Chương 4: DAO ĐỘNG VÀ SÓNG ĐIỆN TỪ
(1 tiết)
A. KIẾN THỨC CƠ BẢN
I. DAO ĐỘNG
- Định nghĩa mạch dao động
Mạch dao động bao gồm một cuộn cảm có độ tự cảm L mắc nối tiếp với một tụ điện có điện dung C thành mạch kín.
- Định nghĩa dao động điện từ tự do:
Sự biến thiên điều hoà theo thời gian của điện tích q của một bản tụ điện và cường độ dòng điện i(hoặc cường độ điện trường E và cảm ứng từ B) trong mạch dao động gọi là dao động điện từ tự do
- Mối quan hệ giữa điện trường và từ trường:
+Nếu tại một nơi có từ trường biến thiên theo thời gian thì tại nơi đó xuất hiện một điện trường xoáy
+ Nếu tại một nơi có điện trường biến thiên theo thời gian thì tại nơi đó xuất hiện một từ trường. Đường sức từ trường lúc nào cũng khép kín
II. SÓNG ĐIỆN TỪ
- Định nghĩa sóng điện từ: Sóng điện từ là điện từ trường lan truyền trong không gian
- Đặc điểm của sóng điện từ: Sóng điện từ là sóng ngang, dao động của điện trường và từ trường trong sóng điện từ luôn đồng pha với nhau; sóng điện từ lan truyền được trong chân không và trong các điện môi. Khi gặp mặt phân cách giữa hai môi trường thì nó sẽ phản xạ và khúc xạ; sóng điện từ mang năng lượng.
42 trang |
Chia sẻ: binhan19 | Lượt xem: 843 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Ôn thi Vật lý lớp 12, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
cực đại Imax = , công suất trên mạch đạt giá trị cực đại Pmax = , u cùng pha với i (j = 0).
Khi ZL > ZC thì u nhanh pha hơn i (đoạn mạch có tính cảm kháng).
Khi ZL < ZC thì u trể pha hơn i (đoạn mạch có tính dung kháng).
R tiêu thụ năng lượng dưới dạng toả nhiệt, ZL và ZC không tiêu thụ năng lượng của nguồn điện xoay chiều.
* Công suất của dòng điện xoay chiều
+ Công suất của dòng điện xoay chiều:
P = UIcosj = I2R = .
+ Hệ số công suất: cosj = .
+ Ý nghĩa của hệ số công suất cosj
Trường hợp cosj = 1 tức là j = 0: mạch chỉ có R, hoặc mạch RLC có cộng hưởng điện (ZL = ZC) thì P = Pmax = UI = .
Trường hợp cosj = 0 tức là j = ±: Mạch chỉ có L, hoặc chỉ có C, hoặc có cả L và C mà không có R thì P = Pmin = 0.
II. TRUYỀN TẢI ĐIỆN NĂNG. MÁY BIẾN ÁP (2Tiết)
Máy biến thế là thiết bị dùng để thay đổi hiệu điện thế nhưng không làm thay đổi tần số của dòng điện xoay chiều.
* Cấu tạo
+ Một lõi thép kỹ thuật điện hình khung gồm nhiều lá thép mỏng ghép sát nhau và cách điện với nhau.
+ Hai cuộn dây có số vòng dây N1, N2 khác nhau quấn trên lõi thép. Cuộn mắc vào mạng điện xoay chiều gọi là cuộn sơ cấp, cuộn mắc vào tải tiêu thụ gọi là cuộn thứ cấp.
* Nguyên tắc hoạt động
Dựa vào hiện tượng cảm ứng điện từ.
* Sự biến đổi điện áp và cường độ dòng điện : = =
* Truyền tải điện năng
+ Công suất hao phí trên đường dây tải: DP = RI2 = R()2 = P2.
+ Biện pháp giảm hao phí trên đường dây tải: giảm R, tăng U
Vì R = rnên để giảm R ta phải tăng tiết diện S. Việc tăng tiết diện S thì sẽ tốn kim loại và phải xây cột điện lớn nên biện pháp này không kinh tế.
Trong thực tế để giảm hao phí trên đường truyền tải người ta dùng biện pháp chủ yếu là tăng hiệu điện thế U: dùng máy biến thế tăng thế đưa hiệu điện thế ở nhà máy lên rất cao rồi tải đi trên các đường dây cao thế. Gần đến nơi tiêu thụ lại dùng máy biến thế hạ thế giảm thế từng bước đến giá trị thích hợp.
Tăng hiệu điện thế trên đường dây tải lên n lần thì công suất hao phí giảm n2 lần.
