Ankan không phân nhánh:
Tên ankan = tên C mạch chính + an
Met, et, prop, but, pent, hex, hept, oct, non, dec,
Khi lấy 1 nguyên tử H từ CTPT của ankan thì được nhóm ankyl
CTTQ nhóm ankyl: CnH2n+1
Tên gốc ankyl: đổi đuôi an thành yl
b. Ankan phân nhánh: gọi theo kiểu tên thay thế.
6 trang |
Chia sẻ: vudan20 | Lượt xem: 613 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hóa học 11 - Tiết 37 - Bài 25: Ankan, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường THPT Nguyễn Thượng Hiền
Người soạn: Phan Thị Thùy Lênh Ngày soạn: 10/01/2018
Giáo viên hướng dẫn: Phạm Thị Hồng Liên Ngày dạy: 12/01/2018
Môn học: HÓA HỌC 11
CHƯƠNG 5: HIDROCACBON NO
Tiết 37- Bài 25 ANKAN
1. Chuẩn kiến thức, kĩ năng, năng lực.
1.1. Kiến thức:
Sau khi học, HS phải:
Biết:
Công thức chung của dãy đồng đẳng của ankan, CTCT, gọi tên của một số ankan đơn giản.
Tính chất hóa học của ankan và phản ứng đặc trưng là phản ứng thế.
Tầm quan trọng của hiđrocacbon no trong công nghiệp và trong đời sống.
Tính chất vật lý của các ankan.
Hiểu:
Cách viết đồng phân mạch cacbon.
Vì sao ankan khá trơ về mặt hóa học, do đó hiểu được vì sao phản ứng đặc trưng là phản ứng thế.
Vận dụng bậc thấp:
Viết được các đồng phân cấu tạo.
Giải thích các hiện tượng thực tế trong đời sống hằng ngày.
Vận dụng bậc cao:
Vận dụng kiến thức vào giải quyết các vấn đề nảy sinh trong thực tiễn.
Vì sao các hiđrocacbon no lại được dùng làm nguyên liệu và nhiên liệu cho công nghiệp hóa chất, từ đó thấy được tầm quan trọng của hiđrocacbon no.
1.2. Kỹ năng:
Lập dãy đồng đẳng, viết các đồng phân, đọc tên.
Viết và xác định được sản phẩm chính của phản ứng thế.
Gọi được tên các ankan cũng như các sản phẩm tạo ra trong phản ứng đó.
1.3. Thái độ, hành vi:
Học tập nghiêm túc, tự giác.
Kiên nhẫn trong tư duy.
- Tin tưởng vào tri thức khoa học, có niềm say mê, hứng thú bộ môn.
- Học sinh chủ động tư duy, sáng tạo để giải bài tập.
1.4. Phát triển năng lực:
Năng lực cốt lõi:
Năng lực tự học.
Năng lực giải quyết vấn đề.
Năng lực ngôn ngữ và giao tiếp.
Năng lực hợp tác.
Năng lực chuyên biệt:
- Năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học và chữ viết hóa học.
- Năng lực giải quyết vấn đề thông qua môn hóa học.
- Năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào cuộc sống.
2. Phương pháp và hình thức tổ chức hoạt động dạy học
2.1. Ổn định
2.2. Kiểm tra bài cũ: viết CTCT có thể có của C4H10
2.3. Bài mới
Hoạt động của cô
Hoạt động của trò
Nội dung ghi bảng
GV: Hỏi lại khái niệm hiđrocacbon, hiđrocacbon no.
HS: Lắng nghe và phát biểu khái niệm: hiđrocacbon là hợp chất của C và H. Hiđrocacbon no là hiđrocacbon mà trong phân tử chỉ chứa liên kết đơn.
Hoạt động 1: Dãy đồng đẳng ankan
GV: Yêu cầu HS nhắc lại khái niệm đồng đẳng
GV: Nhận xét và kết luận.
GV: HS cho biết công thức tổng quát của dãy đồng đẳng
GV: Chỉ số n có giá trị như thế nào?
