Giáo án Hóa học 12 - Tiết 37 đến tiết 41

A. Mục tiêu bài học:

1.Kiến thức: Trình bày được :

 Vị trí , cấu hình electron lớp ngoài cùng của kim loại kiềm. kim loại kiềm thổ.

Giải thích được :

 Tính chất vật lí (mềm, khối lượng riêng nhỏ, nhiệt độ nóng chảy thấp).

 Tính chất hoá học : Tính khử mạnh nhất trong số các kim loại (phản ứng với nước, axit, phi kim). Kim loại kiềm thổ có tính khử mạnh

 Phương pháp điều chế kim loại kiềm (điện phân muối halogenua nóng chảy).

Trọng tâm

 Đặc điểm cấu tạo nguyên tử kim loại kiềm và các phản ứng đặc trưng của kim loại kiềm Kim loại kiềm thổ

 Phương pháp điều chế kim loại kiềm Kim loại kiềm thổ

2.Kĩ năng

 Dự đoán tính chất hoá học, kiểm tra và kết luận về tính chất của đơn chất kim loại kiềm.

 Quan sát thí nghiệm, hình ảnh, sơ đồ rút ra được nhận xét về tính chất, phương pháp điều chế.

 Viết các phương trình hóa học minh hoạ tớnh chất hóa học của kim loại kiềm, viết sơ đồ điện phân điều chế kim loại kiềm.

 Tính thành phần phần trăm về khối lượng muối kim loại kiềm trong hỗn hợp phản ứng.

 

