I. Mục tiêu dạy học
1. Về kiến thức, kĩ năng, thái độ
a. Kiến thức
Củng cố, hệ thống hóa các kiến thức về: nguyên tử, bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học và định luật tuần hoàn, liên kết hóa học, phản ứng oxi hóa - khử.
b. Kĩ năng
Hiểu và biết vận dụng các kiến thức về: nguyên tử, bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học và định luật tuần hoàn, liên kết hóa học, phản ứng oxi hóa - khử vào giải quyết các bài tập cụ thể
c. Thái độ
Say mê, hứng thú học tập, trung thực, yêu khoa học.
2. Về phát triển năng lực
Thông qua bài học sẽ giúp các em hình thành và phát triển các năng lực sau:
- Năng lực tự học, năng lực hợp tác.
- Năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề thông qua môn hóa học.
- Năng lực sử dụng ngôn ngữ hoá học.
- Năng lực đánh giá.
- Năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào cuộc sống.
25 trang |
Chia sẻ: vudan20 | Lượt xem: 817 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Hóa học 10 - Tiết 29 đến tiết 35, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
buộc) nhất là các HS say mê học tập, nghiên cứu, HS khá giỏi và chia sẻ kết quả với lớp.
b. Nội dung HĐ:
Học sinh giải quyết các câu hỏi sau.
Trong pin và ắc quy thường xảy ra các phản ứng cháy và các phản ứng tạo ra dòng điện.
Em hãy tìm hiểu qua tài liệu, internet... và giải thích các hiện tượng ấy
5. Tổng kết rút kinh nghiệm.
Ngày soạn: Ký duyệt:
Tuần dạy:
Tiết 31
PHẢN ỨNG OXI HÓA - KHỬ
I. Mục tiêu
1. Kiến thức, kỹ năng, thái độ
a. Kiến thức
Củng cố các khái niệm về:
- Chất khử, chất oxi hóa
Sự khử, sự oxi hóa
Phản ứng oxi hóa khử
Hiểu được nguyên tắc chung và các bước cân bằng một phản ứng oxi hóa khử theo phương pháp thăng bằng electron
b. Kĩ năng
Rèn kĩ năng lập phương trình hóa học của các phản ứng oxi hóa khử
Rèn kĩ năng xử lí bài toán theo định luật bảo toàn electron
c. Thái độ
Say mê, hứng thú học tập, trung thực, yêu khoa học.
2. Định hướng các năng lực có thể hình thành và phát triển
Năng lực tự học; năng lực hợp tác;
Năng lực sử dụng ngôn ngữ hoá học;
Năng lực thực hành hoá học;
Năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề thông qua môn hoá học;
Năng lực tính toán hóa học;
3. Tích hợp liên môn
Xác bã động vật phân hủy do bị oxi hóa ® SO2 ; H2S gây ô nhiễm. Nhờ những quá trình oxi hóa khử xảy ra trong tự nhiên như: sự đốt cháy, sự lên men thối,làm giảm các chất độc hại trong không khí.
-Đốt cháy C, nhiên liệu gây khí CO2; CO gây ô nhiễm
II. Chuẩn bị
1. Giáo viên (GV)
- Máy tính, máy chiếu, các phiếu học tập
2. Học sinh (HS)
- Ôn lại các kiến thức đã học có liên quan: chất oxi hóa, chất khử, sự oxi hóa, sự khử, phản ứng oxi hóa khử đã học ở chương trình THCS
- Thực hành xác định số oxi hóa của các nguyên tố trong hợp chất theo các quy tắc đã học ở chương 3
- Hoàn thành phiếu học tập số 1 theo yêu cầu của GV (GV chuẩn bị sẵn
phiếu học tập số 1 và phát cho HS ở cuối buổi học trước
III. Tiến trình bài học
A. Hoạt động khởi động
a) Mục tiêu hoạt động:
Huy động các kiến thức đã được học của HS và tạo nhu cầu tiếp tục tìm hiểu
kiến thức mới của HS.
b) Phương thức tổ chức HĐ:
- Bước 1,2 GV tổ chức cho HS HĐ nhóm để hoàn thành phiếu học tập số 1.
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1
1. Nêu định nghĩa : - Phản ứng oxi hóa- khử
Chất khử, chất oxi hóa
Quá trình oxi hóa, quá trình khử
2. Nhận xét về chất khử và chất oxi hóa trong các phản ứng
K MnO4 ------> K2MnO4 + O2 + MnO2
Cl2 + KOH -------> KCl + KClO3 + H2O
FeS2 + O2 -------> Fe2O3 + SO2
Al + HNO3 -------> Al(NO3)3 + NO + N2O + H2O
FeO + HNO3 ® Fe(NO3)3+N2O+H2O
- Bước 3,4: Sau đó GV cho HS HĐ chung cả lớp bằng cách mời một số nhóm báo cáo,
các nhóm khác góp ý, bổ sung. Vì là HĐ tạo tình huống/nhu cầu học tập nên GV
không chốt kiến thức mà chỉ liệt kê những câu hỏi/vấn đề chủ yếu mà HS đã nêu
ra, các vấn đề này sẽ được giải quyết ở HĐ hình thành kiến thức và HĐ luyện tập.