III. MÁY PHÁT ĐIỆN. ĐỘNG CƠ ĐIỆN (2Tiết)
* Máy phát điện xoay chiều 1 pha
+ Nguyên tắc hoạt động: Dựa vào hiện tượng cảm ứng điện từ:
+ Cấu tạo:
Phần cảm là bộ phận tạo ra từ trường: nam châm vĩnh cữu hay nam châm điện.
Phần ứng là bộ phận tạo ra suất điện động: cuộn dây.
+ Tần số của dòng điện xoay chiều.
Nếu máy phát có 1 cuộn dây và 1 nam châm (gọi là một cặp cực), rôto quay n vòng trong 1 giây thì tần số của dòng điện là f = n.
Nếu máy có p cặp cực và rô to quay n vòng trong 1 giây thì f = np.
Nếu máy có p cặp cực và rô to quay n vòng trong 1 phút thì f = p.
* Dòng điện xoay chiều ba pha
Dòng điện xoay chiều 3 pha là một hệ thống gồm 3 dòng điện xoay chiều một pha có cùng biên độ, cùng tần số, nhưng lệch nhau về pha là hay 120o, tức là lệch nhau về thời gian là chu kỳ.
Dòng điện xoay chiều 3 pha do các máy phát điện xoay chiều 3 pha phát ra.
B. CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM :
Câu 1: Chọn phát biểu SAI: Đối với dòng điện xoay chiều trong một chu kì:
A. Dòng điện đổi chiều 2 lần trong một chu kì
B. Cường độ dòng điện hai lần đạt giá trị cực đại trong một chu kì
C. Điện lượng trung bình tải qua mạch bằng không.
D. Nhiệt lượng tỏa ra trên mạch triệt tiêu.
Câu 2: Với dòng điện xoay chiều, cường độ hiệu dụng I liên hệ với cường độ cực đại I0 theo công thức nào ?
A. I = B. I0 = C. I = I =
Câu 3: Biểu thức điện áp tức thời giữa hai đầu đoạn mạch xoay chiều là u = 120 cos 100pt (V). Điện áp hiệu dụng hai đầu đoạn mạch và tần số dòng điện là
A. 120 V và 50 Hz B. 60 V và 100 Hz
C. 120V và 50 Hz D. 60 V và 50 Hz
Câu 4. Chọn phát biểu đúng về dòng điện xoay chiều.
A. Trong công nghiệp, có thể dùng dòng điện xoay chiều để mạ điện.
B. Công suất toả nhiệt tức thời có giá trị cực đại bằng lần công suất toả nhiệt trung bình.
C. Có cường độ biến thiên tuần hoàn với thời gian theo qui luật hàm sin hoặc cosin
D. Giá trị suất điện động hiệu dụng bằng lần giá trị suất điện động cực đại
Câu 5. Cường độ hiệu dụng của dòng điện xoay chiều :
A. Có giá trị thay đổi theo thời gian
B. Bằng với cường độ dòng điện không đổi .
C. Có giá trị bằng cường độ dòng điện cực đại chia cho
D. Các câu trên đều sai .
Câu 6. Một dòng điện xoay chiều hình sin có cường độ hiệu dụng là 2A thì cường độ dòng điện có giá trị cực đại bằng:
A. 2A B. A C. 4A D. 0,25A
Câu 7. Phát biểu nào sau đây là không đúng ?
A. Trong đoạn mạch chỉ chứa tụ điện, dòng điện sớm pha p/2 so với điện áp.
B. Trong đoạn mạch chỉ chứa tụ điện, dòng điện trễ pha p/2 so với điện áp.
C. Trong đoạn mạch chỉ chứa cuộn cảm, dòng điện trễ pha p/2 so với điện áp.
D. Trong đoạn mạch chỉ chứa điện trở thuần , điện áp cùng pha với dòng điện.
Câu 8. Trong mạch RLC mắc nối tiếp, độ lệch pha giữa dòng điện và điện áp hai đầu mạch điện phụ thuộc vào:
A. cường độ hiệu dụng trong mạch.
B. điện áp hiệu dụng hai đầu mạch điện
C. cách chọn gốc tính thời gian
D. tính chất của mạch điện
Câu 9. Khi cho dòng điện xoay chiều hình sin i = I0coswt (A) qua mạch điện chỉ có tụ điện thì điện áp tức thời giữa hai cực tụ điện:
A. nhanh pha đối với i.
B.có thể nhanh pha hay chậm pha đối với i tùy theo giá trị điện dung
C. nhanh pha đối với i.
D. trễ pha đối với i.
Câu 10. Khi đặt vào hai đầu một ống dây có điện trở thuần không đáng kể một hiệu điện thế xoay chiều hình sin thì cường độ dòng điện tức thời i qua ống dây :
A. Nhanh pha đối với u
B. cùng pha đối với u
C. trễ pha đối với u
D.Nhanh hay chậm pha đối với u tùy theo giá trị của độ tự cảm L của ống dây
Câu 11. Khi tần số dòng điện xoay chiều chạy qua đoạn mạch chỉ chứa cuộn cảm tăng lên n lần thì cảm kháng của cuộn cảm:
A. tăng lên 2n lần B. tăng lên n lần.
C. giảm đi 2n lần D. giảm đi n lần.
Câu 12. Khi tần số dòng điện xoay chiều chạy qua đoạn mạch chỉ chứa tụ điện tăng lên n lần thì dung kháng của tụ điện:
A. tăng lên 2n lần B. tăng lên n lần.
C. giảm đi 2n lần D. giảm đi n lần.
Câu 13. Đối với dòng điện xoay chiều chỉ có cuộn cảm, cuộn cảm có tác dụng:
A. cản trở dòng điện, dòng điện có tần số càng nhỏ càng bị cản trở nhiều.
B. làm cho dòng điện nhanh pha p/2 so với điện áp
C. ngăn cản hoàn toàn dòng điện.
D. cản trở dòng điện, dòng điện có tần số càng lớn càng bị cản trở nhiều.
Câu 14. Dung kháng của tụ điện :
A.Tỉ lệ thuận với chu kỳ của dòng điện xoay chiều qua nó.
B. Tỉ lệ thuận với điện dung của tụ
C. Tỉ lệ nghịch với cường độ dòng điện xoay chiều qua nó.
D. Tỉ lệ thuận với hiệu điện thế xoay chiều áp vào nó .
Câu 15. Hiệu điện thế giữa hai đầu một đoạn mạch điện xoay chiều chỉ có cuộn cảm có độ tự cảm L= có biểu thức u=. Biểu thức của cường độ dòng điện trong mạch là :
A. i= C.i=
B. i= D.i=
Câu 16.Cho dòng điện xoay chiều i = 4cos100pt (A) qua một ống dây chỉ có L = H thì hiệu điện thế giữa hai đầu ống dây có dạng:
A. u = 20cos(100pt + p) (V) B. u = 20cos100pt (V)
C. u = 20cos(100pt + ) (V) D. u = 20cos(100pt - ) (V)
Câu 17. Điện áp u =200 (V) đặt vào 2 đầu một cuộn cảm thuần thì tạo ra dòng điện có cường độ hiệu dụng là 2(A) . Cảm kháng có giá trị là :
A. 100 (W) B. 100 (W) C. 200 (W) D. 200 (W)
Câu 18. Giữa hai điện cực của 1 tụ điện có dung kháng là 10(Ω) được duy trì một điện áp có dạng u =5 thì dòng điện qua tụ có dạng :
A. i= B. i=0,5
C. i=0,5 D. i=
Câu 19. Một đoạn mạch điện R L C nối tiếp hiệu điện thế giữa các phần của mạch có giá trị hiệu dụng lần lượt là UR , UL , UC . Gọi U là hiệu điện thế hiệu dụng ở 2 đầu đoạn mạch , ta có :
A. U = UR+ UL+ UC C. U2 = ( UR+UL )2+
B. U = UR+ ( UL-UC ) D. U2 = U + ( UL – UC )2
Câu 20. Đoạn mạch xoay chiều gồm R = 40 W , ZL = 20W , ZC = 60 W mắc nối tiếp. Đặt vào hai đầu đoạn mạch một điện áp u = 240cos100pt (V). Cường độ dòng điện tức thời trong mạch là:
A. i = 3cos100pt A. B. i = 6cos(100pt +) A.
C. i = 3cos(100pt -) A. D. i = 6cos(100pt -) A
Câu 21. Cho đoạn mạch điện xoay chiều R,L,C không phân nhánh có R=10W ; ZL=10W ; ZC=20W cường độ dòng điện i = 2cos 100(A). Biểu thức tức thời của hiệu điện thế ở 2 đầu đoạn mạch là :
A. u = 40 cos (100-) V B. u = 40 cos (100+) V
C. u = 40 cos (100-) V D. u = 40 cos (100– ) V
Câu 22. Một cuộn dây thuần cảm có độ tự cảm L=, mắc nối tiếp vào một tụ điện có điện dung C = 31,8 µF . Biết điện áp giữa hai đầu cuộn dây có dạng uL=100cos (V) .Biểu thức của cường độ dòng điện qua mạch có dạng là :
A. (A) C. (A)
B. (A) D. (A)
Câu 23. Một đoạn mạch RLC mắc nối tiếp . Cho biết R=25(Ω) ; L=0,3(H) ; C=200µF ; hiệu điện thế ở hai đầu đoạn mạch là U=110(V) ; tần số dòng điện là 50Hz . Cường độ dòng điện qua đoạn mạch :
A. 1,20(A) B. 1,24 (A) C. 1,30 (A) D. 1,34 (A)
Câu 24. Một đoạn mạch điện gồm R = 10W, L = mH, C = F mắc nối tiếp. Cho dòng điện xoay chiều hình sin tần số f = 50Hz qua mạch. Tổng trở của đoạn mạch bằng:
A. 10W B. 10W C. 100W D. 200W
Câu 25. Cho đoạn mạch xoay chiều AB gồm điện trở R = 100 W , tụ điện C = F và cuộn cảm L = H mắc nối tiếp. Điện áp tức thời hai đầu mạch AB có dạng : u = 200cos100pt V. Cường độ hiệu dụng trong mạch là:
A. I = 2A B. I = 1,4 A C. I = 1A D. I = 0,5A
Câu 26. Cho mạch điện như hình vẽ, trong đó L là cuộn dây thuần cảm có cảm kháng
ZL=14 W, điện trở thuần R = 8W, tụ điện có dung kháng ZC = 6 W, biết hiệu điện thế hai đầu mạch có giá trị hiệu dụng là 200(V), Hiệu điện thế hiệu dụng hai điểm MB là:
N
L
R
C
M
A
B
A. 250 V B. 100 V
C. 100V D. 125V
Câu 27. Điều kiện để xảy ra hiện tượng cộng hưởng điện trong đoạn mạch RLC được diễn tả theo biểu thức nào?
A. w = B. f = C. w2 = D. f 2 =
Câu 28. Tìm câu phát biểu sai khi trong mạch R-L-C mắc nối tiếp xảy ra hiện tượng cộng hưởng.
A. Cường độ hiệu dụng trong mạch đạt cực đại
B. Công suất tiêu thụ đạt cực đại
C. Điện áp nhanh pha hơn cường độ dòng điện.
D. Điện áp cùng pha với cường độ dòng điện.
Câu 29. Mạch điên xoay chiều có R;L;C nối tiếp có dung kháng lớn hơn cảm kháng . Để có cộng hưởng điện xảy ra ta có thể:
A. Giảm điện dung của tụ điện . B. Giảm hệ số tự cảm của cuộn dây .
C. Tăng điện trở đoạn mạch . D. Tăng tần số dòng điện .
Câu 30. Trong một đoạn mạch R, L, C mắc nối tiếp: tần số dòng điện là f = 50Hz, L = 0,318 H. Muốn có cộng hưởng điện trong mạch thì trị số của C phải bằng:
A. 10-3F B. 32mF C. 16mF D. 10-4F
Câu 31. Trong đoạn mạch RLC mắc nối tiếp khi xảy ra cộng hưởng điện trong mạch thì hệ số công suất của mạch.
A. bằng không. B. bằng 1
C. phụ thuộc vào R. D. phụ thuộc vào
Câu 32. Trong đoạn mạch RLC mắc nối tiếp đang xảy ra cộng hưởng điện. Tăng dần tần số dòng điện và giữ nguyên các thông số của mạch. Kết luận nào sau đây không đúng ?
A. Hệ số công suất của đoạn mạch giảm.
B. Cường độ hiệu dụng của dòng điện giảm.
C. Điện áp hiệu dụng trên tụ điện tăng.
D. Điện áp hiệu dụng trên điện trở giảm.
Câu 33. Hiệu điện thế giữa hai đầu một đoạn mạch điện xoay chiều là: u = 100cos(100 pt - ) (V),
và cường độ dòng điện qua mạch là: i = 4 cos(100 pt - ) (A).
Công suất tiêu thụ của đoạn mạch đó là:
A. 200 W B. 400 W C. 800 W D. Một giá trị khác.
Câu 34. Máy biến thế là một thiết bị:
A. Làm tăng hoặc giảm hiệu điện thế của dòng điện xoay chiều .
B. Sử dụng điện năng với hiệu suất cao
C. Làm tăng hoặc giảm cường độ của dòng điện xoay chiều .
D. Cả 3 câu trên đều đúng .
Câu 35. Nguyên tắc hoạt động của máy biến thế dựa trên hiện tượng:
A. Hiện tượng điện từ B. Hiện tượng cảm ứng điện tử
C. Hiện tượng tự cảm D. Hiện tượng cộng hưỏng điện
Câu 36. Trong việc truyền tải điện năng đi xa, biện pháp để giảm công suất hao phí trên đường dây tải điện là
A. chọn dây có điện trở suất lớn. B. giảm tiết diện của dây.
C. tăng chiều dài của dây. D. tăng điện áp ở nơi truyền đi.
Câu 37. Nhận xét nào sau đây về máy biến áp là không đúng ?
A. Máy biến áp có thể tăng điện áp.
B. Máy biến áp có thể giảm điện áp
C. Máy biến áp có thể thay đổi tần số dòng điện.
D. Máy biến áp có thể biến đổi cường độ dòng điện.
Câu 38. Công thức nào dưới đây diễn tả đúng đối với máy biến thế không bị hao tổn năng lượng?
