Giáo án Hóa học 12 - Tiết 01: Ôn tập đầu năm

* Hoạt động 1: Chương 1 - SỰ ĐIỆN LI

GV: Yêu cầu HS nhắc lại một số nội dung:

- Định nghĩa quá trình điện li, chất điện li và phân loại các chất điện li, cho VD.

- Nêu định nghĩa axit, bazơ, muối, hiđroxit lưỡng tính theo Areniut, cho VD.

- Cách tính pH của dung dịch, xác định môi trường dung dịch theo nồng độ ion H+ và theo pH.

- Nêu điều kiện xảy ra phản ứng trao đổi ion trong dung dịch, viết PT minh họa.

HS: thực hiện yêu cầu của GV.

GV: Tổng kết kiến thức chương 1 cho HS. Yêu cầu HS làm bài tập 1

HS: làm bài tập, GV nhận xét, ghi điểm

 

doc301 trang | Chia sẻ: vudan20 | Lượt xem: 664 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Hóa học 12 - Tiết 01: Ôn tập đầu năm, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n Zn bị ăn mòn điện hóa,Fe được bảo vệ. Bài 5: Toán hỗn hợp .HS tự giải mZn=2,6g Þ %Zn= 28,89% %Cu=71,11% Bài 6: Cu ® Cu(NO3)2 x x Ag ® AgNO3 y y Þ %Cu= 64% ; %Ag= 36% 4. Củng cố - dặn dò: GV: Giải đáp thắc mắc theo yêu cầu HS BTVN: Ôn tập toàn bộ nội dung trong học kì I _______________________________________________ Ngày soạn: / / 2016 Tiết 50: LUYỆN TẬP SỰ ĂN MÒN KIM LOẠI I. Mục tiêu bài dạy 1. Kiến thức: Củng cố kiến thức về bản chất của sự ăn mòn kim loại, các kiểu ăn mòn kim loại và chống ăn mòn. 2. Kĩ năng: Kĩ năng tính toán lượng kim loại điều chế theo các phương pháp hoặc các đại lượng có liên quan. 3. Thái độ: Nhận thức được tác hại nghiêm trọng của sự ăn mòn kim loại, nhất là nước ta ở vào vùng nhiệt đới gió mùa, nóng nhiều và độ ẩm cao. Từ đó, có ý thức và hành động cụ thể để bảo vệ kim loại, tuyên truyền và vận động mọi người cùng thực hiện nhiệm vụ này. 4. Định hướng hình thành các năng lực, phẩm chất Hình thành các năng lực Rèn luyện phẩm chất - Năng lực giải quyết vấn đề - Năng lực hợp tác - Năng lực làm việc độc lập - Năng lực tính toán hóa học - Năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học - Năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào cuộc sống - Trung thực, tự trọng, chí công vô tư - Tự lập, tự chủ, tự tin và có tinh thần vượt khó - Có trách nhiệm với bản thân, cộng đồng, nhân loại và môi trường tự nhiên - Thực hiện nghĩa vụ đạo đức tôn trọng, chấp hành kỷ luật và pháp luật. II. Hệ thống câu hỏi 1. Giải bài tập định tính và định lượng có liên quan III. Phương án đánh giá - Hình thức đánh giá: Sử dụng bài tập viết, câu hỏi vấn đáp - Công cụ đánh giá: Nhận xét, chấm điểm. IV. Đồ dùng dạy học - SGK hóa học 12 - Sách tham khảo V. Hoạt động dạy và học 1. Ổn định tổ chức: Ngày giảng Lớp Tổng số có mặt Tên học sinh nghỉ Có phép Không có phép 12B 12D 2. Kiểm tra bài cũ: (Trong quá trinh luyện tập). 3. Bài mới: Hoạt động của GV – HS Nội dung Hoạt động 1: GV: Yêu cầu hs nhắc lại: 1. Khái niệm sự ăn mòn kim loại? 2. Phân loại, khái niệm của từng loại ăn mòn kim loại? So sánh sự giống và khác nhau của các loại ăn mòn kim loại. 3. Cách chống ăn mòn kim loại HS vận dụng kiến thức về lí thuyết ăn mòn kim loại để chọn đáp án đúng. Hoạt động 2 Gv: Yêu cầu hs trả lời nhanh các câu hỏi trắc nghiệm: Bài 1: Sự ăn mòn kim loại không phải là A. sự khử kim loại B. sự oxi hoá kim loại C. sự phá huỷ kim loại hoặc hợp kim