+ Thông qua quan sát: Trong quá trình HS HĐ nhóm, GV cần quan sát kĩ tất
cả các nhóm, kịp thời phát hiện những khó khăn, vướng mắc của HS và có giải
pháp hỗ trợ hợp lí
+ Thông qua báo cáo các nhóm và sự góp ý, bổ sung của các nhóm khác, GV
biết được HS đã có được những kiến thức nào, những kiến thức nào cần phải
điều chỉnh, bổ sung ở các HĐ tiếp theo.
B. Hoạt động Luyện tập
a) Mục tiêu hoạt động:
- Củng cố, khắc sâu các kiến thức đã học trong bài về các khái niệm chất khử, chất oxi hóa, sự khử, sự oxi hóa, phản ứng oxi hóa khử, nguyên tắc bảo toàn electron và cách lập phương trình oxi hóa khử bằng phương pháp thăng bằng electron.
- Tiếp tục phát triển các năng lực: tự học, sử dụng ngôn ngữ hóa học, phát
hiện và giải quyết vấn đề thông qua môn học.
b) Phương thức tổ chức HĐ:
- Bước 1,2 : Ở HĐ này GV cho HS HĐ cá nhân là chủ yếu, bên cạnh đó có thể cho HS
HĐ cặp đôi hoặc trao đổi nhóm nhỏ để chia sẻ kết quả giải quyết các câu hỏi/bài
tập trong phiếu học tập số 2.
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2
Hoàn thành các câu hỏi/bài tập sau:
Câu 1. Có các phát biểu sau: Quá trình oxi hóa là:
Quá trình làm giảm số oxi hóa của nguyên tố
Quá trình làm tăng số oxi hóa của nguyên tố
Quá trình nhường electron
Quá trinh nhận electron
Phát biểu đúng là
(1) và (3) B. (1) và (4) C. (3) và (4) D. (2) và (3)
Câu 2. Cho các phản ứng sau
A. 4NH3 + 5O2 à 4NO + 6H2O
B. 2NH3 + 3Cl2 à N2 + 6HCl
C. 2NH3 + 3CuO à 3Cu + N2 + 3H2O
D. 2NH3 + H2O2 + MnSO4 à MnO2 + (NH4)2SO4
Ở phản ứng nào NH3 không đóng vai trò chất khử?
Câu 3. Trong phản ứng : 3NO2 + H2O à 2HNO3 + NO
NO2 đóng vai trò:
Là chất oxi hóa
Là chất khử
Là chất oxi hóa đồng thời là chất khử
Không là chất oxi hóa cũng không là chất khử
Câu 4. Cho các phản ứng sau:
HNO3 + NaOH à NaNO3 + H2O
N2O5 + H2O à HNO3
MnO2 + HCl à MnCl2 + Cl2 + H2O
CaO + H2O à Ca(OH)2
Phản ứng nào là phản ứng oxi hóa khử?
Câu 5. Lập phương trình hóa học của các phản ứng õi hóa khử sau đây theo phương pháp thăng bằng electron:
Cho Cu tác dụng với dung dịch axit HNO3 đặc nóng thu được Cu(NO3)2, NO2 và H2O
Cho Mg tác dụng với dung dịch axit H2SO4 đặc nóng thu được MgSO4, S và H2O
Đốt cháy bột Fe trong khí Cl2
Câu 6. Cho m gam Fe tác dụng chậm với oxi không khí, sau một thời gian thu được 12g hỗn hợp A gồm Fe và các oxit sắt. Hòa tan hỗn hợp A trong dung dịch HNO3 loãng dư thu được 2.24 lít khí NO duy nhất(đktc)
Viết ptpu xảy ra
Tính m
Bước 3,4: HĐ chung cả lớp: GV mời một số HS lên trình bày kết quả/lời giải, các HS
khác góp ý, bổ sung. GV giúp HS nhận ra những chỗ sai sót cần chỉnh sửa và
chuẩn hóa kiến thức/phương pháp giải bài tập.
GV có thể biên soạn các câu hỏi/bài tập khác, phù hợp với đối tương HS, tuy
nhiên phải đảm bảo mục tiêu chuẩn kiến thức, kĩ năng theo yêu cầu của chương
trình. Các câu hỏi/ bài tập cần mang tính định hướng phát triến năng lực HS, tăng
cường các câu hỏi/ bài tập mang tính vận dụng kiến thức, gắn với thực tiễn, thực
nghiệm, tránh các câu hỏi chỉ yêu cầu HS ghi nhớ kiến thức máy móc.
