I- MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1- Kiến thức:
* Hiểu: Nhôm là kim loại có tính khử mạnh. Nhôm khử được nhiều phi kim; ion H+ trong axit; một số oxit kim loại; H2O trong nước và nước trong dd Bazơ
* Biết: Vị trí; cấu tạo; tính chất vật lí; ứng dụng của nhôm; sản xuất nhôm.
2- Kĩ năng:
* Biết tìm hiểu đơn chất nhôm theo trình tự:
Vị trí, cấu tạo Dự đóan tính chất Kiểm tra dự đóan Kết luận.
• Viết các PTPƯ thể hiện tính khử mạnh của Nhôm
• Biết thiết lập mối quan hệ giữa tính chất và ứng dụng của Nhôm
• Viết được PTHH của phản ứng điều chế Nhôm bằng phương pháp điện phân Al2O3 nóng chảy.
II- CHUẨN BỊ:
+ Bộ dụng cụ thí ngiệm cho HS: gồm ống nghiệm đựng sẵn các dung dịch HgCl2; HCl; HNO3; H2O; dd NaOH.; Nhôm vụn; que nhôm.
+ Giáo án điện tử bài dạy Nhôm; trong đó có mô tả thí nghiệm Al + Br2; sơ đồ thùng điện phân sản xuất Nhôm trong công nghiệp.
+ Bảng Hệ thống tuần hòan các Nguyên tố hóa học.
Trường THPT Nguyễn Thị Minh Khai
Tổ Hóa học GIÁO ÁN THAO GIẢNG:
GV: Trần Thị Thu Thủy NHÔM
I- MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1- Kiến thức:
* Hiểu: Nhôm là kim loại có tính khử mạnh. Nhôm khử được nhiều phi kim; ion H+ trong axit; một số oxit kim loại; H2O trong nước và nước trong dd Bazơ
* Biết: Vị trí; cấu tạo; tính chất vật lí; ứng dụng của nhôm; sản xuất nhôm.
2- Kĩ năng:
* Biết tìm hiểu đơn chất nhôm theo trình tự:
Vị trí, cấu tạo à Dự đóan tính chất à Kiểm tra dự đóan à Kết luận.
Viết các PTPƯ thể hiện tính khử mạnh của Nhôm
Biết thiết lập mối quan hệ giữa tính chất và ứng dụng của Nhôm
Viết được PTHH của phản ứng điều chế Nhôm bằng phương pháp điện phân Al2O3 nóng chảy.
II- CHUẨN BỊ:
+ Bộ dụng cụ thí ngiệm cho HS: gồm ống nghiệm đựng sẵn các dung dịch HgCl2; HCl; HNO3; H2O; dd NaOH.; Nhôm vụn; que nhôm.
+ Giáo án điện tử bài dạy Nhôm; trong đó có mô tả thí nghiệm Al + Br2; sơ đồ thùng điện phân sản xuất Nhôm trong công nghiệp.
+ Bảng Hệ thống tuần hòan các Nguyên tố hóa học.
III- TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
Hoạt động 1: ( 5 phút)
GV yêu cầu HS dùng bảng hệ thống tuần hòan; kết hợp quan sát kí hiệu nguyên tử Al để trả lời
+ Vị trí của Al;
+ Cấu hình electron Al
+ Nhận xét về số electron lớp ngòai cùng
+ Cáu tạo mạng tinh thể của Al
Hoạt động 2: ( 3 phút)
Học sinh đọc các thông tin trong SGK kết hợp với các hiểu biết vế các đồ vật bằng nhôm trong thực tế rút ra nhận xét về tính chất vật lí của nhôm
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
I- VỊ TRÍ VÀ CẤU TẠO:
1- Vị trí:
Ô: 13
Al Chu kì: 3
Nhóm III A
Cấu hình electron: 1s2 2s2 2p6 3s2 3p1
2- Cấu tạo:
a/ Nguyên tử: có 3 e ở lớp ngòai cùng.
b/ Đơn chất: Mạng tinh thể lập phương tâm diện
II- TÍNH CHẤT VẬT LÍ:
+ Màu trắng bạc; mềm; dễ kéo sợi; dễ dát mỏng
+ Nhẹ; d= 2,7 g/cm3 ; nhiệt đô nóng chảy 6600 C
+ Dẫn điện và nhiệt tốt.
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
Hoạt động 3: ( 25 phút)
GV yêu cầu HS dự đoán khả năng phản ứng của nhôm dựa trên cấu hình e; năng lượng ion nóa; thế điện cực chuẩn ; so sánh tính khử của Al với Na; Mg là 2 kim loại cùng chu kì với nhôm
Kiểm tra những dự đóan bằng cách cho HS làm những thí nghiệm theo nhóm; HS tự phân công trong nhóm HS làm thí nghiệm; HS khác cùng quan sát và viết PTPƯ ; nhận xét về vai trò oxi hóa; khử của các chất trong phản ứng.
Có thể yêu cầu HS nhắc lại khả năng tác dụng với nước của các kim loại kiềm và kiềm thổ đã học.
Yêu cầu HS xác định chất oxi hóa; chất khử của phản ứng.
Hoạt động 4 ( 5 phút)
HS chuẩn bị sẵn ở nhà trên Power point theo nhóm và các em tự trình bày phần này.
III- TINH CHẤT HÓA HỌC:
Nhận xét: Al có tính khử mạnh
Al à Al3+ + 3 e
+ Trong các hợp chất ; Al có hóa trị 3
+ Tính khử của Al < Mg < Na.
1/ Tác dụng với phi kim:
4 Al + 3 O2 à 2 Al2O3.
2 Al + 3 Br2 à 2 AlBr3.
2/ Tác dụng với Axit:
a/ Với HCl; H2SO4 loãng:
2 Al + 6HCl à 2AlCl3 + 3 H2.
2 Al + 3 H2SO4 à Al2(SO4)3 + 3 H2
2 Al + 6H+ à 2Al3+ + 3H2.
b/ Với HNO3; H2SO4đđ:
Al không phản ứng với HNO3; H2SO4đđ ; nguội
Al + 4 HNO3 à Al(NO3)3 + NO + 2H2O
Al + 4 H+ + NO3- à Al3+ + NO + 2 H2O
3/ Tác dụng với nước:
2 Al + 6 H2O à 2 Al(OH)3↓ + 3 H2
Al(OH)3 không tan; phản ứng hóa học ngừng lại
4/ Tác dụng với dung dịch Bazơ:
2 Al + 3 H2O à 2 Al(OH)3↓ + 3 H2
Al(OH)3 + NaOH à Na[Al(OH)4]
2Al + 2 NaOH + 6 H2O à 2Na[Al(OH)4] + 3 H2.
5/ Tác dụng với oxit kim loại:
2 Al + Fe2O3 à Al2O3 + 2 Fe.
IV- ỨNG DỤNG CỦA NHÔM:
HS tự soạn SGK những ứng dụng liên quan đến tính chất vật lí và tính chất hóa học của nhôm
Cũng cố bài: (7 phút)
Bài 1: GV yêu cầu HS nhắc lại tính chất hóa học của Nhôm
Bài 2: Bằng phương pháp hóa học; phân biệt 4 kim loại Na; Ca; Nhôm; sắt bằng tối đa 2 thuốc thử
Bài 3:Học sinh trả lời một số câu hỏi trắc nghiệm.
Chuẩn bị ở nhà: Học kĩ bài và làm các bài tập trong sách Bài tập Minh Khai.