A. = B. = C. = D. =
Câu 39. Một máy biến áp lý tưởng có N1 = 5000 vòng; N2 = 250 vòng ; U1 =110V. Điện áp hiệu dụng ở cuộn thứ cấp là:
A. 5,5V B. 55V C. 2200V D. 220V
Câu 40. Máy biến áp có cuộn sơ cấp gồm 2000 vòng, cuộn thứ cấp gồm 100 vòng, điện áp và cường độ ở mạch sơ cấp là 120 V , 0,8 A. Mạch thứ cấp chỉ điện trở thuần. Điện áp và công suất ở mạch thứ cấp là
A. 6V ; 96 W. B. 240 V ; 96 W.
C. 6 V ; 4,8 W. D. 120 V ; 4,8 W
Câu 41. Một máy phát điện xoay chiều một pha có phần rôto là một nam châm điện có 10 cặp cực. Để phát ra dòng điện xoay chiều có tần số 50 Hz thì vận tốc góc của rôto phải bằng:
A. 300 vòng/phút
B. 500 vòng/phút
C. 3 000 vòng /phút
D. 1500 vòng/phút.
Câu 42. Máy phát điện xoay chiều ba pha:
A. Phần ứng là Rơto, phần cảm là Stato.
B. Phần ứng là Stato , phần cảm là Rơto
C. Phần ứng một nam châm vĩnh cửu .
D. Phần cảm gồm nhiều đơi cực nam châm.
Câu 43. Động cơ không đồng bộ 3 pha dựa trên nguyên tắc nào ?
A. hiện tượng cảm ứng điện từ và việc sử dụng từ trường quay.
B. hiện tượng cảm ứng điện từ.
C. hiện tượng tự cảm và sử dụng từ trường quay.
D. hiện tượng tự cảm.
Đề bài dùng cho các câu 44 đến 46 :
Một đoạn mạch điện xoay chiều gồm điện trở R=100 W , cuộn cảm có L= 2/p H và tụ điện C = (1/p ).10 - 4 F được mắc nối tiếp với nhau , hiệu điện thế hai đầu đoạn mạch là
u = 100.cos100pt (v) .
44: Tổng trở của đoạn mạch là:
A. 100W B. 200 W C. 200W D. 100 W
45: Cường độ dòng điện hiệu dụng là:
A. A B. 0,5 A C. 2 A D. 0,5 A
46: Công suất mạch điện :
A. 50 W B. 250 W C. 25 W D. 500W
47. Công thức tính tổng trở của đọan mạch RLC nối tiếp:
A. Z2 = R2 + (ZL – ZC )2.
B. Z = R2 + (ZL – ZC )2
C. Z = R + ZL + ZC
D. Z2 = R2 + (ZL + ZC)2
C. HƯỚNG DẪN MỘT SỐ BÀI TẬP
Câu 3: Áp dụng: U = ; và f =
Câu 6: Áp dụng: I = I0
Câu 15:
Câu 16: Tính
Câu 17:
Câu 18: Tính
Câu 19: từ Z2 = R2 + (ZL – ZC )2 Þ U2 = U + ( UL – UC )2
Câu 20: Tính Z; tính
Câu 21: Tính Z ; U0 = I0Z; tính tanj ®j; Viết u
Câu 22: Ta có: i = Iocos()
Tính ZL = ?, ZC = ?
=> = ?
=>
Câu 23: Ta có: => ZL = ?, ZC = ?, Z = ?
Tính I =
Câu 24: Ta có: => ZL = ?, ZC = ?, Z = ?
Câu 25: ADCT:
=> I =
Câu 26: ADCT:
=> I =
=> UR = IR
UC = IZC
=> UMB =
Câu 30: ADCT:
ta có ZL = ZC
Câu 31: Ta có: ZL = ZC Z = R
Câu 33: ADCT: P = UIcos; Tính
Câu 39: ADCT:
Chương 4: DAO ĐỘNG VÀ SÓNG ĐIỆN TỪ
(1 tiết)
A. KIẾN THỨC CƠ BẢN
I. DAO ĐỘNG
- Định nghĩa mạch dao động
Mạch dao động bao gồm một cuộn cảm có độ tự cảm L mắc nối tiếp với một tụ điện có điện dung C thành mạch kín.