+ Thông qua quan sát: Khi HS HĐ cá nhân, GV chú ý quan sát, kịp thời phát
hiện những khó khăn, vướng mắc của HS và có giải pháp hỗ trợ hợp lí.
+ Thông qua sản phẩm học tập: Bài trình bày/lời giải của HS về các câu
hỏi/bài tập trong phiếu học tập số 2, GV tổ chức cho HS chia sẻ, thảo luận tìm ra
chỗ sai cần điều chỉnh và chuẩn hóa kiến thức.
4. Dặn dò
a) Mục tiêu hoạt động:
GV chia lớp thành 4 nhóm, hướng dẫn các nhóm HS về nhà làm và hướng dẫn nguồn tài liệu tham khảo (thư viện, internet) để giải quyết các câu hỏi sau:
- Tìm hiểu về phản ứng oxi hóa khử xảy ra trong tự nhiên, trong đời sống sản xuất của con người.
- Tác dụng của phản ứng oxi hóa khử
- Tác hại đến môi trường và sức khỏe của con người
- Tìm chuôi phản ứng oxi hóa khử xảy ra trong thực tế có ảnh hưởng tích cực hoặc tiêu cực đến sự sống trên trái đất? Sản phẩm được chấp nhận khi của 2 bạn cùng thực hiện.
Tóm tắt cách tiến hành các thí ngiệm cho kim loại tác dụng với axit,kim loại tác dụng với muối, dung dịch chất khử tác dụng với dung dịch kali penmanganat trong axit sunfuric
IV. Câu hỏi/bài tập kiểm tra, đánh giá chủ đề theo định hướng phát triển năng lực
a. Mức độ nhận biết
Câu 1: Xác định số oxi hóa của Nito trong các chất và ion sau: N2, NH3, NO, NO2, HNO3, NH4+, NO3-.
Câu 2: Cho các phản ứng sau:
Fe3O4 + CO à Fe + CO2
KClO3 à KCl + O2
Mg + HNO3 à Mg(NO3)2 + NH4NO3 + H2O
SO3 + H2O à H2SO4
Cu + H2SO4 đặc,nóng à CuSO4 + SO2 + H2O
NaOH + HCl à NaCl + H2O
Phản ứng nào là phản ứng oxi hóa khử?
Câu 3. Xác định các chất oxi hóa, khử và quá trình oxi hóa, khử trong các phương trình sau:
1. NH3 + O2 à NO + H2O
2. Zn + H2SO4 à ZnSO4 + H2S + H2O
3. KMnO4 + HCl à KCl + MnCl2 + Cl2 + H2O
4. Cu + HNO3 à Cu(NO3)2 + NO + H2O
5. Al + O2 à Al2O3
b. Mức độ thông hiểu
Câu 4. Cho phản ứng sau: MnOm + HNO3 đặc, nóng à M(NO3)3 + NO + H2O
Với các giá trị nào của k= m/n phản ứng đã cho là phản ứng oxi hóa khử:
k= ½, k= 1, k= 3/2, k= 4/3, k=2. Giải thích
Câu 5. Xác định số e trao đổi (nói rõ là nhường hay nhận) của một phân tử trong mỗi trường hợp sau:
Đốt cháy hoàn toàn CuFeS2 tạo ra sản phẩm CuO, Fe2O3 và SO2
Đốt cháy hoàn toàn CuFeS2 tạo ra sản phẩm Cu2S, Fe2O3 và SO2
Cho FeS tác dụng với H2SO4 đặc tạo ra Fe2(SO4)3, SO2 và H2O
Cho FeS2 tác dụng với H2SO4 đặc tạo ra Fe2(SO4)3, SO2 và H2O
Câu 6. Cho các chất và ion sau: Cl-, S-2, NO2, Fe2+, SO2, Fe3+, Cu và Na. Coi tính khử của O-2 là rất yếu nên bỏ qua. Hãy cho biết những chất và ion nào vừa có ính oxi hóa vừa có tính khử?
c. Mức độ vận dụng
Câu 7. Cân bằng các phản ứng sua bằng phương pháp thăng bằng electron. Hãy cho biết vai trò chất phản ứng là chất khử. chất oxi hóa,hay môi trường? Giải thích
1. Cl2 + KOH à KCl + KClO3 + H2O
2. S + NaOH à Na2S + Na2SO3 + H2O
3. I2 + H2O à HI + HIO3
4. Fe3O4 + Al à Fe + Al2O3
5. FexOy + HNO3 à Fe(NO3)3 + NO + H2O
Thay sản phẩm khí NO lần lượt bằng NO2, N2O, N2, NH4NO3 rồi câ:n bằng
Câu 8. Cân bằng các phản ứng oxi hóa khử bằng phương pháp thăng bằng electron. Hãy cho biết vai trò chất phản ứng là chất khử. chất oxi hóa, hay môi trường? Giải thích
FeS2 + O2 à Fe2O3 + SO2
FeS + HNO3 à Fe(NO3)3 + NO + H2O
FeS2 + HNO3 à Fe(NO3)3 + H2SO4 + NO2 + H2O
FeS + H2SO4 đặc,nóng à Fe2(SO4)3 + SO2 + H2O
Câu 9. Cân bằng các phản ứng oxi hóa khử có số oxi hóa tang giảm ở nhiều mức sau đây theo phương pháp thăng bằng electron
Al + HNO3 à Al(NO3)3 + NO + N2O + H2O
Biết số mol NO: N2O = 3:1
Al + HNO3 à Al(NO3)3 +N2 + NO + H2O
Biết số mol N2 : NO = 2:3
Al + HNO3 à Al(NO3)3 + NO + NO2 + H2O
Biết số mol NO: NO2 = 3: 2
Câu 10. Cho các chất và ion sau: Zn2+, Cl2, Fe2+, SO2, Fe3+, HCl, NaOH, NH3, HNO3, H2SO4 đặc,nóng. Hãy cho biết những chất nào có tính chất hóa học đặc trưng là tính oxi hóa khử?
