Giáo án Hóa học 10 - Tốc độ phản ứng hóa học (tiết 2)

Nhỏ đồng thời vào 2 ống 2ml dd H2SO4 0,1M, lắc nhẹ.

GV: Yêu cầu học sinh quan sát thí nghiệm và cho biết:

 - Ống nghiệm nào xuất hiện kết tủa trước ?

 - Nhiệt độ phản ứng trong ống nghiệm nào cao hơn?

 - Từ đây có thể kết luận được gì về ảnh hưởng của nhiệt độ đến tốc độ phản ứng?

 

docx6 trang | Chia sẻ: vudan20 | Lượt xem: 670 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hóa học 10 - Tốc độ phản ứng hóa học (tiết 2), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GIÁO ÁN GIẢNG DẠY Trường: Họ và tên GSh: Lớp: Mã số SV: Môn: Ngành học: Tiết thứ: Họ và tên GVHD: Ngày 23 tháng 3 năm 2018 TÊN BÀI DẠY: TỐC ĐỘ PHẢN ỨNG HÓA HỌC (tiết 2) I . MỤC TIÊU DẠY HỌC 1. Kiến thức - Học sinh biết: ý nghĩa thực tiễn của tốc độ phản ứng - Học sinh hiểu: các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng: nhiệt độ, diện tích tiếp xúc, chất xúc tác. - Học sinh vận dụng: + Giải thích một số hiện tượng thực tế. + Làm một số bài tập vận dụng. 2. Kỹ năng - Sử dụng các yếu tố tăng tốc độ phản ứng để giải một số bài tập vận dụng và giải quyết những vấn đề thực tiễn. 3. Thái độ - Học sinh có thái độ nghiêm túc, tích cực học tập, yêu thích môn học. 4. Phát triển năng lực cho học sinh - Năng lực tư duy hóa học. - Năng lực quan sát. - Năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học. - Năng lực hợp tác - Năng lực thực hành -Năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào thực tiễn. II. PHƯƠNG PHÁP VÀ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC 1. Phương pháp dạy học - Thuyết trình. - Đàm thoại. - Sử dụng phương tiện trực quan. - Thảo luận nhóm 2. Phương tiện dạy học - Bảng, phấn viết. - Sách giáo khoa lớp 10 cơ bản. - Bảng phụ ghi bài tập. - Dụng cụ và hóa chất làm thí nghiệm. Dụng cụ Hóa chất Ống nghiệm Đèn cồn Dung dịch Na2S2O3 0,1M Dung dịch H2SO4 0,1M Bột sắt Đinh sắt Dung dịch H2O2 Bột MnO2 III. NỘI DUNG VÀ TIẾN TRÌNH LÊN LỚP 1. Kiểm tra bài cũ (5ph) Câu 1: Lấy ví dụ thực tế về nồng độ ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng? Câu 2: Khi bắt đầu phản ứng, nồng độ một chất là 0,025 mol/l. Sau 10 giây xảy ra phản ứng, nồng độ của chất đó là 0,020 mol/l. Tính tốc độ phản ứng của chất đó? 2. Giới thiệu bài mới (2ph): Ở tiết trước các em đã được tìm hiểu khái niệm về tốc độ phản ứng hóa học và sự ảnh hưởng của nồng độ, áp suất đến tốc độ phản ứng. Vậy còn có yếu tố nào ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng nữa hay không hôm nay chúng ta tiếp tục tìm hiểu tiết 2 của bài tốc độ phản ứng hóa học. 3. Dạy bài mới Nội dung lưu bảng Thời gian Hoạt động của thầy/ cô Hoạt động của trò 3 - Ảnh hưởng của nhiệt độ Khi tăng nhiệt độ, tốc độ phản ứng tăng. 4 - Ảnh hưởng của diện tích bề mặt Khi tăng diện tích bề mặt chất phản ứng, tốc độ phản ứng tăng. 5 - Chất xúc tác * Phương trình phân hủy H2O2 2H2O2 → 2H2O + O2 * Kết luận Chất xúc tác làm tăng tốc độ phản ứng, nhưng còn lại sau phản ứng. Ngoài ra môi trường xảy ra phản ứng, tốc độ khuấy trộn, tác dụng của các tia bức xạcũng ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng. III. Ý NGHĨA THỰC TIỄN CỦA TỐC ĐỘ PHẢN ỨNG Các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng được vận dụng nhiều trong đời sống và sản xuất. Ví dụ: - Nhiệt độ ngọn lửa axetilen cháy trong O2 cao hơn cháy trong không khí. - Nấu thực phẩm trong nồi áp suất nhanh chín hơn ở áp suất thường. - Đốt than, củi kích thước nhỏ sẽ cháy nhanh. 