- Định nghĩa dao động điện từ tự do:
Sự biến thiên điều hoà theo thời gian của điện tích q của một bản tụ điện và cường độ dòng điện i(hoặc cường độ điện trường E và cảm ứng từ B) trong mạch dao động gọi là dao động điện từ tự do
- Mối quan hệ giữa điện trường và từ trường:
+Nếu tại một nơi có từ trường biến thiên theo thời gian thì tại nơi đó xuất hiện một điện trường xoáy
+ Nếu tại một nơi có điện trường biến thiên theo thời gian thì tại nơi đó xuất hiện một từ trường. Đường sức từ trường lúc nào cũng khép kín
II. SÓNG ĐIỆN TỪ
- Định nghĩa sóng điện từ: Sóng điện từ là điện từ trường lan truyền trong không gian
- Đặc điểm của sóng điện từ: Sóng điện từ là sóng ngang, dao động của điện trường và từ trường trong sóng điện từ luôn đồng pha với nhau; sóng điện từ lan truyền được trong chân không và trong các điện môi. Khi gặp mặt phân cách giữa hai môi trường thì nó sẽ phản xạ và khúc xạ; sóng điện từ mang năng lượng.
- Công thức xác định tần số góc, chu kì, tần số của dao động điện từ tự do
*Chú ý: trong phần này nhiều bài tập phải đổi đơn vị nên giáo viên phải hướng dẫn học sinh cách đổi đơn vị của điện dung và độ tự cảm.
B. CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Chọn câu đúng. Mạch dao động điện từ là mạch kín gồm:
A. Nguồn điện một chiều và tụ C.
B. Nguồn điện một chiều và cuộn cảm.
C. Nguồn điện một chiều, tụ C và cuộn cảm L.
D. Tụ C và cuộn cảm L.
Câu 2: Chu kỳ dao động trong mạch dao động điện từ tự do là:
A. B.
C. D. Một biểu thức khác
Câu 3: Phát biểu nào sau đây về tính chất của sóng điện từ là không đúng?
A. Sóng điện từ là sóng ngang.
B. Sóng điện từ mang năng lượng.
C. Sóng điện từ có thể phản xạ, khúc xạ, giao thoa.
D. Sóng điện từ không truyền được trong chân không.
Câu 4: Điều nào sau đây đúng khi nói về sóng điện từ?
A. Điện từ trường lan truyền trong không gian gọi là sóng điện từ.
B. Sóng điện từ là sóng có phương dao động luôn là phương ngang.
C. Sóng điện từ không lan truyền được trong chân không.
D. Cả A và B.
Câu 5: Mạch dao động điện từ điều hoà L C có chu kỳ
A. phụ thuộc vào L, không phụ thuộc vào C.
B. phụ thuộc vào C, không phụ thuộc vào L.
C. phụ thuộc vào cả L và C.
D. không phụ thuộc vào L và C.
Câu 6: Mạch dao động điện từ điều hoà gồm cuộn cảm L và tụ điện C, khi tăng điện dung của tụ điện lên 4 lần thì chu kỳ dao động của mạch
A. tăng lên 4 lần. B. tăng lên 2 lần. C. giảm đi 4 lần. D. giảm đi 2 lần.
Câu 7: Nhận xét nào sau đây về đặc điểm của mạch dao động điện từ điều hoà L C là không đúng?
A. Điện tích trong mạch biến thiên điều hoà.
B. Năng lượng điện trường tập trung chủ yếu ở tụ điện.
C. Năng lượng từ trường tập trung chủ yếu ở cuộn cảm.
D. Tần số dao động của mạch phụ thuộc vào điện tích của tụ điện
Câu 8: Sự biến thiên của dòng điện i trong mạch dao động lệch pha như thế nào so với sự biến thiên của điện tích q của một bản tụ điện/
A.i cùng pha với q. B. i ngược pha với q.
C. i sớm pha so với q. D. i trễ pha so với q
Bài 9: Ở đâu xuất hiện điện từ trường
A. xung quanh một điện tích đứng yên. B. xung quanh một dòng điện không đổi
C. xung quan một ống dây điện. D. xung quanh tia lửa điện
Bài 10: Một mạch dao động gồm 1 tụ điện có điện dung 10 pF và 1 cuộn cảm có độ tự cảm 1 mH tần số của dao động điện từ riêng trong mạch sẽ là bao nhiêu?
A. 19,8 Hz B. 6,3.107Hz C. 0,05 Hz D. 1.6 MHz
Bài 11: Một mạch dao động gồm 1 tụ điện có điện dung 200 pF và một cuộn cảm có độ tự cảm 0,02 H. Chu kì dao động riêng của mạch là bao nhiêu?
A. T=12,5.10-6 s. B. 1,25.10-6s C. 12,5.10-8s D. 12,5.10-10s
Bài 12: Tần số của sóng ngắn có bước sóng 25 m là bao nhiêu. Biết tốc độ truyền sóng điện từ là 3.108m/s.