Câu 11. Hòa tan hoàn toàn m gam Al vào dung dịch HNO3 rất loãng thu được hỗn hợp gồm 0.015 mol N2O và 0.01 mol NO(không có sản phẩm NH4NO3). Tính giá trị m?
d. Mức độ vận dụng cao:
Câu 12. Cân bằng các phản ứng oxi hóa khử có chữ sau bằng phương pháp thăng bằng electron
M + HNO3 à M(NO3)n + NO + H2O
Fe + HNO3 à Fe(NO3)3 + Nxoy + H2O
FexOy + H2SO4 đặc,nóng à Fe2(SO4)3 + SO2 + H2O
M + HNO3 à M(NO3)n + N2O + H2O
Câu 13. Hỗn hợp X gồm Cu và Fe có tỉ lệ mol 1:1. Hòa tan hoàn toàn 12g hỗn hợp X trong dng dịch HNO3 thu được V lít (đktc) hỗn hợp khí gồm NO2 và NO có tỉ lệ mol 1:3. Xác định V?
Câu 14. Hòa tan 13.92 gam Fe3O4 trong dung dịch HNO3 thu được 448 ml khí NxOy(đktc). Xác định công thức của sản phẩm khử NxOy?
Câu 15. Hòa tan hoàn toàn m gam hỗn hợp Mg, Al, Fe vào dung dịch HNO3 dư thấy thoát ra 0.6 gam NO duy nhất(đktc), cô cạn dung dịch thu được 4.57 gam muối khan. Khối lượng hỗn hợp kim loại là bao nhiêu?
Câu 16. Cho 47.2 gam hỗn hợp X gồm Fe, FeS, FeS2, S tan hết trong dung dịch HNO3 dư thu được dung dịch Y và 38.08 lít khí NO duy nhất ở đktc. Cho dung dịch BaCl2 dư vào dung dịch Y thì khối lượng kết tủa thu được là bao nhiêu?
V. Rút kinh nghiệm
Ngày soạn: Ký duyệt:
Tuần dạy
Tiết 32
Phân loại phản ứng trong hóa học vô cơ
I. Mục tiêu dạy học
1. Về kiến thức, kĩ năng, thái độ
a. Kiến thức
- HS biết được phản ứng hóa hợp và phản ứng phân hủy có thể thuộc phản ứng oxi hóa khử và cũng có thể không thuộc phản ứng oxi hóa khử. phản ứng thế luôn thuộc phản ứng oxi hóa khử còn phản ứng trao đổi không thuộc phản ứng oxi hóa khử
- Hs hiểu cách phân loại phản ứng dựa vào số oxi hóa: phản ứng oxi hóa khử và không phải phản ứng oxi hóa khử
b. Kĩ năng
- Viết được các phương trình phản ứng hóa học
- Dự đoán phản ứng nào là phản ứng oxi hóa khử và phản ứng nào không phải phản ứng oxi hóa khử
c. Thái độ
- Tạo cho HS luôn có sự khám phá tìm tòi từ đó khơi gợi tư duy và niềm yêu thích môn hóa học.
2. Về phát triển năng lực
Thông qua bài học sẽ giúp các em hình thành và phát triển các năng lực sau:
- Năng lực giải quyết vấn đề thực tiễn mang tính tích hợp, thực tiễn.
- Năng lực sử dụng ngôn ngữ hoá học.
- Năng lực tính toán.
- Năng lực hoạt động nhóm
- Năng lực đánh giá.
3. Tích hợp, liên môn
II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh
1. Giáo viên (GV)
- Máy tính, máy chiếu.
- Các phiếu học tập
2. Học sinh (HS)
- Ôn lại các kiến thức đã học về phản ứng hóa hợp, phản ứng phân hủy, phản ứng thế, phản ứng trao đổi đã học ở THCS
III. Tiến trình bài học:
A. Hoạt động khởi động (10 phút)
1. Mục tiêu hoạt động
- Huy động các kiến thức đã được học của học sinh và tạo nhu cầu tiếp tục tìm hiểu kiến thức mới của học sinh.