do tác dụng của các chất trong môi trường. D. sự biến đơn chất kim loại thành hợp chất. Bài 2: Đinh sắt bị ăn mòn nhanh nhất trong trường hợp nào sau đây ? A. Ngâm trong dung dịch HCl. B. Ngâm trong dung dịch HgSO4. C. Ngâm trong dung dịch H2SO4 loãng. D. Ngâm trong dung dịch H2SO4 loãng có nhỏ thêm vài giọt dung dịch CuSO4. GV: yêu cầu HS cho biết cơ chế của quá trình ăn mòn điện hoá ở đáp án D. Bài 3: Sắt tây là sắt tráng thiếc. Nếu lớp thiếc bị xước sâu tới lớp sắt thì kim loại bị ăn mòn trước là: A. thiếc B. sắt C. cả hai bị ăn mòn như nhau D. không kim loại bị ăn mòn Bài 4: Sau một ngày lao động, người ta phải làm vệ sinh bề mặt kim loại của các thiết bị máy móc, dụng cụ lao động. Việc làm này có mục đích chính là gì ? A. Để kim loại sáng bóng đẹp mắt. B. Để không gây ô nhiễm môi trường. C. Để không làm bẩn quần áo khi lao động. D. Để kim loại đỡ bị ăn mòn. Bài 5: Một số hoá chất được để trên ngăn tủ có khung làm bằng kim loại. Sau một thời gian, người ta thấy khung kim loại bị gỉ. Hoá chất nào sau đây có khả năng gây ra hiện tượng trên ? A. Etanol B. Dây nhôm C. Dầu hoả D. Axit clohiđric Bài 6: Sự phá huỷ kim loại hay hợp kim do kim loại tác dụng trực tiếp với các chất oxi hoá trong môi trường được gọi là A. sự khử kim loại. B. sự tác dụng của kim loại với nước. C. sự ăn mòn hoá học. D. sự ăn mòn điên hoá học. Hoạt động 3: GV: yêu cầu HS làm bài 2 SGK / T103 HS: Làm bài tập GV: Nhận xét, sửa sai và bổ sung cho HS I. KIẾN THỨC CẦN NHỚ (SGK) II. BÀI TẬP Bài 1: Đáp án A. sự khử kim loại Bài 2: Đáp án D. Ngâm trong dung dịch H2SO4 loãng có nhỏ thêm vài giọt dung dịch CuSO4. Bài 3: Đáp án B. Sắt Bài 4: Đáp án D. Để kim loại đỡ bị ăn mòn. Bài 5: Đáp án D. Axit clohiđric Bài 6: Đáp án C. sự ăn mòn hoá học. Bài tập 2 SGK / 103 PTHH Cu + 2AgNO3 → Cu(NO3)2 + 2Ag CKhử C.oxh dung dịch AgNO3 giảm 17% thì 17% là lượng Ag NO3 đã tham gia pư với Cu Khối lượng của vật sau phản ứng là: mvật= mCu ban đầu - mcu pư + mAg = 10,76 gam 4. Củng cố - Dặn dò: GV: Cho HS làm bài sau: 1. Có những cặp kim loại sau đây cùng tiếp xúc với dung dịch chất điện li: a) Al – Fe; b) Cu – Fe; c) Fe – Sn. Cho biết kim loại nào trong mỗi cặp bị ăn mòn điện hoá học. A. Cu, Al, Mg B. Cu, Al, MgO C. Cu, Al2O3, Mg D. Cu, Al2O3, MgOP 2. Vì sao khi nối một sợi dây điện bằng đồng với một sợi dây điện bằng nhôm thì chỗ nối trở nên mau kém tiếp xúc. BTVN: Ôn tập toàn bộ lý thuyết đã học. ________________________________________________ Ngày soạn: / / 2016 Tiết 51: LUYỆN TẬP SỰ ĂN MÒN KIM LOẠI (tiếp) I. Mục tiêu bài dạy 1. Kiến thức: Củng cố kiến thức về bản chất của sự ăn mòn kim loại, các kiểu ăn mòn kim loại và chống ăn mòn. 2. Kĩ năng: Kĩ năng tính toán lượng kim loại điều chế theo các phương pháp hoặc các đại lượng có liên quan. 3. Thái độ: Nhận thức được tác hại nghiêm trọng của sự ăn mòn kim loại, nhất là nước ta ở vào vùng nhiệt đới gió mùa, nóng nhiều và độ ẩm cao. Từ đó, có ý thức và hành động cụ thể để bảo vệ kim loại, tuyên truyền và vận động mọi người cùng thực hiện nhiệm vụ này. 4. Định hướng hình thành các năng lực, phẩm chất Hình thành các năng lực Rèn luyện phẩm chất - Năng lực giải quyết vấn đề - Năng lực hợp tác - Năng lực làm việc độc lập - Năng