A. 12Hz B. 12 MHz C. 120 Hz D. 120 MHz
C, HUỚNG DẪN GIẢI MỘT SỐ BÀI TẬP
Bài 10:
ADCT:
Bài 11:
ADCT:
Bài 12:
ADCT:
Chương 5: SÓNG ÁNH SÁNG
( 3 tiết)
A. KIẾN THỨC CƠ BẢN :
1. Hiện tượng tán sắc và hiện tượng giao thoa ánh sáng:
sự tán sắc ánh sáng là sự phân tích một chùm sáng phức tạp thành các chùm sáng đơn sắc.
Ánh sáng đơn sắc là ánh sáng sáng chỉ có một màu nhất định và không bị tán sắc khi đi qua lăng kính. Mỗi ánh sáng đơn sắc có một bước sóng nhất định trong chân không.
Ánh sáng trắng là tập hợp của nhiều ánh sáng đơn sắc có màu biến thiên liên tục từ đỏ đến tím.
Chiết suất của các chất trong suốt biến thiên theo màu sắc (hay bước sóng) của ánh sáng và tăng dần từ đỏ đến tím.
Hiện tượng nhiễu xạ ánh sáng là hiện tượng truyền sai lệch so với sự truyền thẳng khi ánh sáng gặp vật cản. Hiện tượng nhiễu xạ ánh sáng chứng tỏ ánh sáng có tính chất sóng.
Hiện tượng giao thoa ánh sáng là hiện tượng khi hai chùm sáng gặp nhau, có những chỗ chúng luôn tăng cường lẫn nhau, có những chỗ chúng luôn triệt tiêu nhau. Những chỗ hai chùm sáng tăng cường lẫn nhau tạo thành những vân sáng. Những chỗ hai chùm sáng triệt tiêu lẫn nhau tạo thành những vân tối.
Hiện tượng có những vân sáng và vân tối xen kẽ nhau một cách đều đặn trong thí nghiệm Yâng là hiện tượng giao thoa ánh sáng. Hiện tượng giao thoa ánh sáng chứng tỏ ánh sáng có tính chất sóng.
Điều kiện để có hiện tượng giao thoa ánh sáng là hai chùm sáng phải do hai nguồn sáng kết hợp phát ra. Đó là hai nguồn có cùng tần số (ánh sáng do hai nguồn phát ra có cùng bước sóng hay cùng màu), và hiệu số pha dao động giữa hai nguồn phải không đổi theo thời gian. Nếu hai nguồn kết hợp lại luôn cùng pha với nhau (hiệu số pha dao động giữa hai nguồn bằng 2k) thì đó là hai nguồn đồng bộ.
Công thức xác định vị trí vân sáng, vân tối:
+ Vân sáng: ; k = 1; 2;3 là bậc giao thoa.
+ Vân tối:
Trong đó: là khoảng cách từ vân sáng trung tâm (vân sáng bậc 0) đến vân sáng bậc k.(m)
là khoảng cách từ vân sáng trung tâm đến vân tối thứ (m)
D là khoảng cách từ hai nguồn đến màn ảnh.(m)
a là khoảng cách giữa hai nguồn sáng.(m)
là bước sóng ánh sáng .(m)
Chú ý: + Đối với vân tối không gọi là bậc giao thoa.
+ Theo chiều dương = 0 thì có vân tối thứ nhất. Vân tối thứ hai thứ = 1
+ Theo chiều âm = - 1 thì có vân tối thứ nhất, = - 2 thì có vân tối thứ hai
Khoảng vân là khoảng cách giữa hai vân sáng hoặc hai vân tối liên tiếp.
hoặc trong đó: L là bề rộng trường giao thoa; n là số khoảng vân trong trường giao thoa.
2. Các loại quang phổ và các loại tia:
a. Các loại quang phổ:
- Quang phổ phát xạ gồm quang phổ liên tục và quang phổ vạch.
+ Quang phổ của chất rắn, chất lỏng và chất khí có áp suất lớn khi bị nung nóng phát ra là quang phổ liên tục.Quang phổ liên tục chỉ phụ thuộc nhiệt độ của chất phát xạ.
+Quang phổ phát xạ của chất khí ở áp suất thấp khi bị nung nóng phát ra là quang phổ vach. Quang phổ vạch của mỗi nguyên tố là đặc trưng cho nguyên tố ấy.
- Quang phổ hấp thụ: Là các vạch hay đám vạch tối trên nền của một quang phổ liên tục.Quang phổ hấp thụ của các chất khí chứa các vạch hấp thụ là đặc trưng cho chất khí đó.
b. Các loại tia: Tia hồng ngoại; tử ngoại và tia X.
- Tia hồng ngoại là bức xạ mà mắt không nhìn thấy và ở ngoài vùng màu đỏ của quang phổ.