2. Phương thức tổ chức HĐ
- Bước 1,2: GV tổ chức cho HS HĐ nhóm để hoàn thành phiếu học tập số 1
Phiếu học tập số 1
Câu 1. Hoàn thành các phương trình hóa học sau:
H2 + O2 à
CaO + CO2 à
KMnO4 à
CaCO3 à
Mg + HCl à
Fe + CuSO4 à
NaOH + H2SO4 loãng à
AgNO3 + BaCl2 à
Câu 2. Xác định số oxi hóa của các nguyên tố trong các phản ứng trên. Chỉ ra phản ứng có sự thay đổi số oxi hóa
Câu 3. Phân loại và viết phương trình tổng quát cho các loại phản ứng(phản ứng hóa họp, phân hủy, thế, trao đổi)
- Bước 3.4:Sau đó GV cho HS HĐ chung cả lớp bằng cách mời một số nhóm báo cáo, các nhóm khác góp ý, bổ sung. Trong HĐ này không chốt kiến thức mà chỉ liệt kê các câu hỏi hoặc vấn đề chủ yếu mà HS đã nêu ra, các vấn đề này sẽ được giải quyết ở HĐ hình thành kiến thức và HĐ luyện tập.
- Dự kiến một số khó khăn, vướng mắc của HS:
+) HS có thể không viết được các phương trình hóa học
+) Chưa phân biệt được các dạng phản ứng đã biết ở THCS
- Giải pháp hỗ trợ:
+) GV gợi ý HS về các sản phẩm tạo thành ở các phương trình
+) GV thông báo về các đặc điểm quan trọng của các phương trình nhằm giúp học sinh định hình lại kiến thức để nhận biết dạng phương trình.
B. Hoạt động hình thành kiến thức
Hoạt động 1: Các định nghĩa về phản ứng hóa hợp, phân hủy, thế, trao đổi- các phương trình tổng quát, các phản ứng có sụ thay đổi số oxi hóa hay không?(15 phút)
1. Mục tiêu hoạt động: nêu được các định nghĩa, viết được các phương trình tổng quát
2. Phương thức tổ chức hoạt động
Bước 1,2: GV: thông báo định nghĩa về phản ứng hóa hợp, phân hủy, thế, trao đổi. Sau khi thông báo định nghĩa, giáo viên yêu cầu HS viết các phươn trình xác định phương trình có sự thay đổi số oxi hóa hay không?
Bước 3,4: Hoạt động chung cả lớp: GV mời 1 số học sinh lên bảng, các học sinh khác góp ý bổ sung. Sau đó giáo viên lấy 1 ví dụ phân tích để HS nắm rõ hơn kiến thức.
Thông qua sản phẩm học tập: báo cáo của cá nhân tìm ra chỗ sai và chuẩn hóa kiến thức.
Hoạt động 2: Kết luận (5 phút)
1. Mục tiêu hoạt động
Học sinh liệt kê được các loại phản ứng và phân biệt được phản ứng nào là phản ứng oxi hóa khử, phản ứng nào không phải phản ứng oxi hóa khử
2. Phương thức tổ chức hoạt động.
Bước 1,2: Hoạt động cá nhân: Giáo viên yêu cầu HS nhắc lại các loại phản ứng trong hóa học vô cơ và trong đó phản ứng nào luôn có sự thay đổi số oxi hóa, phản ứng nào không có sự thay đổi số oxi hóa, phản ứng nào có thể có sự thay đổi cũng có thể không có sự thay đổi số oxi hóa.
Bước 3,4: Hoạt động chung: nhận xét, bổ sung kiến thức
Thông qua sản phẩm học tập của các nhóm HS; GV tìm ra chỗ sai và chuẩn hóa kiến thức
C. Hoạt động luyện tập (15 phút)
a, Mục tiêu hoạt động:
- Củng cố, khắc sâu các kiến thức đã học trong bài phân loại được cac phản ứng trong hóa học vô cơ, và chỉ ra trong các phản ứng ấy phản ứng nào thuộc phản ứng oxi hóa khử và phản ứng nào không thuộc phản ứng oxi hóa khử.
- Tiếp tục phát triển các năng lực: tự học, sử dụng ngôn ngữ hóa học, phát hiện và giải quyết vấn đề thông qua môn học.
b, Phương thức tổ chức HĐ:
- Bước 1,2
Ở HĐ này GV cho HS HĐ cá nhân là chủ yếu, bên cạnh đó có thể cho HS HĐ cặp đôi hoặc trao đổi nhóm nhỏ để chia sẻ kết quả giải quyết các câu hỏi/bài tập trong phiếu học tập số 2.
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2
Hoàn thành các câu hỏi/bài tập sau:
Bài 1. Cho phản ứng: 2Na + Cl2 à 2 NaCl
Trong phản ứng này nguyên tử Na
A. Bị oxi hóa B. Bị khử
C. Vừa bị oxi hóa vừa bị khử D. Không bị oxi hóa, không bị khử
Bài 2. Cho phản ứng: Zn + CuCl2 à ZnCl2 + Cu
Trong phản ứng này, 1 mol ion Cu2+
A. Đã nhận 1 mol electron B. Đã nhận 2 mol electron
C. Đã nhường 1 mol electron D. Đã nhường 2 mol electron
Bài 3. Cho các phản ứng sau:
A. Al4C3 + H2O à 4Al(OH)3 + 3CH4
B. 2Na + 2H2O à 2NaOH + H2
C. NaH + H2O à NaOH + H2
D. 2F2 + 2 H2O à 4 HF + O2
Phản ứng nào không phải là phản ứng oxi hóa khử?
Bài 4. Dấu hiệu nào để nhận biết một phản ứng oxi hóa khử?
A. Tạo ra chất kết tủa
B. Tạo ra chất khí
C. Có sự thay đổi màu sắc của các chất
D. Có sự thay đổi số oxi hóa của các nguyên tố
Bài 5. Trong các phản ứng sau đây phản ứng nào là phản ứng oxi hóa khử? Giải thích?
1. H2 + S à H2S
2. CaO + SO2 à CaSO3
3. CaCO3 + HCl à CaCl2 + CO2 + H2O
4. FeCl2 + NaOH à NaCl + Fe(OH)2
5. KClO3 à KCl + O2
6. Al + HCl à AlCl3 + H2
7. Mg + FeCl2 à MgCl2 + Fe
8. H2O2 à H2O + O2
Bài 6. Hoàn thành sơ đồ phản ứng sau? Chỉ ra phản ứng oxi hóa khử
Sà H2Sà SO2à SO3à H2SO4
Feà FeCl3à Fe(OH)3àFeCl3àFeCl2à Fe(OH)2àFeOàFe
Bước 3,4 HĐ chung cả lớp: GV mời một số HS lên trình bày kết quả/lời giải, các HS khác góp ý, bổ sung. GV giúp HS nhận ra những chỗ sai sót cần chỉnh sửa và chuẩn hóa kiến thức/phương pháp giải bài tập.
4.Dặn dò
Ca dao Việt Nam có câu:
Lúa chiêm lấp ló đầu bờ
Hễ nghe tiếng sấm phât cờ mà lên
Em hãy cho biết câu ca dao trên mang ý nghĩa Hóa học gì? Các phản ứng xảy ra co phải là phản ứng oxi hóa khử không?
5. Rút kinh nghiệm
Ngày soạn: Ký duyệt:
Ngày dạy:
Tiết 33: LUYỆN TẬP PHẢN ỨNG OXI HÓA - KHỬ
I. Mục tiêu dạy học
1. Về kiến thức, kĩ năng, thái độ
a. Kiến thức
- Củng cố các khái niệm: phản ứng oxi hóa - khử, chất oxi hóa, chất khử, sự oxi hóa, sự khử
- Nhớ lại các bước tiến hành lập phương trình của phản ứng oxi hóa - khử
b. Kĩ năng
- Lập được thành thạo phương trình của phản ứng oxi hóa - khử theo phương pháp thăng bằng electron.
- Xác định được chất oxi hóa, chất khử, sự oxi hóa, sự khử của một phản ứng oxi hóa khử bất kì
c. Thái độ
- Say mê, hứng thú học tập, trung thực, yêu khoa học.
- Có ý thức vận dụng kiến thức đã học về phản ứng oxi hóa - khử vào thực tiễn cuộc sống, phục vụ đời sống con người.
2. Về phát triển năng lực
Thông qua bài học sẽ giúp các em hình thành và phát triển các năng lực sau:
- Năng lực tự học, năng lực hợp tác.
- Năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề thông qua môn hóa học.
- Năng lực sử dụng ngôn ngữ hoá học.
- Năng lực tính toán.
- Năng lực đánh giá.
- Năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào cuộc sống.
3. Tích hợp liên môn
II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh
1. Giáo viên (GV)
- Máy tính, máy chiếu.
- Các phiếu học tập
- Hệ thống câu hỏi và bài tập
2. Học sinh (HS)
- Ôn lại các kiến thức đã học về phản ứng oxi hóa - khử.
- Hoàn thành các phiếu học tập do Gv đã giao trước về nhà.
III. Tiến trình bài học
1. Hoạt động 1: Hoạt động rèn luyện kỹ năng xác định chất oxi hóa, chất khử, quá trình oxi hóa, quá trình khử (10 phút)
a. Mục tiêu: rèn kỹ năng xác định chất oxi hóa, chất khử, quá trình oxi hóa, quá trình khử:
b. Nội dung, phương thức tổ chức:
- Bước 1,2: Chia lớp thành 4 nhóm nhỏ, thảo luận và hoàn thành phiếu học tập ra bảng phụ
- Phiếu học tập số 1:
Câu 1: Cho phản ứng hóa học sau: HCl + MnO2 MnCl2 + Cl2 + H2O
a. Hãy xác định: Số oxi hóa của các nguyên tố?
b. Viết các quá trình oxi hóa, quá trình khử?
c. Xác định chất oxi hóa, chất khử?