lực tính toán hóa học - Năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học - Năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào cuộc sống - Trung thực, tự trọng, chí công vô tư - Tự lập, tự chủ, tự tin và có tinh thần vượt khó - Có trách nhiệm với bản thân, cộng đồng, nhân loại và môi trường tự nhiên - Thực hiện nghĩa vụ đạo đức tôn trọng, chấp hành kỷ luật và pháp luật. II. Hệ thống câu hỏi 1. Giải bài tập định tính và định lượng có liên quan III. Phương án đánh giá - Hình thức đánh giá: Sử dụng bài tập viết, câu hỏi vấn đáp - Công cụ đánh giá: Nhận xét, chấm điểm. IV. Đồ dùng dạy học - SGK hóa học 12 - Sách tham khảo V. Hoạt động dạy và học 1. Ổn định tổ chức: Ngày giảng Lớp Tổng số có mặt Tên học sinh nghỉ Có phép Không có phép 12B 12D 2. Kiểm tra bài cũ: (Trong quá trình luyện tập). 3. Bài mới: * Hoạt động 1: Củng cố lý thuyết GV: yêu cầu HS nêu khái niệm, đặc điểm của từng loại ăn mòn kim loại? Cho VD minh họa? HS: Trả lời. Hoạt động 2: Bài tập GV: Yêu cầu HS làm bài tập trắc nghiệm sau: Câu 1: Một số hoá chất được để trên ngăn tủ có khung bằng kim loại. Sau 1 thời gian, người ta thấy khung kim loại bị gỉ. Hoá chất nào dưới đây có khả năng gây ra hiện tượng trên? A. Ancol etylic. B. Dây nhôm. C. Dầu hoả. D. Axit clohydric. Câu 2: Biết rằng ion Pb2+ trong dung dịch oxi hóa được Sn. Khi nhúng hai thanh kim loại Pb và Sn được nối với nhau bằng dây dẫn điện vào một dung dịch chất điện li thì A. cả Pb và Sn đều bị ăn mòn điện hoá. B. cả Pb và Sn đều không bị ăn mòn điện hoá. C. chỉ có Pb bị ăn mòn điện hoá. D. chỉ có Sn bị ăn mòn điện hoá. Câu 3: Cho các cặp kim loại nguyên chất tiếp xúc trực tiếp với nhau : Fe và Pb; Fe và Zn; Fe và Sn; Fe và Ni. Khi nhúng các cặp kim loại trên vào dung dịch axit, số cặp kim loại trong đó Fe bị phá hủy trước là A. 4 B. 1 C. 2 D. 3 Câu 4: Khi để lâu trong không khí ẩm một vật bằng sắt tây (sắt tráng thiếc) bị sây sát sâu tới lớp sắt bên trong, sẽ xảy ra quá trình: A. Sn bị ăn mòn điện hóa. B. Fe bị ăn mòn điện hóa. C. Fe bị ăn mòn hóa học. D. Sn bị ăn mòn hóa học. Câu 5: Để bảo vệ vỏ tàu biển làm bằng thép người ta thường gắn vào vỏ tàu (phần ngâm dưới nước) những tấm kim loại A. Cu. B. Zn. C. Sn. D. Pb. Câu 6: Có 4 dung dịch riêng biệt: a) HCl, b) CuCl2, c) FeCl3, d) HCl có lẫn CuCl2. Nhúng vào mỗi dung dịch một thanh Fe nguyên chất. Số trường hợp xuất hiện ăn mòn điện hoá là A. 0. B. 1. C. 2. D. 3. Câu 7: Cho các hợp kim sau: Cu-Fe (I); Zn-Fe (II); Fe-C (III); Sn-Fe (IV). Khi tiếp xúc với dung dịch chất điện li thì các hợp kim mà trong đó Fe đều bị ăn mòn trước là: A. I, II và III. B. I, II và IV. C. I, III và IV. D. II, III và IV. 4. Củng cố - Dặn dò: GV: Giải đáp thắc mắc theo yêu cầu HS Ôn tập lại kiến thức từ chương 1 để chuẩn bị thi học kì I _______________________________________________________ Ngày soạn: / 12/ 2016 Tiết 52: ÔN TẬP HỌC KÌ I I. Mục tiêu bài học 1. Kiến thức: Ôn tập, củng cố, hệ thống hoá kiến thức các chương Este – lipit; Cacbohiđrat. 