doc33 trang | Chia sẻ: vudan20 | Lượt xem: 573 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Hóa học 12 - Tiết 37 đến tiết 41, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ánh màu của 2 dung dịch ở 2 ống nghiệm (1) và (2). Nhóm 3, 6: Thí nghiệm 3 : Sự ăn mòn điện hoá _ Cần khắc sâu kiến thức cho HS: + TN 1: Zn bị ăn mòn hóa học nên tốc độ ăn mòn chậm do đó bọt khí H2 thoát ra chậm. + TN 2: Zn bị ăn mòn điện hóa nên tốc độ ăn mòn nhanh do đó bọt khí H2 thoát ra nhanh. Ăn mòn điện hóa là kiểu ăn mòn nghiêm trọng nhất trong tự nhiên. * Thực hiện nhiệm vụ học tập * Nhóm 1, 4: Thí nghiệm 1 : Dãy điện hoá của kim loại Lấy 3 ống nghiệm, mỗi ống đựng khoảng 3 ml dung dịch HCl loãng. Cho 3 mẫu kim loại có kích thước tương đương là Al, Fe, Cu vào 3 ống nghiệm. Quan sát, so sánh lượng bọt khí hiđro thoát ra ở các ống nghiệm trên. Rút ra kết luận về mức độ hoạt động của các kim loại. * Nhóm 2, 5: Thí nghiệm 2 : Điều chế kim loại bằng cách dùng kim loại mạnh khử ion của kim loại yếu trong dung dịch Đánh sạch gỉ một chiếc đinh sắt rồi thả vào dung dịch CuSO4. Sau khoảng 10 phút, quan sát màu của chiếc đinh sắt và màu của dung dịch. Rút ra kết luận và viết phương trình hoá học của phản ứng. - Lấy 2 ống nghiệm sạch, rót dung dịch CuSO4 vào + Cho 1 đinh Fe vào 1 ống nghiệm (1). + 1 ống nghiệm (2) để so sánh màu của dung dịch sau phản ứng. * Nhóm 3, 6: Thí nghiệm 3 : Sự ăn mòn điện hoá - Rót vào 2 ống nghiệm, mỗi ống khoảng 3 ml dung dịch H2SO4 loãng và cho vào mỗi ống một mẩu kẽm. Quan sát tốc độ bọt khí thoát ra. - Nhỏ thêm 2 - 3 giọt dung dịch CuSO4 vào một trong 2 ống. So sánh lượng bọt khí thoát ra ở 2 ống nghiệm. Rút ra kết luận và giải thích * Báo cáo kết quả - Nhóm 1, 4: Ống nghiệm chứa Al có bọt khí thoát ra nhiều nhất, sau đó đến ống nghiệm chứa Fe. Ống nghiệm chứa Cu ko có hiện tượng gì. - Nhóm 2, 5: - Nhóm 3, 6: + TN 1: Zn bị ăn mòn hóa học nên tốc độ ăn mòn chậm do đó bọt khí H2 thoát ra chậm. + TN 2: Zn bị ăn mòn điện hóa nên tốc độ ăn mòn nhanh do đó bọt khí H2 thoát ra nhanh. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập Nhận xét về kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của HS Thông qua mức độ hoàn thành yêu cầu nhiệm vụ học tập ;phân tích ,nhận xét ,đánh giá kết quả thực hiện và những ý kiến thảo luận của HS rồi chốt kiến thức 4. Củng cố: * Hoạt động luyện tập - Mục tiêu: + Rèn luyện kĩ năng giải bài tập + Phát triển năng lực tính toán hóa học Hoạt động của GV Hoạt động của HS * Chuyển giao nhiệm vụ học tập Nhận xét buổi thực hành rút kinh nghiệm Thu dọn dụng cụ - Bao quát, quan sát, giúp đỡ học sinh khi gặp khó khăn. - Gọi 1 học sinh bất kì của nhóm lên báo cáo kết quả * Thực hiện nhiệm vụ học tập + Tiến hành giải quyết các nhiệm vụ + Chuẩn bị lên báo cáo * Báo cáo kết quả và thảo luận HS báo cáo sản phẩm ,kết quả thực hiện nhiệm vụ, Hs khác cùng tham gia thảo luận: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập Nhận xét về kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của HS Thông qua mức độ hoàn thành yêu cầu nhiệm vụ học tập ;phân tích ,nhận xét ,đánh giá kết quả thực hiện và những ý kiến thảo luận của HS rồi chốt kiến thức 5. Hướng dẫn về nhà : Về nhà viết bài tường trình thí nghiệm Ngày tháng năm TỔ TRƯỞNG CM XÂY DỰNG CHỦ ĐỀ BƯỚC 1: Xác định tên chủ đề: ĐƠN CHẤT KIM LOẠI KIỀM , KIỀM THỔ Xây dựng chuyên đề với lý do: + Hệ thống lại nội dung giảng dạy vi sgk có kiến thức thuộc phần giảm tải + Xây dựng chủ đề vì muốn sắp xếp lại chương trình nhằm thuận lợi cho giảng dạy +Xây dựng chủ đề nhằm đạt được tính chủ động trong giảng