Câu 2: Trong phản ứng hóa học sau: Cl2 + 6KOH KClO3 + 5KCl + 3H2O
Cl2 đóng vai trò gì?
A. Chỉ là chất oxi hóa B. Chỉ là chất khử
C. Vừa là chất oxi hóa, vừa là chất khử D. Không phải chất oxi hóa, không phải chất khử
Câu 3: Trong phản ứng hóa học sau: 3K2MnO4 + 2H2O 2KMnO4 + MnO2 + 4KOH
Nguyên tố Mn:
A. Chỉ bị oxi hóa B. Chỉ bị khử
C. Vừa bị oxi hóa, vừa bị khử D. Không bị oxi hóa, không bị khử
+) Thực hiện
Bước 3,4: - Các nhóm thảo luận đưa ra lời giải. Viết lời giải vào bảng phụ.
- Giáo viên quan sát, theo dõi các nhóm. Giải thích câu hỏi nếu các nhóm không hiểu nội dung các câu hỏi.
+) Báo cáo, thảo luận
- Các nhóm HS treo bảng phụ viết lời giải.
- HS quan sát các phương án trả lời của các nhóm bạn.
- HS đặt câu hỏi cho các nhóm bạn để hiểu hơn về lời giải.
- GV quan sát, lắng nghe, ghi chép.
+) Sản phẩm
Câu 1:
a. Tính được số oxi hóa của các nguyên tố trong phản ứng
b. Viết được: Quá trình oxi hóa: 2Cl- + 2e
Quá trình khử: Mn+4 + 2e Mn+2
c. xác định được chất oxi hóa: Cl-, chất khử: Mn+4
Câu 2: Hs phân tích để đưa ra được đáp án đúng là: C
Câu 3: Hs phân tích để đưa ra được đáp án đúng là: C
+) Đánh giá, nhận xét, tổng hợp:
GV nhận xét thái độ làm việc, phương án trả lời của các nhóm, ghi nhận và tuyên dương nhóm có câu trả lời tốt nhất. Động viên các nhóm còn lại tích cực, cố gắng hơn trong các hoạt động học tiếp theo.
2. Hoạt động 2: Hoạt động rèn luyện kỹ năng lập phương trình hóa học của phản ứng oxi hóa - khử theo phương pháp thăng bằng electron (25 phút)
a. Mục tiêu: rèn kỹ năng lập phương trình hóa học của phản ứng oxi hóa - khử theo phương pháp thăng bằng electron:
b. Nội dung, phương thức tổ chức:
Bước 1,2: Ở hoạt động này Gv cho HS hoạt động nhóm cá thể (nhóm đơn) là chủ yếu, bên cạnh đó có thể cho học sinh hoạt động nhóm đôi hoặc trao đổi nhỏ để chia sẻ kết quả giải quyết các câu hỏi bài tập trong phiếu học tập.
- Phiếu học tập số 2:
Lập phương trình hóa học của các phản ứng oxi hóa - khử sau:
a. Al + Fe3O4 Al2O3 + Fe
b. Fe + H2SO4 đặc, nóng Fe2(SO4)3 + SO2 + H2O
c. NO2 + KOH KNO2 + KNO3 + H2O
d. FeSO4 + KMnO4 + H2SO4 Fe2(SO4)3 + MnSO4 + K2SO4 + H2O
e. FeS2 + HNO3 đặc Fe(NO3)3 + H2SO4 + NO2 + H2O
f. FexOy + H2SO4 Fe2(SO4)3 + SO2 + H2O
+) Thực hiện
-Bước 3,4: Hoạt động chung của lớp: GV mời một số HS lên trình bày kết quả và lời giải, các HS khác góp ý, bổ sung, Gv giúp HS nhận ra những chỗ sai sót cần chỉnh sửa và chuẩn hóa kiến thức, chốt phương pháp giải bài tập.
3. Hoạt động 3: Hoạt động tìm tòi, mở rộng (8 phút)
a. Mục tiêu: giúp HS áp dụng lý thuyết về phản ứng oxi hóa - khử vào thực tiễn,
b. Nội dung, phương thức tổ chức:
- Bước 1,2:Chia lớp thành 4 nhóm nhỏ, thảo luận và hoàn thành phiếu học tập ra bảng phụ
Câu 1. Hãy kể 5 hoạt động trong thực tế xảy ra phản ứng oxi hóa - khử?
Câu 2. Hoà tan hỗn hợp X gồm 3,6 gam Mg; 2,7 gam Al và 16,25 gam Zn trong dung dịch chứa HCl và H2SO4 (dư) thì sau phản ứng thu được bao nhiêu lít khí H2 ở đktc?
