Yêu cầu HS hoàn thành phương trình hóa học và xác định số oxi hóa của các nguyên tố trong các chất trước và sau phản ứng.
Cu + H2SO4 đ
- GV yêu cầu HS rút ra kết luận về tính chất của H2SO4 đặc trong trường hợp này.
- GV kết luận: H2SO4 đặc ngoài tính axit còn có tính oxi hóa mạnh được gây ra bởi gốc trong đó S có số OXH là +6 cao nhất.
- GV cho các phương trình, yêu cầu HS lên bảng hoàn thành.
8 trang |
Chia sẻ: vudan20 | Lượt xem: 752 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hóa học 10 - Tiết 55 - Bài 33: Axit sunfuric – muối sunfat, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường THPT Nguyễn Trường Tộ
Giáo viên hướng dẫn: Lê Thị Xuân Ngân
Giáo sinh thực tập: Lê Công Trọng
Ngày soạn: 27/03/2018
Ngày thực hiện:
Tiết 55
Bài 33: AXIT SUNFURIC – MUỐI SUNFAT
I. MỤC TIÊU:
1, Kiến thức:
Biết được:
Công thức cấu tạo, tính chất vật lí của H2SO4, ứng dụng và sản xuất H2SO4.
Tính chất của muối sunfat, nhận biết ion sunfat.
Hiểu được:
H2SO4 có tính axit mạnh (tác dụng với kim loại, bazơ, oxit bazơ và muối của axit yếu...)
H2SO4 đặc, nóng có tính oxi hoá mạnh (oxi hoá hầu hết kim loại, nhiều phi kim và hợp chất) và tính háo nước.
2,Kĩ năng:
Quan sát thí nghiệm, hình ảnh... rút ra được nhận xét về tính chất, điều chế axit sunfuric.
Viết phương trình hóa học minh hoạ tính chất và điều chế.
Phân biệt muối sunfat , axit sunfuric với các axit và muối khác (CH3COOH, H2S ...).
Tính nồng độ hoặc khối lượng dung dịch H2SO4 tham gia hoặc tạo thành trong phản ứng.
3, Thái độ :
Củng cố niềm yêu thích hóa học.
Cẩn thận trong việc sử dụng hóa chất.
4, Phát triển năng lực:
Sử dụng ngôn ngữ hóa học.
Phát hiện và giải quyết vấn đề.
Tính toán hóa học.
Thực hành hóa học.
II. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS:
1, Giáo viên:
Giáo án.
2, Học sinh:
SGK, đọc trước bài mới, ôn lại kiến thức về tính chất của axit đã học ở lớp 9.
III, PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC:
Phương pháp thuyết trình.
Phương pháp đàm thoại gợi mở.
Nêu và giải quyết vấn đề.
III .TIẾN TRÌNH DẠY – HỌC:
Ổn định lớp:
Kiểm tra bài cũ : (5p) Trình bày tính chất hóa học của SO2. Viết PTPU minh họa
Trả lời: Lưu huỳnh đioxit là oxit axit:
Tan trong nước tạo axít tương ứng
SO2 + H2O H2SO3
Lưu huỳnh đioxit là chất khử:
Lưu huỳnh đioxít là chất oxi hoá:
Vào vào mới :
Các em đều đã biết về axit Sunfuric ở các lớp 9. Bài học hôm nay sẽ giúp cho chúng ta hiểu thêm về những tính chất của axit sunfuric, về những ứng dụng của nó trong đời sống cũng như cách để tạo ra axit sunfuric. Chúng ta học bài ‘‘AXIT SUNFURIC – MUỐI SUNFAT’’.
Hãy nhớ, axit sunfuric là một chất cực kì nguy hiểm nếu chúng ta không có những hiểu biết kĩ càng về nó.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung ghi bảng
Hoạt động 1: (5p) Tìm hiểu về tính chất vật lý của H2SO4
GV cho HS quan sát bình đựng dung dịch H2SO4 đặc và phát biểu tính chất vật lí.
GV cho HS nghiên cứu hình 6.6 (SGK) và yêu cầu HS rút ra nhận xét về cách pha loãng axit H2SO4 đặc.
GV: Vì sao ta phải rót axit vào nước mà không được làm ngược lại?
HS nhận xét :
- Chất lỏng, sánh, không màu, không bay hơi.
- Tan vô hạn trong nước và tỏa nhiều nhiệt.
- Cách pha loãng axit H2SO4 đặc : rót từ từ axit đặc vào cốc nước theo đũa thủy tinh và khuấy nhẹ.