HS: Trả lời CnH2n+2
HS: Trả lời n ³ 1
I. Đồng đẳng – đồng phân – danh pháp
1. Dãy đồng đẳng ankan
CTPT: CH4, C2H6, C3H8, C4H10, C5H12,
CTTQ: CnH2n+2 (n ³ 1)
Đặc điểm cấu tạo: liên kết đơn, mạch hở
Hoạt động 2: Đồng phân
GV: HS nhắc lại khái niệm đồng phân
GV: Yêu cầu HS viết 3 CTCT cho 3 chất đầu của dãy đồng đẳng? Mỗi chất có mấy CTCT, rút ra nhận xét
GV: Yêu cầu HS viết CTCT của
C4H10
GV: Cho HS xem mô hình phân tử metan, etan, butan.
HS: Những hợp chất khác nhau nhưng có cùng công thức phân tử được gọi là các đồng phân của nhau.
HS: Nhận xét về các công thức đã viết
HS: Viết CTCT của
C4H10
HS: Quan sát mô hình
2. Đồng phân
Ví dụ: C5H12
CH3 – CH2 - CH2 - CH2 – CH3
CH3 – CH - CH2 – CH3
CH3
CH3
CH3 – C - CH2
CH3
Từ C4 trở đi mới có hiện tượng đồng phân.
Hoạt động 3: Danh pháp
GV: Giới thiệu bảng 5.1 về tên gọi của ankan và gốc ankyl. Vậy tên của các đồng phân thì gọi như thế nào?
GV: Cho hs thảo luận nhóm tên các ankan sau
CH3 – CH – CH3
CH3
CH3–CH – CH2 – CH3
CH3
GV: Đưa ra khái niệm bậc của nguyên tử C trong phân tử hidrocacbon no được tính bằng số liên kết của nó với các nguyên tử cacbon khác.
GV: Cho học sinh xác định bậc C trong bài tập trên.
HS: Quan sát và nhận xét về tên và gốc ankyl
HS: Giải các bài tập GV đưa ra.
HS: Xác định bậc của các nguyên tử C trong bài vừa làm.
3. Danh pháp
a. Ankan không phân nhánh:
Tên ankan = tên C mạch chính + an
Met, et, prop, but, pent, hex, hept, oct, non, dec,
Khi lấy 1 nguyên tử H từ CTPT của ankan thì được nhóm ankyl
CTTQ nhóm ankyl: CnH2n+1
Tên gốc ankyl: đổi đuôi an thành yl
b. Ankan phân nhánh: gọi theo kiểu tên thay thế.
Số chỉ vị trí nhánh + tên nhánh + tên mạch chính + an
Ví dụ: CH3 – CH - CH2 – CH3
CH3
2 – metyl butan ( isopentan)
CH3
CH3 – C - CH2
CH3
2,2 – đimetyl propan
( neopentan)
Hoạt động 4: Tính chất vật lý
GV: Yêu cầu hs nghiên cứu sgk để rút ra quy luật biến đổi về nhiệt độ sôi, nhiệt độ nóng chảy, khối lượng riêng của các ankan.
GV: Nhận xét.
HS: nghiên cứu sgk và phát biểu quy luật
HS: ghi nhớ và đặt câu hỏi thêm (nếu có)
II. Tính chất vật lý
Trạng thái
C1 ® C4: khí
C5 ® C18: lỏng
C19 trở đi: rắn
Nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi, khối lượng riêng tăng theo chiều tăng của phân tử khối.
Tính tan: nhẹ hơn nước, không tan trong nước, tan nhiều trong dung môi hữu cơ.
3. Củng cố
4. Dặn dò:
Về nhà đọc tên các chất sau:
a. CH3-CH(CH3)-CH2-CH3 2-metylbutan (isopentan)
b. CH3-CH2-CH(CH3)-CH2-CH3 3-metylpentan
c. CH3 – CH2 - CH - CH2 – CH3 3-etyl-2-metylpentan
CH - CH3
CH3
5. RÚT KINH NGHIỆM, BỔ SUNG:
6. NHẬN XÉT CỦA GV HƯỚNG DẪN:
Giáo viên hướng dẫn
Phạm Thị Hồng Liên
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Bai 25 Ankan_12345438.docx