dạy BƯỚC 2: Xác định chuẩn kiến thức, kỹ năng, thái độ và định hướng năng lực cần hình thành 1. Kiến thức Biết được : - Vị trí , cấu hình electron lớp ngoài cùng của kim loại kiềm. kim loại kiềm thổ. Hiểu được : - Tính chất vật lí (mềm, khối lượng riêng nhỏ, nhiệt độ nóng chảy thấp). - Tính chất hoá học : Tính khử mạnh nhất trong số các kim loại (phản ứng với nước, axit, phi kim). Kim loại kiềm thổ có tính khử mạnh - Phương pháp điều chế kim loại kiềm (điện phân muối halogenua nóng chảy). Trọng tâm - Đặc điểm cấu tạo nguyên tử kim loại kiềm và các phản ứng đặc trưng của kim loại kiềm Kim loại kiềm thổ - Phương pháp điều chế kim loại kiềm Kim loại kiềm thổ 2. Kĩ năng - Dự đoán tính chất hoá học, kiểm tra và kết luận về tính chất của đơn chất kim loại kiềm. - Quan sát thí nghiệm, hình ảnh, sơ đồ rút ra được nhận xét về tính chất, phương pháp điều chế. - Viết các phương trỡnh hoỏ học minh hoạ tớnh chất hóa học của kim loại kiềm, viết sơ đồ điện phân điều chế kim loại kiềm. - Tính thành phần phần trăm về khối lượng muối kim loại kiềm trong hỗn hợp phản ứng. 3. Thái độ: - Rèn thái độ học tập bộ môn, lòng say mê nghiên cứu khoa học. 4. Định hướng năng lực được hình thành - Năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề. - Năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học. - Năng lực vận dụng kiến thức vào cuộc sống. - Năng lực làm việc độc lập. - Năng lực hợp tác, làm việc theo nhóm. - Năng lực thực hành hóa học. - Năng lực tính hóa hóa học. 5. Tích hợp bảo vệ môi trường + Nguồn và chất gây ô nhiễm môi trường trong quá trình sản xuất kim loại kiềm và một số hợp chất + Xử lí chất thải sau thí nghiệm hợp lí + Nguồn và chất gây ô nhiễm môi trường trong quá trình sản xuất kim loại kiềm thổ +tác động của con người nhằm cải tạo môi trường ; + Biết được ảnh hưởng của môi trường tới con người và ngược lại BƯỚC 3: Xây dựng nội dung chủ đề 1.Nôi dung 1: Vị trí và cấu tạo của kim loại kiềm ,kim loại kiềm thổ 2.Nôi dung 2 : Ứng dụng và điều chế kim loại kiềm,kim loại kiềm thổ 3.Nôi dung 3 : Tính chất hóa học của kim loại kiềm ,kiềm thổ 4.Nôi dung 4 : Kim loại kiềm,kiềm thổ và vấn đề môi trường BƯỚC 4: Xây dựng bảng mô tả các cấp độ tư duy Nội dung kiến thức Mức độ nhận thức Nhận biết Thông hiểu Vận dụng thấp Vận dụng cao Vị trí và cấu tạo của kim loại kiềm ,kim loại kiềm thổ - Vị trí , cấu hình electron lớp ngoài cùng của kim loại kiềm. kim loại kiềm thổ. - Nhận ra được một số kim loại kiềm, kim loại kiềm thổ Hiểu được - Tính chất vật lí (mềm, khối lượng riêng nhỏ, nhiệt độ nóng chảy thấp). - Giải thích được mối quan hệ cơ bản của cấu tạo với tính chất Ứng dụng và điều chế kim loại kiềm,kim loại kiềm thổ - Biết được phương pháp điều chế các kim loại kiềm,kiềm thổ -Biết được ứng dụng của kim loại kiềm,kiềm thổ với khoa học cũng như với thực tiễn - Giải thích được vì sao lại phải dùng phương pháp điện phân nóng chảy - Giải thích được quá trình từ quả xanh thành quá chín. - Làm được các các bài tập định tính về điều chế kim loại Tính chất hóa học của kim loại kiềm ,kiềm thổ - Biết được những tính chất hóa học cơ bản của các kim loại kiềm ,kiềm thổ - Viết được các phương trình phản ứng minh họa cho tính chất của kim loại kiềm, kiềm thổ - Làm các bài tập định tính về kim loại kiềm,kiềm thổ -Giải thích được bản chất phản ứng của một số muối với kim loại kiềm,kiềm thổ Kim loại kiềm,kiềm thổ và vấn đề môi trường Biết được những ảnh hưởng đến môi trường của các quá trình điều chế kim loại kiềm ,kiềm thổ Hiểu được nguyên nhân gây ô nhiểm mooiu trường khi sản xuất các kim loại kiềm, kiềm thổ -Đưa ra các giải pháp sử lý mang tinh chất mới nhằm giải quyết vấn đề môi trường BƯỚC 5: Xây dựng hệ thống câu hỏi bài tập HỆ THỐNG CÂU HỎI 1. Nhận biết : Câu 1: Ở trạng thái cơ bản, cấu hình electron lớp ngoài cùng của nguyên tử K (Z = 19) là A. 3d1. B. 2s1. C. 4s1. D. 3s1. Câu 2: Cho dãy các kim loại: Li, Na, Al, Ca. Số kim loại kiềm trong dãy là A. 1. B. 3. C. 4. D. 2. Câu 3: Trong công nghiệp, natri hiđroxit được sản xuất bằng phương pháp A. điện phân dung dịch NaCl, không có màng ngăn điện cực. B. điện phân dung dịch NaNO3, không có màng ngăn điện cực. C. điện phân dung dịch NaCl, có màng ngăn điện cực. D. điện phân NaCl nóng chảy. Câu 4: Phát biểu nào sau đây đúng ? A. Các kim loại: natri, bari, beri đều tác dụng với nước ở nhiệt độ thường. B. Kim loại xesi được dùng để chế tạo tế bào quang điện. C. Kim loại magie có kiểu mạng tinh thể lập phương tâm diện. D. Theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân, các kim loại kiềm thổ (từ beri đến bari) có nhiệt độ nóng chảy giảm dần. Câu 5: Trung hoà V ml dung dịch NaOH 1M bằng 100 ml dung dịch HCl 1M. Giá trị của V là A. 400. B. 200. C. 100. D. 300. Câu 6. Số mol HCl cần dùng để tác dụng vừa đủ với 0,1 mol NaHCO3 là A. 0,2. B. 0,1. C. 0,05. D. 0,3. Câu 7. Số mol khí H2 thoát ra khi cho 0,2 mol Na vào nước dư, sau phản ứng hoàn toàn là A. 0,1. B. 0,2. C. 0,05 D. 0,3. Câu 8. Thể tích khí CO2 ở điều kiện tiêu chuẩn cần dùng để khi hấp thụ hết vào dung dịch NaOH dư thì thu được 10,6 gam muối. A. 3,36 lít. B. 4,48 lít. C. 2,24 lít. D. 1,12 lít. Câu 9. Khối lượng muối thu được khi đốt 0,1 mol Na trong khí Cl2 dư là A. 5,85 gam. B. 11,7 gam . C. 2,975 gam. D. 23,4 gam. Câu 10. Natri hiđrocacbonat (natribicacbonat) có nhiều ứng dụng trong thực tế, đời sống như dùng để tạo bọt và tăng pH trong các loại thuốc sủi bọt, làm bột nở tạo xốp cho nhiều loại bánh, thêm vào xốt cà chua hay nước chanh để làm giảm nồng độ axit..., để xác định hàm lượng phần trăm natri hiđrocacbonat không rõ nguồn gốc, người ta cho 10 gam mẫu chất tác dụng với dung dịch HCl dư thấy thoát ra 2,24 lít khí CO2 ở điều kiện tiêu chuẩn. Hàm lượng phần trăm natri hiđrocacbonat có trong mẫu chất đó là A. 84%. B. 42% . C. 61%. D. 90%. Câu 11: Muối natri và muối kali khi cháy cho ngọn lửa màu tương ứng: A. Hồng và đỏ thẩm. B. Tím và xanh lam. C. Vàng và tím. D. Vàng và xanh. Câu 12: Cho Na vào nước thì thu được sản phẩm là A. H2 và một dung dịch làm hồng phenoltalein. B. H2 và một kết tủa. C. H2 và một dung dịch làm đỏ quì tím. D. H2 và một muối. Câu 13. Cho Na vào nước hiện tượng xảy ra là A. Na chìm trong nước, có bọt khí H2 thoát ra. B. Na xoay tròn trên mặt nước, khí H2 thoát ra mạnh. C. Na không phản ứng. D. Không thấy khí thoát ra. Câu 14. Để bảo quản natri, người ta phải ngâm natri trong A. dầu hỏa. B. nước. C. phenol lỏng. D. rượu etylic. 2. Thông hiểu Câu 1: Cho sơ đồ phản ứng: NaHCO3 + X Na2CO3 + H2O. X là hợp chất A. KOH B. NaOH C. K2CO3 D. HCl Câu 2: Quá trình nào sau đây, ion Na+ không bị khử thành Na? A. Điện phân NaCl nóng chảy. B. Điện phân dung dịch NaCl trong nước. C. Điện phân NaOH nóng chảy. D. Điện phân NaBr nóng chảy. Câu 3: Có thể dùng NaOH (ở thể rắn) để làm khô các chất khí A. NH3, O2, N2, CH4, H2. B. N2, Cl2, O2, CO2, H2. C. NH3, SO2, CO, Cl2. D. N2, NO2, CO2, CH4, H2. Câu 4: Khi nói về kim loại kiềm, phát biểu nào sau đây là sai? A. Các kim loại kiềm có màu trắng bạc và có ánh kim. B. Trong tự nhiên, các kim loại kiềm chỉ tồn tại ở dạng hợp chất. C. Khối lượng riêng giảm dần từ Li đến Cs. D. Kim loại kiềm có nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi thấp. Câu 5. Cho dãy các chất: FeCl2, CuSO4, BaCl2, KNO3. Số chất trong dãy phản ứng được với dung dịch NaOH là A. 1. B. 2. C. 4. D. 3. Câu 6. Thủy tinh thường được điều chế bằng cách nấu chảy hỗn hợp SiO2, Na2CO3 và CaO. Hãy cho biết vai trò của Na2CO3 trong quá trình sản xuất thủy tinh A. giảm nhiệt độ nóng chảy của SiO2. B. giảm độ tan của thủy tinh trong nước. C. làm tăng độ cứng của thủy tinh. D. làm tăng khả năng truyền ánh sáng. Câu 7. Hoà tan hoàn toàn 0,575 gam một kim loại kìềm vào nước. Để trung hoà dung dịch thu được cần 25 gam dung dịch HCl 3,65%. Kim loại hoà tan là: A. Li. B. K. C. Na. D. Rb. Câu 8. Cho 9,1 gam hỗn hợp hai muối cacbonat trung hoà của 2 kim loại kiềm ở 2 chu kỳ liên tiếp tan hoàn toàn trong dung dịch HCl dư thu được 2,24 lít CO2(đktc). Hai kim loại đó là: A. K và Cs. B. Na và K. C. Li và Na. D. Rb và Cs. Câu 9. Hấp thụ hoàn toàn 2,24 lít khí CO2 (ở đktc) vào dung dịch chứa 8 gam NaOH, thu được dung dịch X. Khối lượng muối tan có trong dung dịch X là A. 10,6 gam. B. 21,2 gam. C. 15,9 gam. D. 5,3 gam. Câu 10. Thêm từ từ từng giọt dung dịch chứa 0,07 mol HCl vào dung dịch chứa 0,06 mol Na2CO3. Thể tích khí CO2 (đktc) thu được bằng: A. 0,784 lít. B. 0,560 lít. C. 0,224 lít. D. 1,344 lít. Câu 11. Cho hỗn hợp các kim loại kiềm Na, K hòa tan hết vào nước được dung dịch A và 0,672 lít khí H2 (đktc). Thể tích dung dịch HCl 0,1M cần để trung hòa hết một phần ba dung dịch A là A. 100 ml. B. 200 ml. C. 300 ml. D. 600 ml. Câu 12. Hiện tượng quan sát được khi cho một mẩu Na vào H2O là mẩu Na xoay tròn trên mặt nước. Hiện tượng này được giải thích là do A. kim loại Na nhẹ hơn nước, khí H2 thoát ra nhanh gây phản lực làm mẩu Na xoay tròn trên mặt nước. B. kim loại Na nặng hơn nước, khí H2 thoát ra nhanh gây phản lực làm mẩu Na xoay tròn trên mặt nước. C. kim loại Na nhẹ hơn nước, khí O2 thoát ra nhanh gây phản lực làm mẩu Na xoay tròn trên mặt nước. D. Na nhẹ hơn nước và tác dụng mạnh với nước tạo ra khí N2 gây phản lực làm mẩu Na xoay tròn trên mặt nước. 3.Vận dụng thấp Câu 1: Hỗn hợp X gồm Na2O, NH4Cl, NaHCO3 và CaCl2 có số mol bằng nhau. Hoà tan hỗn hợp X trong nước và đun nóng nhẹ thu được dung dịch Y, khí Z và kết tủa T. Dung dịch Y chứa: A. NaCl. B. NaCl, NaOH. C. NaCl, NaHCO3. D. NaCl, CaCl2. Câu 2: Thực hiện các thí nghiệm sau: (I) Cho dung dịch NaCl vào dung dịch KOH. (II) Cho dung dịch Na2CO3 vào dung dịch Ca(OH)2. (III) Điện phân dung dịch NaCl với điện cực trơ, có màng ngăn. (IV) Cho Cu(OH)2 vào dung dịch NaNO3. (V) Sục khí NH3 vào dung dịch Na2CO3. (VI) Cho dung dịch Na2SO4 vào dung dịch Ba(OH)2. Các thí nghiệm đều điều chế được NaOH là: A. II, III và VI. B. I, II và III. C. I, IV và V. D. II, V và VI. Câu 3. X,Y,Z là 3 hợp chất của 1 kim loại hoá trị I, khi đốt nóng ở nhiệt độ cao cho ngọn lửa màu vàng. X tác dụng với Y tạo thành Z. Nung nóng Y thu được chất Z và 1 chất khí làm đục nước vôi trong, nhưng không làm mất màu dung dịch nước Br2. Hãy chọn cặp X,Y,Z đúng A. X là K2CO3 ; Y là KOH ; Z là KHCO3. B. X là NaHCO3 ; Y là NaOH ; Z là Na2CO3. C. X là Na2CO3 ; Y là NaHCO3 ; Z là NaOH. D. X là NaOH ; Y là NaHCO3 ; Z là Na2CO3. Câu 4. Khi điện phân dung dịch NaCl (cực âm bằng sắt, cực dương bằng than chì, có màng ngăn xốp) thì A. ở cực âm xảy ra quá trình oxi hóa H2O và ở cực dương xả ra quá trình khử ion Cl-. B. ở cực âm xảy ra quá trình khử ion Na+ và ở cực dương xảy ra quá trình oxi hóa ion Cl-. C. ở cực âm xảy ra quá trình khử H2O và ở cực dương xảy ra quá trình oxi hóa Cl-. D. ở cực dương xảy ra quá trinh oxi hóa ion Na+ và ở cực