2. Kĩ năng: - Phát triển kĩ năng dựa vào cấu tạo của chất để suy ra tính chất và ứng dụng của chất. - Rèn luyện kĩ năng giải bài tập định tính và định lượng liên quan đến chương I,II. 3. Thái độ: - Tích cực chủ động trong học tập - Tạo cho HS có hứng thú, say mê và yêu thích môn học 4. Định hướng hình thành các năng lực, phẩm chất Hình thành các năng lực Rèn luyện phẩm chất - Năng lực giải quyết vấn đề - Năng lực hợp tác - Năng lực làm việc độc lập - Năng lực tính toán hóa học - Năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học - Năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào cuộc sống - Trung thực, tự trọng, chí công vô tư - Tự lập, tự chủ, tự tin và có tinh thần vượt khó - Có trách nhiệm với bản thân, cộng đồng, nhân loại và môi trường tự nhiên - Thực hiện nghĩa vụ đạo đức tôn trọng, chấp hành kỷ luật và pháp luật. II. Hệ thống câu hỏi 1. Giải bài tập định tính và định lượng có liên quan III. Phương án đánh giá - Hình thức đánh giá: Sử dụng bài tập viết, câu hỏi vấn đáp - Công cụ đánh giá: Nhận xét, chấm điểm. IV. Đồ dùng dạy học - SGK hóa học 12 - Sách tham khảo V. Hoạt động dạy và học 1. Ổn định tổ chức: Ngày giảng Lớp Tổng số có mặt Tên học sinh nghỉ Có phép Không có phép 12B 12D 2. Kiểm tra bài cũ: Không kiểm tra. 3. Bài mới: *Hoạt động 1: I - Ôn tập lý thuyết về este – lipit; cacbohiđrat. GV: Cùng HS hoàn thành bảng tổng kết, nhớ lại kiến thức trọng tâm đã học Este - lipit Chất Este Lipit Khái niệm Khi thay thế nhóm OH ở nhóm cacboxyl của axit cacboxylic bằng nhóm OR thì được este. Công thức chung: RCOOR’ - Lipit là những hợp chất hữu cơ có trong tế bào sống, không hoà tan trong nước, tan nhiều trong dung môi hữu cơ không phân cực. Lipit là các este phức tạp. - Chất béo là trieste của glixerol với axit béo (axit béo là axit đơn chức có mạch cacbon dài, không phân nhánh). Tính chất hoá học v Phản ứng thuỷ phân, xt axit. v Phản ứng ở gốc hiđrocacbon không no: - Phản ứng cộng. - Phản ứng trùng hợp. v Phản ứng thuỷ phân v Phản ứng xà phòng hoá. Phản ứng cộng H2 của chất béo lỏng. Cacbohiđrat Chất Glucozơ Saccarozơ Tinh bột Xenlulozơ CTPT C6H12O6 C12H22O11 (C6H10O5)n (C6H10O5)n CTCT thu gọn CH2OH[CHOH]4CHO Glucozơ là (monoanđehit và poliancol) C6H11O5-O- C6H11O5 (saccarozơ là poliancol, không có nhóm CHO) [C6H7O2(OH)3]n Tính chất hoá học - Có phản ứng của chức anđehit (phản ứng tráng bạc) - Có phản ứng của chức poliancol (phản ứng với Cu(OH)2 cho hợp chất tan màu xanh lam. - Có phản ứng thuỷ phân nhờ xt H+ hay enzim - Có phản ứng của chức poliancol - Có phản ứng thuỷ phân nhờ xt H+ hay enzim. - Có phản ứng với iot tạo hợp chất màu xanh tím. - Có phản ứng của chức poliancol. - Có phản ứng với axit HNO3 đặc tạo ra xenlulozơ-trinitrat - Có phản ứng thuỷ phân nhờ xt H+ hay enzim *Hoạt động 2: II – Bài tập GV: Yêu cầu HS làm một số bài tập vận dụng : Hoạt động của GV – HS Nội dung Bài 1: Hoàn thành các PTHH sau đây ghi rõ điều kiện (nếu có) 1. CH3COOH + C2H5 OH 2. CH3 COOC2H5’ + NaOH 3. (CH3 [CH2]7CH=CH[CH2]7COO)3C3H5 + H2 5. CH2OH(CHOH)4CHO + AgNO3 + NH3 + H2O→ 6. (C6H10O5)n + nH2O 7. (C17H31COO)C3H5 (C17H33COO)2+ 3NaOH 8. Xenlulozơ tác dụng với axit HNO3 HS: Làm bài tập GV: sửa sai cho HS Bài 2: Trình bày phương pháp hoá học để phân biệt các dung dịch riêng biệt : Glucozơ, glixerol, anđehit axetic, tinh bột HS: Làm bài tập GV: Nhận xét, sửa sai cho HS HS: Tự viết PTHH Bài 3: Đốt cháy hoàn toàn một cacbohiđrat thu được 1,32 gam CO2 và 0,54 gam H2O. Xác định CTPT và CTCT dạng mạch hở của cacbohiđrat đó, biết phân tử khối của cacbohiđrat là 180u và cacbohiđrat tham gia phản ứng tráng bạc HS: Làm bài tập GV: Nhận xét, sửa sai cho HS Bài 1: 1. CH3COOH + C2H5 OH CH3COOC2H5 +H2O 2. CH3 COOC2H5’ + NaOH C2H5OH+ CH3COONa 3. (C17H33COO)3C3H5 + 3H2 (C17H35COO)3C3H5 4. 