫn tiếp tục vây hãm chặt, giam chân địch trong nhiều thành lũy mà không mất sức tấn công.  * Tổng tấn công ra Bắc, giải phóng hoàn toàn đất nước (1426 - 1427)  Cho tới năm 1426, sau 8 năm chiến đấu, lực lượng nghĩa quân Lam Sơn đã tăng lên hàng vạn, có cả quân bộ lẫn quân thủy, tạo nên bước nhảy vọt về chất. Trong điều kiện đó, Lê Lợi quyết định tổng tấn công ra Bắc, tiến tới giải phóng hoàn toàn đất nước.  Tháng 9-1426, khoảng gần 10.000 nghĩa quân từ Thanh Hóa đã tiến ra Bắc theo 3 đạo : - Đạo phía tây, do Phạm Văn Xảo và Lý Triện chỉ huy, tiến đánh miền Tây Bắc, chặn viện binh từ Vân Nam sang. - Đạo phía đông, do Bùi Bị, Lưu Nhân Chú chỉ huy, tiến ra miền đồng bằng Bắc Bộ và vùng Đông Bắc, chặn viện binh từ Quảng Tây sang. - Đạo chính giữa, do Đinh Lễ và Nguyễn Xí chỉ huy, tiến thẳng ra phía nam thành Đông Quan, uy hiếp vây hãm thành.   Nhiệm vụ của các cánh quân này chưa phải là tiêu diệt ngay toàn bộ sinh lực địch, mà là giải phóng đất đai, giành thêm dân, bao vây uy hiếp thành, chặn viện binh địch.   Tháng 10 - 1426, địch đã cho rút đại bộ phận quân sĩ từ thành Nghệ An về tăng cường cho Đông Quan. Tiếp đó, tháng 11  , 5 vạn viện binh từ Trung Quốc, do Vương Thông làm Tổng chỉ huy, cùng kẻo đến Đông Quan, đưa tổng số quân địch lên hơn 10 vạn.  Với lực lượng khá hùng hậu đó, Vương Thông quyết định mở đợt phản kích, đánh nống ra phía tây thành Đông Quan để giải vây, giành lại quyền chủ động. âm mưu của địch là qua Cầu Giấy, tiến lên Yên Sở, rồi theo sông Đáy xuống Ninh Kiêu, nhằm tấn công căn cứ nghĩa quân ở Cao Bộ,thừa thế tiến đánh thăng vào Thanh Hoá.   Trước tình hình đó, hai cánh quân của Lý Triện và Đinh Lễ đã phối hợp hành quân mai phục tiêu diệt địch. Các đơn vị phục binh được bố trí ở Tốt Động (nơi cánh đồng chiê

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docTuan 19 Dai cao binh Ngo Binh Ngo dai cao_12475968.doc
Tài liệu liên quan