âm xảy ra quá trình khử ion Cl-. Câu 5. Cho sơ đồ sau : X Na + . Hãy cho biết X có thể là chất nào sau đây ? A. NaCl, NaNO3. B. NaCl, NaOH. C. NaCl, Na2SO4. D. NaOH, NaHCO3. Câu 6: Cho 6,08 gam hỗn hợp NaOH và KOH tác dụng hết với dung dịch HCl tạo ra 8,30 gam hỗn hợp muối clorua. Số gam mỗi hidroxit trong hỗn hợp lần lượt là: A. 2,4 gam và 3,68 gam. B. 1,6 gam và 4,48 gam. C. 3,2 gam và 2,88 gam. D. 0,8 gam và 5,28 gam. Câu 7: Hấp thụ hoàn toàn 2,24 lít CO2 (đktc) vào 100 ml dung dịch gồm K2CO3 0,2M và KOH x mol/lít , sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch Y. Cho toàn bộ Y tác dụng với dung dịch BaCl2 (dư), thu được 11,82 gam kết tủa. Giá trị của x là: A. 1,0. B . 1,4. C. 1,2. D. 1,6. Câu 8. Hoà tan hoàn toàn 19 gam hỗn hợp X gồm M2CO3 và MHCO3 (M là kim loại kiềm) trong dung dịch HCl dư, sau phản ứng thu được 4,48 lít CO2 (đktc). Kim loại M là A. Li. B. Na. C. K. D. Rb. Câu 9. Hòa tan hỗn hợp X gồm 2 kim loại kiềm A,B kế tiếp nhau trong phân nhóm(MA< MB). Lấy 0.425 g hỗn hợp X Hòa tan hoàn toàn vào H2O thu được 0.168 l H2(đktc) .Tỉ lệ về số mol của A,B là A. 2 : 1. B. 2: 3. C. 1: 1. D. 1: 3. Câu 10. Hỗn hợp A gồm hai kim loại kiềm ở hai chu kỳ liên tiếp nhau. Hòa tan 0,37 gam hỗn hợp A trong nước dư, thu được dung dịch X. Cho 100 ml dung dịch HCl 0,4M vào dung dịch X, được dung dịch Y. Để trung hòa vừa đủ lượng axit còn dư trong dung dịch Y, cần thêm tiếp dung dịch NaOH có chứa 0,01 mol NaOH. Hai kim loại kiềm trên là A. Li-Na. B. Na-K. C. K-Rb. D. Rb-Cs. Câu 11. Cho các hiện tượng thí nghiệm sau 1) Đốt NaOH bằng đũa platin trên ngọn lửa đèn cồn thấy có màu vàng. 2) Cho từ từ từng giọt HCl vào dung dịch Na2CO3 một lúc sau mới thấy khí thoát ra. 3) Trộn dung dịch CaCl2 với dung dịch NaHCO3 rồi đun nóng thấy kết tủa màu vàng. 4) Trộn dung dịch NaOH với dung dịch CuSO4 thấy có kết tủa màu xanh. 5) Cho một mẩu quỳ tím vào dung dịch Na2CO3 0,1M thấy quỳ tím hóa đỏ. Có bao nhiêu hiện tượng thí nghiệm được mô tả đúng A. 5 B. 4 C. 3 D. 2 4. Vận dụng cao Câu 1. Có các dung dịch riêng biệt sau bị mất nhãn: NaOH, Ca(HCO3)2, CaCl2, NH4HCO3. Tiến hành các thí nghiệm sau: - Trộn dung dịch 1 với dung dịch 2 không có phản ứng xảy ra; - Trộn dung dịch 1 với dung dịch 3 cũng không có phản ứng xảy ra; - Trộn dung dịch 1 với dung dịch 4 thấy xuất hiện kết tủa trắng; - Trộn dung dịch 2 với dung dịch 4 thấy có khí bay ra. Các dung dịch 1, 2, 3, 4 lần lượt là: A. Ca(HCO3)2; NH4HCO3; CaCl2; NaOH. B. NH4HCO3; Ca(HCO3)2; CaCl2; NaOH. C. Ca(HCO3)2; NH4HCO3; NaOH; CaCl2 D. NH4HCO3; CaCl2; NaOH; Ca(HCO3)2. Câu 2. Cho các phương trình hóa học sau: 1) NaHCO3 + HCl NaCl + CO2 + H2O 2) K2CO3 + H2SO4 K2SO4 + CO2 + H2O 3) CaCO3 + 2HClCaCl2 + CO2 + H2O 4) Ba(HCO3)2 + H2SO4 BaSO4+2H2O + 2CO2 5) 3Na2CO3 + 2FeCl3 + 3H2O2Fe(OH)3 + 3CO2 + 6NaCl 6) 3Li2CO3 + 2H3PO4 2Li3PO4 + 3CO2 + 3H2O Số phương trình hóa học có phương trình ion rút gọn: CO32- + 2H+ CO2 + H2O là A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. Câu 3: Cho muối X tác dụng với dung dịch NaOH dư, thu được dung dịch chứa hai chất tan. Mặt khác, cho a gam dung dịch muối X tác dụng với a gam dung dịch Ba(OH)2, thu được 2a gam dung dịch Y. Công thức của X là A. KHS. B. NaHSO4. C. NaHS. D. KHSO3. Câu 4: Cho các sơ đồ phản ứng sau X1 + X2 → X4 + H2; X3 + X4 → CaCO3 + NaOH; X3 + X5 + X2 → Fe(OH)3 + NaCl + CO2 Các chất thích hợp với X3, X4, X5 lần lượt là A. Ca(OH)2, NaHCO3, FeCl3. B. Na2CO3, Ca(OH)2, FeCl2. C. Na2CO3, Ca(OH)2, FeCl3. D. Ca(OH)2, NaHCO3, FeCl2. Câu 5: Cho 3 dung dịch chứa 3 muối X, Y và Z (có các gốc axit khác nhau). Biết: - Dung dịch muối X tác dụng với dung dịch muối Y có khí bay ra; - Dung dịch muối Y tác dụng với dung dịch muối Z có kết tủa xuất hiện; - Dung dịch muối X tác dụng với dung dịch muối Z có kết tủa xuất hiện và có khí bay ra. Các muối X, Y, Z lần lượt là: A. NaHSO4, Na2CO3, Ba(HCO3)2. B. NaHCO3, Na2SO4, Ba(HCO3)2. C. Na2CO3, NaHSO4, Ba(HCO3)2. D. NaHSO4, Na2CO3, Mg(HCO3)2. Câu 6. Hòa tan 17 gam hỗn hợp X gồm K và Na vào nước được dung dịch Y và 6,72 lít H2 (đktc). Để trung hòa một nửa dung dịch Y cần dùng dung dịch hỗn hợp H2SO4 và HCl (tỉ lệ mol 1:2). Tổng khối lượng muối được tạo ra là: A. 21,025 gam B. 20,65 gam C. 42,05 gam D. 14,97 gam Câu 7. Hòa tan hết 5,50 gam hỗn hợp X gồm Na, Ca, Na2O và CaO vào nước thu được 1,344 lít H2 (đktc) và dung dịch kiềm Y chứa 4,00 gam NaOH. Hấp thụ hoàn toàn 4,032 lít CO2 (đktc) vào dung dịch Y thì thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là. A. 3,55 gam. B. 4,00 gam. C. 5,00 gam. D. 6,00 gam. Câu 8: Cho hỗn hợp K2CO3 và NaHCO3 (tỉ lệ mol 1 : 1) vào bình dung dịch Ba(HCO3)2 thu được kết tủa X và dung dịch Y. Thêm từ từ dung dịch HCl 0,5M vào bình đến khi không còn khí thoát ra thì hết 560 ml. Biết toàn bộ Y phản ứng vừa đủ với 200 ml dung dịch NaOH 1M. Khối lượng kết tủa X là A. 3,94 gam. B. 7,88 gam. C. 11,28 gam. D. 9,85 gam. Câu 9: Cho 8,5 gam hỗn hợp gồm Na và K vào 100 ml H2SO4 0,5M và HCl 1,5M thoát ra 3,36 lít khí (đktc). Cô cạn cẩn thận dung dịch sau phản ứng thu được chất rắn khan có khối lượng là A. 19,475 gam. B. 17,975 gam. C. 18,625 gam. D. 20,175 gam. Câu 10. Thủy tinh thường được điều chế bằng cách nấu chảy hỗn hợp SiO2, Na2CO3 và CaO. Một loại thủy tinh thường có phần trăm khối lượng các nguyên tố: Na chiếm 9,62%, Ca chiếm 8,368%, còn lại là Si và O. Biết công thức của thủy tinh được điều chế dưới dạng các oxit. Công thức của loại thủy tinh đó là A. Na2O.CaO.6SiO2 B. Na2O.CaO.3SiO2 C. Na2O.2CaO.3SiO2 D. 2Na2O.CaO.2SiO2 Câu 11. Độ dinh dưỡng của phân bón kali là hàm lượng phần trăm K2O có trong tổng khối lượng phân bón. Một mẫu phân bón kali có khối lượng 100 gam chứa 74,5 gam KCl, 17,4 gam K2SO4 còn lại là tạp chất không chứa kali. Tính độ dinh dưỡng của loại phân bón kali đó A. 56,4 % B. 51,7 % C. 47,0% D. 91,9% Câu 12. Trong một số nước ứng chứa a mol Ca2+, b mol Mg2+, và c mol HCO3-. Nếu chỉ dùng nước vôi trong, nồng độ Ca(OH)2 pM để làm giảm độ cứng của cốc thì người ta thấy khi thêm V lít nước vôi trong vào cốc, độ cứng trong cốc là nhỏ nhất (coi các kết tủa ở dạng muối cacbonat). Biểu thức tính V theo a, b, p là: A. V = B.V= C. V= D. V= Câu 13: Hấp thụ hoàn toàn 4,48 lít CO2 (đktc) vào V lít dung dịch Ba(OH)2 1M thu được 2a gam kết tủa. Mặt khác nếu hấp thụ hoàn toàn 17,92 lít CO2 (đktc) vào V lít dung dịch trên thu được a gam kết tủa. Giá trị của V là : A. 0,45 lít. B. 0,7 lít. C. 0,6 lít. D. 0,5 lít. Câu 14: Cho một dung dịch nước cứng sau: 0,05 mol Mg2+ ; 0,03 mol Ca2+ ; 0,14 mol Na+ ; 0,09 mol ; 0,05 mol và 0,08 mol . Với các hóa chất sau : NaOH ; Ca(OH)2 ; NaHCO3 ; NaCl ; HCl ; Na2CO3 ; Na3PO4 ; NaHSO4 ; Na2SO4. Có bao nhiêu hóa chất có thể làm mềm được nước cứng trên ? A. 3. B. 4. C. 5. D. 7. Câu 15: Cho một dung dịch nước cứng sau: 0,05 mol Mg2+ ; 0,03 mol Ca2+ ; 0,14 mol Na+ ; 0,09 mol ; 0,05 mol và 0,08 mol . Với các hóa chất sau : NaOH ; Ca(OH)2 ; NaHCO3 ; NaCl ; HCl ; Na2CO3 ; Na3PO4 ; NaHSO4 ; Na2SO4. Có bao nhiêu hóa chất có thể làm mất tính cứng toàn phần của nước cứng trên ? A. 3. B. 4. C. 5. D. 7. Ngày soạn : / /201 Tiết 41,42: CHỦ ĐỀ : ĐƠN CHẤT KIM LOẠI KIỀM , KIM LOẠI KIỀM THỔ A. Mục tiêu bài học: 