2C6H12O6 + Cu(OH)2 (C6H11O6)2Cu + 2 H2O 5. CH2OH(CHOH)4CHO + 2AgNO3 + 3NH3 + H2O→ → CH2OH[CHOH]4COONH4 + 2NH4NO3 + 2Ag 6. (C6H10O5)n + nH2O nC6H12O6 7. (C17H31COO)C3H5 (C17H33COO)2+ 3NaOH C3H5(OH)3 + C17H31COONa + 2C17H33COONa 8. Bài 2: - Dùng Cu(OH)2 nhận biết được anđehit axetic vì không có hiện tượng gì xảy ra. - Dùng dung dịch iot nhận biết hồ tinh bột tạo hợp chất màu xanh tím - Còn glixerol và glucozơ đem thực hiện phản ứng tráng bạc, chất tạo ra bạc kim loại là glucozơ, còn không có hiện tượng là glixerol. Bài 3: Đặt CTPT của cacbohiđrat là CxHyOz Ta có: CTPT của cacbohiđrat là C6H12O6 Vì cacbohiđrat tham gia phản ứng tráng bạc nên CTCT của cacbohiđrat dạng mạch hở là CH2OH-CHOH-CHOH-CHOH-CHOH-CHO 4. Củng cố - Dặn dò: BTVN: Ôn tập chương 3,4,5. Làm các bài tập trong SGK và SBT của các chương đó. Ngày soạn: / 1 / 2016 Tiết 53: ÔN TẬP HỌC KÌ I (Tiếp) I. Mục tiêu bài học 1. Kiến thức: Ôn tập, củng cố, hệ thống hoá kiến thức các chương Amin, amino axit, peptit và protein; Polime và vật liệu polime ; Đại cương về kim loại. 2. Kĩ năng: - Viết PTHH minh họa tính chất - Rèn luyện kĩ năng giải bài tập định tính và định lượng có liên quan. 3. Thái độ: - Tích cực chủ động trong học tập - Tạo cho HS có hứng thú, say mê và yêu thích môn học 4. Định hướng hình thành các năng lực, phẩm chất Hình thành các năng lực Rèn luyện phẩm chất - Năng lực giải quyết vấn đề - Năng lực hợp tác - Năng lực làm việc độc lập - Năng lực tính toán hóa học - Năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học - Năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào cuộc sống - Trung thực, tự trọng, chí công vô tư - Tự lập, tự chủ, tự tin và có tinh thần vượt khó - Có trách nhiệm với bản thân, cộng đồng, nhân loại và môi trường tự nhiên - Thực hiện nghĩa vụ đạo đức tôn trọng, chấp hành kỷ luật và pháp luật. II. Hệ thống câu hỏi Giải bài tập định tính và định lượng có liên quan III. Phương án đánh giá - Hình thức đánh giá: Sử dụng bài tập viết, câu hỏi vấn đáp - Công cụ đánh giá: Nhận xét, chấm điểm. IV. Đồ dùng dạy học - SGK hóa học 12 - Sách tham khảo V. Hoạt động dạy và học 1. Ổn định tổ chức: Ngày giảng Lớp Tổng số có mặt Tên học sinh nghỉ Có phép Không có phép 12B 12D 2. Kiểm tra bài cũ: Không kiểm tra. 3. Bài mới: *Hoạt động 1: I – Ôn tập lý thuyết GV: Cùng HS hoàn thành bảng tổng kết, nhớ lại kiến thức trọng tâm đã học Amin, amino axit, peptit và protein Chất Amin Amino axit Peptit và protein Khái niệm Amin là hợp chất hữu cơ có thể coi như được tạo nên khi thay thế một hay nhiều nguyên tử H trong phân tử NH3 bằng gốc hiđrocacbon. Amino axit là hợp chất hữu cơ tạp chức, phân tử chứa đồng thời nhóm amino (NH2) và nhóm cacboxyl (COOH) v Peptit là hợp chất chứa từ 2 – 50 gốc α-amino axit liên kết với nhau bằng các liên v Protein là loại polipeptit cao phân tử có PTK từ vài chục nghìn đến