- Tia tử ngoại là bức xạ mà mắt không nhìn thấy và ở ngoài vùng màu tím của quang phổ
- Tia tử ngoại và hồng ngoại có cùng bản chất với ánh sáng thông thường và đều là sóng điện từ
- Tia hồng ngoại có bước sóng lớn hơn bước sóng của ánh sáng đỏ, tia tử ngọai có bước sóng nhỏ hơn bước sóng của ánh sáng tím.
- Tia hồng ngoại có tác dụng nhiệt tác dụng hoá học.Tia hồng ngoại được ứng dụng để sưởi ấm, sấy khô, làm các bộ điều khiển từ xa, để quan sát, quay phim trong đêm..
- Tia tử ngoại có tác dụng lên phim ảnh, kích thích sự phát quang của kẽm sunfua, kích thích nhiều phản ứng hoá học, gây hiện tượng quang điện và có tác dụng sinh lí. Do tác dụng diệt khuẩn, tia tử ngoại được sử dụng để tiệt trùng thực phẩm, dụng cụ y tế.
- Khi chùm electron nhanh đập vào một vật rắn thì vật đó phát ra tia X
- Tia X là sóng điện từ có bước sóng từ 10-11m đến 10-8m.
- Tia X có khả năng đâm xuyên mạnh, có tác dụng làm đen kính ảnh, làm phát quang một số chất, làm ion hoá không khí và huỷ diệt tế bào
c. Thang sóng điện từ:
Sóng điện từ, tia hồng ngoại, ánh sáng nhìn thấy, tia tử ngoại, tia X đều có bản chất là sóng điện từ, nhưng chúng có tính chất và tác dụng khác nhau.
B. CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Phát biểu nào sau đây là không đúng?
A. Ánh sáng trắng là tập hợp của vô số các ánh sáng đơn sắc có màu biến đổi liên tục từ đỏ đến tím.
B. Chiết suất của chất làm lăng kính đối với các ánh sáng đơn sắc là khác nhau.
C. Ánh sáng đơn sắc không bị tán sắc khi đi qua lăng kính.
D. Khi chiếu một chùm ánh sáng mặt trời đi qua một cặp hai môi trường trong suốt thì tia tím bị lệch về phía mặt phân cách hai môi trường nhiều hơn tia đỏ.
Câu 2: Phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Một chùm ánh sáng mặt trời có dạng một dải sáng mỏng, hẹp rọi xuống mặt nước trong một bể nước tạo nên ở đáy bể một vết sáng có màu trắng dù chiếu xiên hay chiếu vuông góc.
B. Một chùm ánh sáng mặt trời có dạng một dải sáng mỏng, hẹp rọi xuống mặt nước trong một bể nước tạo nên ở đáy bể một vết sáng có nhiều màu dù chiếu xiên hay chiếu vuông góc.
C. Một chùm ánh sáng mặt trời có dạng một dải sáng mỏng, hẹp rọi xuống mặt nước trong một bể nước tạo nên ở đáy bể một vết sáng có nhiều màu khi chiếu xiên và có màu trắng khi chiếu vuông góc.
D. Một chùm ánh sáng mặt trời có dạng một dải sáng mỏng, hẹp rọi xuống mặt nước trong một bể nước tạo nên ở đáy bể một vết sáng có nhiều màu khi chiếu vuông góc và có màu trắng khi chiếu xiên.
Câu 3: Phát biểu nào sau đây là không đúng?
Cho các chùm ánh sáng sau: Trắng, đỏ, vàng, tím.
A. Ánh sáng trắng bị tán sắc khi đi qua lăng kính.
B. Chiếu ánh sáng trắng vào máy quang phổ sẽ thu được quang phổ liên tục.
C. Mỗi chùm ánh sáng trên đều có một bước sóng xác định.
D. Ánh sáng tím bị lệch về phía đáy lăng kính nhiều nhất nên chiết suất của lăng kính đối với nó lớn nhất.
Câu 4: Nguyên nhân gây ra hiện tượng tán sắc ánh sáng mặt trời trong thí nghiệm của Niutơn là:
A. góc chiết quang của lăng kính trong thí nghiệm chưa đủ lớn.
B. chiết suất của lăng kính đối với các ánh sáng đơn sắc là khác nhau.
C. bề mặt của lăng kính trong thí nghiệm không nhẵn.
D. chùm ánh sáng mặt trời đã bị nhiễu xạ khi đi qua lăng kính.
Câu 5: Trong thí nghiệm giao thoa ánh sáng trắng của Iâng trên màn quan sát thu được hình ảnh giao thoa gồm:
A. Chính giữa là vạch sáng trắng, hai bên có những dải màu.
B. Một dải màu cầu vồng biến thiên liên tục từ đỏ đến tím.
C. Các vạch sáng và tối xen kẽ cách đều nhau
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- lop 12 on thi tn ly_12398223.doc