1.Kiến thức: Trình bày được : - Vị trí , cấu hình electron lớp ngoài cùng của kim loại kiềm. kim loại kiềm thổ. Giải thích được : - Tính chất vật lí (mềm, khối lượng riêng nhỏ, nhiệt độ nóng chảy thấp). - Tính chất hoá học : Tính khử mạnh nhất trong số các kim loại (phản ứng với nước, axit, phi kim). Kim loại kiềm thổ có tính khử mạnh - Phương pháp điều chế kim loại kiềm (điện phân muối halogenua nóng chảy). Trọng tâm - Đặc điểm cấu tạo nguyên tử kim loại kiềm và các phản ứng đặc trưng của kim loại kiềm Kim loại kiềm thổ - Phương pháp điều chế kim loại kiềm Kim loại kiềm thổ 2.Kĩ năng - Dự đoán tính chất hoá học, kiểm tra và kết luận về tính chất của đơn chất kim loại kiềm. - Quan sát thí nghiệm, hình ảnh, sơ đồ rút ra được nhận xét về tính chất, phương pháp điều chế. - Viết các phương trình hóa học minh hoạ tớnh chất hóa học của kim loại kiềm, viết sơ đồ điện phân điều chế kim loại kiềm. - Tính thành phần phần trăm về khối lượng muối kim loại kiềm trong hỗn hợp phản ứng. 3. Thái độ:Rèn thái độ học tập bộ môn, lòng say mê nghiên cứu khoa học. 4. Định hướng năng lực được hình thành - Năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề. - Năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học. - Năng lực vận dụng kiến thức vào cuộc sống. - Năng lực làm việc độc lập. - Năng lực hợp tác, làm việc theo nhóm. - Năng lực thực hành hóa học. - Năng lực tính hóa hóa học. 5. Tích hợp bảo vệ môi trường + Nguồn và chất gây ô nhiễm môi trường trong quá trình sản xuất kim loại kiềm và một số hợp chất + Xử lí chất thải sau thí nghiệm hợp lí + Nguồn và chất gây ô nhiễm môi trường trong quá trình sản xuất kim loại kiềm thổ +tác động của con người nhằm cải tạo môi trường ; + Biết được ảnh hưởng của môi trường tới con người và ngược lại B. Chuẩn bị: 1. Phương pháp Tích hợp linh hoạt các phương pháp : Giải quyết vấn đề;phương pháp dạy học nhóm; Kỹ thuật đặt câu hỏi, thuyết trình gợi mở 2. Phương tiện , thiết bị: Sách giáo khoa hoá 12 C. Tiến trình bài dạy: 1. Ổn định lớp: Lớp Ngày dạy Tiết/ngày Sĩ số HS vắng Có phép Không phép 12A1 12A3 2.Kiểm tra bài cũ: Kết hợp trong bài 3. Bài mới Hoạt động 1( 2 phút) : Hoạt động khởi động Mục tiêu: Tạo hứng thú và kích thích sự tò mò của học sinh vào chủ đề học tập. Học sinh tiếp nhận kiến thức chủ động, tích cực ,hiệu quả. Hoạt động của GV Hoạt động của HS * Chuyển giao nhiệm vụ học tập: Cho 1 mẩu Na vào nước rồi cho vài giọt phenolphtalein .Nêu hiện tượng GV: Bài học của chúng ta hôm nay là chủ đề kim loại kiềm, kiềm thổ.các em đã biết được bao nhiêu kiến thức, kĩ nằng của chủ để đó.Để tường tận hơn ta vào bài học hôm nay * Thưc hiện nhiệm vụ học tập Tập trung, tái hiện kiến thức * Báo cáo kết quả và thảo luận HS trình bày, HS khác thảo luận, nhận xét. * Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập Nhận xét về quá trình thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh; phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả; chốt kiến thức Hoạt động 2 II. Hoạt động hình thành kiến thức 1.Vị trí và cấu tạo của kim loại kiềm ,kim loại kiềm thổ Mục tiêu: Trình bày được : - Vị trí , cấu hình electron lớp ngoài cùng của kim loại kiềm. kim loại kiềm thổ. Hoạt động của GV Hoạt động của HS * Chuyển giao nhiệm vụ học tập GV:Chia 4 nhóm và phát phiếu học tập và tự nghiên cứu và rút ra các nội dụng theo yêu cầu sau (phiếu học tập) Nhóm 1,3 1. Nêu các nguyên tố của kim loại kiềm? 2. Nêu đặc điểm cấu tạo nguyên tử và cấu tạo đơn chất của kim lo

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docGiao an hoc ki 2_12528650.doc
Tài liệu liên quan