vài triệu. CTPT CH3NH2; CH3−NH−CH3 (CH3)3N, C6H5NH2 (anilin) H2N−CH2−COOH (Glyxin) CH3−CH(NH2)−COOH (alanin) Tính chất hoá học v Tính bazơ CH3NH2 + H2O ¾ [CH3NH3]+ + OH− RNH2 + HCl → RNH3Cl v Tính chất lưỡng tính H2N-R-COOH + HCl → ClH3N-R-COOH H2N-R-COOH + NaOH → H2N-R-COONa + H2O v Phản ứng hoá este. v Phản ứng trùng ngưng v Phản ứng thuỷ phân. v Phản ứng màu biure Polime và vật liệu polime Nội dung Polime Vật liệu polime Khái niệm Polime hay hợp chất cao phân tử là những hợp chất có PTK lớn do nhiều đơn chức vị cơ sở gọi là mắt xích liên kết với nhau tạo nên. Chất dẻo là những vật liệu polime có tính dẻo. Một số polime dùng làm chất dẻo: 1. PE 2. PVC 3. Poli(metyl metacrylat) 4. Poli(phenol-fomanđehit) B. Tơ là những polime hình sợi dài và mảnh với độ bền nhất định. 1. Tơ nilon-6,6 2. Tơ nitron (olon) C. Cao su là loại vật liêu polime có tính đàn hồi. 1. Cao su thiên nhiên. 2. Cao su tổng hợp. Tính chất hoá học Có phản ứng phân cắt mạch, giữ nguyên mạch và phát triển mạch. Điều chế - Phản ứng trùng hợp: Trùng hợp là quá trình kết hợp nhiều phân tử nhỏ (monome) giống nhau hay tương tự nhau thành phân tử lớn (polime). - Phản ứng trùng ngưng: Trùng ngưng là quá trình kết hợp nhiều phân tử nhỏ (monome) thành phân tử lớn (polime) đồng thời giải phóng những phân tử nhỏ khác (như nước). 3. Đại cương về kim loại (SGK) *Hoạt động 2: II – Bài tập Hoạt động của GV – HS Nội dung Bài 1: Alà một Aminoaxit có khối lượng phân tử là 147. Biết 1mol A tác dụng vừa đủ với 1 mol HCl. Biết 0,5mol A tác dụng vừa đủ với 1mol NaOH. Hãy xác định công thức phân tử của A? HS: Làm bài tập GV: Nhận xét, bổ sung, ghi điểm Bài 2: Cho một lá sắt nhỏ vào dung dịch chứa một trong những muối sau: CuSO4, AlCl3, Pb(NO3)2, ZnCl2, KNO3, AgNO3. Viết PTHH dạng phân tử và ion rút gọn của các phản ứng xảy ra (nếu có). Cho biết vai trò của các chất tham gia phản ứng. HS: Làm bài tập GV: Nhận xét, bổ sung, ghi điểm Bài 3: Hãy nêu hiện tượng, giải thích và viết phương trình hóa học nếu có trong các trường hợp sau? a. Cho đinh sắt vào dung dịch H2SO4 loãng b. Cho kim loại Na vào CuSO4 Bài 4: X là một amin. Khi cho X phản ứng với dd H2SO4 loãng thu được muối (RNH3)2SO4.. Mặt khác khi cho m gam X phản ứng với dd FeCl2 dư thu được m gam kết tủa. Hãy gọi tên X? HS: Làm bài tập GV: Nhận xét, bổ sung, ghi điểm Bài 5: Hòa tan hoàn toàn 11,8 gam hỗn hợp bột kim loại Fe và Cu vào dung dịch axit HNO3 loãng, dư thu được 3,92 lit khí NO ở đktc (sản phẩm khử duy nhất). Viết các phương trình phản ứng và tính % theo khối lượng mỗi nguyên tố trong hỗn hợp ban đầu. GV: Hướng dẫn HS làm bài tập Bài 1: A chứa một nhóm NH2 và 2 nhóm COOH trong phân tử A có CTPT: H2NR(COOH)2 16 + 90 + R = 147 R = 41 (C3H5) Vậy A H2NC3H5 (COOH)2 CTPT A là: C5H9NO4 Bài 2: Giải v Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu Fe + Cu2+ → Fe2+ + Cu↓ v Fe + Pb(NO3)2 → Fe(NO3)2 + Pb↓ Fe + Pb2+ → Fe2+ + Pb↓ v Fe + 2AgNO3 → Fe(NO3)2 + 2Ag↓ Fe + 2Ag+ → Fe2+ + 2Ag↓ Nếu AgNO3 dư thì: Fe(NO3)2 + AgNO3 → Fe(NO3)3 + Ag↓ Fe2+ + Ag+ → Fe3+ + Ag↓ Bài 3: HS tự trình bày Bài 4: X + H2SO4 (RNH3)2SO4 Suy ra: X có công thức RNH2 2RNH2 + 2H2O + FeCl2 → Fe(OH)2 + RNH3Cl a (mol) Theo dầu bài ta có: m gam X phản ứng tạo