Câu 3. Hỗn hợp khí A gồm clo và oxi. A phản ứng vừa hết với một hỗn hợp B gồm 3,6 gam Mg và 5,4 gam Al tạo ra 24,45 gam hỗn hợp các muối clorua và oxit của hai kim loại. Xác định thành phần phần trăm theo khối lượng và theo thể tích của hỗn hợp A?
+) Thực hiện
- Các nhóm thảo luận đưa ra lời giải. Viết lời giải vào bảng phụ cho câu 1, HS về nhà nghiên cứu các câu 2, 3
- Giáo viên quan sát, theo dõi các nhóm. Giải thích câu hỏi nếu các nhóm không hiểu nội dung các câu hỏi.
+Bước 3,4: Báo cáo, thảo luận
- Các nhóm HS treo bảng phụ viết lời giải.
- HS quan sát các phương án trả lời của các nhóm bạn.
- HS đặt câu hỏi cho các nhóm bạn để hiểu hơn về lời giải.
- GV quan sát, lắng nghe, ghi chép.
+) Sản phẩm
HS kể ra được 5 hoạt động xảy ra phản ứng oxi hóa - khử như:
- Sử dụng bếp than trong đời sống
- Quang hợp của cây xanh
- Đồ vật bằng kim loại bị gỉ.
- Quá trình phân hủy xác động vật
- Hiện tượng cháy của xăng, dầu
Sản phẩm ở các nhóm có thể khác nhau.
4. Dặn dò
A. Mức độ nhận biết:
Câu 1: Cho phản ứng: SO2 + Cl2 + 2H2O à 2HCl + H2SO4. Vai trò của Cl2 trong phản ứng trên là
A. Chất oxi hóA. B. Chất khử. C. vừa oxi hóa, vừa khử. D. Không oxi hóa khử.
Câu 2: Cho phản ứng: H2S + Br2 + H2O à H2SO4 + HBr. Trong phản ứng trên, chất oxi hóa là
A. Br2. B. H2S. C. H2SO4. D. S
Câu 3: Nguyên tử S đóng vai trò vừa là chất khử, vừa là chất oxi hoá trong phản ứng nào sau đây?
A. 4S + 6NaOH(đặc) 2Na2S + Na2S2O3 + 3H2O.
B. S + 2Na Na2S.
C. S + 3F2 SF6.
D. S + 6HNO3 (đặc) H2SO4 + 6NO2 + 2H2O.
Câu 4: Cho phản ứng:
2C6H5-CHO + KOH C6H5-COOK + C6H5-CH2-OH.
Phản ứng này chứng tỏ C6H5-CHO
A. không thể hiện tính khử và tính oxi hoá.
B. chỉ thể hiện tính khử.
C. vừa thể hiện tính oxi hoá, vừa thể hiện tính khử.
D. chỉ thể hiện tính oxi hoá.
B. Mức độ thông hiểu:
Câu 1: Trong phòng thí nghiệm khí Cl2 được điều chế bằng cách cho MnO2 phản ứng với HCl đặc. Trong phản ứng trên xảy ra
A. Sự khử HCl. B. Sự oxi hóa HCl.
C. Sự khử Cl2. D. Sự oxi hóa MnO2.
Câu 2: Cho Al + HNO3 Al(NO3)3 + NO + H2O. Số phân tử HNO3 bị Al khử và số phân tử HNO3 tạo muối nitrat trong phản ứng là
A. 1 và 3 B. 3 và 2 C. 4 và 3 D. 3 và 4
Câu 3:Cho các sơ đồ phản ứng sau:
(1) K2Cr2O7 + H2S + H2SO4Cr2(SO4)3 + K2SO4 + S + H2O
(2) K2Cr2O7 + HClCrCl3 + Cl2 + KCl + H2O
(3) K2Cr2O7 + FeSO4 + H2SO4 Cr2(SO4)3 + K2SO4 + Fe2(SO4)3 + H2O
(4) CrCl3 + Cl2 + NaOH Na2CrO4 + NaCl + H2O
Thăng bằng các phản ứng trên bằng phương pháp thang bằng eletron.
Câu 4: Cho các phản ứng:
(a) Sn + HCl (loãng) (b) FeS + H2SO4 (loãng)
(c) MnO2 + HCl (đặc) (d) Cu + H2SO4 (đặc)
(e) Al + H2SO4 (loãng) (g) FeSO4 + KMnO4 + H2SO4
Số phản ứng mà H+ của axit đóng vai trò chất oxi hoá là
A. 3. B. 5. C. 2. D. 6.
C. Mức độ vận dụng thấp:
Câu 1: Sự ăn mòn hóa học: thường xảy ra ở những bộ phận của thiết bị lò đốt hoặc những
thiết bị thườ
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- giao an 10 chuong 4_12478263.docx