Giáo án Hóa học 10 - Tiết 61 - Bài 36: Tốc độ phản ứng hóa học (tiết 1)

4. Củng cố kiến thức. (2 phút)

Nhắc lại khái niệm tốc độ phản ứng và sự ảnh hưởng của nồng độ và áp suất đến tốc

độ phản ứng.

Bài tập: Trong những trường hợp dưới đây, yếu tố nào ảnh hưởng đến tốc độ phản

ứng :

(1) Tốc độ cháy của lưu huỳnh tăng lên khi đưa lưu huỳnh đang cháy trong không khí vào bình chứa khí oxi nguyên chất

Đáp án : Tăng nồng độ Oxi

(2) Trong công nghiệp người ta giảm thể tích khí N2 và thêm khí H2 để làm tăng tốc độ tạo thành NH3

Đáp án : Tăng áp suất chung ,Tăng nồng độ H2

 

docx5 trang | Chia sẻ: vudan20 | Lượt xem: 670 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hóa học 10 - Tiết 61 - Bài 36: Tốc độ phản ứng hóa học (tiết 1), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GIÁO ÁN GIẢNG DẠY Trường: THPT Yên Lập Họ và tên GSTT: Đinh Duy Tùng Lớp: 10B ,10C . Môn: Hóa học Mã số SV: 135D240041 Tiết thứ: Ngày: Họ và tên GVHD: Nguyễn Thị Thu Nga CHƯƠNG 7 : TỐC ĐỘ PHẢN ỨNG VÀ CÂN BẰNG HÓA HỌC Tiết 61 Bài 36 TỐC ĐỘ PHẢN ỨNG HÓA HỌC (T1) I. MỤC TIÊU: 1. Về kiến thức HS biết : Định nghĩa tốc độ phản ứng hóa học. Định nghĩa tốc độ trung bình ,biểu thức tính tốc độ trung bình. HS hiểu : Các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng : nồng độ và áp suất và giải thích tại sao lại có sự ảnh hưởng như vậy. 2.Về kĩ năng Quan sát thí nghiệm cụ thể ,hiện tượng thực tế về tốc độ của phản ứng hóa học từ đó rút ra nhận xét. Giải quyết được một số bài tập định tính về xác định tốc độ trung bình của phản ứng hóa học. Vận dụng được các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng để làm tăng hoặc giảm tốc độ của 1 số phản ứng trong thực tế đời sống và sản xuất theo hướng có lợi II. PHƯƠNG PHÁP KỸ THUẬT DẠY HỌC VÀ CHUẨN BỊ Phương pháp ,kĩ thuật dạy học Phương pháp vấn đáp Phương pháp hoạt động nhóm Phương pháp trực quan Phương pháp nêu và giải quyết vấn đề Chuẩn bị GV : - Hệ thống câu hỏi và bài tập - Dụng cụ hóa chất liên quan đến bài học ,hoặc các video thí nghiệm về tốc độ phản ứng và sự ảnh hưởng của nồng độ đến tốc độ phản ứng. - Hình ảnh 1 số ứng dụng của sự ảnh hưởng của áp suất đến tốc độ phản ứng. - Phiếu học tập HS : Kiến thức III. TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG Ổn định lớp ( 1 phút ) : Kiểm tra sĩ số. Lớp Thứ Tiết học Ngày dạy Sĩ số Học sinh vắng 10B 10C Kiểm tra bài cũ : Tiết trước kiểm tra 1 tiết nên không kiểm tra bài cũ Bài mới : Hoạt Động Của GV và HS Nội Dung Hoạt động 1 : ( 15 phút ) GV chuyển giao nhiệm vụ học tập GV: Hãy quan sát thí nghiệm ,nhận xét hiện tượng ,so sánh hiện tượng và cho biết phản ứng nào xảy ra nhanh hơn ? HS thực hiện nhiệm vụ học tập HS nghiên cứu sách giáo khoa và kiến thức đã học để hoàn thành các phương trình phản ứng. Nhận xét hiện tượng xảy ra ở 2 thí nghiệm. HS báo cáo kết quả và thảo luận HS báo cáo sản phẩm ,kết quả thực hiện. GV khuyến khích HS trao đổi và xử lý những tình huống mới. GV đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ Phản ứng (1) : xảy ra nhanh hơn và xuất hiện ngay kết tủa trắng của BaSO4 Phản ứng (2) : Sau một khoảng thời gian mới thấy xuất hiện màu trắng đục của S Khi phản ứng hóa học xảy ra chất tham gia phản ứng giảm nồng độ ,chất sản phẩm tăng dần nồng độ. Dựa vào sự tăng ,giảm nồng độ của chất