ra m gam Fe(OH)2 à à a(R + 16) = R = 16 = 45 à R = 29 à R là Nếu x = 1à y = 17 ( Loại) Nếu x = 2 à y = 5 ( Nhận) Vậy X là C2H5NH2 Bài 5: HD: Viết PTHH, cân bằng PT, tính số mol của NO Lập hệ phương trình Đáp số: %Fe = 59,32%, %Cu = 40,32% Củng cố - Dặn dò: GV: Giao đề thi học kì I năm học 2014 – 2015 về nhà làm. _________________________________________________________- Ngày soạn: / 1 / 2016 Tiết 54: ÔN TẬP HỌC KÌ I (Tiếp) I. Mục tiêu bài học 1. Kiến thức: Củng cố, hệ thống hoá kiến thức học kì I lớp 12 cho HS. 2. Kĩ năng: - Viết PTHH minh họa tính chất - Rèn luyện kĩ năng giải bài tập định tính - Rèn luyện kĩ năng làm bài thi hóa học. 3. Thái độ: - Tích cực chủ động trong học tập - Tạo cho HS có hứng thú, say mê và yêu thích môn học 4. Định hướng hình thành các năng lực, phẩm chất Hình thành các năng lực Rèn luyện phẩm chất - Năng lực giải quyết vấn đề - Năng lực hợp tác - Năng lực làm việc độc lập - Năng lực tính toán hóa học - Năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học - Năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào cuộc sống - Trung thực, tự trọng, chí công vô tư - Tự lập, tự chủ, tự tin và có tinh thần vượt khó - Có trách nhiệm với bản thân, cộng đồng, nhân loại và môi trường tự nhiên - Thực hiện nghĩa vụ đạo đức tôn trọng, chấp hành kỷ luật và pháp luật. II. Hệ thống câu hỏi 1. Giải bài tập định tính III. Phương án đánh giá - Hình thức đánh giá: Sử dụng bài tập viết, câu hỏi vấn đáp - Công cụ đánh giá: Nhận xét, chấm điểm. IV. Đồ dùng dạy học - SGK hóa học 12 - Sách tham khảo V. Hoạt động dạy và học 1. Ổn định tổ chức: Ngày giảng Lớp Tổng số có mặt Tên học sinh nghỉ Có phép Không có phép 12B 12D 2. Kiểm tra bài cũ: (Trong quá trình ôn tập) 3. Bài mới: Hoạt động của GV – HS Nội dung GV giao bài tập cho HS làm dựa trên kiến thức đã học. *Hoạt động 1 Bài 1: Viết PTHH thực hiện dãy chuyển hóa sau (ghi rõ điều kiện nếu có): C12H22O11 (1) C6H12O6 (2) C2H5OH (3) CH3COOCH3 (4) CH3COONa (5) CH4 HS: Viết PTHH GV: Nhận xét, bổ sung, ghi điểm *Hoạt động 2 Bài 2: Viết PTHH của phản ứng xảy ra khi lần lượt thực hiện các thí nghiệm sau: a) Đun nóng dung dịch NaOH với tripanmitin b) Cho dung dịch saccarozơ tác dụng với Cu(OH)2 c) Đốt dây sắt trong khí clo d) Cho từ từ dung dịch AgNO3 đến dư vào dung dịch FeCl2 e) Nhỏ nước brom vào dung dich anilin g) Thực hiện phản ứng tráng gươngcủa glucozơ HS: Viết PTHH GV: Nhận xét, bổ sung, ghi điểm *Hoạt động 3 Bài 3: Hãy nêu, giải thích hiện tượng xảy ra và viết phương trình phản ứng (nếu có) trong các thí nghiệm sau: a) Cho đinh sắt vào dung dịch H2SO4 loãng b) Cho lá Cu vào dung dịch H2SO4 loãng c) Cho kim loại Na vào dung dịch CuSO4 d) Kẹp chặt lá Cu với đinh sắt rồi cho vào dung dịch HCl e) Cho bột kim loại Mg dư vào dung dịch Fe2(SO4)3 HS: Làm bài tập. GV: Nhận xét, bổ sung, ghi điểm *Hoạt động 4 GV cùng HS chữa đề kiểm tra học kì I năm học 2014 – 2015. (Đề thi và đáp án kèm theo) Bài 1: C12H22O11 +H2O H+, tO C6H12O6 + C6H12O6 C6H12O6 men 2C2H5OH + 2CO2 C2H5OH + CH3COOH H+, to CH3COOCH3 + H2O CH3COOCH3 + NaOH tO CH3COONa + CH3OH CH3COONa + NaOH CaO, tO CH4 + Na2CO3 Bài 2: a) (C15H31COO)3C3H5 + NaOH → 3C15H31COONa + C3H5(OH)3 b) 2C12H22O11 + Cu(OH)2 → (C12H21O11)2Cu + 2H2O c) 2Fe + 3Cl2 → 2FeCl3 d) FeCl2 + 3AgNO3 → 2AgCl + Ag + Fe(NO3)3 e) C6H5NH2 + 3Br2 →C6H2Br3NH2 + 3HBr g) C5H11O5CHO + 2AgNO3 + 3NH3 + H2O → C5H11O5COONH4 + 2NH4NO3 + 2Ag Bài 3: a) HS tự trình bày b) HS tự trình bày c) Có khí thoát ra, Na tan, dung dịch xuất hiện kết tủa màu xanh lam. Na + H2O → NaOH + ½ H2 2NaOH + CuSO4 → Na2SO4 + Cu(OH)2 d) Xảy ra hiện tượng sắt bị ăn mòn điện hóa. HS: Tự trình bày PTHH e) HS tự trình bày 4. Củng cố - Dặn dò: BTVN: Ôn tập thật kỹ nội sung lý thuyết các chương 1,2,3,4,5. Làm lại các bài tập đã chữa. Lưu ý các dạng bài tập: Viết PTHH, nhận biết, xác định CTPT HCHC, xác định khối lượng và % khối lượng của chất trong phản ứng kim loại tác dụng với axit. __________________________________________________- Ngày soạn: / 1 / 2016 Tiết 55 : ÔN TẬP HỌC KÌ I (tiếp) I. Mục tiêu của bài 1. Kiến thức, kỹ năng: Rèn kỹ năng giải bài tập định lượng: Xác định công thức phân tử hợp chất hữu cơ, tính khối lượng, phần trăm khối lượng trong phản ứng của hỗn hợp kim loại với axit. 2. Thái độ: - Học tập nghiêm túc 3. Định hướng hình thành các năng lực, phẩm chất Hình thành các năng lực Rèn luyện phẩm chất - Năng lực giải quyết vấn đề - Năng lực hợp tác - Năng lực làm việc độc lập - Năng lực tính toán hóa học - Năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học - Năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào cuộc sống - Trung thực, tự trọng, chí công vô tư - Tự lập, tự chủ, tự tin và có tinh thần vượt khó - Có trách nhiệm với bản thân, cộng đồng, nhân loại và môi trường tự nhiên - Thực hiện nghĩa vụ đạo đức tôn trọng, chấp hành kỷ luật và pháp luật. II. Hệ thống câu hỏi 1. Giải bài tập định lượng III. Phương án đánh giá - Hình thức đánh giá: Sử dụng bài tập viết, câu hỏi vấn đáp - Công cụ đánh giá: Nhận xét, chấm điểm. IV. Đồ dùng dạy học - SGK hóa học 12 - Sách tham khảo V. Hoạt động dạy và học 1. Ổn định tổ chức: Ngày giảng Lớp Tổng số có mặt Tên học sinh nghỉ Có phép Không có phép 12B 12D 2. Kiểm tra bài cũ: (Trong quá trình ôn tập). 3. Bài mới: Hoạt động của GV – HS Nội dung GV giao bài tập cho HS làm dựa trên kiến thức đã học. Hoạt động 1 Bài 1: Hoàn tan hoàn toàn 9,2 gam hỗn hợp kim loại gồm Al và Zn trong dung dịch H2SO4 đặc, nóng,dư. Sau khi phản ứng kết thúc thu được 5,6 lít khí có mùi hắc duy nhất (đktc). Hãy tính % khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp trên. HS: Làm bài tập GV: Nhận xét, bổ sung, ghi điểm Hoạt động 2 Bài 2: Hoàn tan hoàn toàn 1,5 gam hỗn hợp kim loại gồm Al và Mg trong dung dịch HCl. Sau khi phản ứng kết thúc thu được 1,68 lít H2 (đktc). Hãy tính khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp trên. HS: Làm bài tập GV: Nhận xét, bổ sung, ghi điểm Hoạt động 3 Bài 3: Đốt cháy hoàn toàn 7,4 gam một este no đơn chức, mạch hở X thu được 6,72 lít khí CO2 (đktc). Xác định công thức cấu tạo có thể có của este X HS: Làm bài tập. GV: Nhận xét, bổ sung, ghi điểm Bài 4: Đốt cháy hoàn toàn 4,55 gam một chất hữu cơ X. Sau phnr ứng thu được 4,05 gam H2O; 6,6 gam CO2 và 0,56 lít N2 (đktc). a) Xác định công thức phân tử của X, biết rằng

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docgiao an hoa 12 bản đủ.doc
Tài liệu liên quan