HS kết luận: Vì axit H2SO4 đặc rất háo nước và khi tan trong nước tỏa nhiều nhiệt. Nếu ta rót nước vào axit hay khuấy quá mạnh axit háo nước rất dễ văng ra ngoài và có thể chạm vào da gây bỏng axit.
I. AXIT SUNFURIC
1. Tính chất vật lí
-Chất lỏng, sánh, không màu, không bay hơi.
- Tan vô hạn trong nước và tỏa nhiều nhiệt.
- Cách pha loãng axit H2SO4 đặc : rót từ từ axit đặc vào cốc nước theo đũa thủy tinh và khuấy nhẹ.
Tuyệt đối không được làm ngược lại.
Hoạt động 3 : (10p)Tìm hiểu tính chất hóa học của H2SO4 loãng
GV : Yêu cầu học sinh xác định số oxi hóa của S và từ đó nêu tính chất hóa học cơ bản của H2SO4.
GV yêu cầu các nhóm HS thảo luận tính chất hóa học của axit H2SO4 loãng và hoàn thành các phản ứng minh họa:
H2SO4 + Fe
H2SO4 + NaOH
H2SO4 + Al2O3
H2SO4 + Na2CO3
GV: Yêu cầu đại diện các nhóm trình bày và lên bảng hoàn thành các phản ứng.
GV: Nhấn mạnh muối FeSO4 sắt có hóa trị II.
GV: nhận xét, hướng dẫn HS kết luận về tính chất của dung dịch H2SO4 loãng.
S+6 => H2SO4 thể hiện tính axit và tính oxi hóa mạnh .
HS : Dung dịch H2SO4 loãng có những tính chất chung của axit :
- Làm quỳ tímđỏ.
- Tác dụng với kim loại đứng trước hidroH2.
- Tác dụng với oxit bazơ, bazơ.
- Tác dụng với muối tạo ra kết tủa (hoặc chất khí ) và nước.
HS : Các phương trình hóa học :
Fe + H2SO4FeSO4 + H2
2NaOH + H2SO4Na2SO4 + 2H2O
Al2O3 + 3H2SO4Al2(SO4)3 + 3H2O
Na2CO3 + H2SO4Na2SO4 + CO2+ H2O
2. Tính chất hóa học
a) Dung dịch H2SO4 loãng
- Làm quỳ tímđỏ.
- Tác dụng với kim loại đứng trước hidroH2.
Fe + H2SO4FeSO4 + H2
- Tác dụng với oxit bazơ,bazơ.
Al2O3 + 3H2SO4Al2(SO4)3 + 3H2O
2NaOH + H2SO4Na2SO4 + 2H2O
- Tác dụng với muối tạo ra kết tủa (hoặc chất khí ) và nước.
Na2CO3 + H2SO4Na2SO4+CO2+H2O
Hoạt động 4 : (20p) Tìm hiểu về tính oxi hóa của H2SO4 đặc
- GV tiến hành làm các thí nghiệm sau cho HS theo dõi :
Thí nghiệm : Cu + H2SO4 loãng và H2SO4 đặc ở nhiệt độ cao.
=> dẫn khí thu được ở ống xảy ra phản ứng qua dd nước vôi trong.
- GV gợi mở để HS nêu hiện tượng và dự đoán sản phẩm phản ứng, viết được phương trình hóa học của phản ứng xảy ra.
- Yêu cầu HS hoàn thành phương trình hóa học và xác định số oxi hóa của các nguyên tố trong các chất trước và sau phản ứng.
Cu + H2SO4 đ
GV yêu cầu HS rút ra kết luận về tính chất của H2SO4 đặc trong trường hợp này.
GV kết luận: H2SO4 đặc ngoài tính axit còn có tính oxi hóa mạnh được gây ra bởi gốc trong đó S có số OXH là +6 cao nhất.
GV cho các phương trình, yêu cầu HS lên bảng hoàn thành.
Fe + H2SO4 đ
(sản phẩm khử là H2S)
GV: Lưu ý cho học sinh kim loại tác dụng với axit sunfuric đặc nóng tạo muối của kim loại với hóa trị cao nhất và sản phẩm khử SO2, H2S hay S.
- Chú ý : Al, Fe, Cr bị thụ động hóa trong axit H2SO4 đặc nguội => ứng dụng để vận chuyển axit sunfuric đặc nguội.
- HS quan sát thí nghiệm, nêu hiện tượng và dự đoán sản phẩm của phản ứng.
- HS lên bảng hoàn thành phương trình phản ứng, xác định số OXH các nguyên tố và vai trò của các chất phản ứng.