trong phản ứng để đưa ra khái niệm tốc độ phản ứng GV đưa ra công thức tính tốc độ trung bình dựa vào khái niệm tốc độ phản ứng GV yêu cầu HS lên bảng làm bài tập VD Hoạt động 2 : ( 10 phút ) GV thực hiện thí nghiệm GV yêu cầu HS quan sát xem trường hợp nào dung dịch trong cốc chuyển từ trong suốt sang trắng đục nhanh hơn? GV thực hiện thí nghiệm GV yêu cầu HS quan sát xem trường hợp nào ống nghiệm sủi bọt khí nhiều và mãnh liệt hơn? GV giải thích thêm cho HS Hoạt động 3 : ( 10 phút ) GV yêu cầu HS nhận xét sự thay đổi áp suất và tốc độ phản ứng => rút ra sự ảnh hưởng của áp suất đến tốc độ phản ứng GV giải thích thêm cho HS Đưa 1 số hình ảnh ứng dụng của ảnh hưởng bởi áp suất đến tốc độ phản ứng I. Khái niệm về tốc độ phản ứng hóa học. 1. Thí nghiệm : Nhỏ dung dịch H2SO4 0,1M vào đồng thời 2 cốc chứa lần lượt dung dịch BaCl2 0,1M (1) và Na2S2O3 0,1M (2) (1) BaCl2 + H2SO4 BaSO4 + HCl (2) Na2S2O3 + H2SO4 S + SO2 + H2O + Na2SO4 2. Khái niệm Tốc độ phản ứng là độ thiên nồng độ của một trong các chất phản ứng hoặc sản phẩm trong một đơn vị thời gian. 3. Công thức tính tốc độ trung bình C C2 - C1 V = = t t2 – t1 VD : Cho phản ứng Br2 + HCOOH 2HBr + CO2 Lúc đầu nồng độ Br2 là 0,01M tại thời điểm 25s Tại thời điểm 50s thì nồng độ Br2 là 0,02M Xác định tốc độ trung bình của phản ứng trên? Lời giải 0,02 – 0,01 V = = 4.10-4(mol/l.s) 50 – 25 II. Các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng 1. Ảnh hưởng của nồng độ Thí nghiệm 1 Chuẩn bị 2 cốc - Cốc (1) 25ml Na2S2O3 0,1M - Cốc (2) 10ml Na2S2O3 0,1M + 15ml H2O => nồng độ mới của Na2S2O3 là 0,04M Rót đồng thời 10ml H2SO4 vào cả 2 cốc. Thí nghiệm 2 - Ống nghiệm (1) 20ml H2SO4 0,1M - Ống nghiệm (2) 10ml H2SO4 0,1M + 10ml H2O => nồng độ mới của H2SO4 là 0.02M Thả đồng thời 2 viên Zn bằng nhau vào 2 ống nghiệm. Kết luận : Khi tăng nồng độ chất phản ứng thì tốc độ phản ứng tăng. V~C Tốc độ phản ứng tỉ lệ thuận với nồng độ Giải thích : Khi nồng độ tăng => số nguyên tử của nguyên tố tăng => tần số va chạm giữa các nguyên tử tăng => tốc độ phản ứng tăng 2. Ảnh hưởng của áp suất Xét phản ứng thực hiện trong bình kín 2HI(k) H2(k) + I2(k) - Ở áp suất của HI là 1 atm thì V = 1,22.10-8 mol/(l.s) - Ở áp suất của HI là 2 atm thì V = 4,88.10-8 mol/(l.s) Kết luận : Khi tăng áp suất thì nồng độ sẽ tăng nên tốc độ phản ứng tăng. V~P Tốc độ phản ứng tỉ lệ thuận với áp suất Giải thích : Khi áp suất tăng => thể tích khí bị giảm => nồng độ tăng => tần số va chạm giữa các nguyên tử tăng => tốc độ phản ứng tăng. 4. Củng cố kiến thức. (2 phút) Nhắc lại khái niệm tốc độ phản ứng và sự ảnh hưởng của nồng độ và áp suất đến tốc độ phản ứng. Bài tập: Trong những trường hợp dưới đây, yếu tố nào ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng : Tốc độ cháy của lưu huỳnh tăng lên khi đưa lưu huỳnh đang cháy trong không khí vào bình chứa khí oxi nguyên chất Đáp án : Tăng nồng độ Oxi (2) Trong công nghiệp người ta giảm thể tích khí N2 và thêm khí H2 để làm tăng tốc độ tạo thành NH3 Đáp án : Tăng áp suất chung ,Tăng nồng độ H2 5. Dặn dò (1 phút) Bài tập về nhà (SGK) Xem trước bài mới. Giáo viên hướng dẫn Ngày soạn: Nguyễn Thị Thu Nga Ngày duyệt: Người soạn: Đinh Duy Tùng Chữ ký

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxBai 36 Toc do phan ung hoa hoc_12327821.docx
Tài liệu liên quan