8ph 8ph 8ph 7ph Hoạt động 1: Nhiệt độ ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng GV làm thí nghiệm: + Ống 1: 2 ml dd Na2S2O3 0,1M đun nóng + Ống 2: 2 ml dd Na2S2O3 0,1M Nhỏ đồng thời vào 2 ống 2ml dd H2SO4 0,1M, lắc nhẹ. GV: Yêu cầu học sinh quan sát thí nghiệm và cho biết: - Ống nghiệm nào xuất hiện kết tủa trước ? - Nhiệt độ phản ứng trong ống nghiệm nào cao hơn? - Từ đây có thể kết luận được gì về ảnh hưởng của nhiệt độ đến tốc độ phản ứng? GV: Vì sao nhiệt độ lại ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng? GV giải thích: Khi tăng nhiệt độ, đồng nghĩa với việc ta cung cấp cho hệ một năng lượng khiến cho tốc độ chuyển động của các phân tử tăng, các phân tử chuyển động hỗn loạn hơn. Khi đó tần số va chạm của các phân tử tăng lên, sự va chạm có hiệu quả tăng nên tốc độ phản ứng tăng. GV: Sắt để lâu trong không khí ở nhiệt độ thường phản ứng với oxi không khí chậm hơn so với đốt cháy sắt trong oxi. GV: Hãy lấy ví dụ minh họa trong thực tế về ảnh hưởng của nhiệt độ đến tốc độ phản ứng hóa học? Hoạt động 2: Diện tích tiếp xúc ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng GV hướng dẫn học làm thí nghiệm: Cho vào mỗi ống nghiệm 2 ml dd H2SO4 0,1M. + Ống 1: Đinh sắt. + Ống 2: Bột sắt. GV: Yêu cầu HS quan sát và chỏ biết - Hiện tưởng xảy ra ở 2 ống nghiệm? - Viết phương trình phản ứng xảy ra? - Nhận xét lượng khí H2 sinh ra ở hai ống nghiệm? - Kết luận về sự ảnh hưởng của diện tích bề mặt đến tốc độ phản ứng? GV giải thích: Chất rắn có kích thước hạt nhỏ thì tổng diện tích bề mặt tiếp xúc với chất phản ứng sẽ lớn hơn so với chất rắn có kích thước hạt lớn hơn, nên phản ứng xảy ra nhanh hơn. GV: Hãy lấy ví dụ minh họa trong thực tế về ảnh hưởng của diện tích tiếp xúc đến tốc độ phản ứng hóa học? (Người ta thường đập vụn quặng trước khi đốt quặng trong các lò nấu quặng.) Hoạt động 3: Chất xúc tác ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng GV: Làm thí nghiệm: + Ống 1: 2 ml dd H2O2 + Ống 2: 2 ml dd H2O2 + một ít bột MnO2 GV: Yêu cầu HS quan sát và trả lời câu hỏi - Ống nghiệm nào bọt khí thoát ra mạnh hơn? -Vai trò của MnO2 trong phản ứng này là gì? - MnO2 có bị mất đi sau phản ứng hay không? GV: Chất xúc tác là gì? Và ảnh hưởng như thế nào đến tốc độ phản ứng? GV: Ngoài các yếu tố trên, còn có yếu tố nào ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng? Hoạt động 4: Ý nghĩa thực tiễn của tốc độ phản ứng GV: Yêu cầu HS tham khảo thông tin SGK GV: Tổ chức cho HS thảo luận nhóm và cho biết người ta đã sử dụng yếu tố nào để tăng tốc độ phản ứng. - Tại sao trời nắng nóng thức ăn dễ thiu hơn so với khi nhiệt độ mát mẻ? Vậy cách bảo quản thực phẩm là như thế nào? - Tại sao khi ủ rượu người ta phải cho men? - Tại sao viên than tổ ong lại có nhiều lỗ? - Tại sao khí nhóm bếp than ban đầu người ta phải quạt? HS quan sát thí nghiệm - Ống nghiệm 1 xuất hiện kết tủa trước - Nhiệt độ ống 1 cao hơn. - Khi tăng nhiệt độ, tốc độ phản ứng tăng. HS: Vì khi đun nóng sẽ cung cấp năng lượng cho phản ứng xảy ra nhanh hơn. HS: Nấu thức ăn trong nồi áp suất nhanh chín hơn. Hai HS lên làm thí nghiệm - Hiện tượng: sủi bọt khí - Fe + H2SO4 " FeSO4 + H2 # - Khí ở ống 2 thoát ra nhanh hơn ống 1 - Khi tăng diện tích bề mặt chất phản ứng, tốc độ phản ứng tăng. HS: Các chất đốt rắn như than, củi có kích thước nhỏ sẽ cháy nhanh hơn. - Ống 2 bọt khí thoát ra mạnh hơn. - Giúp bọt khí thoát ra mạnh hơn. - MnO2 không bị mất sau phản ứng. HS: Chất xúc tác làm tăng tốc độ phản ứng, nhưng còn lại sau phản ứng. HS: Các yếu khác ảnh hưởng: môi trường, tốc độ khuấy trộn, tác dụng các tia bức xạ,... - Nhiệt độ cao làm tăng khả năng phân hủy thức ăn. Ta nên bảo quản nơi thoáng mát hoặc tủ lạnh. - Men là chất xúc tác sinh học giúp quá trình lên men rượu xảy ra nhanh hơn. - Tăng khả năng tiếp xúc với oxi không khí. - Tăng nồng độ oxi để than cháy nhanh hơn 4. Củng cố kiến thức (5ph) - Tóm tắt nội dung bài học. - Bài tập củng cố Trong mỗi cặp phản ứng sau, phản ứng nào có tốc độ nhanh hơn? Tại sao? a) Mg + dd HCl 0,1M và Mg + dd HCl 0,05M ở cùng nhiệt độ. b) Zn + dd NaOH 1M ở 250C và Zn + dd NaOH 1M ở 400C. c) Fe + 100ml dung dịch H2SO4 1M và Fe + 200ml dung dịch H2SO4 1M. 5. Dặn dò (2ph) - Học và làm bài tập SGK. - Chuẩn bị bài học tiếp theo Bài 38: Cân bằng hóa học. GV hướng dẫn Ngày soạn: 17/3/2018 Ngày duyệt: Người soạn Chữ ký

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxBai 36 Toc do phan ung hoa hoc_12312286.docx
Tài liệu liên quan