PTHH:
0 +6
+2 +4
tchất khử chất oxi hóa ra kết tủa (hoặc chất khí ) và nước.
CHÂ kết tủa (hoặc chất khí ) và nước.
Cu + 2H2SO4đ
CuSO4 + SO2 + 2H2O
- HS lên bảng viết pt
0 +6
+3 +4
2Fe + 6H2SO4đ
Fe2(SO4)3+ 3SO2+6H2O
b) Tính chất của H2SO4 đặc:
Ngoài tính axit thì H2SO4 đặc còn thể hiện tính oxi hóa mạnh.
0 +6 +2 +4
Tác dụng với kim loại
PTHH:
Cu+2H2SO4đCuSO4+SO2 +2H2O
0 +6
+3 +4
2Fe + 6H2SO4đ
Fe2(SO4)3+ 3SO2+6H2O
Lưu ý:Tạo muối với hóa trị cao nhất của kim loại và sản phẩm khử SO2, H2S hay S.
- GV nhận xét: H2SO4 đặc có tính oxi hóa rất mạnh ngoài tác dạng với hầu hết các kim loại còn tác dụng với nhiều phi kim (C, S, P...).
- GV: Yêu cầu HS đọc thông tin SGK và gọi HS lên bảng hoàn thành phương trình phản ứng
S + H2SO4 đ
0 +6 +4
PTHH:
0 +6 +4
S + 2H2SO4đ3SO2 + 2H2O
Tác dụng với phi kim:
PTHH:
S + 2H2SO4đ3SO2 + 2H2O
- GV giới thiệu: H2SO4 đặc có tính oxi hóa rất mạnh còn có thể tác dụng với nhiều hợp chất có tính khử.
- GV hướng dẫn HS hoàn thành phản ứng:
KBr + H2SO4đ
HS lên bảng hoàn thành phản ứng dưới sự hướng dẫn của GV.
-1 +6 0
+4
2KBr + 2H2SO4đBr2 +
SO2 + K2SO4+ 2H2O
Tác dụng với hợp chất khử:
-1 +6 0 +4
2KBr + 2H2SO4đBr2 + SO2 +
K2SO4+ 2H2O
- GV làm thí nghiệm nhỏ axit sunfuric đặc vào đường và yêu cầu HS quan sát, nêu hiện tượng và giải thích.
- Từ thí nghiệm trên, GV hướng dẫn HS giải thích hiện tượng của thí nghiệm đường saccarozơ tác dụng với H2SO4 đặc trong SGK.
- GV lưu ý HS hết sức cẩn thận khi sử dụng H2SO4 đặc vì da thịt tiếp xúc với H2SO4 đặc sẽ bị bỏng rất nặng.
- H2SO4 đặc hút nước mạnh, có thể lấy nước từ các hợp chất gluxit như xenlulozơ trong giấy.
C12H22O1112C + 11H2O
H2SO4 đặc hấp thụ H2O của đường Saccarozơ tạo ra cacbon (màu đen).
Trong thí nghiệm giữa đường saccarozơ và H2SO4 đặc một phần C bị H2SO4 đặc oxi hóa :
C + 2H2SO4 đCO2 + 2SO2 + 2H2O
Khí CO2 cùng với SO2 bay lên làm sủi bọt đẩy C trào lên trên.
Tính háo nước:
H2SO4 đặc hút nước mạnh, có thể lấy nước từ các hợp chất gluxit như đường saccarozơ.
C12H22O1112C + 11H2O
Hoạt động 5: Củng cố, dặn dò (5 phút)
Yêu cầu HS nhắc lại tính chất hóa học của axit sunfuric loãng và axit sunfuric đặc nóng?
Gọi 1 HS lên bảng hoàn thành các phương trình hóa học:
H2SO4 + Fe
Cu + H2SO4 đ
Fe + H2SO4 đ
S + H2SO4 đ
KBr + H2SO4đ
C12H22O11
Dặn dò HS:
Bài vừa học:
Học vở ghi, nắm vững tính chất hóa học của axit sunfuric loãng và axit sunfuric đặc.
Chuẩn bị bài mới:
Tìm hiểu nội dung các phần còn lại của bài:
Bài 33:
AXIT SUNFURIC
MUỐI SUNFAT
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN:
..............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tuy Hòa, ngày 27 tháng 03 năm 2018
BCH trường phê duyệt Giáo viên hướng dẫn Sinh viên thực tập
Lê Thị Xuân Ngân Lê Công Trọng
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Bai 33 Axit sunfuric Muoi sunfat_12336778.docx